TIỂU BỘ – KINH TẬP – III. MAHĀVAGGO – ĐẠI PHẨM (1)

TAM TẠNG PĀLI – VIỆT

KHUDDAKANIKĀYA – TIỂU BỘ

SUTTANIPĀTAPĀḶI – KINH TẬP

III. MAHĀVAGGO – ĐẠI PHẨM


01.  Pabbajjāsuttaṃ – Kinh Xuất Gia (25/01/2014)
02.  Padhānasuttaṃ – Kinh Nỗ Lực (28/01/2014)
03.  Subhāsitasuttaṃ – Kinh Khéo Nói (29/01/2014)
04.  Sundarikabhāradvājasuttaṃ –

       Kinh Sundarikabhāradvāja (03/02/2014)
05.  Māghasuttaṃ – Kinh Māgha (06/02/2014)
06.  Sabhiyasuttaṃ – Kinh Sabhiya (15/02/2014)
07.  Selasuttaṃ – Kinh Sela (21/02/2014)
08.  Sallasuttaṃ – Kinh Mũi Tên (23/02/2014)
09.  Vāseṭṭhasuttaṃ – Kinh Vāseṭṭha (27/02/2014)
10.  Kokālikasuttaṃ – Kinh Kokālika (08/03/2014)
11.  Vatthugāthā – Các Kệ Ngôn Giới Thiệu (13/03/2014)

12. Nālakasuttaṃ – Kinh Nālaka (16/03/2014)
13.  Dvayatānupassanāsuttaṃ – Kinh Quán Sát Hai Khía Cạnh
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Kinh Này (23/03/2014)
Tassa vaggassuddānaṃ – Tóm Lược Phẩm Này (24/03/2014)

III. MAHĀVAGGO – ĐẠI PHẨM  

Buddha Jayanti Tripitaka Series (BJTS) – Tạng Sri Lanka – Lời tiếng Việt: (văn xuôi) Tỳ khưu Indacanda – Lời tiếng Việt: (văn vần) HT. Thích Minh Châu

1. PABBAJJĀSUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

1. KINH XUẤT GIA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

1. KINH XUẤT GIA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

407. Pabbajjaṃ kittayissāmi yathā pabbaji cakkhumā, yathā vīmaṃsamāno so pabbajjaṃ samarocayi.

407. Tôi[1] sẽ thuật lại việc xuất gia: Bậc Hữu Nhãn đã xuất gia ra sao, trong khi suy xét thế nào mà Ngài đã tỏ ra thích thú việc xuất gia.

[1] Lời của Ngài Ānanda (SnA. 2, 381).

Ananda:

405. Xuất gia, tôi tán thán,
Như Pháp nhãn xuất gia,
Sau khi Ngài quán sát,
Chấp thuận hạnh xuất gia.

408. Sambādho ’yaṃ gharāvāso rajassāyatanaṃ iti, abbhokāso va pabbajjā iti disvāna pabbaji.

408. Ngài đã xuất gia sau khi nhìn thấy rằng: ‘Cuộc sống tại gia này có sự chướng ngại, là địa bàn của ô nhiễm; việc xuất gia quả là bầu trời mở rộng.’

406.Trói buộc, sống gia đình,
Tụ hội mọi bụi đời,
Phóng khoáng, đời xuất gia,
Thấy vậy nên xuất gia.

409. Pabbajitvāna kāyena pāpaṃ kammaṃ vivajjayi, vacīduccaritaṃ hitvā ājīvaṃ parisodhayi.

409. Sau khi xuất gia, Ngài đã lánh xa nghiệp ác do thân. Sau khi từ bỏ uế hạnh về khẩu, Ngài đã làm trong sạch việc nuôi mạng.

407. Sau khi Ngài xuất gia,
Thân ác nghiệp Ngài tránh,
Từ bỏ lời nói ác,
Mạng sống Ngài thanh tịnh.

410. Agamā rājagahaṃ buddho magadhānaṃ giribbajaṃ, piṇḍāya abhihāresi ākiṇṇavaralakkhaṇo.

410. Đức Phật đã đi đến thành Rājagaha, vùng đất ở giữa các ngọn núi của xứ Magadha. Ngài đã dấn thân vào việc khất thực, với tướng mạo cao quý nổi bật.

408. Phật đi đến Vương Xá,
Ðến chỗ núi bao vây,
Tại nước Ma-kiệt-đà,
Ngài sống hạnh khất sĩ,
Mang theo thật đầy đủ,
Các tướng tốt quang minh.

411. Tamaddasā bimbisāro pāsādasmiṃ patiṭṭhito, disvā lakkhaṇasampannaṃ imamatthaṃ abhāsatha.

411. Đứng ở tòa lâu đài, đức vua Bimbisāra đã nhìn thấy Ngài. Sau khi nhìn thấy bậc có đầy đủ tướng mạo, đức vua đã nói lên ý nghĩa này:

409. Bình Sa vương thấy Ngài,
Ðứng trên sân lầu thượng,
Thấy đầy đủ tướng tốt,
Bèn nói lên lời này:

412. Imaṃ bhonto nisāmetha abhirūpo brahā suci, caraṇena ceva sampanno yugamattaṃ ca pekkhati.

412. ‘Này các khanh, hãy nhìn xem người này, vị có vóc dáng đẹp, cao cả, (làn da) trong sáng, và còn thành tựu về cử chỉ nữa; và vị này nhìn chỉ trong tầm của một cán cày.

410. Các Ông hãy chăm sóc
Người đẹp, lớn, thanh tịnh,
Thành tựu với hạnh đức,
Chỉ nhìn vừa một tầm.

413. Okkhittacakkhu satimā nāyaṃ nīcā kulāmiva, rājadūtā vidhāvantu kuhiṃ bhikkhu gamissati.

413. Với mắt nhìn xuống, có niệm, vị này dường như không thuộc gia tộc hạ liệt. Hãy cho các sứ giả của vua chạy đến (hỏi xem) vị tỳ khưu (ấy) sẽ đi đến nơi nào?’

411. Mắt nhìn xuống, chánh niệm,
Gia đình không hạ tiện,
Hãy cho sứ giả theo,
Tỷ-kheo sẽ đi đâu?

414. Te pesitā rājadūtā piṭṭhito anubandhisuṃ, kuhiṃ gamissati bhikkhu kattha vāso bhavissati.

414. Được phái đi, các sứ giả ấy của vua đã đi theo sát ở phía sau (nghĩ rằng): ‘Vị tỳ khưu sẽ đi đến nơi nào? Chỗ trú ngụ sẽ là nơi đâu?’

412. Ðược sai, sứ giả ấy
Ði theo sau lưng Ngài,
Tỷ-kheo sẽ đi đâu?
Trú xứ sẽ chỗ nào?

415. Sapadānaṃ caramāno guttadvāro susaṃvuto, khippaṃ pattaṃ apūresi sampajāno patissato.

415. Trong khi bước đi (khất thực) tuần tự theo từng nhà, vị ấy có các căn đã được canh phòng, khéo thu thúc ở các giác quan, đã nhận đầy bình bát một cách nhanh chóng, có sự nhận biết rõ, có niệm.

413. Khất thực, từng nhà một,
Căn hộ trì chế ngự,
Bình bát được mau đầy,
Tỉnh giác và chánh niệm.

416. Piṇḍacāraṃ caritvāna nikkhamma nagarā muni, paṇḍavaṃ abhihāresi ettha vāso bhavissati.

416. Sau khi đi khất thực, vị hiền trí đã rời khỏi thành phố rồi đã leo lên núi Paṇḍava (nghĩ rằng): ‘Nơi này sẽ là chỗ trú ngụ.’

414. Sau khi đi khất thực,
Ẩn sĩ ra khỏi thành,
Leo lên Pandava,
Sẽ trú xứ tại đấy.

417. Disvāna vāsūpagataṃ tato dūtā upāvisuṃ, ekova dūto āgantvā rājino paṭivedayi.

417. Sau khi nhìn thấy vị ấy đi đến gần chỗ trú ngụ, do đó các sứ giả đã dừng lại. Và chỉ một vị sứ giả đã trở về thông báo cho đức vua rằng:

415. Thấy vị ấy đến chỗ,
Các sứ giả ngồi chờ,
Còn một vị đi về,
Kể lại chuyện vua hay.

418. Esa bhikkhu māhārāja paṇḍavassa purakkhato, nisinno vyagghusabhova sīhova girigabbhare.

418. ‘Tâu đại vương, vị tỳ khưu ấy ngồi tựa như con hổ hay con bò mộng ở phía trước núi Paṇḍava, tựa như con sư tử ở trong hang núi.’

416. Ðại vương, Tỷ-kheo ấy,
Phía đông Pandava,
Ngồi như cọp, bò chúa,
Như sư tử trong hang.

419. Sutvāna dūtavacanaṃ bhaddayānena khattiyo, taramānarūpo niyyāsi yena paṇḍavapabbato.

419. Sau khi đã nghe lời nói của viên sứ giả, vị Sát-đế-lỵ với dáng vẻ vội vã đã ra đi về phía núi Paṇḍava bằng cỗ xe xinh đẹp.

417. Nghe sứ giả, đức vua
Với cỗ xe thù thắng,
Vội vàng ra khỏi thành,
Ði đến Pandava.

420. Sa yānabhūmiṃ yāyitvā yānā oruyha khattiyo, pattiko upasaṅkamma āsajja taṃ upāvisi.

420. Sau khi đã đi hết vùng đất có thể đi bằng cỗ xe, đức vua ấy đã leo xuống cỗ xe rồi đã đi bộ đến gần, sau khi đến nơi đã ngồi kế cận vị tỳ khưu ấy.

418. Ði được, vua đi xe,
Rồi xuống xe đi bộ,
Ðức vua tiến lại gần,
Và vào chỗ Ngài ở.

421. Nisajja rājā sammodi kathaṃ sārāṇīyaṃ tato, kathaṃ so vītisāretvā imamatthaṃ abhāsatha.

421. Sau khi ngồi xuống, đức vua đã nói lời xã giao thân thiện. Kế đó, sau khi trao đổi lời chào hỏi, đức vua ấy đã nói ý nghĩa này:

419. Ngồi xuống, vua nói lên
Lời hỏi thăm chào đón,
Lời lẽ chào đón xong,
Vua nói lên nghĩa này.

422. Yuvā ca daharo cāsi paṭhamuppatito susu, vaṇṇārohena sampanno jātimā viya khattiyo.

422. ‘Ngươi là thanh niên và trẻ trung, vừa mới lớn, còn non trẻ, đươc thành tựu màu da và dáng vóc, có dòng dõi tựa như là Sát đế-lỵ.

420. Người thanh niên tuổi trẻ,
Ngây thơ, bước vào đời,
Ðẹp cao được đầy đủ,
Thiện sanh dòng Sát-ly.

423. Sobhayanto aṇikaggaṃ nāgasaṃghapurakkhato, dadāmi bhoge bhuñjassu jātiṃ vakkhāhi pucchito.

423. Dẫn đầu đoàn voi trận, ngươi làm rạng rỡ đội binh tiên phong. Trẫm ban cho các của cải, ngươi hãy hưởng thụ. Đã được hỏi, ngươi hãy nói về dòng dõi.’

421. Trang hoàng binh đội ngũ,
Trước mắt cả binh đoàn,
Tài sản ta cho Người,
Hãy hưởng và trả lời
Về vấn đề thọ sanh.

424. Ujuṃ jānapado rājā himavantassa passato, dhanaviriyena sampanno kosalesu niketino.

424. ‘Tâu đức vua, thẳng ngay hướng này có một chủng tộc (sống) ở sườn núi Hi-mã-lạp, có đầy đủ tài sản và nghị lực, thuộc dân bản địa của xứ sở Kosala.

422. Thế Tôn:Trên sườn núi Tuyết sơn,
Sống dân tộc đoạn trực,
Tài sản nghị lực đủ,
Ở xứ Kosala.

425. Ādiccā nāma gottena sākiyā nāma jātiyā, tamhā kulā pabbajitomhi rāja na kāme abhipatthayaṃ.

425. Với dòng họ có tên là Mặt Trời, với dòng dõi có tên là Sākiya (Thích Ca), tâu đức vua, trong khi không mong mỏi các dục, từ gia tộc ấy tôi đã xuất gia.

423. Dòng họ thuộc mặt trời,
Sanh tộc là Thích-ca,
Từ bỏ gia tộc ấy,
Thưa vua, Ta xuất gia,
Ta không có tha thiết,
Ðối với các loại dục.

426. Kāmesvādīnavaṃ disvā nekkhammaṃ daṭṭhu khemato, padhānāya gamissāmi ettha me rajjatī manoti.

 426. Sau khi nhìn thấy sự tai hại ở các dục, sau khi nhìn thấy sự xuất ly là an toàn, tôi sẽ ra đi nhằm (mục đích) ra sức nỗ lực, trong việc này tâm ý của tôi được vui thích.’

424. Thấy nguy hiểm trong dục,
Bỏ chúng, là an ổn,
Ta sẽ đi, tinh tấn,
Ý Ta, được hoan hỷ.

Pabbajjāsuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Xuất Gia.

 

2. PADHĀNASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

2. KINH NỖ LỰC (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

2. KINH TINH CẦN (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

427. Taṃ maṃ padhānapahitattaṃ nadiṃ nerañjaraṃ pati,
viparakkamma jhāyantaṃ yogakkhemassa pattiyā.

427. Trong lúc ta đây,[1] với bản tánh cương quyết về việc nỗ lực, đang gắng hết sức tham thiền cạnh dòng sông Nerañjarā nhằm đạt đến sự an toàn đối với các trói buộc (Niết Bàn).[1] Lời thuật lại của đức Phật về thời kỳ  thực hành khổ hạnh (SnA. ii, 386).

425. Thế Tôn: Bên sông Ni-liên-thuyền,
Ta tinh cần tinh tấn,
Cố gắng, Ta thiền định,
Ðạt an ổn khổ ách.

428. Namucī karuṇaṃ vācaṃ bhāsamāno upāgamī, kiso tvamasi dubbaṇṇo santike maraṇaṃ tava.

428. Namuci[1] đã đi đến gần, thốt lên lời nói thương xót rằng: ‘Ông trở nên ốm o, xuống sắc; cái chết là ở cạnh ông rồi.’[1] Namuci: Ma Vương, sở dĩ được gọi như vậy vì không ai thoát khỏi (na muñcati) quyền cai quản của người này (sđd.).

426. Ác ma đến gần Ta,
Nói lên lời từ mẫn,
Ông ốm không dung sắc,
Ông đã gần chết rồi.

429. Sahassabhāgo maraṇassa ekaṃso tava jīvitaṃ, jīva bho jīvitaṃ seyyo jīvaṃ puññāni kāhasi.

429. Đối với ông, có đến một ngàn phần chết, chỉ còn một phần sống. Này ông, hãy sống đi, mạng sống là tốt hơn. Trong khi sống, ông sẽ làm các việc phước đức.

427. Cả ngàn phần, Ông chết,
Chỉ một phần còn sống,
Hãy sống, sống tốt hơn,
Sẽ làm các công đức.

430. Carato va te brahmacariyaṃ aggihuttañca juhano, pahūtaṃ cīyate puññaṃ kimpadhānena kāhasi.

430. Nhiều phước báu (sẽ) được tích lũy cho ông ngay trong khi ông thực hành Phạm hạnh,và dâng cúng vật tế thần lửa, ông sẽ làm gì với việc nỗ lực?

428. Như Ông sống Phạm hạnh,
Hãy đốt lửa tế tự,
Hãy chất chứa công đức,
Ông tinh tấn làm gì?

431. Duggo maggo padhānāya dukkaro durabhisambhavo, imā gāthā bhaṇaṃ māro aṭṭhā buddhassa santike.

431. Con đường đưa đến sự nỗ lực là khó đi, khó làm, khó hoàn thành,’ trong khi nói những lời kệ này Ma Vương đã đứng gần đức Phật.

429. Khó thay, đường tinh tấn,
Khó làm, khó đạt được.
Ác ma đứng gần Phật,
Nói lên những kệ này.

432. Taṃ tathāvādīnaṃ māraṃ bhagavā etadabravī, pamattabandhu pāpima yenatthena idhāgato.

432. Khi Ác ma có lời nói như thế, đức Thế Tôn đã nói với Ác Ma ấy điều này: ‘Này kẻ thân quyến của xao lãng, này Ác Ma, ngươi đến đây với mục dích gì?

430. Thế Tôn đã đáp lại
Lời Ác ma như sau:
Bà con ác phóng dật,
Ngươi đến đây làm gì?

433. Aṇumattenapi puññena attho mayhaṃ na vijjati, yesaṃ ca attho puññānaṃ te māro vattumarahati. 

433. Ta không có mục đích về phước báu dầu chỉ là một phần nhỏ nhoi, Ma Vương nên nói với những người nào có mục đích về các việc phước báu.

431. Với công đức nhỏ bé,
Ta đâu có cần đến?
Với ai cần công đức,
Ác ma đáng nói chúng.

434. Atthi saddhā tathā viriyaṃ paññā ca mama vijjati, evaṃ maṃ pahitattampi kiṃ jīva mama pucchasi.

434. Ta có đức tin cũng như tinh tấn, và trí tuệ được tìm thấy ở ta, ta còn là người có bản tánh cương quyết như vậy, sao ngươi còn hỏi ‘hãy sống’ đối với ta?

432. Ðây có tín, tinh tấn,
Và Ta có trí tuệ,
Như vậy, Ta tinh tấn,
Sao Ngươi hỏi Ta sống?

435. Nadīnamapi sotāni ayaṃ vāto visosaye, kiñca me pahitattassa lohitaṃ nūpasussaye.

435. Gió này có thể làm khô cạn các dòng nước thậm chí của các con sông, nhưng sao máu của người có bản tánh cương quyết như ta không bị làm khô kiệt?

433. Gió này làm khô cạn,
Cho đến các dòng sông,
Làm sao khô cạn máu,
Khi Ta sống tinh tấn?

436. Lohite sussamānamhi pittaṃ semhañca sussati, maṃsesu khīyamānesu bhiyyo cittaṃ pasīdati, bhiyyo sati ca paññā ca samādhi mama tiṭṭhati.

436. Trong khi máu bị khô cạn, mật và đàm bị khô cạn, trong khi các phần xác thịt bị hủy hoại, thì tâm (của ta) càng thêm tịnh tín; niệm, tuệ, và định của ta càng thêm vững chải.

434. Dầu máu có khô cạn,
Mật, đàm Ta khô cạn,
Dầu thịt có hủy hoại,
Tâm Ta càng tịnh tín,
Ta lại càng vững trú,
Niệm, tuệ và thiền định.

437. Tassa mevaṃ viharato pattassuttamavedanaṃ, kāme nāpekkhate cittaṃ passa sattassa suddhataṃ.

437. Trong khi sống như vậy ta đây đã đạt đến cảm thọ (khổ) cùng tột, tâm của ta (vẫn) không mong cầu các dục. Ngươi hãy nhìn xem trạng thái trong sạch của chúng sanh.

435. Do Ta sống như vậy,
Ðạt được thọ tối thượng,
Tâm không cầu các dục,
Nhìn chúng sanh thanh tịnh.

438. Kāmā te paṭhamā senā dutiyā arati vuccati, tatiyā khuppipāsā te catutthī taṇhā pavuccati.

438. Các dục là đạo binh thứ nhất của ngươi, thứ nhì gọi là sự không hứng thú, thứ ba của ngươi là đói và khát, thứ tư gọi là tham ái.436. Dục, đội quân thứ nhất.
Thứ hai, gọi bất lạc,
Thứ ba, đói và khát,
Thứ tư, gọi tham ái.

439. Pañcamī thīnamiddhaṃ te chaṭṭhā bhīrū pavuccati, sattamī vicikicchā te makkho thambho te aṭṭhamī.

439. Thứ năm của ngươi là dã dượi và buồn ngủ, thứ sáu gọi là sợ sệt, thứ bảy của ngươi là hoài nghi, thứ tám của ngươi là gièm pha, bướng bỉnh.

437. Năm, hôn trầm thụy miên,
Thứ sáu, gọi sợ hãi,
Thứ bảy, gọi nghi ngờ,
Tám, dèm pha ngoan cố.

440. Lābho siloko sakkāro micchā laddho ca yo yaso, yo cattānaṃ samukkaṃse pare ca avajānati.

440. Lợi lộc, danh tiếng, tôn vinh, và danh vọng nào đã đạt được sai trái, kẻ nào đề cao bản thân và khi dễ những người khác, …

438. Lợi, danh và cung kính,
Danh vọng được tà vạy,
Ai tự đề cao mình,
Hủy báng các người khác.

441. Esā namuci te senā kaṇhassābhippahāriṇī, na taṃ asūro jināti jetvā ca labhate sukhaṃ.

441. … Này Namuci, chúng là đạo binh của ngươi, là toán xung kích của Kaṇha. Kẻ khiếp nhược không chiến thắng nó, còn (người nào) sau khi chiến thắng thì đạt được sự an lạc.

439. Ôi, này Na-mu-ci,
Ðây là quân đội Ngươi,
Ðây quân đội chiến trận,
Của dòng họ Kanhà,
Kẻ nhát, không thắng Ngươi,
Ai thắng Ngươi, được lạc.

442. Esa muñjaṃ parihare dhiratthu mama jīvitaṃ, saṅgāme me mataṃ seyyo yañce jīve parājito.

442. Ta đây có nên gắn lên cọng cỏ muñja?[1] Thật xấu hổ thay mạng sống của ta! Đối với ta, việc chết ở chiến trường là tốt hơn việc có thể sống còn mà bị thua trận.

[1] Chiến sĩ ở trận tiền gắn cọng cỏ muñja ở đầu, ở cờ hiệu, hoặc ở vũ khí để khẳng định việc không đầu hàng (SnA. ii, 390).

440. Ta mang cỏ munja,
Vững thay, đây đời sống,
Thà Ta chết chiến trận,
Tốt hơn, sống thất bại.

443. Pagāḷhā ettha na dissanti eke samaṇabrāhmaṇā. tañca maggaṃ na jānanti yena gacchanti subbatā.

443. Bị chìm đắm ở đây, một số Sa-môn và Bà-la-môn không được tỏa sáng và họ không biết được đạo lộ mà những vị có sự hành trì tốt đẹp[1] đã đi qua.

[1] Những vị có sự hành trì tốt đẹp (subbatā) là chư Phật Toàn Giác và Độc Giác (Sđd. 391).

441. Bị thấy đắm ở đây,
Số Sa-môn, Phạm chí,
Không biết được con đường,
Bậc giới đức thường đi.

444. Samantā dhajiniṃ disvā yuttaṃ māraṃ savāhiniṃ, yuddhāya paccuggacchāmi mā maṃ ṭhānā acāvayi.

444. Sau khi nhìn thấy Ma Vương cùng với đạo quân binh có cờ hiệu dàn trận ở xung quanh, ta tiến ra đối đầu ở chiến trường. Chớ để Ma Vương loại ta rời khỏi vị trí.

442. Thấy khắp quân đội dàn,
Ác ma trên lưng voi,
Ta bước vào chiến trận,
Không để ai chiếm đoạt.

445. Yante taṃ nappasahati senaṃ loko sadevako, tante paññāya gacchāmi āmaṃ pattaṃva asmanā.

445. Thế gian luôn cả chư Thiên không chế ngự được đạo binh ấy của ngươi. Ta sẽ phá tan đạo binh ấy của ngươi bằng trí tuệ, tựa như đập vỡ cái bình bát chưa nung bằng viên đá.

443. Ðội ngũ quân nhà Ngươi,
Ðời này và chư Thiên,
Không một ai thắng nổi,
Ta đến Ngươi với tuệ,
Như hòn đá dập nát,
Chiếc bát chưa nung chín.

446. Vasiṃ karitvā saṃkappaṃ satiñca suppatiṭṭhitaṃ, raṭṭhā raṭṭhaṃ vicarissaṃ sāvake vinayaṃ puthu.

446. Sau khi chế ngự được tầm (sự suy tư), và niệm đã khéo được thiết lập, trong khi huấn luyện các đệ tử đông đảo, ta sẽ du hành từ xứ sở này đến xứ sở khác.

444. Nhiếp phục được tâm tư,
Khéo an trú chánh niệm,
Ta sẽ đi bộ hành,
Nước này qua nước khác,
Ðể huấn luyện rộng rãi,
Cho những người đệ tử.

447. Te appamattā pahitattā mama sāsanakārakā, akāmassa te gamissanti yattha gantvā na socare.

 447. Họ là những người hành theo lời chỉ dạy của ta, không xao lãng, có bản tánh cương quyết. Dầu ngươi không muốn, họ sẽ đi đến nơi mà họ không sầu muộn sau khi đi đến.

445. Không phóng dật, tinh cần,
Họ hành lời Ta dạy,
Dầu Ngươi không muốn vậy,
Họ vẫn sẽ đi tới,
Chỗ nào họ đi tới,
Chỗ ấy không sầu muộn.

448. Sattavassāni bhagavantaṃ anubandhiṃ padā padaṃ, otāraṃ nādhigacchissaṃ sambuddhassa satīmato.

447. ‘Suốt bảy năm,[1] ta đã theo sát đức Thế Tôn từng bước chân một. Ta đã không tìm được khuyết điểm nào của đấng Chánh Đẳng Giác, bậc có niệm.

[1] Lời của Ma Vương (SnA. ii, 392).

446. Ác-ma: Bảy năm, ta bước theo,
Chân theo chân Thế Tôn,
Không tìm được lỗi lầm,
Nơi Thế Tôn chánh niệm.

449. Medavaṇṇaṃva pāsāṇaṃ vāyaso anupariyagā, apettha mudu vindema api assādanā siyā.

449. Ví như con quạ lượn vòng vòng quanh hòn đá giống như miếng mỡ (nghĩ rằng): ‘Ở đây chúng ta cũng có thể kiếm được vật gì mềm mại, thậm chí là miếng ăn ngọt ngào?’

447. Như quạ bay xung quanh,
Hòn đá như đống mỡ,
Có thể có gì mềm?
Có thể có gì ngọt?

450. Aladdhā tattha assādaṃ vāyasetto apakkami, kākova selaṃ āsajja nibbijjāpema gotamaṃ.

450. Không đạt được miếng ăn ngọt ngào ở nơi ấy, con quạ đã lìa bỏ nơi ấy. Tựa như con quạ với hòn đá, chúng ta đã đến với Gotama, đã chán nản và đã bỏ đi.’

448. Không tìm được gì ngọt,
Quạ từ đó bay đi,
Như quạ mổ hòn đá,
Ta bỏ Gotama.

451. Tassa sokaparetassa vīṇā kacchā abhassatha, tato so dummano yakkho tatthevantaradhāyathāti.

451. Khi ấy, cây đàn vīṇā đã rơi xuống từ nách của kẻ bị sầu muộn tác động ấy. Sau đó, với tâm trí buồn bã, gã Dạ Xoa ấy đã biến mất ngay tại chỗ ấy.

449. Bị sầu muộn chi phối,
Cây đàn rơi khỏi nách,
Kẻ Dạ-xoa ác ý,
Tại đấy liền biến mất.

Padhānasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Nỗ Lực.

 

3. SUBHĀSITASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

3. KINH KHÉO NÓI (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

3. KINH KHÉO THUYẾT (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane ―pe― Bhagavā etadavoca:

Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. ―như trên― Đức Thế Tôn đã nói điều này:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana… Thế Tôn nói như sau:

“Catuhi bhikkhave aṅgehi samannāgatā vācā subhāsitā hoti na dubbhāsitā, anavajjā ca ananuvajjā ca viññūnaṃ. Katamehi catuhi?

“Này các tỳ khưu, hội đủ với bốn yếu tố lời nói là được khéo nói, không bị vụng nói, không có lỗi lầm, và không có sự chê trách của các bậc hiểu biết. Với bốn (yếu tố) nào?

– Thành tựu bốn chi phần, này các Tỷ-kheo, lời nói được khéo nói, không phải vụng nói, không có lỗi lầm, không bị người trí quở trách. Thế nào là bốn?

Idha bhikkhave bhikkhu subhāsitaṃ yeva bhāsati no dubbhāsitaṃ dhammaṃ yeva bhāsati no adhammaṃ, piyaṃ yeva bhāsati no appiyaṃ, saccaṃ yeva bhāsati no alikaṃ. Imehi kho bhikkhave catuhi aṅgehi samannāgatā vācā subhāsitā hoti na dubbhāsitā, anavajjā ca ananuvajjā ca viññūnan ”ti.

Này các tỳ khưu, ở đây (trong Giáo Pháp này), vị tỳ khưu chỉ nói lời khéo nói, không bị vụng nói, chỉ nói lời chính đáng, không phải sái quấy, chỉ nói lời khả ái, không phải không khả ái, chỉ nói lời chân thật, không phải giả dối. Này các tỳ khưu, hội đủ với bốn yếu tố này lời nói là được khéo nói, không bị vụng nói, không có lỗi lầm, và không có sự chê trách của các bậc hiểu biết.”

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chỉ nói lời khéo nói, không nói lời vụng nói; chỉ nói lời đúng pháp, không nói lời phi pháp; chỉ nói lời khả ái, không nói lời phi khả ái; chỉ nói lời đúng sự thật, không nói lời không đúng sự thật. Thành tựu với bốn chi phần này, này các Tỷ-kheo, lời nói là được khéo nói không phải vụng nói, không có lỗi lầm, không bị người trí quở trách.Idamavoca bhagavā idaṃ vatvā sugato athāparaṃ etadavoca satthā:

Đức Thế Tôn đã nói điều này. Sau khi nói điều này, đấng Thiện Thệ, bậc Đạo Sư còn nói thêm điều này nữa:

Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ thuyết như vậy xong bậc Ðạo Sư lại nói thêm như sau:

452. Subhāsitaṃ uttamamāhu santo dhammaṃ bhaṇe nādhammaṃ taṃ dutiyaṃ, piyaṃ bhaṇe nāppiyaṃ taṃ tatiyaṃ saccaṃ bhaṇe nālikaṃ taṃ catutthanti.

452. Các bậc đức độ đã nói lời khéo nói là tối thượng. 

Nên nói lời chính đáng, không phải sái quấy; điều ấy là thứ nhì,

nên nói lời khả ái, không phải không khả ái; điều ấy là thứ ba,

nên nói lời chân thật, không phải giả dối; điều ấy là thứ tư.

450. Bậc Thiện nhân nói lên,
Lời khéo nói tối thượng,
Thứ hai, nói đúng pháp,
Thứ ba, nói khả ái
Không nói phi khả ái,
Thứ tư, nói chân thật
Không nói không chân thật
.

Atha kho āyasmā vaṅgīso uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ cīvaraṃ katvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ etadavoca:

Khi ấy, đại đức Vaṅgīsa đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y một bên vai, chắp tay hướng về đức Thế Tôn, và đã nói với đức Thế Tôn điều này:

Rồi Tôn giả Vangìsa từ chỗ ngồi đứng dậy đắp y vào một bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

‘Paṭibhāti maṃ bhagavā paṭibhāti maṃ bhagavā ’ti.

“Bạch đức Thế Tôn, có điều này sáng tỏ cho con. Bạch đức Thế Tôn, có điều này sáng tỏ cho con.”

– Ý nghĩ này đến với con, bạch Thiện Thệ.

Paṭibhātu taṃ vaṅgīsā ’ti bhagavā avoca.

Đức Thế Tôn đã nói rằng: “Này Vaṅgīsa, hãy làm sáng tỏ điều ấy cho ngươi.”

– Hãy nói lên ý kiến ấy, này Vangìsa!.

Atha kho āyasmā vaṅgīso bhagavantaṃ sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthavi:

Khi ấy, đại đức Vaṅgīsa đã trực diện ca ngợi đức Thế Tôn bằng những lời kệ thích hợp rằng:

Rồi Tôn giả Vangìsa, trước mặt Thế Tôn, nói lên lời tán thán với những bài kệ thích ứng:

453. Tameva bhāsaṃ bhāseyya yāyattātaṃ na tāpaye, pare ca na vihiṃseyya sā ve vācā subhāsitā.

453. Chỉ nên nói lời nói nào không làm bản thân nóng nảy, và không hãm hại những người khác; chính lời nói ấy là khéo nói.

Vangìsa:

451. Hãy nói lên lời nói,
Không thiêu đốt tự ngã,
Không làm hại người khác,
Lời nói ấy khéo nói.

454. Piyavācameva bhāseyya yā vācā patinanditā, yaṃ anādāya pāpāni paresaṃ bhāsate piyaṃ.

454. Chỉ nên nói lời nói khả ái, là lời nói làm cho vui thích. Nên nói lời khả ái, là lời nói không mang lại những điều xấu xa cho những người khác.

452. Hãy nói lời khả ái,
Nói lời khiến hoan hỷ,
Không mang theo ác hại,
Khiến người khác ưa thích.

455. Saccaṃ ve amatā vācā esa dhammo sanantano, sacce atthe ca dhamme ca āhu santo patiṭṭhitā.

455. Quả vậy, chân thật là lời nói bất tử. Điều này là quy luật muôn đời, Người ta đã nói rằng các bậc đức độ được thiết lập ở sự chân thật, ở mục đích, và ở sự chính trực.

453. Chân thật, lời bất tử,
Ðây thường pháp là vậy,
Họ nói, bậc Thiện nhân,
An trú trên chân thật,
Trên mục đích, trên pháp.

456. Yaṃ buddho bhāsati vācaṃ khemaṃ nibbānapattiyā,
dukkhassantakiriyāya sā ve vācānamuttamāti.

456. Lời nói nào đức Phật nói về sự an toàn đưa đến sự chứng đạt Niết Bàn, đưa đến việc làm chấm dứt khổ đau, lời nói ấy quả là tối thượng trong số các lời nói.

454. Lời gì đức Phật nói,
An ổn, đạt Niết-bàn,
Ðoạn tận các khổ đau,
Ðấy lời nói tối thượng
.

Subhāsitasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Khéo Nói.

4. SUNDARIKABHĀRADVĀJASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

4. KINH SUNDARIKABHĀRADVĀJA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

4. KINH SUNDARIKA BHĀRADVĀJA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ bhagavā kosalesu viharati sundarikāya nadiyā tīre. Tena kho pana samayena sundarikabhāradvājo brāhmaṇo sundarikāya nadiyā tīre aggiṃ juhati, aggihuttaṃ paricarati. Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo aggiṃ juhitvā aggihuttaṃ paricaritvā uṭṭhāyāsanā samantā catuddisā anuvilokesi: “Ko nu kho imaṃ havyasesaṃ bhuñjeyyā ”ti.

Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại xứ sở Kosala, bên bờ sông Sundarikā. Vào lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sundarikabhāradvāja[1] cúng tế lửa, chăm sóc việc cúng tế lửa ở bờ sông Sundarikā. Lúc ấy, sau khi đã cúng tế lửa, sau khi đã chăm sóc việc cúng tế lửa, Bà-la-môn Sundarikabhāradvāja đã từ chỗ ngồi đứng dậy nhìn ngắm bốn phương ở xung quanh (rồi nghĩ rằng): “Người nào có thể ăn phần còn lại của phẩm vật cúng tế này?”

[1] Bà-la-môn Sundarikabhāradvāja: vị Bà-la-môn này cư ngụ ở bờ sông Sundarikā và cúng tế lửa, và họ của vị ấy là Bhāradvāja nên được gọi như trên (SnA. ii, 401).

Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở phía dân chúng Kosala, trên bờ sông Sundarikà. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sundarikabhàradvàja đốt lửa thiêng trên bờ sông Sundarikà và đang cử hành các tế lễ lửa. Rồi Bà-la-môn Sundarikabhàradavàja, sau khi đốt lửa thiêng, sau khi cử hành các lễ tế lửa, từ chỗ ngồi đứng dậy và ngó xung quanh bốn phương nghĩ rằng: “Ai có thể ăn đồ ăn còn lại của lễ tế tự này?”.

Addasā kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ avidūre aññatarasmiṃ rukkhamūle sasīsaṃ pārutaṃ nisinnaṃ disvāna vāmena hatthena havyasesaṃ gahetvā dakkhiṇena hatthena kamaṇḍalaṃ gahetvā yena bhagavā tenupasaṅkami.

Rồi Bà-la-môn Sundarikabhāradvāja đã nhìn thấy đức Thế Tôn, có đầu được trùm lại, đang ngồi ở gốc cây nọ không xa lắm, sau khi nhìn thấy đã cầm lấy phần còn lại của phẩm vật cúng tế bằng tay trái, và cầm lấy bình nước bằng tay phải, rồi đã đi về phía đức Thế Tôn.

Rồi Bà-la-môn Sundarikabhàradvàja thấy Thế Tôn ngồi dưới một gốc cây, không bao xa, đầu che trùm lại; thấy vậy, tay trái cầm đồ tế tự còn lại, tay mặt cầm cái bình nước, đi đến Thế Tôn.

Atha kho bhagavā sundarikabhāradvājassa brāhmaṇassa padasaddena sīsaṃ vivari. Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo “muṇḍo ayaṃ bhavaṃ muṇḍako ayaṃ bhavan ”ti tato va puna nivattitukāmo ahosi. Atha kho sundarikabhāradvājassa brāhmaṇassa etadahosi:

Khi ấy, do tiếng chân của Bà-la-môn Sundarikabhāradvāja, đức Thế Tôn đã cởi (vải trùm) đầu ra. Khi ấy, Bà-la-môn Sundarikabhāradvāja (nghĩ rằng): “Vị này trọc đầu! Vị này là kẻ đầu trọc!” ngay tại nơi ấy đã có ý định quay trở lại. Khi ấy, Bà-la-môn Sundarikabhāradvāja đã khởi ý điều này:

Thế Tôn nghe tiếng chân của Bà-la-môn Sundarikabhàradvàja liền mở đầu ra. Bà-la-môn Sundarikabhàradvàja nghĩ rằng: “Ðầu trọc là vị này. Một kẻ đầu trọc là vị này”, và muốn đi trở lại. Rồi Bà-la-môn Sundarikabhàradvàja suy nghĩ:

“Muṇḍāpi hi idhekacce brāhmaṇā bhavanti yannūnāhaṃ upasaṅkamitvā jātiṃ puccheyyan ”ti. Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅgami, upasaṅkamitvā bhagavantaṃ etadavoca:

“Ở đây, một số Bà-la-môn cũng trọc đầu vậy, hay là ta nên đi đến gần và hỏi về dòng dõi?” Rồi Bà-la-môn Sundarikabhāradvāja đã đi đến gần đức Thế Tôn, sau khi đến đã nói với đức Thế Tôn điều này:

“Ở đây, cũng có một số Bà-la-môn trọc đầu. Vậy ta hãy đi đến vị này và hỏi về thọ sanh”. Rồi Bà-la-môn Sundaikabhàradvàja đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói với Thế Tôn:

“Kiṃjacco bhavan ”ti.

“Ông thuộc dòng dõi nào?”

– Thọ sanh của Tôn giả là thế nào?

Atha kho bhagavā sundarikabhāradvājaṃ brāhmaṇaṃ gāthāhi ajjhabhāsi:

Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với Bà-la-môn Sundarikabhāradvāja bằng những lời kệ này:

Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Sundarikabhàradvàja những bài kệ:

457. Na brāhmaṇo no’mhi na rājaputto
na vessāyano uda koci no’mhi,
gottaṃ pariññāya puthujjanānaṃ
akiñcano manta carāmi loke.

457. “Ta không là Bà-la-môn, không là con của vua chúa,

Ta không là thương buôn hay bất cứ hạng người nào.

Sau khi biết toàn diện về dòng dõi của những kẻ phàm phu,

Ta không sở hữu gì, là bậc trí, Ta du hành ở thế gian.

Thế Tôn:

455. Ta không phải Phạm chí,
Cũng không phải con vua,
Cũng không phải buôn bán,
Không phải là ai hết,
Do liễu tri giai cấp,
Của các hàng phàm phu,
Ta kẻ trí ở đời,
Bộ hành, không sở hữu.

458. Saṅghāṭivāsī agaho carāmi nivuttakeso abhinibbutatto,
alippamāno idha mānavehi akallaṃ maṃ brāhmaṇa pucchasi gottapañhaṃ.

458. Khoác tấm y hai lớp, không nhà, Ta du hành, có tóc đã được cạo sạch, có bản thân đã được tịch tịnh, không bị vướng bận ở đời này với loài người, này Bà-la-môn, ông hỏi Ta câu hỏi về dòng dõi là không hợp lẽ.”

456. Mang áo Tăng-già-lê,
Ta sống, không gia đình,
Với tóc được cạo sạch,
Tự ngã được an tịnh,
Ở đời Ta không nhiễm,
Với các thiếu niên nào,
Không xứng đáng, Ông hỏi,
Hỏi Ta về thọ sanh.

459. Pucchanti ve bho brāhmaṇā brāhmaṇehi saha brāhmaṇo no bhavanti brāhmaṇo.

459. “Thưa ông, quả thật các Bà-la-môn có hỏi với các Bà-la-môn rằng: ‘Vậy ông có phải là Bà-la-môn?”

Bà-la-môn:

457. Thật sự, thưa Tôn giả,
Các vị Bà-la-môn
Thường hỏi Bà-la-môn,
Có phải người Phạm chí?

ce tvaṃ brūsi mañca brūsi abrāhmaṇantaṃ
sāvittiṃ pucchāmi tipadaṃ catuvīsatakkharaṃ.

“Nếu ông xưng là Bà-la-môn và bảo Ta không phải là Bà-la-môn, vậy hãy để Ta hỏi ông về Kinh Sāvittī gồm ba câu và hai mươi bốn chữ.”

Thế Tôn:

Nếu Ông nói lên rằng:
Ông là Bà-la-môn,
Và nếu Ông hỏi Ta
Không phải Bà-la-môn,
Vậy Ta sẽ hỏi Ông
Về Sàvitti này,
Gồm có mười hai câu,
Và hai mươi bốn chữ.

460. Kiṃ nissitā isayo manujā khattiyā brāhmaṇā devatānaṃ yaññamakappayiṃsu puthū idha loke.

460. “Mục đích gì mà số đông các ẩn sĩ, loài người, các Sát-đế-lỵ, các Bà-la-môn đã chuẩn bị lễ hiến tế đến chư Thiên  ở nơi này, tại thế gian?

Bà-la-môn:

458. Do y tựa vào gì,
Các ẩn sĩ, loài Người,
Sát-đế-lị Phạm chí,
Ðã tổ chức tế đàn,
Cho các hàng chư Thiên,
Rộng rãi trong đời này?

yadantagū vedagū yaññakāle,yassāhutiṃ tassijjheti brūmi.

“Vào thời điểm của lễ hiến tế, vật cúng tế của người nào (được dâng) đến vị đã đạt được mục đích cuối cùng, đến vị đã đạt được sự thông hiểu, Ta nói rằng vật cúng tế ấy có thể thành tựu kết quả cho người ấy.”

Thế Tôn:

Vị nào đạt cứu cánh,
Vị nào hiểu Vệ-đà,
Trong lễ tế đàn này,
Thọ hưởng đồ cúng dường,
Ta tuyên bố, nói rằng
Lễ ấy được tăng thịnh.

461. Addhā hi tassa hutamijjhe (iti brāhmaṇo) yaṃ tādisaṃ vedaguṃ addasāmi, tumhādisānaṃ hi adassanena añño jano bhuñjati pūraḷāsaṃ.

461. (Vị Bà-la-môn nói): “Đương nhiên vật cúng tế của tôi đây có thể đạt kết quả vì tôi đã nhìn thấy vị đạt được sự thông hiểu như thế ấy. Với việc không gặp được vị tương tự như ông thì người nào khác sẽ thọ hưởng phần bánh cúng tế.”

Bà-la-môn:

459. Chắc chắn tế đàn ấy,
Cúng dường được tăng thịnh.
Vì chúng ta thấy được,
Vị am hiểu Vệ-đà,
Nếu chúng ta không thấy,
Ðược một ngưòi như Ông,
Một người khác thọ hưởng
Ðồ cúng dường tế đàn
.

462. Tasmātiha tvaṃ brāhmaṇa atthena atthiko upasaṅkamma puccha, antaṃ vidhūmaṃ anīghaṃ nirāsaṃ appevidha abhivinde sumedhaṃ.

462. “Bởi thế, này Bà-la-môn, ở đây ông là người tầm cầu lợi ích, nên ông hãy đến gần và hãy hỏi. Biết đâu ở nơi đây ông có thể tìm được bậc an tịnh, không còn sân hận, không phiền muộn, không mong cầu, có trí tuệ cao cả.”

Thế Tôn:

460. Vì Ông, này Phạm chí,
Ðến Ta vì cần thiết,
Với mục đích rõ ràng,
Vậy nay Ta hỏi Ông,
Ông có thể tìm được
Một bậc trí ở đây,
An tịnh, không sân hận,
Không khổ, không tầm cầu?

463. Yaññe ratāhaṃ bho gotama yaññaṃ yaṭṭhukāmo, nāhaṃ pajānāmi anusāsatu maṃ bhavaṃ yattha hutaṃ ijjhe brūhi metaṃ.

463. “Thưa ngài Gotama, tôi ưa thích các lễ hiến tế, có sự mong muốn cống hiến lễ hiến tế. Tôi không biết rõ, xin ngài hãy chỉ dạy tôi. Vật cống hiến ở nơi nào có thể đạt kết quả, xin ngài hãy nói cho tôi điều ấy.”

Bà-la-môn:

461. Tôi vui trong tế đàn,
Tôn giả Gotama,
Tôi tha thiết ao ước,
Ðược cúng dường tế đàn,
Nhưng tôi không được biết,
Tôn giả hãy dạy tôi!
Hãy nói lên cho tôi,
Chỗ cúng dường tăng thịnh.

464. Tena hi tvaṃ brāhmaṇa odahassu sotaṃ dhammaṃ te desissāmi:

464.  “Này Bà-la-môn, như thế thì người hãy lắng tai nghe, Ta sẽ giảng giải Giáo Pháp cho ngươi.”

Thế Tôn:

Vậy này Bà-la-môn,
Hãy lắng tai mà nghe,
Ta nay sẽ vì Ông,
Tuyên thuyết pháp vi diệu.

465. Mā jātiṃ pucchi caraṇañca puccha kaṭṭhā have jāyati jātavedo, nīcā kulīnopi munī dhitīmā ājāniyo hoti hirīnisedho.

465. “Chớ hỏi về dòng giống, hãy hỏi về tánh hạnh. Thật vậy, ngọn lửa được sanh ra từ khúc củi gỗ. Bậc hiền trí, dầu có gia tộc hạ liệt, cũng vẫn có trí hiểu biết, là vị thuần chủng, có sự ngăn ngừa nhờ vào hổ thẹn (tội lỗi).

462. Chớ hỏi về thọ sanh,
Hãy hỏi về hạnh đức,
Thật vậy, từ củi gỗ,
Một ngọn lửa được sanh,
Từ gia đình thấp kém,
Bậc ẩn sĩ, có trí,
Ðược huấn luyện thuần thục,
Ðược xấu hổ chế ngự.

466. Saccena danto damasā upeto vedantagū vusitabrahmacariyo,
kālena tamhi havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

466. Được thuần thục với sự chân thật, đã đạt đến sự chế ngự các giác quan, là người đã đi đến tận cùng của hiểu biết, đã sống đời Phạm hạnh, vào đúng thời điểm nên dâng vật cúng hiến đến vị ấy, người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

463. Ðược chân thật huấn luyện,
Ðược nhiếp phục chế ngự,
Bậc đạt đến hiểu biết,
Phạm hạnh được viên thành,
Hãy đúng thời cúng dường,
Ðồ cúng dường vị ấy.
Vậy vị Phạm chí nào
Muốn nguyện cầu công đức,
Hãy tổ chức tế đàn,
Với cúng dường như vậy.

467. Ye kāme hitvā agahā caranti susaññatattā tasaraṃ va ujjuṃ,
kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

467. Những vị nào đã từ bỏ các dục, sống không nhà, có bản thân đã khéo tự chế ngự, ngay thẳng tựa như con thoi, vào đúng thời điểm nên dâng vật cúng hiến đến các vị ấy, người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

464. Những vị nào, bỏ dục,
Du hành, không gia đình,
Khéo chế ngự nhiếp phục,
Như con thoi trực chỉ.
Ðúng thời đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự,
Vị Phạm chỉ cầu phước,
Hãy bố thí như vậy,
Hãy tổ chức tế đàn,
Với cúng dường như vậy.

468. Ye vītarāgā susamāhitindriyā cando ’va rāhuggahaṇā pamuttā, kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

468. Những vị nào đã xa lìa luyến ái, có các giác quan đã khéo được tập trung, đã được giải thoát tựa như mặt trăng đã thoát khỏi sự nắm giữ của thần Rāhu,[1] vào đúng thời điểm nên dâng vật cúng hiến đến các vị ấy, người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

[1] Tựa như mặt trăng đã thoát khỏi sự nắm giữ của thần Rāhu: tựa như mặt trăng đã qua khỏi thời gian xảy ra hiện tượng nguyệt thực (ND).

465. Những vị đã ly tham,
Các căn khéo định tĩnh,
Như trăng được giải thoát,
Khỏi nanh vuốt Ràhu,
Hãy đúng thời cúng dường,
Ðồ cúng dường vị ấy,
Vậy vị Phạm hạnh nào,
Muốn nguyện cầu công đức,
Hãy tổ chức tế đàn,
Với cúng dường như vậy.

469. Asajjamānā vicaranti loke sadā satā hitvā mamāyitāni, kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

469. Các vị du hành ở thế gian, không bám víu, luôn luôn có niệm, sau khi đã từ bỏ các vật đã được chấp là của tôi,[1] vào đúng thời điểm nên dâng vật cúng hiến đến các vị ấy, người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

[1] Các vật đã được chấp là của tôi: được giải thích là tham ái và tà kiến (SnA. ii, 407).

466. Không tham dính vật gì,
Họ du hành ở đời,
Luôn luôn giữ chánh niệm,
Từ bỏ ngã sở kiến,
Hãy đúng thời cúng dường,
Ðồ cúng dường vị ấy.
Vậy vị Phạm chí nào,
Muốn cầu nguyện công đức,
Hãy tổ chức tế đàn,
Với cúng dường như vậy.

470. Ye kāme hitvā abhibhuyyacārī yo vedi jātimaraṇassa antaṃ,
parinibbuto udakarahadova sīto tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

470. Là vị du hành sau khi đã từ bỏ và chế ngự các dục, là vị biết sự chấm dứt của sanh và tử, đã được tịch tịnh tựa như hồ nước mát lạnh, đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.

467. Ai từ bỏ các dục,
Tự nhiếp phục, du hành.
Ai biết sự chấm dứt,
Của sanh và sự chết,
Tịch tịnh và mát lạnh.
Mát lạnh như nước hồ.
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

471. Samo samehi visamehi dūre tathāgato hoti anantapañño, anūpalitto idha vā huraṃ vā tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

471. Đồng đẳng với những vị đồng đẳng, cách xa những kẻ không đồng đẳng, đức Như Lai là vị có tuệ vô biên, không bị nhiễm ô ở đời này hoặc đời sau, đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.

468. Bình đẳng kẻ bình đẳng,
Xa lánh không bình đẳng,
Như Lai chứng đạt được,
Trí tuệ không giới hạn,
Không bị dính, uế nhiễm,
Ðời này hay đời sau.
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

472. Yamhi na māyā vasatī na māno yo vītalobho amamo nirāso,
panuṇṇakodho abhinibbutatto yo brāhmaṇo sokamalaṃ ahāsi tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

472. Ở vị nào không có sự xảo quyệt trú ngụ, không có ngã mạn, là vị có tham đã được xa lìa, không sở hữu, không mong cầu, có sự giận dữ đã được xua đi, có bản thân đã được tịch tịnh, là vị Bà-la-môn đã từ bỏ vết nhơ của sầu muộn, đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.

469. Trong ai không man trá,
Không sống với kiêu mạn,
Ai không có tham dục,
Không của ta, không cầu,
Phẫn nộ được đoạn trừ,
Tự ngã thật tịch tịnh,
Vị Bà-la-môn ấy,
Cấu uế, sầu muộn đoạn,
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

473. Nivesanaṃ yo manaso ahāsi pariggahā yassa na santi keci, anupādiyāno idha vā huraṃ vā tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

473. Là vị đã từ bỏ chỗ cư trú của ý, là vị không có bất cứ các vật sở hữu nào, trong khi không chấp thủ đời này hoặc đời sau, đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.

470. Ai đoạn diệt hoàn toàn
Mọi trú xứ của ý,
Không còn có nắm giữ,
Sự vật gì ở đời,
Không còn có chấp thủ,
Ðời này hay đời sau.
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

474. Samāhito yo udatāri oghaṃ dhammaṃ caññāsi paramāya diṭṭhiyā, khīṇāsavo antimadehadhārī tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

474. Là vị đã được định tĩnh, đã vượt lên trên dòng lũ, đã hiểu được pháp bằng sự nhận thức cùng tột, có lậu hoặc đã được cạn kiệt, mang thân mạng cuối cùng, đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.

471. Tâm ai thật định tĩnh,
Vượt khỏi được bộc lưu,
Rõ biết được Chánh pháp,
Với tri kiến tối thượng,
Lậu hoặc được đoạn trừ,
Mang thân này tối hậu.
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

475. Bhavāsavā yassa vacī kharā ca vidhūpitā atthagatā na santi,
sa vedagū sabbadhi vippamutto tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

475. Là vị có các hữu lậu và các lời nói thô lỗ đã được thiêu hủy, đã được tiêu hoại, không còn hiện hữu, vị ấy đã đạt được sự thông hiểu, đã được giải thoát về mọi phương diện,đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.

472. Với ai, các hữu lậu,
Và lời nói thô ác,
Ðược đoạn tận chấm dứt,
Không còn có tồn tại,
Vị ấy đạt hiểu biết,
Giải thoát mọi khía cạnh.
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

476. Saṅgātigo yassa na santi saṅgā so mānasattesu amānasatto,
dukkhaṃ pariññāya sakhettavatthuṃ tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

476. Là vị đã vượt qua các sự dính líu, không còn các sự dính líu, vị ấy không bị dính mắc ở ngã mạn giữa những kẻ bị dính mắc ở ngã mạn, vị đã biết toàn diện về khổ cùng với chốn hoạt động và nền tảng của nó, đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.

473. Giữa những người nhiễm trước,
Vị ấy không nhiễm trước,
Giữa chúng sanh kiêu mạn,
Vị ấy không kiêu mạn,
Liễu tri được đau khổ,
Kể cả ruộng và đất.
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

477. Āsaṃ anissāya vivekadassī paravediyaṃ diṭṭhimupātivatto,
ārammaṇā yassa na santi keci tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

477. Không trông cậy vào sự mong mỏi, là vị đã nhìn thấy sự tách biệt, đã vượt qua kiến thức có thể hiểu biểt được bởi những người khác, là vị không còn có bất cứ duyên cớ (tái sanh) nào nữa, đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.

474. Không dựa vào ước vọng,
Vị ấy thấy viễn ly,
Vượt qua sự hiểu biết,
Cùng tri kiến người khác,
Ðối với mọi sở duyên,
Vị ấy đều không có,
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

478. Parovarā yassa samecca dhammā vidhūpitā atthagatā na santi, santo upādānakhaye vimutto tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

478. Là vị đã thấu suốt về các pháp từ nội phần đến ngoại phần đã được thiêu hủy, đã được tiêu hoại, không còn hiện hữu, là vị an tịnh, đã được giải thoát ở sự cạn kiệt của chấp thủ, đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.

475. Vị ấy chứng tri được
Các pháp gần hay xa,
Ðược đoạn trừ, chấm dứt,
Không còn có hiện hữu,
An tịnh, không chấp thủ,
Ðược hoàn toàn giải thoát
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

479. Saṃyojanaṃ jātikhayantadassī yopānudi rāgapathaṃ asesaṃ,
suddho niddoso vimalo akāco tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

479. Là vị nhìn thấy sự cạn kiệt và chấm dứt của sự trói buộc và của sự sanh, là vị đã xua đuổi trọn vẹn đường đi của luyến ái, là vị trong sạch, hết lỗi lầm, lìa khỏi vết nhơ, không khuyết điểm, đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.

476. Thấy được sự đoạn tận,
Sanh diệt các kiết sử,
Trừ được đường tham dục,
Không còn lại dư tàn.
Thanh tịnh, không lỗi lầm,
Không cấu uế, không nhiễm.
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

480. Yo attanāttānaṃ nānupassati samāhito ujjugato ṭhitatto, sa ve anejo akhilo akaṅkho tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

480. Là vị không nhìn thấy tự ngã (ở năm uẩn) của bản thân, được định tĩnh, đã đi đến sự ngay thẳng, có bản thân vững chãi, vị ấy quả thật không có dục vọng, không bướng bỉnh, không nghi ngờ, đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.

477. Ai không thấy tự ngã,
Với tự ngã của mình,
Ðịnh tâm và chánh trực,
Kiên trì không dao động,
Vị ấy không có dục,
Không cứng cỏi, phân vân.
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

481. Mohantarā yassa na santi keci sabbesu dhammesu ca ñāṇadassī, sarīrañca antimaṃ dhāreti patto ca sambodhim anuttaraṃ sivaṃ, ettāvatā yakkhassa suddhi tathāgato arahati pūraḷāsaṃ.

481. Là vị không còn có bất cứ những lý do si mê nào nữa, có sự nhìn thấy bằng trí tuệ về tất cả các pháp, đang mang thân mạng cuối cùng, và đã đạt đến quả vị Toàn Giác là sự an toàn tối thượng; trạng thái trong sạch của con người là đến mức này, đức Như Lai xứng đáng phần bánh cúng tế.”

478. Với ai không còn nữa,
Nguyên nhân của si mê,
Biết rõ và thấy rõ,
Ðối với hết thảy pháp,
Và mang nặng thân này,
Thân này thân cuối cùng.
Chứng đạt Chánh Ðẳng Giác,
Vô thượng an ổn xứ,
Ðạt cho đến như vậy,
Bậc Dạ-xoa thanh tịnh.
Như Lai thật xứng đáng,
Ðồ cúng dường tế tự.

482. Hutaṃ ca mayhaṃ hutamatthu saccaṃ yaṃ tādisaṃ vedagunaṃ alatthaṃ, brahmā hi sakkhi patigaṇhātu me bhagavā
bhuñjatu me bhagavā pūraḷāsaṃ.

482. “Mong rằng vật hiến cúng của tôi hãy là vật hiến cúng thật sự, là việc tôi đã đạt được người có sự thông hiểu như là ngài, rõ ràng ngài chính là Phạm Thiên, xin đức Thế Tôn hãy thọ nhận cho tôi, xin đức Thế Tôn hãy thọ hưởng phần bánh cúng tế của tôi.”

Bà-la-môn:

479. Ðây đồ con cúng dường,
Ðồ cúng dường chân thật,
Con đã tìm thấy được,
Bậc trí đức như vậy,
Phạm thiên hãy chứng giám,
Thế Tôn hãy chấp nhận,
Thế Tôn hãy thọ hưởng,
Ðồ cúng dường của con.

483. Gāthābhigītaṃ me abhojaneyyaṃ sampassataṃ brahmaṇa nesa dhammo, gāthābhigītaṃ panudanti buddhā dhamme satī brāhmaṇa vuttiresā.

483. “Vật nhận được sau khi ngâm nga kệ ngôn là không được thọ dụng bởi Ta. Này Bà-la-môn, điều ấy không phải là pháp của những bậc có nhận thức đúng đắn. Chư Phật khước từ vật nhận được sau khi ngâm nga kệ ngôn. Này Bà-la-môn, khi Giáo Pháp hiện hữu, điều ấy là cung cách thực hành.

Thế Tôn:

480. Ta không có thọ dụng
Ðồ ăn từ kệ tụng,
Hỡi này Bà-la-môn,
Ðây không phải là pháp,
Của những người có trí,
Chư Phật đều từ bỏ,
Ca hát các bài kệ,
Chỗ nào pháp an trú,
Hỡi này Bà-la-môn,
Ðấy chính là truyền thống.

484. Aññena ca kevalinaṃ mahesiṃ khīṇāsavaṃ  ukkuccavūpasantaṃ, annena pānena upaṭṭhahassu khettaṃ hi taṃ puññapekhassa hoti.

484. Ngươi hãy dâng cúng với cơm ăn nước uống khác đến vị toàn hảo (đức hạnh), đến bậc đại ẩn sĩ có các lậu hoặc đã được cạn kiệt, có các trạng thái hối hận đã được lắng dịu, bởi vì đó chính là thửa ruộng của người mong mỏi phước báu.”

481. Ông cần phải cúng dường,
Ðồ ăn, đồ uống khác,
Bậc Ðại sĩ toàn vẹn,
Ðoạn tận các lậu hoặc,
Ðã đoạn tận trao hối,
Không còn bị dao động,
Ngài chính là thửa ruộng,
Cho người cầu công đức.

485. Sādhāhaṃ bhagavā tathā vijaññaṃ yo dakkhiṇaṃ bhuñjeyya mādisassa, yaṃ yaññakāle pariyesamāno pappuyya tava sāsanaṃ.

485. “Lành thay, thưa Thế Tôn! như vậy tôi có thể biết được vị nào có thể thọ dụng vật cúng dường của người như tôi, trong khi tôi đang tìm kiếm vị ấy vào thời điểm của lễ hiến tế, sau khi đã có được lời chỉ dạy của ngài.”

Bà-la-môn:

482. Thế Tôn, con muốn biết,
Người có tin như con,
Ai có thể hưởng thọ,
Ðồ cúng dường của con,
Trong khi lễ tế đàn,
Con phải tìm đến ai?
Lời Ngài dạy thế nào,
Con sẽ đạt cho được
.

486. Sārambhā yassa vigatā cittaṃ yassa anāvilaṃ, vippamutto ca kāmehi thīnaṃ yassa panūditaṃ.

486. “Tánh nóng nảy của vị nào đã được xa lìa, tâm của vị nào không bị vẩn đục, vị nào đã được thoát ra khỏi các dục, sự dã dượi của vị nào đã được xua đi, …

Thế Tôn:

483. Với ai, không xông xáo,
Với ai, tâm không động,
Giải thoát khỏi các dục,
Với ai bỏ hôn trầm,

487. Sīmantānaṃ vinetāraṃ jātimaraṇakovidaṃ, muniṃ moneyyasampannaṃ tādisaṃ yaññamāgataṃ.

487. … vị rèn luyện về giới hạn và kỹ cương, vị rành rẽ về sanh và tử, khi bậc hiền trí đầy đủ trí tuệ như thế ấy đi đến lễ hiến tế, …

484. Lãnh đạo kẻ biên giới,
Thiện xảo trong sanh tử,
Ẩn sĩ đầy đủ tuệ,
Ðã đến lễ tế đàn.

488. Bhukuṭiṃ vinayitvāna pañjalikā namassatha, pūjetha annapānena evaṃ ijjhanti dakkhiṇā.

488. … nên ngăn lại việc nhíu mày, nên chắp tay cúi chào, nên cúng dường với cơm nước, như vậy các việc cúng dường được thành tựu.”

485. Nhiếp phục kiêu ngạo xong,
Hãy chắp tay đảnh lễ,
Cúng dường đồ ăn uống,
Cúng dường vậy tăng trưởng

489. Buddho bhavaṃ arahati pūraḷāsaṃ puññakkhettamanuttaraṃ,
āyāgo sabbalokassa bhoto dinnaṃ mahapphalanti.

489. “Đức Phật, bậc đức độ, xứng đáng phần bánh cúng tế, Ngài là thửa ruộng phước tối thượng, bậc đáng được hiến cúng của khắp cả thế gian, vật đã được bố thí đến Ngài có quả báu lớn lao.”

Bà-la-môn:

486. Ngài là bậc Giác Ngộ,
Xứng đáng được cúng dường,
Ngài là ruộng phước đức,
Vô thượng, không gì hơn,
Vị tiếp nhận cúng dường,
Xứng đáng toàn thế giới.
Bố thí cho Tôn giả,
Kết quả thật to lớn
.

Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca:

Khi ấy, Bà-la-môn đã nói với đức Thế Tôn điều này:

Rồi Bà-la-môn Sundarikabhàradvàja bạch Thế Tôn:

“Abhikkantaṃ bho gotama, abhikkantaṃ bho gotama, seyyathāpi bho gotama nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya cakkhumanto rūpāni dakkhintīti, evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṃ bhoto gotamassa santike pabbajjaṃ labheyyaṃ upasampadanti.

“Bạch ngài Gotama, thật là tuyệt vời! Bạch ngài Gotama, thật là tuyệt vời! Bạch ngài Gotama, cũng giống như người có thể lật ngửa vật đã được úp lại, mở ra vật đã bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, đem lại cây đèn dầu nơi bóng tối (nghĩ rằng): ‘Những người có mắt sẽ nhìn thấy được các hình dáng;’ tương tự như thế Pháp đã được ngài Gotama giảng rõ bằng nhiều phương tiện. Tôi đây xin đi đến nương nhờ ngài Gotama, Giáo Pháp, và Hội Chúng tỳ khưu. Tôi có thể xuất gia trong sự hiện diện của ngài Gotama không? Tôi có thể tu lên bậc trên không?”

– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, hay phơi bày ra những gì bị che kín, hay chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mặt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con nay quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Hãy cho con được xuất gia với Tôn giả Gotama. Hãy cho con thọ đại giới.

Alattha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo —pe— arahataṃ ahosīti.

Rồi Bà-la-môn Sundarikabhāradvāja đã đạt được —như trên— đã trở thành vị A-la-hán.

Và Bà-la-môn Sundarikabhàradvàja… trở thành một vị A-la-hán.

Sundarikabhāradvājasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Sundarikabhāradvāja.

5. MĀGHASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

5. KINH MĀGHA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

5. KINH MĀGHA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

Evaṃ me sutaṃ Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate. Atha kho māgho māṇavo yena bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi, sammodanīyaṃ kathaṃ sārāṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho māgho māṇavo bhagavantaṃ etadavoca:

Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, ở núi Gijjhakūṭa. Lúc bấy giờ, thanh niên Bà-la-môn Māgha đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với đức Thế Tôn, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, thanh niên Bà-la-môn Māgha đã nói với đức Thế Tôn điều này:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, trên núi Gijjhakàta. Rồi thanh niên Màgha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Màgha bạch Thế Tôn:

Ahaṃ hi bho gotama, dāyako dānapatī vadaññū yācayogo dhammena bhoge pariyesāmi, dhammena bhoge pariyesitvā dhammaladdhehi bhogehi dhammādhigatehi ekassāpi dadāmi dvinnampi dadāmi tiṇṇampi dadāmi catunnampi dadāmi pañcannampi dadāmi channampi dadāmi sattannampi dadāmi aṭṭhannampi dadāmi navannampi dadāmi dasannampi dadāmi vīsāyapi dadāmi tiṃsāyapi dadāmi cattārīsāyapi dadāmi paññāsāyapi dadāmi satassapi dadāmi bhiyyopi dadāmi. Kaccāhaṃ gotama evaṃ dadanto evaṃ yajanto bahuṃ puññaṃ pasavāmīti.

“Thưa ngài Gotama, chính tôi là người bố thí, người thí chủ, ân cần, hào phóng, tôi tầm cầu các của cải một cách chân chánh; sau khi tầm cầu các của cải một cách chân chánh, với các của cải đã nhận được một cách chân chánh, đã thành đạt một cách chân chánh, tôi cho đến một người, tôi cho đến hai người, tôi cho đến ba người, tôi cho đến bốn người, tôi cho đến năm người, tôi cho đến sáu người, tôi cho đến bảy người, tôi cho đến tám người, tôi cho đến chín người, tôi cho đến mười người, tôi cho đến hai chục người, tôi cho đến ba chục người, tôi cho đến bốn chục người, tôi cho đến năm chục người, tôi cho đến một trăm người, tôi cho dến nhiều người hơn nữa. Thưa vị Gotama, trong khi cho như vậy, trong khi cống hiến như vậy, phải chăng tôi tạo ra được nhiều phước báu?”

– Thưa Tôn giả Gotama, con là người bố thí, là thí chủ, rộng rãi, mong muốn được yêu cầu. Con tầm cầu tài sản đúng pháp, sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp, với những tài sản thâu hoạch đúng pháp, tạo dựng đúng pháp, con cho một nguời, con cho hai người, con cho ba người, con cho bốn người, con cho năm người, con cho sáu người, con cho bảy người, con cho tám người, con cho chín người, con cho mười người, con cho hai mươi người, con cho ba mươi người, con cho bốn mươi người, con cho năm mươi người, con cho một trăm người, con cho nhiều hơn nữa. Thưa Tôn giả Gotama, con cho như vậy, con bố thí như vậy, con có được nhiều phưóc đức không?

Taggha tvaṃ māṇava, evaṃ dadanto evaṃ yajanto bahuṃ puññaṃ pasavasi; yo ca kho māṇava dāyako dānapatī vadaññū yācayogo dhammena bhoge pariyesati dhammena bhoge pariyesitvā dhammaladdhehi bhogehi dhammādhigatehi ekassapi dadāti —pe— satassapi dadāti bhiyyopi dadāti, bahuṃ so puññaṃ pasavatīti.

 “Này thanh niên Bà-la-môn, đúng thế. Trong khi cho như vậy, trong khi cống hiến như vậy, ngươi tạo ra được nhiều phước báu. Và này thanh niên Bà-la-môn, người nào là người bố thí, người thí chủ, rộng rãi, hào phóng, tầm cầu các của cải một cách chân chánh; sau khi tầm cầu các của cải một cách chân chánh, với các của cải đã nhận được một cách chân chánh, đã thành đạt một cách chân chánh, (người ấy) cho đến một người, —như trên—cho đến một trăm người, cho dến nhiều người hơn nữa, người ấy tạo ra được nhiều phước báu.”

– Này thanh niên, Con cho như vậy, Con bố thí như vậy Con được nhiều phước đức. Này thanh niên, ai là người bố thí, là người thí chủ rộng rãi, mong muốn được yêu cầu, ai tầm cầu tài sản đúng pháp sau khi tầm cầu tài sản đúng pháp, với những tài sản thâu hoạch đúng pháp, tạo dựng đúng pháp, ngưòi ấy cho một người… cho một trăm người, cho nhiều hơn nữa, người ấy được nhiều công đức.

Atha kho māgho māṇavo bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi:

Khi ấy, thanh niên Bà-la-môn Māgha đã nói với đức Thế Tôn bằng lời kệ này:

Rồi thanh niên Màgha nói lên lời Thế Tôn những bài kệ:

490. Pucchāmahaṃ gotamaṃ vadaññuṃ (iti māgho māṇavo)
kāsāyavāsiṃ agihaṃ carantaṃ yo yācayogo dānapatī gahaṭṭho,
puññatthiko yajati puññapekho dadaṃ paresaṃ idha annapānaṃ
kattha hutaṃ yajamānassa sujjhe.

490. (Lời thanh niên Bà-la-môn Māgha) “Tôi hỏi vị Gotama ân cần, mặc y màu ca-sa, không nhà, đang du hành rằng: Người thí chủ hào phóng, sống tại gia, có sự tầm cầu phước báu, cống hiến có sự mong mỏi phước báu, đang cho cơm nước đến những kẻ khác ở đây, như thế nào để vật cúng tế của người đang cống hiến có thể được trong sạch (có thể thành đạt phước báu)?”

Thanh niên Màgha:

487. Thanh niên Màgha thưa:
Tôn giả Gotama,
Con hỏi bậc Hiền hòa,
Mặc cà sa không nhà,
Ai ưa muốn được cầu,
Là thí chủ, gia chủ
Mong muốn được phước đức,
Bố thí, mong cầu phước.
Ở đây, thí người khác,
Ðồ ăn và đồ uống,
Tại đâu nên bố thí,
Ðể đồ cúng được tịnh.

491. Yo yācayogo dānapatī gahaṭṭho (māghāti bhagavā)
puññatthiko yajati puññapekho,
dadaṃ paresaṃ idha annapānaṃ
ārādhaye dakkhiṇeyye hi tādi.

491. (Lời đức Thế Tôn: “Này Māgha,) người thí chủ hào phóng, sống tại gia, có sự tầm cầu phước báu, cống hiến có sự mong mỏi phước báu, đang cho cơm nước đến những những kẻ khác ở đây, người như thế ấy có thể thành đạt (phước báu) nhờ vào những bậc xứng đáng được cúng dường.”

Thế Tôn:

488. Thế Tôn bèn trả lời:
Này thanh niên Màgha,
Ai ưa muốn được cầu,
Là thí chủ, gia chủ,
Mong muốn được phước đức,
Bố thí, mong cầu phước,
Ở đây, thí người khác
Ðồ ăn và đồ uống,
Người ấy cần phải thí,
Người xứng đáng cúng dường
.

492. Yo yācayogo dānapatī gahaṭṭho (iti māgho māṇavo)
puññatthiko yajati puññapekho, dadaṃ paresaṃ idha annapānaṃ
akkhāhi me bhagavā dakkhiṇeyye.

492. (Lời thanh niên Bà-la-môn Māgha) “Người thí chủ hào phóng, sống tại gia, có sự tầm cầu phước báu, cống hiến có sự mong mỏi phước báu, đang cho cơm nước đến những những kẻ khác ở đây, xin đức Thế Tôn hãy giải thích cho tôi về những bậc xứng đáng được cúng dường.”

Màgha:

489. Thanh niên Màgha thưa:
Tôn giả Gotama,
Ai ưa muốn được cầu,
Là thí chủ, gia chủ,
Mong muốn được phước đức,
Bố thí, mong cầu phước,
Ở đây, thí người khác
Ðồ ăn và đồ uống,
Thế Tôn hãy nói con
Nên cúng dường cho ai?

493. Ye ve asattā vicaranti loke akiñcanā kevalino yatattā,
kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

493. “Quả vậy, những vị nào không bị dính mắc, du hành ở thế gian, không sở hữu gì, toàn hảo (đức hạnh), có bản thân đã được chế ngự, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

Thế Tôn:

490. Những ai sống ở đời,
Thật sự không nhiễm trước,
Hoàn toàn không sở hữu,
Tự ngã được nhiếp phục,
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự.
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

494. Ye sabbasaṃyojanabandhanacchidā dantā vimuttā anīghā nirāsā, kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

494. Những vị nào đã cắt đứt tất cả các sự trói buộc, đã được huấn luyện, đã được giải thoát, không phiền muộn, không mong cầu, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

491. Những ai đã chặt đứt,
Mọi kiết sử trói buộc,
Nhiếp phục được giải thoát,
Không dao động, mong cầu.
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự.
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

495. Ye sabbasaṃyojanavippamuttā dantā vimuttā anīghā nirāsā,
kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

 495. Những vị nào đã được thoát ra khỏi tất cả các sự trói buộc, đã được huấn luyện, đã được giải thoát, không phiền muộn, không mong cầu, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

492. Những ai đã giải thoát
Mọi kiết sử trói buộc,
Nhiếp phục được giải thoát,
Không khổ, không mong cầu,
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự.
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

496. Rāgañca dosañca pahāya mohaṃ khīṇāsavā vusitabrahmacariyā, kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

496. (Những vị nào) sau khi từ bỏ tham ái sân hận và si mê, có lậu hoặc đã được cạn kiệt, đã sống đời Phạm hạnh, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

493. Vị nào đã đoạn tận,
Tham, sân và cả si,
Các lậu hoặc đã đoạn,
Phạm hạnh đã thành tựu,
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự.
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

497. Yesu na māyā vasati na māno ye vītalobhā amamā nirāsā,
kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha. 

497. Ở những vị nào không có sự xảo quyệt trú ngụ, không có ngã mạn, là những vị có tham đã được xa lìa, không ích kỷ, không mong cầu, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

494. Ai sống không man trá,
Và không có kiêu mạn,
Những vị sống không tham,
Không ngã sở, không cầu,
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự.
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

498. Ye ve na taṇhāsu upātipannā vitareyya oghaṃ amamā caranti, kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha. 

498. Thật vậy, những vị nào không bị sa đọa ở các tham ái, sau khi đã vượt qua dòng lũ, sống không ích kỷ, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

495. Những ai đối với ai,
Không rơi vào hệ lụy,
Vượt khỏi được bộc lưu,
Du hành không ngã sở,
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự,
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

499. Yesaṃ taṇhā natthi kuhiñci loke bhavābhavāya idha vā huraṃ vā, kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

499. Những vị nào không có tham ái về bất cứ điều gì ở thế gian, ở hữu hoặc phi hữu, ở đời này hoặc đời sau, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

496. Với ai không tham ái,
Một vật gì ở đời,
Không ái hữu, phi hữu,
Ðời này hay đời sau,
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự.
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

500. Ye kāme hitvā agihā caranti susaññatattā tasaraṃva ujjuṃ,
kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

500. Những vị nào, sau khi từ bỏ các dục, không nhà, đang du hành, có bản thân đã khéo tự chế ngự, ngay thẳng tựa như con thoi, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

497. Những ai từ bỏ dục,
Sống không có gia đình,
Khéo léo biết chế ngự,
Như con thoi, chính trực,
Ðúng thời, đối vị ấy.
Hãy cúng đồ tế tự.
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

501. Ye vītarāgā susamāhit’ indriyā candova rāhuggahaṇā pamuttā, kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

501. Những vị nào đã xa lìa luyến ái, có các giác quan đã khéo được định tĩnh, đã được giải thoát tựa như mặt trăng đã thoát khỏi sự nắm giữ của thần Rāhu, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

498. Những ai, ly tham ái,
Các căn khéo định tĩnh,
Như mặt trăng thoát khỏi,
Nanh vuốt của Ràhu,
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự.
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

502. Samitāvino vītarāgā akopā yesaṃ gatī natthi idha vippahāya,
kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

502. Những vị đã được yên lặng, đã xa lìa luyến ái, không còn giận dữ, là những vị không có cảnh giới tái sanh sau khi lìa bỏ nơi này, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

499. Những ai được an tịnh,
Ly tham, ly phẩn nộ,
Sau khi bỏ đời này,
Không còn có sanh thú,
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự.
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

503. Jahitvā jātimaraṇaṃ asesaṃ kathaṃkathaṃ abbamupātivattā, kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

503. (Những vị nào) sau khi đã từ bỏ hoàn toàn sanh và tử, đã vượt lên trên tất cả hoài nghi, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

500. Ðoạn sanh tử đã xong,
Không còn chút dư tàn,
Nghi ngờ và phân vân,
Tất cả được nhiếp phục,
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự.
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

504. Ye attadīpā cīvaranti loke akiñcanā sabbadhi vippamuttā,
kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

504. Những vị nào du hành ở thế gian, có (đức hạnh là) hòn đảo (nương nhờ) của bản thân, không sở hữu gì, đã được giải thoát về mọi phương diện, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

501. Những ai sống ở đời
Tự mình làm hòn đảo,
Không có vật sở hữu,
Giải thoát được trọn vẹn,
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự.
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

505. Ye hettha jānanti yathā yathā idaṃ ayamantimā natthi punabbhavoti, kālena tesu havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

505. Những vị nào ở đây biết được điều này đúng theo bản thể: ‘Đây là lần cuối cùng, không còn tái sanh lại nữa,’ vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến các vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.

502. Những ai ngay đời này,
Như thật rõ biết được,
Ðây đời sống cuối cùng,
Không còn có tái sanh,
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy.

506. Yo vedagū jhānarato satīmā sambodhipatto saraṇaṃ bahunnaṃ, kālena tamhi havyaṃ pavecche yo brāhmaṇo puññapekho yajetha.

506. Vị nào là bậc đã đạt được sự thông hiểu, ưa thích việc tham thiền, có niệm, đã đạt đến quả vị Toàn Giác, nơi nương nhờ của nhiều người, vào đúng thời điểm nên dâng phẩm vật hiến cúng đến vị ấy. Người Bà-la-môn nào có sự mong mỏi về phước báu nên hiến dâng.”

503. Ai đạt tuệ tối thượng,
Ưa thiền, giữ chánh niệm,
Ðạt được sự giác ngộ,
Chỗ quy ngưỡng nhiều người.
Ðúng thời, đối vị ấy,
Hãy cúng đồ tế tự,
Vị Phạm chí cầu phước,
Hãy bố thí như vậy
.

507. Addhā amoghā mama pucchanā ahū (iti māgho māṇāvo)
akkhāsi me bhagavā dakkhiṇeyye, tvaṃ hettha jānāsi yathā tathā idaṃ tathā hi te vidito esa dhammo.

507. (Lời thanh niên Bà-la-môn Māgha) “Thật vậy, câu hỏi của tôi đã không vô ích, đức Thế Tôn giải thích cho tôi về những bậc xứng đáng được cúng dường, bởi vì ở đây ngài biết điều này đúng theo bản thể, ngài biết pháp ấy đúng như thế.

Màgha:

504. Thật sự câu con hỏi,
Không trống không, vô ích,
Thế Tôn nói cho con,
Những ai đáng cúng dường.
Ở đây Ngài đã biết,
Sự thật như thế nào.
Như vậy chính là pháp,
Ngài được biết như vậy.

508. Yo yācayogo dānapatī gahaṭṭho puññatthiko yajati puññapekho, dadaṃ paresaṃ idha annapānaṃ akkhāhi me bhagavā yaññasampadaṃ.

508. Người nào là thí chủ hào phóng, sống tại gia, có sự tầm cầu phước báu, cống hiến có sự mong mỏi phước báu, đang cho cơm nước đến những những kẻ khác ở đây, xin đức Thế Tôn hãy giải thích cho tôi về sự thành tựu của lễ hiến tế.”

505. Rồi thanh niên Màgha,
Lại thưa thêm như sau:
Ai ưa muốn được cầu,
Là thí chủ, gia chủ,
Mong muốn được phước đức,
Bố thí, mong cầu phước,
Ở đây, thí người khác,
Ðồ ăn và đồ uống,
Thế Tôn hãy nói con,
Pháp tế tự hoàn toàn.

509. Yajassu yajamāno māghāti bhagavā sabbattha ca vippasādehi cittaṃ, ārammaṇaṃ yajamānassa yaññaṃ ettha patiṭṭhāya jahāti dosaṃ.

509. Đức Thế Tôn: “Này Māgha, hãy hiến dâng; trong lúc hiến dâng hãy khiến cho tâm được tịnh tín về mọi phương diện. Đối tượng của người đang hiến dâng là lễ hiến tế, do sự đứng vững ở tại nơi này người (ấy) từ bỏ sân hận.

Thế Tôn:

506. Thế Tôn nói Màgha,
Hãy tế đàn, tế tự,
Phải làm cho trong sạch,
Hoàn toàn mọi tâm tư,
Ðối người lễ tế đàn,
Ðối tượng là đồ cúng,
Hãy an trú ở đây,
Từ bỏ sự sân hận.

510. So vītarāgo pavineyya dosaṃ mettaṃ cittaṃ bhāvayaṃ appamāṇaṃ, rattindivaṃ satataṃ appamatto sabbādisā pharate appamaññaṃ.

510. Người ấy có luyến ái đã được xa lìa, có thể loại trừ sân hận. Trong khi phát triển tâm từ ái vô lượng, đêm và ngày, thường xuyên, không xao lãng, (người ấy) nên lan tỏa (tâm từ ái) không hạn lượng khắp tất cả các phương.”

507. Vị ấy đoạn tận tham,
Nhiếp phục cả sân hận,
Tu tập tâm từ bi,
Vô lượng khắp tất cả,
Với hạnh không phóng dật,
Ngày đêm luôn tu tập,
Cùng khắp mọi phương hướng,
Biến mãn vô lượng tâm.

511. Ko sujjhati muccati bajjhatī ca kenattanā gacchati brahmalokaṃ, ajānato me muni brūhi puṭṭho bhagavā hi me sakkhi brahmajja diṭṭho, tuvaṃ hi no brahmasamoti saccaṃ kathaṃ upapajjati brahmalokaṃ jutīmā.

511. “Ai trở nên trong sạch, ai được giải thoát, và ai bị trói buộc?  Tự mình đi đến thế giới Phạm Thiên bằng cách nào? Thưa bậc hiền trí, được hỏi xin ngài hãy nói cho tôi, là kẻ không biết. Bởi vì đức Thế Tôn được tôi thấy rõ ràng hôm nay là đấng Phạm Thiên, bởi vì ngài ngang bằng dấng Phạm Thiên của chúng tôi’ là sự thật. Thưa bậc sáng chói, làm thế nào để được sanh về thế giới Phạm Thiên?”

Màgha:

508. Ai trong sạch, giải thoát,
Ai còn bị trói buộc,
Ai với tự thân mình,
Ði đến Phạm Thiên giới?
Vì không biết, con hỏi.
Hãy nói lên, ẩn sĩ,
Mong Thế Tôn chứng giám,
Cho con ngày hôm nay,
Con được thấy Phạm thiên,
Ngài đối với chúng con,
Thật sự Ngài ngang bằng,
Với Phạm thiên không khác,
Ôi! Bậc chói hào quang,
Làm thế nào được sanh,
Lên cảnh giới Phạm thiên?

512. Yo yajati tividhaṃ puññasampadaṃ (māghāti bhagavā)
ārādhaye dakkhiṇeyyehi tādi, evaṃ yajitvā sammā yācayogo
upapajjati brahmalokanti brūmīti.

512. (Lời đức Thế Tôn: “Này Māgha,) người nào cống hiến có sự thành tựu phước báu với ba yếu tố (ở vào ba thời điểm), người như thế ấy có thể thành đạt (phước báu) nhờ vào những bậc xứng đáng được cúng dường. Ta nói rằng: ‘Sau khi cống hiến một cách đúng đắn như vậy, người hào phóng được sanh về thế giới Phạm Thiên.’”

Thế Tôn:

509. Thế Tôn đáp Màgha:
Ai tổ chức tế đàn,
Ðầy đủ cả ba phần,
Tế đàn ấy tăng thịnh,
Với những người được cúng.
Xứng đáng được cúng dường.
Tế đàn như vậy xong,
Chơn chánh muốn được cầu,
Ta nói vị ấy sanh,
Tại cảnh giới Phạm thiên.

Evaṃ vutte māgho māṇavo bhagavantaṃ etadavoca:

Khi được nói như vậy, thanh niên Bà-la-môn đã nói với đức Thế Tôn điều này:

Khi nói được như vậy, thanh niên Màgha bạch Thế Tôn:

Abhikkantaṃ bho gotama —pe— ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gatanti.

 “Bạch ngài Gotama, thật là tuyệt vời!—như trên— đã đi đến nương nhờ kể từ hôm nay cho đến trọn đời.”

– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama!.

Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama!… Từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Māghasuttaṃ niṭṭhitaṃ. 

Dứt Kinh Māgha.

 

III. MAHĀVAGGO – ĐẠI PHẨM (tiếp theo)

Buddha Jayanti Tripitaka Series (BJTS) – Tạng Sri Lanka – Lời tiếng Việt: (văn xuôi) Tỳ khưu Indacanda – Lời tiếng Việt: (văn vần) HT. Thích Minh Châu. 

6. SABHIYASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

6. KINH SABHIYA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

6. KINH SABHIYA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

Evaṃ me sutaṃ Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena sabhiyassa paribbājakassa purāṇasālohitāya devatāya pañhā uddiṭṭhā honti: Yo te sabhiya samano vā brāhmaṇo vā ime pañhe puṭṭho vyākaroti, tassa santike brahmacariyaṃ careyyāsīti.

Tôi đã nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, ở Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, có vị Thiên nhân, trước đây là thân nhân cùng huyết thống của du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã nêu lên những câu hỏi rằng: “Này Sabhiya, vị Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào (có thể) trả lời khi được ngươi hỏi những câu hỏi này, thỉ ngươi nên thực hành Phạm hạnh ở nơi vị ấy.”

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, du sĩ Sabhiya, một du sĩ ngoại đạo, được một Thiên nhân trước kia là bà con huyết thống, nói lên những câu hỏi sau đây: “Này Sabhiya, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, khi được hỏi những câu hỏi này, trả lời cho Ông, thời Ông hãy sống Phạm hạnh với người ấy”.

Atha kho sabhiyo paribbajāko tassā devatāya santike te pañhe uggahetvā ye te samaṇabrāhmaṇā saṅghino gaṇino gaṇācariyā ñātā yasassino titthakarā sādhusammatā bahujanassa, seyyathīdaṃ: Pūraṇo kassapo makkhali gosālo ajito kesakambalo pakudho kaccāyano sañjayo bellaṭṭhiputto nigaṇṭho nātaputto. Te upasaṅkamitvā te pañhe pucchati, te sabhiyena paribbājakena pañhe puṭṭhā na sampāyanti, asampāyantā kopañca dosañca appaccayañca pātukaronti, api ca sabhiyaññeva paribbājakaṃ paṭipucchanti.

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã học những câu hỏi ấy ở nơi vị Thiên nhân ấy, rồi đã đi đến gặp những Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào là những vị có hội chúng, có đồ chúng, là giáo thọ sư của tập thể, được biết tiếng, có danh vọng, là các giáo chủ, được nhiều người đánh giá cao, như là Pūraṇa Kassapa, Makkhalī Gosāla, Ajita Kesakambala, Pakudha Kaccāyana, Sañjaya Bellaṭṭhiputta, Nigaṇṭha Nātaputta, sau khi đến đã hỏi các vị ấy những câu hỏi. Các vị ấy, khi được du sĩ ngoại đạo Sabhiya hỏi những câu hỏi, thì không thể trả lời. Trong khi không thể trả lời, các vị ấy trở nên giận dữ, sân hận, tỏ vẻ sự bực bội, và thậm chí còn hỏi ngược lại chính du sĩ ngoại đạo Sabhiya nữa.

Rồi du sĩ Sabhiya, sau khi học những câu hỏi ấy từ vị Thiên nhân ấy, phàm có những Sa-môn, Bà-la-môn nào có hội chúng, có đồ chúng, bậc đạo sư đồ chúng được biết đến, có danh vọng, các ngoại đạo sư, được quần chúng ái mộ, như Pùrana Kacsapa, Makkhali Gosàla, Ajita Kesa Kambali, Pakudha Kacàyana, Sanjaya Belatthiputta, Nigantha Nàtaputta, Sabhiya đi đến các vị ấy và hỏi những câu hỏi ấy. Các vị ấy, được du sĩ Sabhiya hỏi những câu hỏi ấy, không có thể giải đáp. Do không có thể giải đáp, họ biểu lộ phẩn nộ, sân hận, bất mãn. Họ vặn hỏi trở lại du sĩ Sabhiya.

Atha kho sabhiyassa paribbājakassa etadahosi: Ye kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā saṅghino gaṇino gaṇācariyā ñātā yasassino titthakarā sādhusammatā bahujanassa, seyyathīdaṃ: Pūraṇo kassapo —pe— nigaṇṭho nātaputto, te mayā pañhe puṭṭhā na sampāyanti, asampāyantā kopañca dosañca appaccayañca pātukaronti, api ca mamaññevettha paṭipucchanti, yannunāhaṃ hīnāyāvattitvā kāme paribhuñjeyyanti.

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã khởi ý điều này: “Những Sa-môn hoặc Bà-la-môn nào là những vị có hội chúng, có đồ chúng, là giáo thọ sư của tập thể, được biết tiếng, có danh vọng, là các giáo chủ, được nhiều người đánh giá cao, như là Pūraṇa Kassapa, —như trên— Nigaṇṭha Nātaputta, các vị ấy khi được ta hỏi những câu hỏi, thì không thể trả lời. Trong khi không thể trả lời, các vị ấy trở nên giận dữ, sân hận, tỏ vẻ sự bực bội, thậm chí ở đây còn hỏi ngược lại chính ta nữa; có lẽ ta nên quay trở lại đời sống thấp kém và thọ hưởng các dục?”

Rồi du sĩ Sabhiya suy nghĩ như sau: “Các vị Tôn giả, Sa-môn, Bà-la-môn ấy có hội chúng, có đồ chúng, bậc đạo sư, đồ chúng được biết đến, có danh vọng, có ngoại đạo sư, được quần chúng ái mộ, như Pùrana Kassapa… Nigantha Nàtaputta. Các vị ấy được ta hỏi những câu hỏi không có thể giải đáp. Do không có thể giải đáp, họ biểu lộ phẩn nộ, sân hận, bất mãn họ vặn hỏi trở lại ta. Vậy ta haỹ trở lui đời sống hạ liệt, thọ hưởng các dục”.

Atha kho sabhiyassa paribbājakassa etadahosi: Ayampi samaṇo gotamo saṅghī ceva gaṇī ca gaṇācariyo ca ñāto yasassī titthakaro sādhusammato bahujanassa, yannūnāhaṃ samaṇaṃ gotamaṃ upasaṅkamitvā ime pañhe puccheyyanti.

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã khởi ý điều này: “Sa-môn Gotama này cũng là vị có hội chúng, có đồ chúng, là giáo thọ sư của tập thể, được biết tiếng, có danh vọng, là giáo chủ, được nhiều người đánh giá cao, có lẽ ta nên đi đến gặp Sa-môn Gotama và hỏi những câu hỏi này?”

Rồi du sĩ Sabhiya suy nghĩ như sau: “Có Sa-môn Gotama này, có hội chúng, có đồ chúng, bậc lãnh đạo hội chúng, được biết đến, có danh vọng, sáng lập ra giáo phái, được quần chúng ái mộ, vậy ta hãy đi đến Sa-môn Gotama và hỏi những câu hỏi này.

Atha kho sabhiyassa paribbajākassa etadahosi: Yepi kho te bhonto samaṇabrāhmaṇā jiṇṇā vuddhā mahallakā addhagatā vayo anuppattā therā rattaññū cirapabbajitā saṅghino gaṇino gaṇācariyā ñātā yasassino titthakarā sādhusammatā bahujanassa, seyyathīdaṃ: Pūraṇo kassapo —pe— nigaṇṭho nātaputto. Tepi mayā pañhe puṭṭhā na sampāyanti, asampāyantā kopañca dosañca appaccayañca pātukaronti, api ca maññevettha paṭipucchanti. Kiṃ pana me samaṇo gotamo ime pañhe puṭṭho vyākarissati, samaṇo hi gotamo daharo ceva jātiyā navo ca pabbajjāyāti.

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã khởi ý điều này: “Thậm chí các ngài Sa-môn và Bà-la-môn già cả, lão niên, lớn tuổi, đã sống thọ, đã đạt đến đoạn cuối cuộc đời, là các vị trưởng lão, thâm niên, xuất gia đã lâu, có hội chúng, có đồ chúng, là giáo thọ sư của tập thể, được biết tiếng, có danh vọng, là các giáo chủ, được nhiều người đánh giá cao, như là Pūraṇa Kassapa, —như trên— Nigaṇṭha Nātaputta. Ngay cả các ngài ấy, khi được ta hỏi những câu hỏi, còn không thể trả lời. Trong khi không thể trả lời, các ngài ấy trở nên giận dữ, sân hận, tỏ vẻ sự bực bội, thậm chí ở đây còn hỏi ngược lại chính ta nữa. Vậy thì Sa-môn Gotama, khi được ta hỏi những câu hỏi này, sẽ có trả lời chăng? Bởi vì Sa-môn Gotama còn trẻ về tuổi tác và còn mới mẻ trong việc xuất gia.”

Rồi du sĩ ngoại đạo Sabhiya suy nghĩ như sau: “Các vị Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã già, đã lớn tuổi, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đi quá nửa đời người, đã đạt đến mức cuối tuổi thọ, là những bậc trưởng lão, được nhiều người biết đến, xuất gia đã lâu ngày, có hội chúng, có đồ chúng, bậc lãnh đạo hội chúng, được biết đến, có danh vọng, các ngoại đạo sư được quần chúng ái mộ, như Pùrana Kassapa… Nigantha Nàtaputta. Các vị ấy được ta hỏi những câu hỏi, không có thể giải đáp. Do không có thể giải đáp, họ biểu lộ phẩn nộ, sân hận, bất mãn. Và họ vặn hỏi trở lại ta. Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia”.Atha kho sabhiyassa paribbājakassa etadahosi: Samaṇo kho daharoti [na uññātabbo] na paribhotabbo daharopi cesa samaṇo gotamo mahiddhiko hoti mahānubhāvo, yannūnāhaṃ samaṇaṃ gotamaṃ upasaṅkamitvā ime pañhe puccheyyanti.

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã khởi ý điều này: “Quả [không nên khi dễ,[không nên xem thường vị Sa-môn còn trẻ; mặc dầu còn trẻ, nhưng Sa-môn Gotama ấy có đại thần lực, có đại oai lực; có lẽ ta nên đi đến gặp Sa-môn Gotama và hỏi những câu hỏi này?”

Rồi du sĩ ngoại đạo Sabhiya suy nghĩ như sau: “Không nên gạt bỏ, không nên khinh thường một Sa-môn vì vị ấy còn trẻ tuổi; nếu vị Sa-môn còn trẻ, nhưng vị ấy có đại thần, đại uy lực. Vậy ta hãy đi đến Sa-môn Gotama và hỏi những câu hỏi này”.

Atha kho sabhiyo paribbājako yena rājagahaṃ tena cārikaṃ pakkāmi. Anupubbena cārikaṃ caramāno yena rājagahaṃ veḷuvanaṃ kalandakanivāpo, yena bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi, sammodanīyaṃ kathaṃ sārāṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho sabhiyo paribbājako bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi:

Sau đó, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã ra đi du hành về phía thành Rājagaha, trong khi tuần tự du hành đã đi đến thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc, và đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với đức Thế Tôn, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống ở một bên, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã nói với đức Thế Tôn bằng lời kệ rằng:

Rồi du sĩ ngoại đạo Sabhiya bộ hành ra đi đến Ràjagaha, tiếp tục bộ hành, đi đến Vương Xá Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên du sĩ Sabhiya nói lên với Thế Tôn những bài kệ:

513. Kaṅkhī vecikicchī āgamaṃ (iti sabhiyo) pañhe pucchituṃ abhikaṅkhamāno, tesantakaro bhavāhi pañhe me puṭṭho anupubbaṃ anudhammaṃ vyākarohi me.

513. (Sabhiya nói) “Có sự phân vân, có sự hoài nghi, tôi đã đi đến, trong khi mong muốn hỏi những câu hỏi, xin ngài hãy là người giải quyết dứt điểm chúng. Được tôi hỏi những câu hỏi, xin ngài hãy tuần tự trả lời tôi thuận theo pháp.”

Sabhiya:

510. Sabhiya nói rằng:
Tôi đến, có nghi ngờ,
Hy vọng có thể hỏi
Những câu hỏi với Ngài.
Mong Ngài chấm dứt được,
Những câu hỏi cho tôi.
Những câu được tôi hỏi,
Hãy thứ lớp giải đáp.

514. Dūrato āgato si sabhiyā (ti bhagavā) pañhe pucchituṃ abhikaṅkhamāno, tesantakaro bhavāmi puṭṭho anupubbaṃ anudhammaṃ vyākaromi te.

514. (Đức Thế Tôn nói) “Này Sabhiya, ngươi đã từ xa đi đến, trong khi mong muốn hỏi những câu hỏi, Ta là người giải quyết dứt điểm chúng. Được hỏi, Ta (sẽ) tuần tự trả lời ngươi thuận theo pháp.

Thế Tôn:

511. Thế Tôn đáp du sĩ:
Ông từ xa đi đến,
Hy vọng có thể hỏi,
Những câu hỏi với Ta,
Ta sẽ chấm dứt được,
Những câu hỏi cho Ông
Những câu được Ông hỏi,
Ta thứ lớp giải đáp.

515. Puccha maṃ sabhiya pañhaṃ yaṃ kiñci manasicchasi, tassa tasseva pañhassa ahaṃ antaṃ karomi te ’ti.

515. Này Sabhiya ngươi hãy hỏi Ta bất cứ câu hỏi nào mà ngươi muốn ở trong tâm, Ta (sẽ) giải quyết dứt điểm từng câu hỏi một cho ngươi.”

512. Du sĩ Sabhiya,
Hãy hỏi Ta câu hỏi,
Tuỳ theo ý Ông muốn,
Ông hỏi câu hỏi nào,
Ta sẽ chấm dứt được,
Câu hỏi ấy cho Ông.

Atha kho sabhiyassa paribbājakassa etadahosi: Acchariyaṃ vata bho abbhutaṃ vata bho yaṃ vatāhaṃ aññesu samaṇabrāhmaṇesu okāsakammamattampi nālatthaṃ, taṃ me idaṃ samaṇena gotamena okāsakammaṃ katanti attamano pamodito udaggo pītisomanassajāto bhagavantaṃ pañhaṃ apucchi:

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã khởi ý điều này: “Thật là kỳ diệu! Thật là phi thường! Quả thật là việc mà ta đã không đạt được mảy may cơ hội ở các Sa-môn và Bà-la-môn khác, cơ hội ấy đã được tạo ra cho ta bởi Sa-môn Gotama.” Được hoan hỷ, vui mừng, phấn khởi, sanh tâm phỉ lạc, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã hỏi đức Thế Tôn câu hỏi rằng:

Rồi du sĩ Sabhiya suy nghĩ như sau: “Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Ta không bao giờ có được cơ hội, đối với các Sa-môn, Bà-la-môn khác. Nay cơ hội này được Sa-môn Gotamatạo ra cho ta, hân hoan, hoan hỷ, phấn chấn, hỷ lạc ” Sabhiya hỏi Thế Tôn câu hỏi:

516. Kiṃ pattinamāhu bhikkhunaṃ (iti sabhiyo) sorataṃ kena kathañca dantamāhu, buddhoti kathaṃ pavuccati puṭṭho me bhagavā vyākarohi.

516. (Sabhiya nói) “Đã đạt được điều gì khiến người ta gọi là ‘tỳ khưu’? Do (thành tựu) cái gì (gọi là) ‘khéo an tịnh’? Và như thế nào được gọi là ‘đã được huấn luyện’? Như thế nào được gọi là ‘đức Phật’? Thưa đức Thế Tôn, được tôi hỏi, xin ngài hãy trả lời.”

Sabhiya:

513. Sabhiya hỏi rằng:
Tôn giả Gotama,
Do đạt được những gì,
Ðược gọi là Tỷ-kheo?
Nhờ gì, gọi nhu hòa?
Thế nào gọi chế ngự?
Và phải như thế nào,
Ðược gọi bậc Giác ngộ?
Ðược con hỏi như vậy,
Mong Thế Tôn trả lời
.

517. Pajjena katena attanā (sabhiyāti bhagavā) parinibbānagato vitiṇṇakaṅkho, vibhavañca bhavañca vippahāya vusitavā khīṇapunabbhavo sa bhikkhu.

517. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) vị đã tự mình thực hành theo đường lối, đã đi đến sự tịch diệt hoàn toàn (ô nhiễm), đã vượt qua sự hoài nghi, đã lìa bỏ (hai thái cực) phi hữu và hữu, đã được hoàn mãn, có sự tái sanh đã được cạn kiệt, vị ấy là ‘tỳ khưu.’

Thế Tôn:

514. Thế Tôn bèn đáp lại:
Hỡi này Sabhiya,
Ai chính với con đường,
Do tự mình tạo ra,
Ði đến sự tịch mịch,
Vượt qua các nghi hoặc,
Từ bỏ, đoạn tận hẳn
Cả hữu và phi hữu,
Phạm hạnh đã thành tựu,
Tái sanh đã đoạn tận,
Vị ấy được xứng danh,
Gọi là vị Tỷ-kheo.

518. Sabbattha upekkhako satīmā na so hiṃsati kañci sabbaloke,
tiṇṇo samaṇo anāvilo ussadā yassa na santi sorato so.

518. Vị hành xả trong mọi trường hợp, có niệm, vị ấy không hãm hại bất cứ ai ở toàn thể thế gian, vị đã vượt qua, được tịnh lặng, không bị vẩn đục, vị nào không có các (thái độ) kiêu ngạo, vị ấy là ‘khéo an tịnh.’

515. Vị trú xả, chánh niệm,
Tại bất cứ chỗ nào,
Vị không làm hại ai,
Cùng khắp cả thế giới,
Vượt bộc lưu, tịnh ý,
Không có bị dao động,
Vị nào không đột khởi,
Vị ấy gọi nhu hòa.

519. Yassindriyāni bhāvitāni ajjhattaṃ bahiddhā ca sabbaloke, nibbijjha imaṃ parañca lokaṃ kālaṃ kaṅkhati bhāvito sa danto.

519. Vị nào có các giác quan đã được tu tập, ở nội phần và ở ngoại phần, ở toàn thể thế gian, sau khi thấu triệt đời này và đời sau, vị đã được tu tập chờ đợi thời điểm, vị ấy là ‘đã được huấn luyện.’

516. Vị nào có các căn,
Ðược huấn luyện tu tập,
Cả nội và cả ngoại,
Trong tất cả thế giới,
Vị nào thông suốt được
Ðời này và đời sau,
Ðúng thời, nghi điều phục,
Vị ấy gọi chế ngự.

520. Kappāni viceyya kevalāni saṃsāraṃ ubhayaṃ cutūpapātaṃ,
vigatarajamanaṅgaṇaṃ visuddhaṃ pattaṃ jātikkhayaṃ tamāhu buddhanti.

520. Vị đã hiểu rõ toàn bộ các kiếp sống, về sự luân hồi ở cả hai trường hợp chết và tái sanh, vị có ô nhiễm đã được xa lìa, không còn vết nhơ, hoàn toàn trong sạch, vị đã đạt đến sự diệt trừ tái sanh, người ta gọi vị ấy là ‘đức Phật.’

517. Ai phân tích các kiếp,
Toàn diện và hoàn toàn,
Luân chuyển cả hai mặt,
Chết đi và sanh lại,
Bụi bặm được dứt sạch,
Không uế nhiễm, thanh tịnh,
Ðạt được sanh đoạn diệt,
Vị ấy gọi Phật-đà
.

Atha kho sabhiyo paribbājako bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā attamano pamodito udaggo pītisomanassajāto bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã thích thú, đã tùy hỷ với lời giảng giải của đức Thế Tôn. Được hoan hỷ, vui mừng, phấn khởi, sanh tâm phỉ lạc, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã hỏi đức Thế Tôn thêm câu hỏi nữa rằng:

Rồi du sĩ Sabhiya, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, hoan hỷ, hân hoạn, phấn khởi, phát sanh hỷ tâm, liền hỏi Thế Tôn thêm câu nữa.

521. Kiṃ pattinamāhu brāhmaṇaṃ (iti sabhiyo) samaṇaṃ kena kathañca nahātakoti, nāgoti kathaṃ pavuccati puṭṭho me bhagavā vyākarohi.

521. (Sabhiya nói) “Đã đạt được điều gì khiến người ta gọi là ‘Bà-la-môn’? Do (thành tựu) cái gì (gọi là) ‘Sa-môn’? Và như thế nào được gọi là ‘người gột rửa (tội)’? Như thế nào được gọi là ‘bậc Long Tượng’? Thưa đức Thế Tôn, được tôi hỏi, xin ngài hãy trả lời.”

Sabhiya:

518. Sabhiya hỏi rằng:
Tôn giả Gotama,
Do đạt được những gì,
Ðược gọi là Bà-la-môn?
Nhờ gì, gọi Sa-môn?
Thế nào là tắm sạch?
Và phải như thế nào?
Ðược gọi là voi chúa?
Ðược con hỏi như vậy,
Mong Thế Tôn trả lời
.

522. Bāhitvā sabbapāpāni (sabhiyāti bhagavā) vimalo sādhu samāhito ṭhitatto, saṃsāramaticca kevalī so asito tādi pavuccate brāhmā.

522. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) sau khi loại trừ tất cả các điều ác, là người không còn bợn nhơ, tốt lành, định tỉnh, có bản thân vững chãi, vị ấy đã vượt qua luân hồi, có sự thành tựu, không bị lệ thuộc, tự tại, được gọi là Bà-la-môn.”

Thế Tôn:

519. Thế Tôn liền đáp lại:
Hỡi này Sabhiya,
Ai loại khỏi ra ngoài,
Tất cả các ác pháp,
Không uế, khéo định tĩnh,
Kiên trì, vững an trú,
Vượt qua được luân hồi,
Hoàn toàn về mọi mặt,
Không y chỉ vị ấy,
Ðược gọi Bà-la-môn.

523. Samitāvi pahāya puññapāpaṃ virajo ñatvā imaṃ parañca lokaṃ, jātimaraṇaṃ upātivatto samaṇo tādi pavuccate tathattā.

523. Vị đã được yên lặng, sau khi từ bỏ thiện và ác, lìa khỏi ô nhiễm, sau khi biết được đời này và đời sau, đã vượt lên trên sanh và tử, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘Sa-môn.’

520. Ðược an tịnh, tịch tịnh,
Ðoạn tận cả thiện ác,
Không cấu uế, rõ biết,
Ðời này và đời sau,
Chế ngự và nhiếp phục,
Cả vấn đề sanh tử,
Vị đức tánh như vậy,
Ðược gọi là Sa-môn.

524. Ninhāya sabbapāpakāni ajjhattaṃ bahiddhā ca sabbaloke,
devamanussesu kappiyesu kappaṃ neti tamāhu nahātakoti.

524. Sau khi đã gột rửa sạch tất cả các điều ác, nội phần và ngoại phần, ở toàn thể thế gian; giữa chư Thiên và nhân loại chịu sự phân hạng, vị không đi đến sự phân hạng, người ta gọi vị ấy là ‘người gột rửa (tội).’

521. Ai gột sạch, tắm sạch
Tất cả các ác pháp,
Kể cả trong lẫn ngoài,
Khắp tất cả thế giới,
Giữa chư Thiên, loài Người,
Bị thời kiếp chi phối,
Không rơi vào thời kiếp,
Ðược gọi đã tắm sạch.

525. Āguṃ na karoti kiñci loke sabbasaṃyoge visajja bandhanāni,
sabbattha na sajjatī vimutto nāgo tādi pavuccate tathattāti.

525. Vị không làm bất cứ điều ác xấu nào ở thế gian, sau khi tháo gở tất cả các sự ràng buộc (và) các sự trói buộc, không bám víu vào bất cứ nơi đâu, đã được giải thoát, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc Long Tượng.’”

522. Ai không làm điều ác,
Mọi điều ác ở đời,
Tất cả các kiết sử,
Không dính mắc, trói buộc,
Khắp tất cả mọi nơi,
Không dính, không trói buộc,
Vị đức tánh như vậy,
Ðược gọi là voi chúa.

Atha kho sabhiyo paribbājako —pe— bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya —như trên— đã hỏi đức Thế Tôn thêm câu hỏi nữa rằng:

Rồi du sĩ Sabhiya lại hỏi thêm câu nữa:

526. Kaṃ khettajinaṃ vadanti buddhā (iti sabhiyo)
kusalaṃ kena kathañca paṇḍitoti,
muni nāma kathaṃ pavuccati
puṭṭho me bhagavā vyākarohi.

526. (Sabhiya nói) “Người nào chư Phật nói là ‘bậc chiến thắng đồng ruộng’? Do (thành tựu) cái gì (gọi là) ‘bậc thiện xảo’? Và như thế nào được gọi là ‘bậc sáng suốt? Như thế nào được gọi là ‘bậc hiền trí’? Thưa đức Thế Tôn, được tôi hỏi, xin ngài hãy trả lời.”

Sabhiya:

523. Sabhiya hỏi rằng:
Tôn giả Gotama,
Thế nào chư Phật gọi
Vị chiến thắng đất ruộng,
Do gì, gọi là thiện?
Thế nào gọi bậc trí,
Và phải như thế nào
Ðược gọi là ẩn sĩ?
Ðược con hỏi như vậy,
Mong Thế Tôn trả lời
.

527. Khettāni viceyya kevalāni (sabhiyāti bhagavā)
dibbaṃ mānusakañca brahmakhettaṃ,
sabbakhettamūlabandhanā pamutto
khettajino tādi pavuccate tathattā.

527. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) Vị đã hiểu rõ toàn diện về các đồng ruộng (mười hai xứ) thuộc cõi trời, thuộc loài người, và đồng ruộng thuộc Phạm Thiên, được thoát khỏi sự trói buộc căn bản của tất cả các đồng ruộng, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc chiến thắng đồng ruộng.’

Thế Tôn:

524. Thế Tôn bèn đáp lại:
Hỡi này Sabhiya,
Ai quán sát nhiếp phục,
Ruộng đất thật toàn diện
Chư Thiên và loài Người,
Là đất ruộng Phạm thiên,
Giải thoát được trói buộc,
Cội gốc mọi đất ruộng,
Vị đức tánh như vậy,
Ðược gọi thắng đất ruộng.

528. Kosāni viceyya kevalāni
dibbaṃ mānusakañca brahmakosaṃ,
sabbakosamūlabandhanā pamutto
kusalo tādi pavuccate tathattā.

528. Vị đã hiểu rõ toàn diện về các kho chứa (nghiệp) thuộc cõi trời, thuộc loài người, và kho chứa thuộc Phạm Thiên, được thoát khỏi sự trói buộc căn bản của tất cả các kho chứa, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc thiện xảo.’

525. Ai quán sát nhiếp phục,
Kho tàng thật toàn diện,
Chư Thiên và loài Người,
Là đất ruộng Phạm thiên,
Giải thoát được trói buộc,
Cội gốc mọi kho tàng,
Vị đức tánh như vậy,
Ðược gọi vị thiện xảo.

529. Tadubhayāni viceyya paṇḍarāni
ajjhattaṃ bahiddhā ca suddhipañño,
kaṇhaṃ sukkam upātivatto
paṇḍito tādi pavuccate tathattā.

529. Vị đã hiểu rõ các xứ về cả hai lãnh vực, nội phần và ngoại phần, vị có sự trong sạch và trí tuệ, đã vượt lên trên đen và trắng, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc sáng suốt.’

526. Ai quán sát nhiếp phục,
Cả hai tâm và ý,
Cả nội và cả ngoại,
Về trí tuệ thanh tịnh,
Nhiếp phục chế ngự được,
Các pháp đen và trắng,
Vị đức tánh như vậy,
Ðược gọi bậc Hiền trí,

530. Asatañca satañca ñatvā dhammaṃ ajjhattaṃ bahiddhā ca sabbaloke, devamanussehi pūjanīyo saṅgaṃ jālamaticca so munīti.

530. Vị đã biết được bản chất của những kẻ xấu và của những người tốt, nội phần và ngoại phần, ở tất cả thế gian, vị được tôn vinh bởi chư Thiên và nhân loại, vị đã vượt qua sự quyến luyến và mạng lưới, vị ấy là ‘bậc hiền trí.’”

527. Sau khi đã biết được,
Pháp bất thiện, pháp thiện,
Cả nội và cả ngoại,
Trong tất cả thế giới,
Vị ấy được cúng dường,
Chư Thiên và loài Người,
Vượt qua lưới trói buộc,
Vị ấy gọi ẩn sĩ.

Atha kho sabhiyo paribbājako —pe— bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya —như trên— đã hỏi đức Thế Tôn thêm câu hỏi nữa rằng:Rồi du sĩ Sabhiya… lại hỏi Thế Tôn thêm câu hỏi nữa:

531. Kiṃ pattinamāhu vedaguṃ (iti sabhiyo) anuviditaṃ kena kathañca viriyavāti, ājāniyo kinti nāma hoti puṭṭho me bhagavā vyākarohi.

531. (Sabhiya nói) “Đã đạt được điều gì khiến người ta gọi là ‘bậc đã đạt được sự thông hiểu’? Do (thành tựu) cái gì (gọi là) ‘bậc đã nhận biết được’? Và như thế nào được gọi là ‘bậc có sự tinh tấn’? Như thế nào được có tên là ‘bậc thuần chủng’? Thưa đức Thế Tôn, được tôi hỏi, xin ngài hãy trả lời.”

Sabhiya:

528. Sabhiya hỏi rằng:
Tôn giả Gotama,
Do đạt được những gì
Ðược gọi bậc có trí?
Nhờ gì, gọi tùy trí?
Thế nào xưng tinh tấn?
Thế nào được danh xưng,
Là vị đã thuần thục?
Ðược con hỏi như vậy,
Mong Thế Tôn trả lời.

532. Vedāni viceyya kevalāni (sabhiyāti bhagavā) samaṇānaṃ yānidhatthi brāhmaṇānaṃ, sabbavedanāsu vītarāgo sabbaṃ vedamaticca vedagū so.

532. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) Vị đã hiểu rõ toàn diện về kiến thức các loại thuộc về các Sa- môn, thuộc về các Bà-la- môn, vị đã xa lìa sự luyến ái ở tất cả các cảm thọ, vị đã vượt qua mọi kiến thức, vị ấy là ‘bậc đã đạt được sự thông hiểu.’

Thế Tôn:

529. Thế Tôn liền đáp lại:
Hỡi này Sabhiya,
Ai quán sát Vệ-đà,
Hoàn toàn và toàn diện,
Ðược Sa-môn, Phạm chí,
Ðạt được rất đầy đủ,
Vị ấy gọi ly tham,
Trong tất cả cảm thọ,
Do vượt qua Vệ-đà,
Ðược gọi bậc Vệ-đà?

533. Anuvicca papañcanāmarūpaṃ ajjhattaṃ bahiddhā ca rogamūlaṃ, sabbarogamūlabandhanā pamutto anuvidito tādi pavuccate tathattā,

533. Vị đã nhận biết được các pháp chướng ngại, danh và sắc nội phần và ngoại phần, nền tảng của các tật bệnh, vị đã được thoát khỏi sự trói buộc căn bản của tất cả các tật bệnh, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc đã nhận biết được.’

530. Do quán sát, quán triệt,
Các hý luận, danh sắc,
Kể cả nội và ngoại,
Về cội gốc bệnh hoạn,
Vị ấy thoát trói buộc,
Cội gốc các bệnh hoạn,
Vị đức tánh như vậy
Ðược gọi vị rõ biết

534. Virato idha sabbapāpakehi nirayadukkhamaticca viriyavā so,
so viriyavā padhānavā dhīro tādi pavuccate tathattā.

534. Vị đã lánh xa tất cả các việc ác xấu ở đời này, đã vượt qua sự khổ đau ở địa ngục, có tinh tấn là nơi cư ngụ, vị ấy, có sự nỗ lực, sáng suốt, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc có sự tinh tấn.’

531. Vị ở đời từ bỏ
Tất cả các pháp ác,
Với tinh tấn vượt qua,
Mọi khổ đau địa ngục,
Vị ấy có tinh tấn,
Có tinh cần, siêng năng,
Vị đức tánh như vậy,
Ðược gọi vị có trí.

535. Yassassu lutāni bandhanāni ajjhattaṃ bahiddhā ca saṅgamūlaṃ, sabbasaṅgamūlabandhanā pamutto ājāniyo tādi pavuccate tathattā ’ti.

535. Đối với vị nào, các sự trói buộc có thể đã được cắt lìa, nội phần và ngoại phần, gốc rễ của sự quyến luyến, vị đã được thoát khỏi sự trói buộc căn bản của tất cả các sự quyến luyến, vị tự tại, có bản thể như thế, được gọi là ‘bậc thuần chủng.’”

532. Với ai các trói buộc,
Bị bựt đứt, huỷ hoại,
Nguồn gốc các tham ái,
Vị ấy được giải thoát,
Khỏi tất cả gốc tham,
Vị đức tánh như vậy,
Ðược gọi vị thuần thục.

Atha kho sabhiyo paribbājako —pe— bhagavantaṃ uttariṃ pañhaṃ apucchi:

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya —như trên— đã hỏi đức Thế Tôn thêm câu hỏi nữa rằng:

Rồi du sĩ Sabhiya … lại hỏi Thế Tôn thêm câu hỏi nữa:

536. Kiṃ pattinamāhu sottiyaṃ (iti sabhiyo) ariyaṃ kena kathañca caraṇavāti, paribbājako kinti nāma hoti puṭṭho me bhagavā vyākarohi.

536. (Sabhiya nói) “Đã đạt được điều gì khiến người ta gọi là ‘bậc thiện tri thức’? Do (thành tựu) cái gì (gọi là) ‘bậc Thánh’? Và như thế nào được gọi là ‘có tánh hạnh’? Như thế nào được có tên là ‘bậc du sĩ’? Thưa đức Thế Tôn, được tôi hỏi, xin ngài hãy trả lời.”

Sahiya:

533. Sabhiya hỏi rằng:
Tôn giả Gotama,
Do đạt được những gì,
Ðược gọi vị được nghe?
Nhờ gì, gọi bậc Thánh?
Sở hành như thế nào,
Như thế nào được tên,
Là một người du sĩ?
Ðược con hỏi như vậy,
Mong Thế Tôn trả lời.

537. Sutvā sabbadhammaṃ abhiññāya loke (sabhiyāti bhagavā)
sāvajjānavajjaṃ yadatthi kiñci, abhibhuṃ akathaṃkathiṃ vimuttaṃ anīghaṃ sabbadhimāhu sottiyoti.

537. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sabhiya,) vị đã lắng nghe và biết rõ mọi pháp ở thế gian, bất cứ điều gì có tội hay không có tội, vị đã chế ngự, không còn hoài nghi, đã được giải thoát, không phiền muộn về mọi phương diện, người ta đã gọi là ‘bậc thiện tri thức.’

Thế Tôn:

534. Thế Tôn bèn đáp lại:
Hỡi này Sabhiya!
Do ở đời được nghe,
Thắng tri tất cả pháp,
Pháp có lỗi, không lỗi,
Phàm mọi pháp ở đời,
Là vị đã chiến thắng,
Ðoạn nghi, được giải thoát,
Trọn vẹn không dao động,
Ðược gọi, vị có nghe.

538. Chetvā āsavāni ālayāni vidvā so na upeti gabbhaseyyaṃ,
saññaṃ tividhaṃ panujja paṅkaṃ kappaṃ neti tamāhu ariyoti.

538. Vị đã cắt đứt các lậu hoặc, (và) các pháp tiềm ẩn,[1] sau khi đã hiểu biết, vị ấy không đi đến việc trú ở thai bào, sau khi đã xua đi ba loại tưởng, (và) bãi lầy (ngũ dục), vị không đi đến sự phân hạng, người ta gọi vị ấy là ‘bậc Thánh.’

[1] Āsavāni: là bốn lậu gồm có: dục lậu, hữu lậu, tà kiến lậu, và vô minh lậu. Ālayāni: là hai pháp tiềm ẩn: tham ái và tà kiến (SnA. ii, 433).

535. Sau khi đoạn, chặt đứt,
Mọi lậu hoăc chấp trước,
Vị ấy sau khi biết
Không đi đến thai tạng,
Ðoạn trừ và từ bỏ,
Ba loại tưởng bùn nhơ,
Không đi vào thời kiếp,
Ðược gọi là bậc Thánh.

539. Yo idha caraṇesu pattipatto kusalo sabbadā ājāni dhammaṃ,
sabbattha na sajjati vimutto paṭighā yassa na santi caraṇavā so.

539. Vị nào đã đạt được mục đích về các tánh hạnh ở trong Giáo Pháp này, vị thiện xảo vào mọi lúc, đã hiểu biết Giáo Pháp, không bám víu vào bất cứ nơi đâu, đã được giải thoát, vị nào không có các sự bất bình, vị ấy là ‘có tánh hạnh.’

536. Vị nào ở nơi đây,
Thành tựu các giới hạnh,
Thiện xảo mọi lãnh vực,
Rõ biết được Chánh Pháp,
Cùng khắp cả mọi nơi,
Không chấp trước, giải thoát,
Không sân hận một ai,
Ðược gọi là có hạnh.

540. Dukkhavepakkaṃ yadatthi kammaṃ uddhamadho tiriyañcāpi majjhe, paribbājayitvā pariññacārī māyaṃ mānamathopi lobhakodhaṃ, pariyantamakāsi nāmarūpaṃ taṃ paribbājakamāhu pattipattanti.

540. Sau khi đã lánh xa bất kỳ nghiệp nào có quả báu khổ đau, ở bên trên và bên dưới, luôn cả bên ngang và khoảng giữa, có sự du hành với trí tuệ, vị đã làm chấm dứt sự xảo quyệt, ngã mạn, luôn cả tham lam và giận dữ, danh và sắc, người ta đã gọi vị ấy là ‘bậc du sĩ” đã đạt được mục đích.”

537. Ai không làm các nghiệp
Ðưa đến quả đau khổ
Phía trên và phía dưới,
Bề ngang và chặng giữa,
Sống với sự liễu tri,
Từ bỏ, không chấp nhận,
Man trá và kiêu mạn,
Tham ái và phẫn nộ,
Làm cho đến cùng tận,
Cả danh và cả sắc,
Vị này đã đạt được,
Tên gọi là du sĩ.

Atha kho sabhiyo paribbājako bhagavato bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā attamano pamūdito udaggo pītisomanassajāto uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthavi:

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã thích thú, đã tùy hỷ với lời nói của đức Thế Tôn. Được hoan hỷ, vui mừng, phấn khởi, sanh tâm phỉ lạc, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, chắp tay hướng về đức Thế Tôn, và đã ca ngợi trực tiếp đến đức Thế Tôn bằng những lời kệ thích đáng rằng:

Rồi du sĩ Sabhiya hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy; hoan hỷ, hân hoan, phấn chấn, hỷ duyệt sanh khởi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thương y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn, trước mặt Thế Tôn, thốt lên những câu kệ thích đáng:

541. Yāni ca tīṇi yāni ca saṭṭhi samaṇappavādasitāni bhūripañña,
saññakkharasaññanissitāni osaraṇāni vineyya oghantamagā.

541. “Thưa bậc có tuệ bao la, bậc đã đi đến nơi tận cùng của các dòng lũ, sau khi đã xua tan ba và sáu mươi tà thuyết[1]được dựa vào giáo điều của các Sa-môn (ngoại đạo), được nương tựa vào tưởng và sự suy diễn của tưởng.

[1] Ba và sáu mươi tà thuyết; tức là sáu mươi hai tà kiến đã được đề cập ở Brahmajālasutta (Kinh Phạm Võng thuộc Trường Bộ 1) cộng với sakkāyadiṭṭhi – thân kiến (SnA. ii, 434-435).

538. Ôi, bậc tuệ rộng lớn!
Nhiếp phục sự tụ họp,
Các Sa-môn tranh luận,
Có đến sáu (mươi) ba thuyết,
Các ngôn thuyết văn tự,
Y đây các tưởng khởi,
Vị ấy vượt qua được,
Dòng nước mạnh sanh tử.

542. Antagū ’si pāragū dukkhassa arahāsi sammāsambuddho khīṇāsavaṃ taṃ maññe, jutimā mutimā pahūtapañño dukkhassantakara atāresi maṃ.

542. Ngài là bậc đã đi đến tận cùng, bậc đã đi đến bờ kia của khổ đau. Ngài là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, con nghĩ rằng Ngài có lậu hoặc đã được cạn kiệt. Ngài sáng láng, sâu sắc, có trí tuệ dồi dào. Thưa bậc đã làm chấm dứt khổ đau, ngài đã đưa con vượt qua (hoài nghi).

539. Ngài đi đến tận cùng,
Ðến bờ kia đau khổ,
Bậc La-hán, Chánh Giác,
Con nghĩ Ngài lậu tận,
Ngài chói sáng, thông minh.
Với trí tuệ rộng lớn,
Ngài đoạn tận đau khổ,
Ðưa con qua bờ kia.

543. Yaṃ me kaṃkhitamaññāsi vicikicchā maṃ tārayī namo te,
muni monapathesu pattipatta akhila-ādiccabandhu soratosi.

543. Khi ngài đã biết con có điều nghi ngờ, ngài đã đưa con vượt qua sự hoài nghi, xin kính lễ ngài. Thưa bậc hiền trí, vị đã đạt được mục đích ở đạo lộ trí tuệ, bậc không cứng nhắc, vị thân quyến của mặt trời, ngài là khéo an tịnh.

540. Ngài thấy, Ngài biết rõ
Những điều con nghi ngờ,
Ngài giúp con vượt qua,
Con xin đảnh lễ Ngài,
Bậc ẩn sĩ đạt được,
Con đường thật an tịnh,
Ôi, bà con mặt trời!
Không hoang vu, nhu hòa.

544. Yā me kaṅkhā pure āsi taṃ me vyākāsi cakkhumā,
addhā munīsi sambuddho natthi nīvaraṇā tava.

544. Thưa bậc hữu nhãn, nghi ngờ nào của con đã có trước đây, ngài đều giải thích điều ấy cho con. Ngài quả thật là bậc hiền trí đã được hoàn toàn giác ngộ, không có sự che lấp nào đối với ngài.

541. Ðiều xưa con nghi ngờ,
Ðều được Ngài giải đáp,
Ôi, bậc có Pháp nhân!
Ngài thật là ẩn sĩ
Bậc Chánh Ðẳng, Chánh Giác,
Ngài không còn triền cái.

545. Upāyāsā ca te sabbe viddhastā vinalīkatā, sītibhūto damappatto dhitimā saccanikkamo.

545. Và mọi sự sầu muộn của ngài đều đã được tan vỡ, đã được làm cho tiêu hoại. Ngài có trạng thái mát lạnh, đã đạt đến sự thu thúc, có sự kiên quyết, có thế mạnh là sự chân thật.

542. Với Ngài, mọi ưu não,
Ðược phá tan, đoạn diệt,
Ngài tịnh tịch, chế ngự,
Tâm kiên trì, thành thực.

546. Tassa te nāganāgassa mahāvīrassa bhāsato, sabbe devānumodanti ubho nāradapabbatā.

546. Trong khi ngài đây, bậc long tượng của các loài long tượng, bậc đại anh hùng đang nói, tất cả chư Thiên, luôn cả hai nhóm Nārada và Pabbata, đều tùy hỷ.

543. Ngài là bậc long tượng,
Trong các hàng long tượng,
Ngài là đại anh hùng
Chư Thiên đều hoan hỷ,
Cả hai Nàrada,
Và cả Pabbatà,
Ðều hoan hỷ tín thọ,
Lời thuyết giảng của Ngài.

547. Namo te purisājañña namo te purisuttama,sadevakasmiṃ lokasmiṃ natthi te paṭipuggalo.

547. Thưa bậc siêu nhân, xin kính lễ ngài. Thưa bậc tối thượng nhân, xin kính lễ ngài. Ở thế gian luôn cả chư Thiên, không có kẻ nào sánh bằng ngài.

544. Chúng con xin đảnh lễ,
Con người thuần thục nhất,
Chúng con xin đảnh lễ,
Con người tối thượng nhất,
Trong cảnh giới Trời, Người,
Không ai sánh được Ngài,

548. Tuvaṃ buddho tuvaṃ satthā tuvaṃ mārābhibhū muni,
tuvaṃ anusaye chetvā tiṇṇo tāres’ imaṃ pajaṃ.

548. Ngài là đức Phật, ngài là bậc đạo sư, ngài là bậc hiền trí, đấng chế ngự Ma Vương. Sau khi cắt đứt các pháp tiềm ẩn và đã vượt qua, ngài đưa dòng dõi này vượt qua.

545. Ngài chính là Ðức Phật,
Ngài chính là Ðạo Sư,
Ngài là bậc ẩn sĩ,
Ðã chiến thắng Ác ma,
Ngài chặt đứt tuỳ miên,
Ðã vượt qua sanh tử,
Ngài giúp chúng sanh này,
Vượt qua bể sanh tử.

549. Upadhī te samatikkantā āsavā te padāḷitā, sīhosi anupādāno pahīnabhayabheravo.

549. Các mầm tái sanh đã được ngài vượt qua, các lậu hoặc đã được ngài phá tan. Ngài là loài sư tử, không còn chấp thủ, đã dứt bỏ nỗi sợ hãi và khiếp đảm.

546. Ngài vượt khỏi sanh y,
Ngài phá tan lậu hoặc,
Ngài là bậc sư tử,
Không chấp thủ, chấp trước,
Mọi sợ hãi, hoảng hốt,
Ngài đoạn tận, trừ diệt.

550. Puṇḍarīkaṃ yathā vaggu toye na upalippati, evaṃ puññe ca pāpe ca ubhaye tvaṃ na lippasi, pāde vīra pasārehi sabhiyo vandati satthuno ’ti.

550. Giống như đóa sen trắng xinh đẹp không bị vấy bẩn ở nước, tương tự như thế, ngài không bị vướng bận ở thiện và ác, cả hai loại. Thưa đấng anh hùng, xin ngài hãy duỗi ra hai bàn chân, Sabhiya xin đảnh lễ hai bản chân của đấng đạo sư.”

547. Như hoa sen tươi đẹp.
Nước không thể dính vào,
Cũng vậy cả thiện ác,
Cả hai không dính Ngài,
Ôi anh hùng vĩ đại,
Xin Ngài duỗi chân ra,
Sabhiya chúng con,
Ðảnh lễ bậc Ðạo Sư.

Atha kho sabhiyo paribbājako bhagavato pādesu sirasā nipatitvā bhagavantaṃ etadavoca:

Khi ấy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã cúi xuống đê đầu ở hai bàn chân của đức Thế Tôn và đã nói điều này:

Rồi du sĩ Sabhiya lấy đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

Abhikkantaṃ bho gotama, —pe— dhammañca bhikkhusaṅghañca labheyyāhaṃ bhante, bhagavato santike pabbajjaṃ labheyyaṃ upasampadanti.

“Bạch ngài Gotama, thật là tuyệt vời! —như trên— Giáo Pháp, và Hội Chúng tỳ khưu. Con có thể xuất gia trong sự hiện diện của ngài Gotama không? Con có thể tu lên bậc trên không?”

– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!… Con xin quy y Thế Tôn, Pháp và chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, mong cho con thọ đại giới.

Yo kho sabhiya, aññatitthiyapubbo imasmiṃ dhammavinaye ākaṅkhati pabbajaṃ ākaṅkhati upasampadaṃ so cattāro māse parivasati, catunnaṃ māsānaṃ accayena [parivuṭṭhaparivāsaṃ ] āraddhacittā bhikkhū pabbājenti upasampādenti bhikkhubhāvāya, apica mettha puggalavemattatā viditāti.

“Này Sabhiya, người nào, trước đây theo ngoại đạo, mong mỏi sự xuất gia trong Pháp và Luật này, mong mỏi việc tu lên bậc trên, người ấy (phải) sống thử thách bốn tháng. Sau bốn tháng, có tâm được hài lòng, các vị tỳ khưu (sẽ) cho xuất gia, (sẽ) cho tu lên bậc trên để trở thành tỳ khưu; tuy nhiên ở đây Ta biết được tính chất khác biệt của mỗi cá nhân.”

– Này Sabhiya, ai trước kia thuộc ngoại đạo, nay xin xuất gia, xin thọ đại giới trong Pháp Luật này cần phải sống biệt trú trong bốn tháng. Sau bốn tháng, nếu tâm các Tỷ-kheo thỏa thuận, có thể cho vị ấy xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng ở đây, Ta biết sự sai biệt giữa các chúng sanh.

Sace bhante, aññatitthiyapubbā imasmiṃ dhammavinaye ākaṅkhantā pabbajjaṃ ākaṅkhantā upasampadaṃ cattāro māse parivasanti, catunnaṃ māsānaṃ accayena [parivuṭṭhaparivāse] āraddhacittā bhikkhū pabbājenti upasampādenti bhikkhubhāvāya, ahaṃ cattāri vassāni parivasissāmi, catunnaṃ vassānaṃ accayena [parivuṭṭhaparivāsaṃ] āraddhacittā bhikkhū pabbājentu upasampādentu bhikkhubhāvāyāti.

“Thưa ngài, nếu người trước đây theo ngoại đạo mong mỏi sự xuất gia trong Pháp và Luật này, mong mỏi việc tu lên bậc trên, (phải) sống thử thách bốn tháng. Sau bốn tháng, có tâm được hài lòng, các vị tỳ khưu (sẽ) cho xuất gia, (sẽ) cho tu lên bậc trên để trở thành tỳ khưu, thì con sẽ sống thử thách bốn năm. Sau bốn năm, có tâm được hài lòng, các vị tỳ khưu hãy cho xuất gia, hãy cho tu lên bậc trên để trở thành tỳ khưu.”

– Bạch Thế Tôn, nếu những ai trước kia thuộc ngoại đạo, nay xin xuất gia, xin thọ đại giới trong Pháp Luật này, sống biệt trú bốn tháng. Sau bốn tháng, nếu tâm các Tỷ-kheo thỏa thuận, có thể cho vị ấy xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo, con sẽ sống biệt trú bốn năm. Sau bốn năm, nếu tâm con thỏa thuận hãy cho xuất gia, cho con thọ đại giới để trở thành Tỷ-kheo.

Alattha kho sabhiyo paribbājako bhagavato santike pabbajjaṃ alattha upasampadaṃ, —pe— aññataro ca kho panāyasmā sabhiyo arahattaṃ ahosīti.

Quả vậy, du sĩ ngoại đạo Sabhiya đã đạt được sự xuất gia trong sự hiện diện của đức Thế Tôn, đã đạt được sự tu lên bậc trên. —như trên— Và thêm một vị nữa là đại đức Sabhiya đã trở thành vị A-la-hán.

Du sĩ Sabhiya được xuất gia với Thế Tôn, được thọ đại giới… rồi Tôn giả Sabhiya trở thành một vị A-la-hán.

Sabhiyasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Sabhiya.

 

7. SELASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)

7. KINH SELA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)

7. KINH SELA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)

(Xem kinh Sela, Trung Bộ Kinh, Tập II)

Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ bhagavā aṅguttarāpesu cārikaṃ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ aḍḍhateḷasehi bhikkhusatehi yena āpaṇaṃ nāma aṅguttarāpānaṃ nigamo tadavasari.

Tôi đã nghe như vầy:[1] Một thời, đức Thế Tôn trong khi đi du hành ở xứ sở Aṅguttarāpa cùng với đại chúng tỳ khưu gồm có một ngàn hai trăm năm mươi vị tỳ khưu, đã ngự đến phố chợ của xứ sở Aṅguttarāpa có tên là Āpaṇa.

[1] Bài kinh này giống như Selasuttaṃ, Majjhimanikāya ii (Kinh Sela, Trung Bộ 2).

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đi đến một thị trấn của Anguttarapa tên là Apana.

Assosi kho keṇiyo jaṭilo samaṇo khalu bho gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito aṅguttarāpesu cārikaṃ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ aḍḍhateḷasehi bhikkhusatehi āpaṇaṃ anuppatto, taṃ kho pana bhavantaṃ gotamaṃ evaṃ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato “itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā ”ti so imaṃ lokaṃ sadevakaṃ samārakaṃ sabrahmakaṃ sassamaṇabrāhmaṇiṃ pajaṃ sadevamunassaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, so dhammaṃ deseti ādikalyāṇaṃ majjhe kalyāṇaṃ pariyosānakalyāṇaṃ sātthaṃ sabyañjanaṃ kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāseti, sādhu kho pana tathārūpānaṃ arahataṃ dassanaṃ hotī ”ti.

Đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã nghe rằng: “Chắn chắn là ngài Sa-môn Gotama, con trai dòng Sakya, từ dòng dõi Sakya đã xuất gia, trong khi đi du hành ở xứ sở Aṅguttarāpa cùng với đại chúng tỳ khưu gồm có một ngàn hai trăm năm mươi vị tỳ khưu, đã ngự đến Āpaṇa. Hơn nữa, về ngài Gotama ấy có tiếng đồn tốt đẹp đã được lan rộng ra như vầy: ‘Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Tối Thượng, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.’ Với thắng trí của mình, vị ấy chứng ngộ và công bố về thế gian này tính luôn cõi chư Thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, các hạng chư Thiên và loài người. Vị ấy thuyết giảng Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ. Tốt thay cho việc diện kiến các vị A-la-hán như thế ấy.”

Bện tóc Keniya được nghe: “Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đã đến Apana. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về Tôn giả Gotama được khởi lên: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện văn nghĩa đầy đủ. Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, trong sạch. Tốt đẹp thay sự chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy!”.

Atha kho keṇiyo jaṭilo yena bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi, sammodanīyaṃ kathaṃ sārāṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho keṇiyaṃ jaṭilaṃ bhagavā dhammiyā kathāya sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṃsesi.

Sau đó, đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với đức Thế Tôn, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã ngồi xuống ở một bên. Khi đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã ngồi xuống ở một bên, Đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho đạo sĩ bện tóc Keṇiya bằng bài Pháp thoại.Rồi bện tóc Keniya đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn với pháp thoại khai thị cho bện tóc Keniya đang ngồi một bên, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ.

Atha kho keṇiyo jaṭilo bhagavatā dhammiyā kathāya sandassito samādapito samuttejito sampahaṃsito bhagavantaṃ etadavoca: Adhivāsetu me bhavaṃ gotamo svātanāya bhattaṃ saddhiṃ bhikkhusaṅghenāti.

Sau đó, khi đã được đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Xin ngài Gotama hãy nhận lời tôi về bữa trai phạn vào ngày mai cùng với hội chúng tỳ khưu.”

Bện tóc Keniya sau khi được Thế Tôn với pháp thoại khai thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, liền bạch Thế Tôn:

— Mong Tôn giả Gotama nhận lời mời của con ngày mai dùng cơm với chúng Tỷ-kheo.

Evaṃ vutte bhagavā keṇiyaṃ jaṭilaṃ etadavoca: Mahā kho keṇiya, bhikkhusaṅgho aḍḍhateḷasāni bhikkhusatāni, tvañca kho brāhmaṇesu abhippasannoti.

Khi được nói như vậy, đức Thế Tôn đã nói với đạo sĩ bện tóc Keṇiya điều này: “Này Keṇiya, hội chúng tỳ khưu rất đông có đến một ngàn hai trăm năm chục vị tỳ khưu, và ngươi đã đặt nhiều niềm tin vào các vị Bà-la-môn.”

Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với bện tóc Keniya:

— Này Keniya, chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và Ông có lòng tín thành với các Bà-la-môn.

Dutiyampi kho keṇiyo jaṭilo bhagavantaṃ etadavoca: Kiñcāpi bho gotama, mahā bhikkhusaṅgho aḍḍhateḷasāni bhikkhusatāni, ahañca brāhmaṇesu abhippasanno, adhivāsetu me bhavaṃ gotamo svātanāya bhattaṃ saddhiṃ bhikkhusaṅghenāti.

Đến lần thứ nhì, đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Thưa ngài Gotama, dầu cho hội chúng tỳ khưu rất đông có đến một ngàn hai trăm năm chục vị tỳ khưu và (dầu cho) tôi đã đặt nhiều niềm tin vào các vị Bà-la-môn, xin ngài Gotama hãy nhận lời tôi về bữa trai phạn vào ngày mai cùng với hội chúng tỳ khưu.”

Lần thứ hai, bện tóc Keniya bạch Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, dầu chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và dầu con có lòng tín thành với các Bà-la-môn, mong Tôn giả Gotama nhận lời mời của con, ngày mai dùng cơm với chúng Tỷ-kheo!

Dutiyampi kho bhagavā keṇiyaṃ jaṭilaṃ etadavoca: Mahā kho keṇiya, bhikkhusaṅgho aḍḍhateḷasāni bhikkhusatāni, tvañca kho brāhmaṇesu abhippasannoti.

Đến lần thứ nhì, đức Thế Tôn đã nói với đạo sĩ bện tóc Keṇiya điều này: “Này Keṇiya, hội chúng tỳ khưu rất đông có đến một ngàn hai trăm năm chục vị tỳ khưu, và ngươi đã đặt nhiều niềm tin vào các vị Bà-la-môn.”

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với bện tóc Keniya:

— Này Keniya, chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và Ông có lòng tín thành với các Bà-la-môn.

Tatiyampi kho keṇiyo jaṭilo bhagavantaṃ etadavoca: Kiñcāpi bho gotama, mahā bhikkhusaṅgho aḍḍhateḷasāni bhikkhusatāni, ahañca kho brāhmaṇesu abhippasanno, adhivāsetveva me bhavaṃ gotamo svātanāya bhattaṃ saddhiṃ bhikkhusaṅghenāti.

Đến lần thứ ba, đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã nói với đức Thế Tôn điều này: “Thưa ngài Gotama, dầu cho hội chúng tỳ khưu rất đông có đến một ngàn hai trăm năm chục vị tỳ khưu và (dầu cho) tôi đã đặt nhiều niềm tin vào các vị Bà-la-môn, xin ngài Gotama hãy nhận lời tôi về bữa trai phạn vào ngày mai cùng với hội chúng tỳ khưu.”

Lần thứ ba, bện tóc Keniya bạch Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, dầu chúng Tỷ-kheo rất lớn, đến một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, và dầu con có lòng tín thành với các vị Bà-la-môn, mong Tôn giả Gotama nhận lời mời của con, ngày mai dùng cơm với chúng Tỷ-kheo!

Adhivāsesi bhagavā tuṇhībhāvena.

Đức Thế Tôn đã nhận lời bằng thái độ im lặng.

Thế Tôn im lặng nhận lời.

Atha kho keṇiyo jaṭilo bhagavantaṃ adhivāsanaṃ viditvā uṭṭhāyāsanā yena sako assamo tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā mittāmacce ñātisālohite āmantesi:

Khi ấy, đạo sĩ bện tóc Keṇiya hiểu được sự nhận lời của đức Thế Tôn nên đã từ chỗ ngồi đứng dậy và đi về nơi cư ngụ của mình, sau khi về đến đã bảo các bạn bè thân hữu và thân quyến cùng huyết thống rằng:

Bện tóc Keniya, sau khi được biết Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến tịnh xá của mình, sau khi đến liền bảo các thân hữu, bà con huyết thống:

Suṇantu me bhavanto mittāmaccā ñātisālohitā samaṇo me gotamo nimantito svātanāya bhattaṃ saddhiṃ bhikkhusaṅghena yena me kāyaveyyāvaṭikaṃ kareyyāthāti.

“Xin quý vị bạn bè thân hữu và thân quyến cùng huyết thống hãy lắng nghe tôi, Sa-môn Gotama đã được tôi thỉnh mời bữa trai phạn vào ngày mai cùng với hội chúng tỳ khưu, vì thế mong các vị có thể làm giúp công việc phục dịch.”

— Quý vị Thân hữu, bà con huyết thống hãy nghe tôi. Sa-môn Gotama đã được tôi mời ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo. Vậy Quý vị hãy tự thân giúp việc cho tôi.

Evaṃ bhoti kho keṇiyassa jaṭilassa mittāmaccā ñātisālohitā keṇiyassa jaṭilassa paṭissutvā appekacce uddhanāni khaṇanti, appekacce kaṭṭhāni phālenti, appekacce bhājanāni dhovanti, appekacce udakamaṇikaṃ patiṭṭhāpenti, appekacce āsanāni paññāpenti. Keṇiyo pana jaṭilo sāmaṃyeva maṇḍalamālaṃ paṭiyādeti.

“Thưa ngài, xin vâng,” các bạn bè thân hữu và thân quyến cùng huyết thống của đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã nghe theo đạo sĩ bện tóc Keṇiya, một số đào bếp lữa, một số chẻ củi, một số rửa bát đĩa, một số xếp đặt lu nước, một số bố trí các chỗ ngồi, còn đạo sĩ bện tóc Keṇiya tự mình thiết lập lều trại có mái che.

— Thưa vâng, Tôn giả.

Các thân hữu, bà con huyết thống của bện tóc Keniya vâng đáp bện tóc Keniya. Có người thời đào hố (làm lò nấu); có người bửa củi; có người rửa chén bát; có người sắp đặt ghè nước; có người sửa soạn ghế ngồi; còn bện tóc Keniya tự mình dựng lên một giàn hoa hình tròn (Mandalamala).

Tena kho pana samayena selo brāhmaṇo āpaṇe paṭivasati tiṇṇaṃ vedānaṃ pāragū sanighaṇṭukeṭubhānaṃ sākkharappabhedānaṃ itihāsapañcamānaṃ padako veyyākaraṇo lokāyatamahāpurisalakkhaṇesu anavayo tīṇi māṇavakasatāni mante vāceti.

Vào lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sela cư trú ở Āpaṇa, là vị tinh thông về ba tập Vệ Đà, về các từ vựng và nghi thức, luôn cả về âm từ với sự phân tích, về truyền thống là thứ năm, là nhà ngữ học, nhà văn phạm, tinh thông về thế gian luận và các tướng của bậc đại nhân, đang chỉ dạy các chú thuật cho ba trăm thanh niên Bà-la-môn.

Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sela trú tại Apana, vị này tinh thông ba tập Veda, với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Vị này dạy chú thuật (manta) cho ba trăm thanh niên Bà-la-môn.

Tena kho samayena keṇiye jaṭile selo brāhmaṇo abhippasanno hoti. Atha kho selo brāhmaṇo tīhi māṇavakasatehi parivuto jaṅghāvihāraṃ anucaṅkamamāno anuvicaramāno yena keṇiyassa jaṭilassa assamo tenupasaṅkami. Addasā kho selo brāhmaṇo keṇiyasmiṃ jaṭile appekacce uddhanāni khaṇante, —pe— appekacce āsanāni paññāpente. Keṇiyaṃ pana jaṭilaṃ sāmaṃyeva maṇḍalamālaṃ paṭiyādentaṃ, disvāna keṇiyaṃ jaṭilaṃ etadavoca:

Vào lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sela đặt nhiều niềm tin vào đạo sĩ bện tóc Keṇiya. Khi ấy, Bà-la-môn Sela được tháp tùng bởi ba trăm thanh niên Bà-la-môn, trong lúc đi kinh hành, trong lúc đi tản bộ cho việc thư giãn chân cẳng, đã đi đến nơi cư ngụ của đạo sĩ bện tóc Keṇiya. Bà-la-môn Sela đã nhìn thấy ở nơi đạo sĩ bện tóc Keṇiya một số người đang đào bếp lữa, —như trên— một số bố trí các chỗ ngồi, còn đạo sĩ bện tóc Keṇiya đang tự mình thiết lập lều trại có mái che, sau khi nhìn thấy đã nói với đạo sĩ bện tóc Keṇiya điều này:

Lúc bấy giờ bện tóc Keniya có lòng tín thành với Bà-la-môn Sela. Rồi Bà-la-môn Sela, với ba trăm thanh niên Bà-la-môn vây quanh, tản bộ du hành đi đến tinh xá của bện tóc Keniya. Bà-la-môn Sela thấy tại tinh xá của bện tóc Keniya, có người thời đào hố (làm lò nấu); có người bửa củi; có người rửa chén bát; có người sắp đặt ghè nước; có người sửa soạn ghế ngồi; còn bện tóc Keniya tự mình dựng lên một giàn hoa hình tròn. Thấy vậy, Bà-la-môn Sela bèn nói với bện tóc Keniya:

Kinnu bhoto keṇiyassa āvāho vā bhavissati, vihāho vā bhavissati, mahāyañño vā paccupaṭṭhito, rājā vā māgadho seniyo bimbisāro nimantito svātanāya saddhiṃ balakāyenāti.

“Không lẽ ông Keṇiya sẽ có đám rước dâu, hay là sẽ có đám đưa dâu, hay là sắp xếp cho buổi đại lễ hiến tế, hay là đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha được mời thỉnh vào ngày mai cùng với đội quân binh?”— Có phải bện tóc Keniya sẽ rước dâu hay sẽ đưa dâu, hay một đại tế đàn được chuẩn bị, hay vua Seniya Bimbisara nước Magadha được mời ngày mai với cả binh lực?

Na me sela, āvāho bhavissati napi vivāho bhavissati, napi rājā māgadho seniyo bimbisāro nimantito svātanāya saddhiṃ balakāyena, api ca kho me mahāyañño paccupaṭṭhito atthi. Samaṇo gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito aṅguttarāpesu cārikaṃ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ aḍḍhateḷasehi bhikkhusatehi āpaṇaṃ anuppatto, taṃ kho pana bhavantaṃ gotamaṃ —pe— buddho bhagavā ’ti, so me nimantito svātanāya saddhiṃ bhikkhusaṅghenāti.

Này Sela, không phải tôi sẽ có đám rước dâu, cũng sẽ không có đám đưa dâu, cũng không phải đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha được mời thỉnh vào ngày mai cùng với đội quân binh, nhưng mà tôi có cuộc đại lễ hiến tế đã được sắp xếp. Sa-môn Gotama, con trai dòng Sakya, từ dòng dõi Sakya đã xuất gia, trong khi đi du hành ở xứ sở Aṅguttarāpa cùng với đại chúng tỳ khưu gồm có một ngàn hai trăm năm mươi vị tỳ khưu, đã ngự đến Āpaṇa. Hơn nữa, về ngài Gotama ấy —như trên— Phật, Thế Tôn.’ Vị ấy đã được tôi thỉnh mời vào ngày mai cùng với hội chúng tỳ khưu.”

— Thưa Tôn giả Sela, tôi không có rước dâu, cũng không đưa dâu, vua Seniya Bimbisara nước Magadha không có được mời ngày mai với cả binh lực, nhưng tôi chuẩn bị một đại tế đàn. Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sakya, du hành ở Anguttarapa cùng với đại chúng Tỷ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, và đã đến Apana. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây về Tôn giả Gotama được khởi lên: “Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.” Vị ấy được con mời ngày mai đến dùng cơm với chúng Tỷ-kheo.Buddhoti kho bho keṇiya, vadesi? Buddhoti bho sela, vadāmi. Buddhoti bho keṇiya, vadesi? Buddhoti bho sela vadāmīti.“Này ông Keṇiya, có phải ông nói: ‘Đức Phật’?” “Ồ ông Sela, tôi nói là: ‘Đức Phật.’” “Này ông Keṇiya, có phải ông nói: ‘Đức Phật’?” “Ồ ông Sela, tôi nói là: ‘Đức Phật.’”

— Tôn giả Keniya, có phải Ông nói đức Phật?

— Tôn giả Sela, vâng, tôi nói đức Phật.

— Tôn giả Keniya, có phải Ông nói đức Phật?

— Tôn giả Sela, vâng, tôi nói đức Phật.

Atha kho selassa brahmaṇassa etadahosi: Ghosopi kho eso dullabho lokasmiṃ yadidaṃ buddho’ti. Āgatāni kho pana asmākaṃ mantesu dvattiṃsamahāpurisalakkhanāni yehi samannāgatassa mahāpurisassa dveva gatiyo bhavanti anaññā. Sace agāraṃ ajjhāvasati, rājā hoti cakkavattī dhammiko dhammarājā cāturanto vijitāvī janapadatthāvariyappatto sattaratanasamannāgato.

Khi ấy, Bà-la-môn Sela đã khởi ý điều này: “Cái âm này thật khó được nghe ở thế gian, đó là từ: ‘Đức Phật.’ Hơn nữa, ba mươi hai tướng của bậc đại nhân đã được lưu truyền ở các kinh thơ của chúng ta, bậc đại nhân có được các tướng này chỉ có hai con đường, không có con đường khác: Nếu ở tại gia thì trở thành vua Chuyển Luân, bậc công chính, vị vua công minh, bậc chinh phục bốn phương, đạt được sự bền vững của xứ sở, có được bảy báu vật.

Rồi Tôn giả Bà-la-môn Sela suy nghĩ: “Chỉ một âm thanh đức Phật này cũng khó tìm được trong đời. Theo Thánh điển của chúng ta được truyền lại về ba mươi hai Ðại nhân tướng, những ai có ba mươi hai tướng ấy sẽ chọn một trong hai con đường, không có con đường nào khác: nếu là tại gia, sẽ thành vị Chuyển luân Thánh vương chinh phục mọi quốc độ, đầy đủ bảy món báu.

Tassimāni sattaratanāni bhavanti, seyyathīdaṃ: cakkaratanaṃ hatthiratanaṃ assaratanaṃ maṇiratanaṃ itthiratanaṃ gahapatiratanaṃ pariṇāyakaratanameva sattamaṃ, parosahassaṃ kho panassa puttā bhavanti sūrā vīraṅgarūpā parasenappamaddanā, so imaṃ paṭhaviṃ sāgarapariyantaṃ adaṇḍena asatthena dhammena abhivijiya ajjhāvasati. Sace kho panāgārasmā anagāriyaṃ pabbajati arahaṃ hoti sammāsambuddho loke vivattacchaddo.

Bảy báu vật này là thuộc về vị ấy, gồm có: bánh xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc ma-ni báu, nữ nhân báu, gia chủ báu, và tướng quân báu là thứ bảy. Hơn nữa, vị này có hơn một ngàn con trai là những dũng sĩ, có vóc dáng anh hùng, có khả năng tiêu diệt quân đội của kẻ thù. Vị ấy chinh phục và ngự trị trái đất được biển bao quanh này một cách công minh, không gậy gộc, không gươm đao. Nhưng nếu rời nhà xuất gia sống không nhà thì trở thành bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác, khơi mở sự che lấp ở thế gian.”

Bảy món báu này là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Và vị này có hơn một ngàn con trai là những vị anh hùng, oai phong lẫm liệt, chiến thắng ngoại quân. Vị này sống thống lãnh quả đất cùng tận cho đến đại dương, và trị vì với Chánh pháp, không dùng gậy, không dùng đao. Nếu vị này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị này sẽ chứng quả A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, quét sạch mê lầm ở đời.” và ông ta nói:

Kahaṃ pana bho keṇiya, etarahi so bhavaṃ gotamo viharati arahaṃ sammāsambuddho’ti.

“Này ông Keṇiya, vậy bây giờ ngài Gotama, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác ấy trú ở đâu?

— Này Tôn giả Keniya, nay Tôn giả Gotama ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ấy trú ở đâu?

Evaṃ vutte keṇiyo jaṭilo dakkhiṇaṃ bāhaṃ paggahetvā selaṃ brāhmaṇaṃ etadavoca: Yenesā bho sela nīlavanarājīti.

Khi được nói như vậy, đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã vươn cánh tay mặt và đã nói với Bà-la-môn Sela điều này: “Này ông Sela, ở dải rừng xanh biếc kia.”

Khi nghe nói vậy, bện tóc Keniya, duỗi cánh tay mặt, nói với Bà-la-môn Sela:

— Tôn giả Sela, tại ngôi rừng xanh kia.

Atha kho selo brāhmaṇo tīhi māṇavakasatehi saddhiṃ yena bhagavā tenupasaṅkakami. Atha kho selo brāhmaṇo te māṇavake āmantesi: Appasaddā bhonto āgacchantu pade padaṃ nikkhipantā, durāsadā hi te bhagavanto sīhāva ekacarā, yadā cāhaṃ bhonto, samaṇena gotamena saddhiṃ manteyyaṃ mā me bhonto, antarantarā kathaṃ opātetha, kathāpariyosānaṃ me bhavanto āgamentūti.

Sau đó, Bà-la-môn Sela cùng với ba trăm thanh niên Bà-la-môn đã đi đến gặp đức Thế Tôn. Khi ấy, Bà-la-môn Sela đã bảo các thanh niên Bà-la-môn ấy rằng: “Này quý vị, hãy đi đến ít có tiếng động trong khi đặt bàn chân xuống từng bước một, bởi vì các đức Thế Tôn ấy là khó tiếp cận, tựa như loài sư tử sống một mình. Và này quý vị, khi ta chuyện trò với Sa-môn Gotama, quý vị chớ làm gián đoạn cuộc nói chuyện ở khoảng giữa, quý vị hãy chờ đợi đến khi ta dứt lời.”

Rồi Bà-la-môn Sela, với ba trăm thanh niên đi đến Thế Tôn. Bà-la-môn bảo những thanh niên ấy:

— Quý vị hãy đến một cách im lặng, đặt chân xuống từng bước một, các bậc Thế Tôn ấy như con sư tử sống một mình, rất khó đến gần (hay ưa thích an tịnh — Durasada). Nếu ta có thảo luận với Sa-môn Gotama, chư Tôn giả chớ ngắt lời ta. Chư Tôn giả hãy chờ ta nói xong.

Atha kho selo brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi, sammodanīyaṃ kathaṃ sārāṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi.

Sau đó, Bà-la-môn Sela đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với đức Thế Tôn, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã ngồi xuống ở một bên.

Rồi Bà-la-môn Sela đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

Ekamantaṃ nisinno kho selo brāhmaṇo bhagavato kāye dvattiṃsamahāpurisalakkhaṇāni samannesi. Addasā kho selo brāhmaṇo bhagavato kāye dvattiṃsamahāpurisalakkhaṇāni yebhuyyena ṭhapetvā dve, dvīsu mahāpurisalakkhaṇesu kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati, kosohite ca vatthaguyhe pahūtajivhatāya ca.

Khi đã ngồi xuống ở một bên, Bà-la-môn Sela đã tìm xem ba mươi hai tướng của bậc đại nhân ở thân thể của đức Thế Tôn. Bà-la-môn Sela quả đã nhìn thấy hầu hết ba mươi hai tướng của bậc đại nhân ở thân thể của đức Thế Tôn ngoại trừ hai tướng, nên phân vân, hoài nghi, chưa xác quyết, chưa hài lòng về hai tướng của bậc đại nhân là nam căn được bọc lại và lưỡi lớn. [1]

[1] Nam căn được bọc lại (kosohite vatthaguyhe): kosohite là được che đậy lại bởi lớp vỏ bọc bằng da, vatthaguyhe là dương vật (SnA. ii, 452).

Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sela tìm xem ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn, Bà-la-môn Sela thấy phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng trên thân Thế Tôn, trừ hai tướng. Ðối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài.

Atha kho bhagavato etadahosi: Passati kho me ayaṃ selo brāhmaṇo dvattiṃsamahāpurisalakkhaṇāni yebhuyyena ṭhapetvā dve, dvīsu mahāpurisalakkhaṇesu kaṅkhati vicikicchati nādhimuccati na sampasīdati, kosohite ca vatthaguyhe pahūtajivhatāya cāti.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã khởi ý điều này: “Bà-la-môn Sela này nhìn thấy hầu hết ba mươi hai tướng của bậc đại nhân ở thân thể của Ta ngoại trừ hai tướng, nên phân vân, hoài nghi, chưa xác quyết, chưa hài lòng về hai tướng của bậc đại nhân là nam căn được bọc lại và lưỡi lớn.”

Rồi Thế Tôn suy nghĩ: “Bà-la-môn Sela này thấy trên thân Ta phần lớn ba mươi hai Ðại nhân tướng, trừ hai tướng, đối với hai Ðại nhân tướng ấy, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài”.

Atha kho bhagavā tathārūpaṃ iddhābhisaṅkhāraṃ abhisaṅkhāsi yathā addasa selo brāhmaṇo bhagavato kosohitaṃ vatthaguyhaṃ. Atha kho bhagavā jivhaṃ ninnāmetvā ubhopi kaṇṇasotāni anumasi paṭimasi, ubhopi nāsikasotāni anumasi paṭimasi, kevalampi laḷāṭamaṇḍalaṃ jivhāya chādesi.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã thể hiện thần thông khiến cho Bà-la-môn Sela đã nhìn thấy nam căn được bọc lại của đức Thế Tôn. Sau đó, đức Thế Tôn đã nhe lưỡi ra rồi đã liếm xuôi liếm ngược cả hai lỗ tai, đã liếm xuôi liếm ngược cả hai lỗ mũi, rồi đã dùng lưỡi che kín toàn bộ vầng trán.

Thế Tôn liền dùng thần thông khiến Bà-la-môn Sela thấy được tướng mã âm tàng của Thế Tôn, và Thế Tôn le lưỡi, rờ đến, liếm đến hai lỗ tai; rờ đến, liếm đến hai lỗ mũi, và dùng lưỡi le khắp cả vùng trán.

Atha kho selassa brahmaṇassa etahosi: Samannāgato kho samaṇo gotamo dvattiṃsa mahāpurisalakkhaṇehi paripuṇṇehi no aparipuṇṇehi no ca kho naṃ jānāmi buddho vā no vā, sutaṃ kho pana metaṃ brāhmaṇānaṃ vuddhānaṃ mahallakānaṃ ācariyapācariyānaṃ bhāsamānānaṃ, ye te bhavanti arahanto sammāsambuddhā te sake vaṇṇe bhaññamāne attānaṃ pātukarontīti, yannūnāhaṃ samaṇaṃ gotamaṃ sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthaveyyanti. Atha kho sele brāhmaṇo bhagavantaṃ sammukhā sāruppāhi gāthāhi abhitthavi:

Khi ấy, Bà-la-môn Sela đã khởi ý điều này: “Sa-môn Gotama quả đã có đầy đủ ba mươi hai tướng của bậc đại nhân, không phải không đầy đủ, nhưng ta không biết vị ấy có phải là đức Phật hay không phải. Vả lại, điều này đã được ta nghe từ các vị Bà-la-môn lão niên, lớn tuổi nói rằng: ‘Các vị nào là bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác, các vị ấy phô bày bản thân trong khi ân đức của mình đang được nói lên. Hay là ta nên trực diện ca ngợi Sa-môn Gotama bằng những lời kệ thích đáng? Khi ấy, Bà-la-môn Sela đã trực diện ca ngợi đức Thế Tôn bằng những lời kệ thích đáng rằng:

Rồi Bà-la-môn Sela suy nghĩ: “Sa-môn Gotama thành tựu ba mươi hai Ðại nhân tướng một cách đầy đủ, không phải không đầy đủ, nhưng ta chưa biết vị ấy là Phật hay không phải Phật. Tuy vậy, ta có nghe các vị Bà-la-môn niên cao, lạp lớn, các bậc Tôn sư, Ðại Tôn sư, nói như sau: “Các Thế Tôn ấy, những bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, khi những lời tán thán của những bậc ấy được nói đến, các bậc ấy tự hiện hình ra”. Vậy ta hãy trước mặt Thế Tôn tán thán những bài kệ xứng đáng”. Rồi Bà-la-môn Sela, tán thán trước mặt Sa-môn Gotama những bài kệ xứng đáng như sau:

551.  Paripuṇṇakāyo suruci sujāto cārudassano,
suvaṇṇavaṇṇosi bhagavā susukkadāṭhosi viriyavā.

551. “‘Bạch Thế Tôn, ngài có thân hình vẹn toàn, có ánh sáng rực rỡ, đã được thiện sanh, có vẻ đáng mến, có màu da như vàng, có răng trắng tinh, có sự tinh tấn.

[1] Các câu kệ 551-570 được thấy ở Selattheragāthā – Kệ ngôn của trưởng lão Sela, xem TTPV tập 31, các câu kệ 818-837, các trang 204-207 (ND).

Thân trọn đủ chói sáng,
Khéo sanh và đẹp đẽ,
Thế Tôn sắc vàng chói,
Răng trơn, láng, tinh cần.

552. Narassa hi sujātassa ye bhavanti viyañjanā,
sabbe te tava kāyasmiṃ mahāpurisalakkhaṇā.

552. Bởi vì những đặc điểm nào hiện hữu ở người đã được thiện sanh, tất cả các đặc điểm ấy, những tướng trạng của bậc đại nhân, đều có ở thân thể của Ngài.

Ðối với người khéo sanh,
Những tướng tốt trang trọng,
Ðều có trên thân Ngài,
Tất cả Ðại nhân tướng.

553. Pasannanetto sumukho brahā uju patāpavā, majjhe samaṇasaṅghassa ādicco ’va virocasi.

553. Ngài có cặp mắt trong sáng, khuôn mặt đầy đặn, cao to, đứng ngay thẳng, oai vệ; ở giữa hội chúng Sa-môn, Ngài chói sáng tựa như mặt trời.

Mắt sáng, mặt tròn đầy,
Cân đối, thẳng, hoàn mỹ,
Giữa chúng Sa-môn Tăng,
Ngài chói như mặt trời.

554. Kalyāṇadassano bhikkhu kañcanasannibhattaco, kiṃ te samaṇabhāvena evaṃ uttamavaṇṇino.

554. Là vị tỳ khưu có vóc dáng đẹp đẽ, có làn da giống như vàng, có màu da tối thượng như vậy, Ngài cần gì với bản thể Sa-môn?

Ðẹp mắt vị Tỷ-kheo,
Da sáng như vàng chói,
Với hạnh Sa-môn, Ngài
Cần gì sắc tối thượng.
 

555. Rājā arahasi bhavituṃ cakkavatti rathesabho, cāturanto vijitāvī jambusaṇḍassa issaro.

555. Ngài xứng đáng để trở thành vị vua, đấng Chuyển Luân, người xa phu xuất sắc, bậc có sự chiến thắng khắp bốn phương, chúa tể của Jambusaṇḍa.

Ngài xứng bậc Ðại vương,
Chuyển Luân, bậc Ðiều Ngự,
Chiến thắng khắp thiên hạ,
Bậc tối thượng Diêm-phù.

556. Khattiyā bhojarājāno anuyuttā bhavanti te,
rājābhirājā manujindo rajjaṃ kārehi gotama.

556. Các vị Sát-đế-lỵ, các tộc trưởng và các vị vua đều phục tùng ngài; ngài là vị vua đứng đầu các vị vua, là chúa của loài người. Thưa ngài Gotama, xin ngài hãy cai trị vương quốc.”

Vương tộc, hào phú vương,
Là chư hầu của Ngài,
Là vua giữa các vua,
Là Giáo chủ loài Người.
Hãy trị vì quốc độ,
Tôn giả Gotama!

557. Rājāhamasmi sela (iti bhagavā) dhammarājā anuttaro, dhammena cakkaṃ vattemi cakkaṃ appativattiyaṃ.

557. (Đức Thế Tôn nói) “Này Sela, Ta là đức vua, đấng Pháp vương vô thượng. Ta chuyển vận bánh xe theo Giáo Pháp, là bánh xe không thể bị chuyển vận ngược lại.”

Thế Tôn liền trả lời:

Sela, Ta là vua,
Bậc Pháp vương vô thượng,
Ta chuyển bánh xe pháp,
Bánh xe chưa từng chuyển.

558. Sambuddho paṭijānāsi (iti selo brāhmaṇo) dhammarājā anuttaro, dhammena cakkaṃ vattemi iti bhāsasi gotama.

558. (Bà-la-môn Sela nói) “Ngài tự nhận là bậc Toàn Giác, đấng Pháp vương vô thượng. Thưa ngài Gotama, Ngài nói rằng: ‘Ngài chuyển vận bánh xe theo Giáo Pháp.’

(Sela):

Ngài tự nhận Giác giả
Sela lại hỏi thêm,
“Bậc Pháp vương vô thượng,
Ta chuyển bánh xe Pháp”,
Ngài trả lời như vậy.

559. Ko nu senāpati bhoto sāvako satthudanvayo, ko te imaṃ anuvatteti dhammacakkaṃ pavattitaṃ.

559. Vậy vị nào là tướng quân của ngài, là đệ tử tiếp nối bậc đạo sư? Vị nào tiếp tục vận chuyển cho Ngài bánh xe Pháp đã được chuyển vận này?”

Tôn giả Gotama,

Ai sẽ là tướng quân ?
Là Tôn giả đệ tử ?
Vị đệ tử tín thành ?
Xứng đáng bậc Ðạo sư ?
Sau Ngài, ai sẽ chuyển,
Pháp luân Ngài đã chuyển?

560. Mayā pavattitaṃ cakkaṃ (selāti bhagavā) dhammacakkaṃ anuttaraṃ,
Sāriputto anuvatteti anujāto tathāgataṃ.

560. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sela,) bánh xe đã được Ta chuyển vận là bánh xe Pháp vô thượng. Sāriputta kế thừa đức Như Lai tiếp tục chuyển vận.

(Thế Tôn):

Này Sela,
Ta chuyển bánh xe Pháp,
Bánh xe Pháp vô thượng.
Chính Sariputta,
Chuyển bánh xe Chánh Pháp,
Thừa tự Như Lai vị.

561. Abhiññeyyaṃ abhiññātaṃ bhāvetabbañca bhāvitaṃ, pahātabbaṃ pahīnaṃ me tasmā buddhosmi brāhmaṇa.

561. Điều cần biết rõ đã được biết rõ, việc cần tu tập đã được tu tập, cái cần dứt bỏ đã được dứt bỏ bởi  Ta; này Bà-la-môn, vì thế Ta là đức Phật.

Cần biết, Ta đã biết,
Cần tu, Ta đã tu,
Cần bỏ, Ta đã bỏ.
Do vậy Ta là Phật,
Ôi, Tôn giả Phạm chí!

562. Vinayassu mayi kaṅkhaṃ adhimuccassu brāhmaṇa, dullabhaṃ dassanaṃ hoti sambuddhānaṃ abhiṇhaso.

562. Này Bà-la-môn, ngươi hãy dẹp bỏ sự hoài nghi về Ta, ngươi hãy xác quyết; việc gặp gỡ các bậc Toàn Giác thường xuyên là điều khó đạt được.

Còn gì nghi ở Ta,
Hãy gác bỏ một bên,
Hãy giải thoát khỏi chúng,
Ôi, Tôn giả Phạm chí!

563. Yesaṃ vo dullabho loke pātubhāvo abhiṇhaso, so’haṃ brāhmaṇa sambuddho sallakatto anuttaro.

563. Quả vậy, việc tái xuất hiện ở thế gian của những vị này là điều khó đạt được. Này Bà-la-môn, Ta đây là bậc Toàn Giác, phẫu thuật gia vô thượng.

Thấy được bậc Chánh Giác,
Thật thiên nan vạn nan,
Bậc Chánh Giác ra đời,
Thật thiên nan vạn nan!
Ta là bậc Chánh Giác,
Bậc Y vương vô thượng,
Ôi, Tôn giả Phạm chí!

564. Brahmabhūto atitulo mārasenappamaddano,
sabbāmitte vasīkatvā modāmi akutobhayo.

564. Ta có tư cách Phạm Thiên, bậc không thể so sánh, người có sự tiêu diệt các đạo binh của Ma Vương, sau khi chế ngự tất cả đối thủ, Ta hân hoan, không có sự sợ hãi từ bất cứ đâu.”

Là Phạm thiên khó sánh,
Nhiếp phục các ma quân.
Hàng phục mọi đối nghịch,
Ta sống tâm hoan hỷ,
Không sợ hãi một ai,
Không từ đâu run sợ.

565. Imaṃ bhonto nisāmetha yathā bhāsati cakkhumā, sallakatto mahāvīro sīho va nadatī vane.

565. “Này quý vị, quý vị hãy lắng nghe lời mà bậc Hữu Nhãn, nhà phẫu thuật, đấng Đại Hùng phát biểu, tựa như con sư tử rống ở khu rừng.

(Sela):

Chư Tôn giả, hãy nghe!
Như bậc có mắt giảng,
Bậc Y vương, Anh hùng,
Sư tử rống rừng sâu.

566. Brahmabhūtaṃ atitulaṃ mārasenappamaddanaṃ, ko disvā nappasīdeyya api kaṇhābhijātiko.

566. Người nào, cho dầu là kẻ có dòng dõi thấp kém, sau khi nhìn thấy bậc có tư cách Phạm Thiên, bậc không thể so sánh, người có sự tiêu diệt các đạo binh của Ma Vương, mà không tịnh tín?

Thấy Phạm thiên vô tỷ,
Nhiếp phục các ma quân,
Ai lại không tín thành,
Cho đến kẻ hạ tiện.

567. Yo maṃ icchati anvetu yo vā nicchati gacchatu, idhāhaṃ pabbajissāmi varapaññassa santike.

567. Ai là người muốn theo ta, hoặc ai không muốn thì hãy đi đi. Tại đây, ta sẽ xuất gia trong sự chứng minh của bậc có trí tuệ cao quý.”

Ai muốn, hãy theo Ta,
Không muốn, hãy ra đi,
Ở đây, Ta xuất gia,
Bậc Trí Tuệ tối thượng!

568. Etañce ruccati bhoto sammāsambuddhasāsanaṃ, mayampi pabbajissāma varapaññassa santike.

568. “Nếu Giáo Pháp này của đấng Chánh Đẳng Giác được thích thú đối với ngài, chúng tôi cũng sẽ xuất gia trong sự chứng minh của bậc có trí tuệ cao quý.”

(Các Bà-la-môn):

Nếu Tôn giả tín thành,
Giáo pháp bậc Chánh Giác,
Chúng con cũng xuất gia,
Bậc Trí Tuệ tối thượng!

569. Brāhmaṇā tisatā ime yācanti pañjalikatā, brahmacariyaṃ carissāma bhagavā tava santike.

569. Ba trăm vị Bà-la-môn này đã chắp tay thỉnh cầu: “Bạch đức Thế Tôn, chúng con sẽ sống Phạm hạnh trong sự hiện diện của Ngài.”

(Sela):

Ba trăm Phạm chí ấy,
Chắp tay xin được phép:
Chúng con sống Phạm hạnh,
Do Thế Tôn lãnh đạo!

570. Svākkhātaṃ brahmacariyaṃ (selāti bhagavā) sandiṭṭhikamakālikaṃ, yattha amoghā pabbajjā appamattassa sikkhatoti.

570. (Đức Thế Tôn nói: “Này Sela,) Phạm hạnh đã khéo được thuyết giảng, hoàn toàn hiển nhiên, không bị chi phối bởi thời gian, việc xuất gia trong Giáo Pháp ấy không phải là vô ích đối với người đang (ra sức) học tập, không bị xao lãng.”

Thế Tôn đáp:

Nầy Sela,
Phạm hạnh được khéo giảng,
Thiết thực ngay hiện tại,
Vượt khỏi thời gian tính.
Ở đây sự xuất gia,
Không uổng công hoang phí,
Với ai không phóng dật,
Tinh tấn chuyên tu học.

Alattha kho selo brāhmaṇo sapariso bhagavato santike pabbajjaṃ alattha upasampadaṃ.

Quả vậy, Bà-la-môn Sela  cùng với đồ chúng đã đạt được sự xuất gia, đã đạt được sự tu lên bậc trên trong sự hiện diện của đức Thế Tôn.

Bà-la-môn Sela cùng với hội chúng được xuất gia dưới sự lãnh đạo Thế Tôn, được thọ đại giới.

Atha kho keṇiyo jaṭilo tassā rattiyā accayena sake assame paṇītaṃ khādanīyaṃ bhojanīyaṃ paṭiyādāpetvā bhagavato kālaṃ ārocāpesi: Kālo bho gotama niṭṭhitaṃ bhattanti.

Sau đó, khi trải qua đêm ấy đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã cho chuẩn bị sẵn sàng thức ăn hảo hạng loại cứng loại mềm tại nơi cư ngụ của mình rồi cho người thông báo thời giờ đến đức Thế Tôn: “Bạch ngài Gotama, đã đến giờ, thức ăn đã chuẩn bị xong.”

Rồi Bà-la-môn Keniya, sau đêm ấy, tại tinh xá của mình, sau khi cho sửa soạn các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm xong, liền báo thời giờ lên Thế Tôn: “Tôn giả Gotama, đã đến giờ! Cơm đã sửa soạn xong”.

Atha kho bhagavā pubbanhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya yena keṇiyassa jaṭilassa assamo tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi, saddhiṃ bhikkhusaṅghena. Atha kho keṇiyo jaṭilo buddhapamukhaṃ bhikkhusaṅghaṃ paṇītena khādanīyena bhojanīyena sahatthā santappesi sampavāresi.

Khi ấy vào buổi sáng, đức Thế Tôn đã quấn y (nội) rồi cầm bình bát và y đi đến nơi cư ngụ của đạo sĩ bện tóc Keṇiya, sau khi đến đã ngồi xuống ở chỗ ngồi được sắp đặt sẵn cùng với hội chúng tỳ khưu. Sau đó, đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã tự tay làm hài lòng và toại ý hội chúng tỳ khưu có đức Phật đứng đầu với thức ăn hảo hạng loại cứng loại mềm.

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến tinh xá của bện tóc Keniya, sau khi đến, liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn cùng với chúng Tỷ-kheo. Rồi bện tóc Keniya sau khi tự tay mời chúng Tỷ-kheo với đức Phật là vị cầm đầu và làm cho thỏa mãn với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm.

Atha kho keṇiyo jaṭilo bhagavantaṃ bhuttāviṃ onītapattapāṇiṃ aññataraṃ nīcaṃ āsanaṃ gahetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho keṇiyaṃ jaṭilaṃ bhagavā imāhi gāthāhi anumodi:

Đến khi đức Thế Tôn đã thọ thực xong có bàn tay đã rời khỏi bình bát, đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã cầm lấy một chiếc ghế thấp rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đạo sĩ bện tóc Keṇiya đã ngồi xuống ở một bên, đức Thế Tôn đã nói lời tùy hỷ đến đạo sĩ bện tóc Keṇiya bằng những lời kệ này:

Rồi bện tóc Keniya, sau khi Thế Tôn ăn xong, tay đã rời khỏi bát, liền lấy một ghế ngồi thấp khác và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với bện tóc Keniya lời tùy hỷ công đức với những bài kệ sau đây:

571. Aggihuttamukhā yaññā sāvitti chandaso mukhaṃ, rājā mukhaṃ manussānaṃ nadīnaṃ sāgaro mukhaṃ.

571. “Các lễ hiến tế có sự cúng tế ngọn lửa là đứng đầu, kinh cổ Sāvittī là đứng đầu về niêm luật, đức vua là đứng đầu loài người, biển cả đứng đầu các con sông.

Tế đàn là tối thượng,
Trong các lễ tế lửa,
Savitti là tối thượng,
Giữa bài thơ Veda.
Vua là bậc tối thượng,
Giữa thế giới loài Người,
Ðại dương là tối thượng,
Giữa các loại sông ngòi.

572. Nakkhattānaṃ mukhaṃ cando ādicco tapataṃ mukhaṃ, puññaṃ kaṅkhamānānaṃ saṅgho ce yajataṃ mukhanti.

572. Mặt trăng đứng đầu các vì sao, mặt trời đứng đầu các vật tỏa sáng. Đối với những người mong mỏi phước báu đang cúng dường thì Tăng Chúng là đứng đầu.”[1]

[1] Hai câu kệ 571 và 572 được thấy ở Tạng Luật (xem TTPV tập 5, trang 97)

Mặt trăng là tối thượng,
Giữa các vì sao sáng,
Chúng Tăng thật tối thượng,
Với những ai bố thí,
Tâm mong ước nguyện cầu,
Gặt hái nhiều công đức.

Atha kho bhagavā keṇiyaṃ jaṭilaṃ imāhi gāthāhi anumoditvā uṭṭhāyāsanā pakkāmi.

Sau đó, khi đã nói lời tùy hỷ đến đạo sĩ bện tóc Keṇiya bằng những lời kệ này, đức Thế Tôn đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Thế Tôn sau khi dùng bài kệ này nói những lời tùy hỷ công đức với bện tóc Keniya, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Atha kho āyasmā selo sapariso eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto na cirasseva yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti, tadanuttaraṃ brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. Khīṇā jāti vusitaṃ brahmacariyaṃ kataṃ karaṇīyaṃ nāparaṃ itthattāyāti abbhaññāsi. Aññataro ca kho panāyasmā selo sapariso arahataṃ ahosi.

Sau đó, đại đức Sela  cùng với đồ chúng , một mình đã tách riêng, rồi trong khi sống không bị xao lãng, có sự nỗ lực, có sự quyết tâm nên chẳng bao lâu sau, ngay trong kiếp hiện tại này, nhờ vào thắng trí của mình đã chứng ngộ, đạt đến, và an trú vào mục đích tối thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này mà những người con trai của các gia đình cao quý rời nhà xuất gia một cách chân chánh sống không nhà. Vị ấy đã biết rằng: “Sự tái sanh đã cạn kiệt, Phạm hạnh đã sống, việc cần làm đã làm, không còn gì khác (phải làm) đối với bản thể (A-la-hán) này nữa.” Và thêm một vị nữa là đại đức Sela  cùng với đồ chúng đã trở thành vị A-la-hán.

Rồi Tôn giả Sela với đồ chúng sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, cần mẫn. Và không bao lâu, Tôn giả chứng được mục đích tối cao mà các Thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến. Ðó là vô thượng Phạm hạnh ngay trong hiện tại, tự chứng đạt và an trú. Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa. Vị này biết như vậy và Tôn giả Sela với hội chúng trở thành các vị A-la-hán.

Atha kho āyasmā selo sapariso yena bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā ekaṃsaṃ cīvaraṃ katvā yena bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā bhagavantaṃ gāthāhi ajjhabhāsi.

 Sau đó, đại đức Sela cùng với đồ chúng đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đắp y một bên vai, chắp tay hướng về đức Thế Tôn, và đã nói với đức Thế Tôn bằng những lời kệ rằng:

Rồi Tôn giả Sela với đồ chúng đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đắp y vào một bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn và đọc lên Thế Tôn bài kệ sau đây:

573. Yaṃ taṃ saraṇamāgamma ito aṭṭhami cakkhuma, sattarattena bhagavā dantamha tava sāsane.

573. “Bạch đấng Hữu Nhãn, việc chúng con đi đến nương tựa vào Ngài đến nay là ngày thứ tám. Bạch đức Thế Tôn, chúng con đã được huấn luyện trong Giáo Pháp của Ngài bảy đêm.

Kính bạch bậc Pháp Nhãn,
Cách đây trước tám ngày,
Chúng con đã đến Ngài,
Xin phát nguyện quy y.
Thế Tôn trong bảy đêm,
Ðã nhiếp phục chúng con,
Ðã chế ngự chúng con,
Trong giáo lý của Ngài.

574. Tuvaṃ buddho tuvaṃ satthā tuvaṃ mārābhibhū muni, tuvaṃ anusaye chetvā tiṇṇo tāres’ imaṃ pajaṃ.

574. Ngài là đức Phật, Ngài là bậc Đạo Sư, Ngài là bậc hiền trí, đấng chế ngự Ma Vương. Sau khi cắt đứt các pháp tiềm ẩn và đã vượt qua, Ngài đưa dòng dõi này vượt qua.

Ngài là bậc Giác Giả,
Ngài là bậc Ðạo Sư,
Ngài là bậc Mâu-ni,
Ðã chiến thắng quần ma.
Sau khi Ngài đoạn trừ,
Vượt qua biển sanh tử,
Ngài giúp quần sanh này,
Cùng vượt qua bể khổ.

575. Upadhī te samatikkantā āsavā te padālitā, sīhosi anupādāno pahīṇabhayabheravo.

575. Các mầm tái sanh đã được Ngài hoàn toàn vượt qua, các lậu hoặc đã được Ngài phá tan, tựa như con sư tử, không còn chấp thủ, có sự sợ hãi và khiếp đảm đã được dứt bỏ.

Sanh y Ngài vượt qua,
Lậu hoặc Ngài nghiền nát,
Ngài là Sư tử chúa,
Không chấp, không sợ hãi.

576. Bhikkhavo tisatā ime tiṭṭhanti añjalīkatā,
pāde vīra pasārehi nāgā vandantu satthunoti.

576. Ba trăm vị tỳ khưu này đứng yên, chắp tay. Bạch đấng Anh Hùng, xin Ngài hãy duỗi ra các bàn chân. Các bậc long tượng hãy đảnh lễ (bàn chân của) bậc Đạo Sư.”

Ba trăm Tỷ-kheo này,
Ðồng chắp tay đứng thẳng,
Ôi anh hùng chiến thắng,
Hãy duỗi chân bước tới.
Hãy để các Ðại nhân
Ðảnh lễ bậc Ðạo Sư.

Selasuttaṃ niṭṭhitaṃ.

Dứt Kinh Sela.

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Kinh Tập“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Kinh Tập” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *