ÁNH SÁNG CỦA TUỆ – CHƯƠNG 12 – ĐẠT ĐẾN ĐẠO VÀ QUẢ TUỆ (MAGGA & PHALA ÑĀṆA SAMĀPATTI)

– CHƯƠNG 12 –
ĐẠT ĐẾN ĐẠO VÀ QUẢ TUỆ
(MAGGA & PHALA ÑĀṆA SAMĀPATTI)

 

Trong giai đoạn này có nhiều điều cản trở thiền sinh nhiều lần vì theo nghiên cứu (theo thiền sinh), có những trải nghiệm tương đồng (Nibbāna) xảy ra với thiền sinh. Thiền sinh cần tự kiểm tra dù vị ấy đang trải nghiệm những tương đồng hay không. Về khía cạnh của người thầy, vị ấy cũng cần kiểm tra họ nhiều lần. Bậc Dự lưu Sotāpanna[91] chỉ là một tên chế định. Người có tuệ uyên bác về đa văn (Bahussuta) sẽ biết về bậc Dự lưu Sotāpanna. Nhưng đối với người không có hiểu biết rộng điều đó không dễ để biết đó là Đạo và Quả Dự lưu (Sotāpanna magga & phala). Nhưng điều vị ấy biết vào lúc ấy là như vậy, ví dụ, Tôn giả Kondañña đã biết.

Atha kho āyasmato Kondaññassa virajaṃ, vitamalaṃ, dhammacakkhuṃ udapādi: `yaṃ kiñci samudayadhammaṃ sabbaṃ taṃ nirodha dhamman’ti. – tuệ là ‘pháp sanh, diệt’ đã sanh theo Tôn giả Kondañña. Kế đến điều gì đã xảy ra? Atha kho āyasmā kondañño diṭṭhadhammo pattadhammo viditadhammo pariyogālhadhammo tinna vicikiccho vikata kathaṃ katho vesārajjappatto. – tất cả sự nghi ngờ như là: – Bốn Thánh đế có hiện hữu hay chăng? Có kiếp sống quá khứ hay chăng? Có kiếp sống vị lai hay chăng? Có cả kiếp sống quá khứ và vị lai hay chăng? Quả vị lai sanh do nhân quá khứ phải chăng? Nhân hiện tại sẽ gây ra quả vị lai phải chăng? Một kiếp sống quá khứ xa hơn đã gây ra một kiếp sống quá khứ gần hơn phải chăng? Nghiệp (kamma) gây ra quả của nghiệp phải chăng?– bị đoạn trừ. Tại sao? Vì vị ấy đã hoàn toàn thấy rõ khổ đế (dukkha sacca)và tập đế (samudaya sacca). Vị ấy cũng hoàn toàn thấy rõ rằng khổ đế (dukkha sacca) sanh do tập đế (samudaya sacca). Cho nên những hoài nghi này không còn sanh với vị ấy nữa. Lúc đó vị ấy có thể tự tin (vesārajjappatto) nói rằng bốn Thánh đế thật hiện hữu và có thể thật được biết. Điều đó chỉ được đề cập rằng vị ấy có khả năng hay tuệ này. Tuệ mà ‘tôi đã thành một bậc Dự lưu’ sanh với vị ấy phải chăng? Không. Tên gọi này là một pháp chế định (paññatti) chỉ có thể được biết bởi người có sự hiểu biết từ Nguyên bản Pāḷi.

Khi ấy có Diệt đế (Nirodha sacca) gọi là ‘vô vi Nibbāna (asaṅkhata Nibbāna) là phần của bốn Thánh Đế. Chư Thánh (Ariya) biết rằng các Ngài thấu biết rõ Diệt đế (Nirodha sacca) bằng cách ‘thấu rõ cảnh’ (ārammaṇa paṭivedha). Các Ngài thấu biết rõ 3 Thánh đế khác: Khổ đế (dukkha sacca), Tập đế (samudaya sacca) và Đạo đế (magga sacca) thấu rõ bằng cách ‘thành tựu phận sự’ (kicca siddhi) như ‘thấu rõ vô si’ (asammoha paṭivedha). ‘Thấu rõ vô si’ (asammoha paṭivedha) là chi? Đoạn trừ si (moha) (che đậy bốn Thánh đế không được biết) bằng cách ‘phận sự’ (kicca) là ‘thấu rõ vô si’ (asammoha paṭivedha). Bậc Thánh (Ariya) này có thể quan sát theo 5 ‘uẩn’ (khandha) hiện hữu trong 11 cách (như là quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần, ngoại phần, v.v…) vào bất cứ lúc nào sau đó do sự hiện diện của ‘Thánh đạo’ (Ariya magga) có sức mạnh đoạn trừ ‘si’ (moha) là pháp che đậy khỏi được biết 5 ‘uẩn’ (khandha). Vì không có ‘si’ (moha) là pháp che đậy 5 ‘uẩn’ (khandha) cho khỏi được biết, sự thấy rõ tự động được hoàn thành. Vị ấy có thể quan sát theo Tập đế (samudaya sacca), sự liên quan giữa nhân và quả, pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) vào bất cứ khi nào vì ‘si’ (moha) là pháp che đậy Tập đế (samudaya sacca) bị ‘Thánh đạo dự lưu’ (Ariya sotāpatti magga) đoạn trừ.

Nếu một người nghĩ rằng vị ấy là một bậc ‘Dự lưu’ (sotāpanna) vị ấy cần phải kiểm tra lại tợ như việc kiểm tra ‘vàng’ bằng đá kiểm tra (điều này tham khảo cách kiểm tra dù một miếng vàng là thật hay không bằng cách cào/ làm xước miếng vàng trên một loại đá kiểm tra. Một chuyên viên sẽ biết dù miếng vàng là vàng thật hay không bằng cách nhìn dấu vàng để lại trên đá kiểm tra.) Bậc tu tiến tự hỏi, ‘Tôi có thấy rõ Khổ đế (dukkha sacca) hiện hữu trong 11 cách: quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần, ngoại phần, thô, tế, ti hạ, tinh lương/ cao quí, xa và gần hay chăng?’ Tự hỏi dù bậc tu tiến có thấy rõ pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) sanh kết nối 3 thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) bằng chính kinh nghiệm của vị ấy hay bằng lời nói của người khác. Nếu vị ấy chỉ biết qua lời nói của người khác và không bằng chính sự thấy rõ của vị ấy, vị ấy có phải là bậc ‘Dự lưu’ (sotāpanna) hay chăng? Chú giải Mahā Nidāna Sutta đã đề cập, Sotāpannānañca nāma paccaya kāro uttānakova hutvā upatthāti – nếu vị ấy là một bậc Dự lưu (sotāpanna) thì tuệ của bậc Dự lưu (sotāpanna) biết rõ pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) sanh gọi là ‘cách/ hành tướng của duyên’ (paccaya kāro). Đây là giai đoạn cân nhắc sự giải thích theo Nguyên bản Pāḷi. Từ đó ‘tuệ đạo Dự lưu’ (Sotāpatti magga ñāṇa) có sức mạnh đoạn trừ si (moha), là pháp che đậy Tập đế (samudaya sacca), tự kiểm tra tợ như cách ‘đá kiểm tra’ này. Bậc tu tiến có thể tự hiểu nếu vị ấy kiểm tra như vậy, dù vị ấy có phải là một bậc ‘Dự lưu’ (sotāpanna) hay không.

Chỉ nếu vị ấy có kiến thức từ Nguyên bản Pāḷi có thể vị ấy hiểu ‘tôi là một bậc ‘Dự lưu’ (sotāpanna)’. Tuy nhiên vào sát-na ấy (của sự đạt đến), vị ấy biết điều gì? Vị ấy biết hoàn toàn sự diệt của ‘danh sắc’ (nāma rūpa), cảnh ‘vô vi Nibbāna’ (asaṅkhata Nibbāna) bằng cách ‘thấu rõ cảnh’ (ārammaṇa paṭivedha). Vị ấy tự hiểu dù vị ấy đang thấy rõ Nibbāna hay không. Vị ấy có loại tuệ này trong khi ấy.

Thiền sinh dường như đã đạt ‘Đạo dự lưu’ (Sotāpatti magga) cần phải làm gì? Vị ấy cần phải xác định (adhiṭṭhāna) nhiều lần để thấy dù nếu là thật hay không. Điều đó có thể được suy luận rằng vị ấy thật sự đang thấy rõ Nibbāna, nếu vị ấy có thể thấy Nibbāna ngay khi vị ấy lập nguyện như là ‘Mong cho được thấy rõ Nibbāna một giờ đồng hồ’, ‘Mong cho được thấy rõ Nibbāna hai giờ đồng hồ’, v.v… Sau khi suy luận như vậy, kiểm tra thêm nữa là cần thiết, Đó là chi?

Maggam phalañca Nibbānam, Paccavekkhati pandito

Hīne kilese sese ca, Paccavekkhati vā navā.

Điều này được đề cập trong Abhidhammattha Saṅgaha (đã chuyển ngữ là A Manual of Abhidhamma bởi Đại đức Narada, trang 414, phù hợp với Chú giải).

Có 5 loại ‘lộ đổng lực phản khán’[92] (paccavekkhana javana vīthi):

1) Lộ tâm phản khán Đạo (magga)

2) Lộ tâm phản khán Quả (phala)

3) Lộ tâm phản khán Nibbāna

4) Lộ tâm phản khán ‘phiền não’ (kilesa) đã bị đoạn trừ.

5) Lộ tâm phản khán ‘phiền não’ (kilesa) chưa đoạn trừ.

Trong 5 lộ này, lộ tâm phản khán Đạo (magga), Quả (phala), Nibbāna có thể sanh trong mỗi bậc Thánh Ariya. Sự phản khán ‘phiền não’ (kilesa) đã bị đoạn trừ và phản khán ‘phiền não’ (kilesa) chưa đoạn trừ có thể sanh trong bậc Thánh (Ariya) người có kiến thức Nguyên bản uyên thâm Bahussuta. Điều đó được đề cập rằng 2 loại phản khán này có thể hoặc không thể sanh với bậc Thánh (Ariya) người không có kiến thức từ Nguyên bản Pāḷi. Theo sự trình bày này, để biết phiền não (kilesa) nào đã được đoạn trừ và phiền não (kilesa) nào chưa được đoạn trừ trong vị ấy, thì quan sát ‘danh sắc’ (nāma rūpa) lần nữa theo nhóm ‘đổng lực thiện’ (kusala javana) và theo nhóm ‘đổng lực bất thiện’ (akusala javana) lấy cảnh sắc (rūpārammaṇa) làm cảnh. Khi ấy thiền sinh tự hiểu loại pháp bất thiện (akusala dhamma) gì, nhóm ‘đổng lực bất thiện’ (akusala javana) không thể thấy trong vị ấy vì nó đã bị đoạn trừ.

Bằng cách kiểm tra như vậy vẫn chưa đủ. Ledi Sayadaw đã đề xuất chờ và quan sát ít nhất 3 năm vì nó có thể xảy ra như Tôn giả Mahānāga. Tôn giả Mahānāga trong 60 năm đã nghĩ rằng vị ấy chính là một bậc Ứng cúng Arahatta. Tôn giả Dhammadinna là học trò của Tôn giả Mahānāga sống ở một nơi khác, một ngày đã suy nghĩ kỹ Thầy của vị ấy có phải là một bậc Ứng cúng Arahatta hay không. Rồi dùng Thắng trí (abhiññā) của Ngài, vị ấy quan sát để thấy và tìm thấy rằng Thầy của vị ấy vẫn là một phàm phu (puthujjana). Vị ấy đã quan sát thêm nữa nếu vị ấy không đi đến Thầy thì Thầy sẽ tử như một phàm phu (puthujjana) mà không đạt đến Đạo (magga), Quả (phala), Nibbāna. Rồi bay xuyên qua bầu trời vị ấy đã đến Thầy của vị ấy bằng thần thông. Sau khi đến Thầy của vị ấy, vị ấy đến chào hỏi và làm nhiệm vụ của vị ấy. Sau khi chào hỏi, kế đến Thầy đã hỏi vị ấy tại sao vị ấy đến. Vị ấy trả lời là đến đặt câu hỏi. Vị ấy hỏi 1.000 câu hỏi mà bậc Ứng cúng Arahatta có thể giải. Khi ấy vị Thầy có thể trả lời tất cả những câu hỏi. Đó có nghĩa vị ấy giống như một bậc Ứng cúng Arahatta.

Kế đến Tôn giả Dhammadinna đã hỏi Thầy vẫn có thể tập luyện thần thông hay không. Vị Thầy trả lời rằng Thầy vẫn có thể. Đầu tiên vị ấy yêu cầu Thầy tạo một con voi trắng lớn, vị Thầy đã làm. Vị ấy yêu cầu Thầy thêm rằng tạo một con voi đang chạy hướng về họ, đặt cái vòi vào miệng của nó và rống lên một tiếng rống ghê rợn. Khi vị Thầy có thể làm ra như vậy và khi con voi trắng thực sự chạy hướng về họ, Tôn giả Mahānāga bắt đầu chạy, thì Tôn giả Dhammadinna kéo y của vị Thầy lại và hỏi, ‘thưa Tôn giả, bậc Ứng cúng Arahatta vẫn còn sự sợ hãi hay chăng?’. Rồi người Thầy đã nhận ra (rằng vị ấy vẫn còn là một phàm phu (puthujjana)). Bậc Ứng cúng Arahatta đã đoạn trừ tất cả phiền não (kilesa). Sân (dosa) là phần pháp của phiền não đã bị đoạn trừ. Bây giờ Tôn giả Mahānāga đã hiểu rằng vị ấy vẫn có sân (dosa) là sự sợ hãi. Rồi đến gần Tôn giả Dhammadinna, vị ấy đã yêu cầu dạy vị ấy ‘Nghiệp xứ’ (kammaṭṭhāna). Tôn giả Dhammadinna đã dạy vị ấy thiền theo 32 phần của thân và nói rằng vị ấy đạt đến dòng Thánh Ứng cúng Arahant không lâu. Trong trường hợp của Tôn giả Mahānāga, từ khi vị ấy dạy nhiều học trò đã đạt đến dòng Thánh Ứng cúng Arahant, vị ấy nghĩ rằng chính vị ấy là một bậc Ứng cúng Arahatta vì vị ấy dường như biết pháp tương tự với tuệ của bậc Ứng cúng Arahatta. Cho nên vị ấy không phải là một người không có sách hay kiến thức nguyên bản uyên thâm/ bác học Bahussuta. Nói cách khác, vị ấy là một tu sĩ tự khẳng định rằng phiền não (kilesa) đã hoàn toàn bị đoạn trừ, trong khi chúng thật sự ngủ ngầm trong 60 năm. Vị ấy có sức mạnh của trí về một vài phạm vi làm cho phiền não (kilesa) ngủ ngầm. Như thế vị ấy đi đến kết luận rằng sức mạnh của trí này giống với sức mạnh của ‘Đạo tuệ’ (magga ñāṇa) và ‘Quả tuệ’ (phala ñāṇa) mà cảnh là Nibbāna. Cho nên về việc này, vì Đức Phật Buddha có thể biết chính xác và khẳng định, đã đạt đến ‘hoàn toàn Nibbāna’ (Parinibbāna) và chư Thánh (Ariya) thế hệ hiện tại thì hiếm, bậc tu tiến có thể cần tự kiểm tra trong nhiều năm để xem vị ấy có thực sự là một bậc Thánh hay không.

Một vài người có thể nói rằng họ đã đạt đến hay nhập vào thiền Quả (Phala samāpatti). Họ nói (về kinh nghiệm của họ), ‘Tất cả ‘danh sắc’ đã diệt. Tôi biết rỗng không’. Một vài, không phải mọi người. Đó là điều cần thiết để kiểm tra theo Nguyên bản để xem đó có thật sự đạt đến/chứng quả (Phala samāpatti) hay không. Trong trường hợp này người Thánh (Ariya) phải phản khán/ xem lại Đạo (magga) và xem lại Quả (phala). Bạn có thể hiểu tốt hơn nếu sự xem lại Đạo (magga) và Quả (phala) được giải thích trước sự giải thích về ‘nhập thiền Quả’ (Phala samāpatti). Đối với bậc Thánh (Ariya) đạt đến ‘Đạo Quả tuệ’ (magga phala ñāṇa) vị ấy có thể kiểm tra có bao nhiêu ‘danh pháp’ và bao nhiêu chi Đạo trong Đạo tuệ (Magga ñāṇa) mà vị ấy đã đạt. Nếu bậc tu tiến đạt đến Đạo tuệ (Magga ñāṇa) khi thiền theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) về trạng thái vô thường (anicca lakkhaṇā) hay trạng thái khổ (dukkha lakkhaṇā) hoặc trạng thái vô ngã (anatta lakkhaṇā), thì sẽ có 37 ‘danh pháp’ ở Đạo tuệ (Magga ñāṇa), 8 chi đạo của vị ấy. Nếu bậc tu tiến đạt đến Đạo tuệ (Magga ñāṇa) khi đang thiền theo ‘danh pháp dục giới’ (kāmāvacara nāmadhamma) hoặc ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) về trạng thái vô thường (anicca lakkhaṇā) hay trạng thái khổ (dukkha lakkhaṇā) hoặc trạng thái vô ngã (anatta lakkhaṇā), thì sẽ có 37 danh pháp, 8 chi đạo nếu vị ấy đạt đến Đạo tuệ (Magga ñāṇa) thiền (jhāna) thứ hai về trạng thái vô thường (anicca lakkhaṇā) hay trạng thái khổ (dukkha lakkhaṇā) hoặc trạng thái vô ngã (anatta lakkhaṇā) của nó sẽ chỉ có 35 danh pháp; vì ‘tầm’ (vitakka) và ‘tứ’ (vicāra) đã bị loại trừ.

37 ‘danh pháp’ đã đề cập trên được đặt tên là nhóm tín tuệ (saddhā paññā). Chúng là 13 sở hữu tâm tợ tha (aññasamāna), 19 sở hữu tịnh hảo biến hành (sobhaṇa sadhāraṇa), 1 sở hữu trí quyền (paññindriya); cả thảy 33. Nếu tâm (citta) được cộng vào, thì 34. Cùng với 3 sở hữu ngăn trừ (viratiyo) gọi là chánh ngữ (sammā vācā), chánh nghiệp (sammā kammanta), chánh mạng (sammā ajiva) cả thảy có 37 danh pháp. Nhưng đối với thiền thứ hai, vì ‘tầm’ (vitakka) và ‘tứ’ (vicāra) đã bị loại trừ, chỉ có 35 danh pháp. Theo những chi đạo, vì chánh tư duy (sammā saṅkappa) không hiện diện do ‘tầm’ (vitakka) bị loại trừ, nên chỉ có 7 chi đạo. Nếu bậc tu tiến đạt đến Đạo tuệ (Magga ñāṇa) khi thiền theo ‘danh pháp’ thiền thứ ba (3rd jhāna nāmadhamma) về trạng thái vô thường (anicca lakkhaṇā) hay trạng thái khổ (dukkha lakkhaṇā) hoặc trạng thái vô ngã (anatta lakkhaṇā) của nó, vì ‘hỷ’ (pīti) cũng bị loại trừ nên có 34 danh pháp. Cũng có 7 chi đạo vì chánh tư duy (sammā saṅkappa) không hiện diện do ‘tầm’ (vitakka) bị loại trừ. Nếu đạt đến Đạo tuệ (Magga ñāṇa) khi thiền quán (vipassanā) theo ‘danh pháp’ thiền thứ tư (4th jhāna nāmadhamma), có 34 ‘danh pháp’ vì ‘tầm’ (vitakka), ‘tứ’ (vicāra), ‘hỷ’ (pīti) và ‘lạc’ (sukha) bị loại trừ nhưng ‘xả’ (upekkhā) và ‘nhất hành/ nhất tâm’ (ekaggatā) hiện diện. Cho nên bậc tu tiến có thể đếm có bao nhiêu ‘danh pháp’ trong Đạo (magga) và Quả (phala) mà vị ấy đã đạt. Vị ấy có thể biết chính xác những chi đạo. Nếu có 8 chi đạo, thì đó là 8. Nếu có 7 chi đạo, thì đó là 7. Thiền sinh có thể kiểm tra chính xác để biết vị ấy đã đạt đến Đạo tuệ (Magga ñāṇa) bằng cách thiền theo trạng thái vô thường (anicca lakkhaṇā) hay trạng thái khổ (dukkha lakkhaṇā) hoặc trạng thái vô ngã (anatta lakkhaṇā); hoặc dù đó là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) hay ‘danh pháp’ (nāmadhamma), tiếp theo dù đó là ‘danh pháp dục giới’ (kāmāvacara nāmadhamma) hoặc ‘danh pháp thiền thứ nhất’ (1st jhāna nāmadhamma) hoặc ‘danh pháp’ thiền thứ hai (2nd jhāna nāmadhamma) hoặc ‘danh pháp’ thiền thứ ba (3rd jhāna nāmadhamma) hoặc ‘danh pháp’ thiền thứ tư (4th jhāna nāmadhamma). Thiền sinh có thể kiểm tra chính xác.

Kế đến khi vị ấy bắt đầu tu tập để ‘nhập thiền Quả’ (Phala samāpatti), vị ấy cần phải thực hiện ra sao? Điều đó được đề cập trong Visuddhimagga, quyển 2, trang 342. Phalasamāpattatthikena hi Ariya sāvakena rahogatena paṭisallinena udayābbayadivasena saṅkhāra vipassitabbā(Vism, XXlll, 10) – bậc Thánh (Ariya) muốn ‘nhập thiền Quả’ (Phala samāpatti), cần phải đi đến nơi trống vắng. Kế đến thiền quán theo chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) bằng sự sanh và diệt của chúng. Vị ấy phải thiền như vậy để tuệ quán (vipassanā) sanh từ ‘tuệ sanh diệt/ tiến thoái’ (udayabbaya ñāṇa) đến ‘tuệ diệt một’ (bhaṅga ñāṇa) và rồi đến tuệ quán (vipassanā) cao hơn khác. Kế đến, Tassa pavattānupubba vipassanassa saṅkhārārammaṇa gotrabhū ñāṇānantarā phalasamapattivasena nirodhe cittaṃ appeti (Vism, XXlll, 10) – nếu bậc tu tiến gần đạt đến lộ nhập quả (phala samāpatti vīthi), lộ tâm sẽ sanh như Khai ý môn (manodvārāvajjana) – Chuẩn bị (parikamma) – Cận hành (upacāra) – Thuận thứ (anuloma) – Chuyển tộc (gotrabhū). Chỉ sau đó đổng lực nhập thiền Quả (phala samāpatti javana) sẽ sanh nhiều sát-na tâm. Tuệ quán (vipassanā) trong khi ấy lấy sự diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) làm cảnh; đó là tuệ quán (vipassanā) cao hơn trong khi ấy. Tương tự ‘tuệ chuyển tộc’ (gotrabhū ñāṇa) cũng lấy sự diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) làm cảnh.

Sau đó Phalasamāpattivasena nirodhe cittaṃ appeti – Tâm Quả (phala samāpatti citta) sanh cố định theo cảnh ‘vô vi Nibbāna’ (asaṅkhata Nibbāna), gọi là diệt Nirodha. Điều đó được giải thích trong Chú giải rằng Ariyassa Phala Jhānassa nibbāne ārammaṇa bhute appanākarena Pavattī. Theo phần trình bày này, là đang ‘nhập vào thiền Quả’ (phala samāpatti), ‘tâm đạo’ (magga citta) và ‘tâm Quả’ (phala citta), thiền ở nơi ‘danh pháp’ đang hiện diện. Chúng đang hiện diện.[93] Đó không phải là loại chứng đạt đến samāpatti ở bên phía ‘danh pháp’ diệt. Trên thực tế hai pháp (dhamma) đang hiện diện trong khi ấy: cảnh và ‘tuệ’ (ñāṇa) đang thiền theo cảnh. ‘Tuệ’ (ñāṇa) nghĩa là ‘danh pháp’ nhập thiền Quả (phala samāpatti). Đổng lực quả (phala javana) sanh nhiều sát-na tâm. Cảnh của ‘danh pháp’ nhập thiền Quả (phala samāpatti) là chi? Nirodhe nibbāne, Nibbāna, bên phía nào tất cả ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hoàn toàn diệt. Tâm nhập thiền Quả (phala samāpatti) lấy ‘vô vi Nibbāna’ (asaṅkhata Nibbāna) trong đó ‘danh sắc’ (nāma rūpa) không hiện diện làm cảnh. Chính xác là không có ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) ở bên phía Nibbāna, là cảnh của ‘danh pháp’ tâm quả (phala citta), nhưng có ‘danh pháp’ tâm quả (phala citta) hiện diện lấy cảnh bên phía vắng mặt ‘danh sắc’ (nāma rūpa) làm cảnh. Như thế đó không là đạt đến/ nhập vào samāpatti phía ‘danh pháp’ diệt/ dứt Bậc tu tiến phải có khả năng phân biệt những pháp này.

Ở bên phía cảnh không có ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa). Về việc sự vắng mặt của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) này, như đã đề cập trên người Thánh (Ariya) phản khán/ xem lại Đạo (magga), Quả (phala) và Nibbāna. Ở giai đoạn phản khán/ xem lại Nibbāna, để chắc chắn, quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) trong Nibbāna. Nếu vị ấy không thể quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) trong Nibbāna, thì đó là chắc chắn, tại sao? Vì chính Đức Phật Buddha đã dạy Yathāca āpo paṭhavī tejo vāyo na ghātati v.v… 4 ‘giới’ (dhātu) đó là ‘địa’ (paṭhavī), ‘thủy’ (āpo), ‘hỏa’ (tejo), ‘phong giới’ (vāyo dhātu) không thể sanh trong Nibbāna. Nếu không có 4 ‘giới’ (dhātu), có thể nào sắc y sinh (upādā rūpa) sanh do nương vào 4 ‘giới’ (dhātu) hiện diện hay chăng? Hoàn toàn không hiện diện. Ngay cùng lúc ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) không hiện diện, thì ‘danh pháp’ (nāma dhamma) sanh nương vào ‘sắc’ (rūpa) cũng không hiện diện, ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hoàn toàn dứt. Chúng dứt trong ‘vô vi Nibbāna’ (asaṅkhata Nibbāna) đó là cảnh. Tuy nhiên có ‘danh pháp’ tâm quả (phala citta) sanh lấy ‘vô vi Nibbāna’ (asaṅkhata Nibbāna) bên phía dứt ‘danh sắc’ (nāma rūpa) làm cảnh. ‘Danh pháp’ tâm quả (phala citta) sanh ra sao? Chúng sinh khởi nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu) của thiền sinh, người đang biết ‘vô vi Nibbāna’ (asaṅkhata Nibbāna), là bên phía ‘danh sắc’ (nāma rūpa) không hiện diện. Biết như vậy được gọi là đạt đến/ nhập vào thiền Quả (phala samāpatti). Cho nên đạt đến/ nhập vào thiền Quả (phala samāpatti) không phải là loại đạt đến/ nhập vào (samāpatti) bên phía ‘danh pháp’ diệt dứt.

Tuy nhiên trong giáo pháp có sự đạt đến/ nhập vào (samāpatti) bên phía ‘danh pháp’ diệt/dứt; đó là nhập vào thiền diệt (nirodha samāpatti). Trong sự nhập vào thiền diệt (nirodha samāpatti), ‘danh pháp’ hoàn toàn diệt. Tại sao chư Thánh nhập vào thiền diệt (nirodha samāpatti)? Hạng người nào có thể nhập vào thiền diệt (nirodha samāpatti). Chỉ bậc Bất lai Anāgāmī và Ứng cúng Arahant có 8 thiền chứng hay đạt đến (samāpatti), (4 ‘thiền sắc’- rūpa jhāna và 4 ‘thiền vô sắc’- arūpa jhāna) có thể nhập vào đó. Tại sao họ nhập vào thiền diệt (nirodha samāpatti), điều đó được giải thích trong Visuddhimagga, trang 347, quyển 2. Kasmā samāpajjantīti saṅkhārānaṃ pavattibheda ukkanthatvā dittheva dhamme acittakā hutvā `nirodhaṃ Nibbānaṃ patvā sukhaṃ viharissāmā’ti samapajjanti (Vism. XXIII, 30). Bậc Bất lai (Anāgāmī) và Ứng cúng (Arahant) người có 8 thiền chứng/ đạt đến (samāpatti), bị chán ngán, bất mãn (ukkantitvā) về sự sanh và diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) nhập vào thiền diệt (nirodha samāpatti). Tại sao? Vì ‘sự chăm chú vào’ của chư Thánh Ứng cúng Arahant thì luôn trú (sassata vihāra) trong ‘xứ’ (āyatana), ‘giới’ (dhātu), ‘liên quan tương sinh’ (paṭicca samuppāda). Đức Phật Buddha đã dạy về điều đó trong Sattatthāṇa Kusala Sutta và Chú giải cũng đã đề cập về điều đó. Họ luôn luôn quan sát theo sự sanh và diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) ở tại những ‘xứ’ (āyatana), ‘giới’ (dhātu), ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda). ‘Niệm’ (sati) của họ luôn vững chắc theo sự sanh và diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma). Họ luôn ‘chăm chú vào’ như vậy. Vì họ luôn quan sát theo sự sanh và diệt của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma), họ bị bất mãn (ukkantitvā) về chúng, không có sự mong mỏi nào để thấy chúng. Vì sự không hoan hỷ (ukkantitvā) này họ nhập vào thiền diệt (nirodha samāpatti) với mục đích ‘là điều tốt hơn chăm chú vào, bước vào hạnh phúc nhập vào thiền diệt (nirodha samāpatti) bên phía ‘danh pháp’ dứt/ dừng, không có tâm biết chư pháp hành (saṅkhāra dhamma). Điều đó được giải thích như vậy.

Cho nên theo phần trình bày trên, Acittakā hutvā – ‘không có danh pháp’, nhập vào thiền diệt (nirodha samāpatti) là nhập vào thiền chứng samāpatti bên phía ‘danh pháp’ dừng. Nhưng nhập vào thiền quả (phala samāpatti) thì không phải nhập vào thiền chứng samāpatti bên phía ‘danh pháp’ dừng. Đó là sự thật mà không có ‘danh’ (nāma) và không có ‘sắc’ (rūpa) ở bên phía cảnh, đó là Nibbāna. Nhưng có ‘tâm đạo’ (magga citta) và tâm quả (phala citta) là những pháp sinh khởi biết ‘vô vi Nibbāna’ (asaṅkhata Nibbāna) bên phía ‘danh sắc’ (nāma rūpa) không hiện diện. ‘tâm đạo’ (magga citta) và tâm quả (phala citta) này là ‘danh pháp’ siêu thế (lokuttara). Chư pháp này được đề cập chính xác trong Nguyên bản như có bao nhiêu ‘danh pháp’ trong ‘tâm đạo Dự lưu’ (Sotāpatti magga citta), trong ‘tâm Đạo Nhất lai’ (Sakadāgāmi Magga citta) v.v… Cho nên đây không phải là nhập vào thiền chứng (samāpatti) nơi ‘danh pháp’ dừng.

Đó là điều cần thiết để bậc tu tiến phân biệt giữa chúng [tức là giữa nhập vào thiền quả (phala samāpatti) và nhập vào thiền diệt (nirodha samāpatti)]. Bài giảng tối nay về sự đạt đến ‘Quả Ứng cúng (Arahatta phala) dựa theo Mahā Gopalaka Sutta. Đối với người đã đạt ‘Đạo tuệ/ Quả tuệ Dự lưu’ (Sotāpatti Magga ñāṇa/Phala ñāṇa) trước tiên xuất khỏi ‘Đạo tuệ/ Quả tuệ Dự lưu’. Kế đến với sự mong muốn đạt đến ‘Đạo tuệ/ Quả tuệ’ cao hơn, thiền theo chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) về ‘trạng thái vô thường’ (anicca lakkhaṇa), ‘trạng thái khổ’ (dukkha lakkhaṇa) và ‘trạng thái vô ngã’ (anatta lakkhaṇa)[94] của chúng. Tùy theo ‘pháp tròn đủ’ (pāramī) của bậc tu tiến, ‘Đạo Quả tuệ Nhất lai’ (Sakadāgāmi Magga Phala ñāṇa), ‘Đạo Quả tuệ Bất lai’ (Anāgāmi Magga Phala ñāṇa), ‘Đạo Quả tuệ Ứng cúng’ (Arahatta Magga Phala ñāṇa) có thể sanh trong chuỗi ở cuối của tuệ quán (vipassanā) tương ứng. Nếu chúng sinh khởi thì đạt được ‘Quả ứng cúng’ (Arahatta phala).

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *