Kinh Gaddulabaddha Dây Trói Buộc 

Hỏi Đáp Bài Kinh Thứ Hai 

Câu Trả Lời 11:

 Ở đây, này thanh niên, có người đàn ông hay đàn bà ngạo nghễ, kiêu mạn.  Họ không đảnh  lễ những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, không mời ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho những người đáng nhường chỗ đi, và không tôn trọng, cung kính, đảnh lễ và cúng dường những người đáng tôn trọng, cung kính, đảnh lễ và cúng dường. Do nghiệp này được thành đạt như vậy, thành tựu như vây, vào lúc thân hoại mạng chung người ấy tái sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ, địa ngục. Còn nếu lúc thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú, đoạ xứ,  địa ngục, mà thay vào đó trở lại thân người thời chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy sanh trong gia đình hạ liệt. Đây là con đường, này thanh niên, đưa đến tái sanh gia đình hạ liệt, tức là, ngạo nghễ, kiêu mạn, không đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, không mời ngồi những người đáng mời ngồi, không nhường chỗ đi cho những người đáng nhường chỗ đi, và không tôn trọng, cung kính, đảnh lễ và cúng dường những người đáng tôn trọng, cung kính, đảnh lễ và cúng dường.

Liên quan tới vấn đề này, quý vị hãy nghe câu chuyện của Suppabuddha trước:

Suppabuddha là một hoàng tử dòng sakyan (thích ca), con trai của Ađjana và Yasodharā. Ông có một người anh tên Danaapāni, và hai người chị, Mahā-Māyā và Pajāpatī-Gotamī, mẹ của Đức Phật chúng ta. Ông kết hôn với Amitā và có hai người con, Bhaddakaccāna-Yasodharā (Da-du-đà-la) và Devadatta (Đề-bà-đạt-đa). Như vậy ông là cha vợ của Đức Phật. Kinh nói rằng ông khó chịu với Đức Phật vì ngài đã bỏ rơi con gái của ông ta và vì ngài chống đối Devadatta (Đề-bà-đạt-đa). Một hôm ông uống rượu say và ngăn cản đường (đi khất thực)  của Đức Phật, dù các vị Tỳ-kheo yêu cầu ông cũng không chịu nhường đường.Vì thế Đức Phật phải quay trở lại. Tôn-giả Ananda, thấy Đức Phật mỉm cười, hỏi thăm lý do khiến cho ngài cười, và được nói rằng trong thời gian bảy ngày, Suppabuddha sẽ bị đất nuốt chửng ngay dưới chân cầu thang của  ông ta. Suppabuddha tình cờ nghe được  điều này  và ra lệnh mọi người mang hết đồ đạc của ông lên tầng thư bảy của nhà ông. Ông cho lấy cầu thang  đi, đóng kín các cánh cửa và cắt một người lính canh khoẻ mạnh để ngăn không cho ông xuống lầu. Vào ngày thứ bảy, một con chiến mã của Suppabuddha xổng chuồng chạy đi. Không người nào có thể điều khiển được nó ngoại trừ Suppabuddha, và vì muốn tóm lấy con vật ông đi  về phía cánh cửa. Cánh cửa tự động mở ra, cầu thang trở lại chỗ cũ của nó, và người lính canh  khoẻ mạnh đẩy ông xuống cầu thang. Khi ông vừa đặt chân xuống bậc cuối cầu thang, đất há  ra và  ông bị nuốt chửng. Ông hiện ra ở địa ngục A-tỳ (Avīci). Như vậy, quý vị thấy; Chính do những phiền não của tâm, các chúng sinh bị ô nhiễm.

Kế đến quý vị hãy nghe câu chuyện của Tôn-giả Upāli Therā.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, Upāli là  một người Bà-la-môn rất giàu tên là Sujāta.  Khi Đức Phật đến đô thị của cha ngài để giảng Pháp, Sujāta thấy cha ngài trong hội chúng và ngài cũng để ý thấy một du sĩ khổ hạnh tên Sunanda, người  đã cầm cây lọng hoa che cho Đức Phật trong suốt bảy ngày. Đức Phật thọ ký cho Sunanda sẽ trở  thành nổi tiếng với tên Trưởng-lão Punna Mataniputta5 trong thời kỳ Đức Phật Gotama.

Sujāta cũng muốn được gặp Đức Phật Gotama  tương lai, và sau khi được nghe Đức Phật Padumuttara ngợi khen vị Tỳ-kheo Pātika như đệ nhất về tụng Luật – vinaya-dharas,  ngài  muốn được nghe lời tuyên dương tương tự từ Đức Phật Gotama liên quan đến bản thân ngài.5 Punna Mantaniputta là cháu của Trưởng-lão Kondanna (Kiều Trần Như), ngài được Đức Phật tuyên dương là bậc thuyết pháp đệ nhất. Ngài nổi tiếng với cuộc đàm luận với Tôn-giả Xá-lợi-phất (Sariputta) về mục đích của đời sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy

Để thực hiện mục đích này, ngài đã làm nhiều việc phước thiện, nổi bật nhất trong  đó  là xây dựng một ngôi chùa tên Sobhana, cho  Đức  Phật và Tăng Chúng với phí tổn rất lớn. Ngài cũng thực hành thiền chỉ và thiền Minh Sát (Vipassana) cho đến hành xả trí (Saukhārūpekkhađāua) dưới sự hướng dẫn của Đức Phật.

Tuy nhiên, hai đại kiếp trước, ngài  là con trai của đức vua Ađjana, tên Sunanda. Một hôm ngài cỡi voi đi đến vườn thượng uyển, trên đường  đi ngài gặp Đức Phật Độc Giác Devala,  vị này đã   bị ngài lăng mạ bằng nhiều cách khác nhau. Ngài phạm ác nghiệp này vì ngã mạn ỷ mình là con một vị vua. Do ác nghiệp trên Sunanda đã bị một cảm thọ nóng như thiêu đốt trên thân hành hạ, và mãi cho tới khi ngài cùng với một đoàn tuỳ tùng lớn đi đến gặp Đức Phật Độc Giác để xin sám hối,  cảm  thọ ấy mới hết. Chính hành vi lăng mạ Đức Phật của đức Thế Tôn. Nội dung cuộc đàm luận này được ghi lại trong bài Kinh Trạm Xa của Trung Bộ I.

Độc Giác này đã khiến cho Upāli phải sanh làm người thợ hớt tóc trong kiếp cuối cùng của ngài.

Trong thời Đức Phật Gotama  ngài  được  xem là tối thắng trong số những đệ tử cận kề bên Đức Phật. Ngài sinh ra trong gia đình người thợ    hớt tóc ở Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) và được vào phục vụ các hoàng tử Thích Ca. Khi Anuruddha (A-nậu-lâu-đà), Ānanda (A-nan) và những người trong dòng tộc Thích Ca từ bỏ thế gian và tìm đến xuất gia với Đức Phật tại khu rừng Anupiya, Upāli đã cùng đi với họ. Các vị hoàng tử cho ngài hết những vật giá trị của họ, nhưng, sau khi suy xét kỹ, ngài từ chối nhận chúng và mong muốn mình cũng được trở thành một vị Tỳ-kheo. Lý do được đưa ra ở đây là, ngài biết các hoàng tử Thích Ca là những người nông nỗi, và sợ rằng thân thích của những vị hoàng tử này sẽ nghi rằng ngài đã giết chết những  vị này để thâu gôm đồ đạc của họ.

Theo lời yêu cầu của các vị hoàng tử, Đức Phật đã xuất gia cho Upāli trước (họ) để cho sự   ngã mạn của họ có thể được hạ thấp xuống (vì theo giới luật, người xuất gia trước, dù chỉ một phút, cũng lớn hơn các vị sau). Thầy tế độ của Upāli là Tôn-giả Kappitaka. Khi Upāli đi đến Đức Phật để thỉnh xin một đề tài thiền và xin được phép sống trong rừng. Đức Phật không chấp thuận, vì  nếu  ngài đi vào rừng thì ngài sẽ chỉ học được thiền, còn

nếu ngài sống với các vị Tỳ-kheo gần kề Đức Phật ngài sẽ học được Pháp nữa. Upāli chấp nhận lời khuyên của Đức Phật, ở lại vừa học pháp vừa hành thiền, đúng thời ngài đắc A-la-hán thánh quả cùng với tứ tuệ phân tích. Chính Đức Phật đã dạy cho Upāli toàn bộ Tạng Luật (Vinaya PiIaka). Trong  hội chúng Tăng, Đức Phật đã tuyên bố ngài  là  người tinh thông nhất trong số các vị  học  luật. Ngài luôn luôn được nói đến như người có thẩm quyền chính về luật. Trong đại hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ nhất tại Vương  Xá  Thành (Rājagaha), Tôn-giả Upāli đảm nhận phần  dẫn  đạo, quyết định tất cả những vấn đề liên quan đến luật, theo cách tương tự, Ananda quyết định những vấn đề liên quan đến Pháp (Kinh).

Bây giờ chúng ta sẽ bàn đến câu trả lời thứ mười hai

Câu Trả Lời 12:

 “Nhưng ở đây, này thanh niên, có  người đàn ông hay đàn bà không có ngạo  nghễ,  kiêu mạn. Đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, mời ngồi những người đáng mời ngồi, nhường chỗ đi cho những người đáng nhường chỗ đi, và tôn trọng,  cung  kính, đảnh lễ và cúng dường những người đáng tôn trọng, cung kính, đảnh lễ và cúng dường. Do  nghiệp này được thành đạt như vậy, thành tựu như vây, vào lúc thân hoại mạng chung người ấy tái sanh thiện thú, thiên giới, còn nếu sau khi thân  hoại mạng chung, người ấy không tái sanh thiện thú, thiên giới, mà thay vào đó trở lại thân làm người, thời chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy sanh trong gia đình cao quý. Đây là con đường,   này thanh niên, đưa đến gia đình cao quý, tức là, không có ngạo nghễ, kiêu mạn. Đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, đứng dậy đối với người đáng đứng dậy, mời ngồi những người đáng mời ngồi, nhường chỗ đi cho những người đáng nhường chỗ đi, và tôn trọng, cung kính, đảnh lễ và cúng dường những người đáng tôn trọng, cung kính, đảnh lễ và cúng dường.”

Trong trường hợp này tôi muốn liên hệ câu chuyện của Tôn-giả Bhaddiya Thera. Ngài là con trai của Kaligodha, một mệnh phụ dòng Thích-ca thâm niên. Bhaddiya được mệnh danh là đệ nhất trong số những vị Tỳ-kheo sanh trưởng cao quý. Quyết định để có được địa vị ưu tú này của ngài hình thành từ thời Đức Phật Padumuttara. Thời đó ngài sanh trong một gia đình rất gàu có và đã tích tạo được những thiện nghiệp khác nhau kể cả  những thiện nghiệp trong thiền chỉ và thiền minh sát. Khoảng giữa thời kỳ Đức Phật Kassapa và Đức

Phật Gotama ngài là một gia chủ ở Bārānasī,  và  khi nghe nói rằng Chư Phật Độc Giác thường thọ thực bên bờ sông Hằng, ngài đã đặt bảy cái ghế đá để các vị ngồi trên đó. Như vậy ngài đã cúng  dường chỗ ngồi đến những  người đáng ngồi. Đây  là một trong những thiện nghiệp ngài đã tích luỹ nhờ đó mà có được sự thọ sanh cao quý.

Trong kiếp chót của ngài, ngài thuộc về một gia đình của Vương Tộc Thích Ca (Sakyan Rājās)  ở Kapilavatthu. Lúc Bhaddiya đang cai trị công quốc Sakyan, Anuruddha (A-nậu-lâu-đà) là người bạn thân thiết của ngài. Khi Anuruddha mong  muốn xuất gia, mẹ ngài chỉ đồng ý với điều kiện là Bhaddiya sẽ cùng đi với ngài, bà hy vọng bằng  cách này sẽ giữ được chân của ngài lại. Nhưng Anuruddha đã vượt qua tất cả những chống đối của Bhaddiya và thuyết phục được chàng ta từ bỏ đời sống gia chủ. Thế là Bhaddiya nhập vào tăng đoàn tại vườn xoài Anupiya cùng với những hoàng tử khác. Kinh nói rằng Bhaddiya đã đạt đến A-la-hán thánh quả cùng với tứ tuệ phân tích ngay mùa hạ đầu tiên sau xuất gia.

Không lâu sau khi đắc A-la-hán thánh quả, sống trong an lạc của Niết-bàn (Nibbana),  dưới một gốc cây ở nơi vắng vẻ, Tôn-giả Bhaddiya thường thốt lên câu “Aho sukhan  aho sukhan,” (Ôi thật là an lạc! thật là an lạc!) Khi điều này được trình lên Đức Phật, ngài đã  hỏi  Bhaddiya lý do vì sao, và Tôn-giả trả lời rằng lúc ngài còn đang trị vì vương quốc, mặc dù được bảo vệ kỹ lưỡng, ngài vẫn luôn cảm thấy lo sợ và căng thẳng, trong khi giờ đây, sau khi buông bỏ hết tất cả,  ngài  không còn lo lắng sợ gì nữa.

Nhờ những thiện nghiệp tiền kiếp, Bhaddiya được làm vua năm trăm kiếp và đạt được địa vị  xuất chúng trong kiếp cuối của mình. Mặc dù có những người khác thuộc dòng dõi quý phái hơn, Đức Phật vẫn tuyên bố ngài là tối thắng trong  những vị Tỳ-kheo sinh trưởng cao quý. Như vậy, quý vị thấy, chính nghiệp phân biệt các chúng sinh thành ra có hạ liệt và cao quý.

Bây giờ chúng ta hãy cùng nghe câu trả lời thứ mười ba:

Câu Trả Lời 13:

 “Ở đây, này thanh niên, có người đàn ông hay đàn bà khi đến thăm viếng các sa-môn hay bà- la-môn, không hỏi ‘Thưa Tôn-giả thế nào là thiện, thế nào là bất thiện? Thế nào là đáng chê trách,  thế nào là vô tội? Pháp gì nên tu tập, Pháp gì  không nên tu tập? loại nghiệp nào sẽ dẫn  đến  nhiều đau khổ, loại nghiệp nào sẽ dẫn đến an vui, hạnh phúc?’ Do nghiệp này được thành đạt như

vậy, thành tựu như vây, vào lúc thân hoại mạng chung người ấy tái sanh vào cõi dữ, ác thú,  đoạ  xứ, địa ngục. Còn nếu lúc thân hoại mạng chung, người ấy không sanh vào cõi dữ, ác thú,  đoạ xứ, địa ngục, mà thay vào đó trở lại thân người thời chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy si mê, trí tuệ yếu kém. Đây là con đường, này thanh niên, dẫn  đến si mê, trí tuệ yếu kém, tức là, không đến thăm viếng các sa-môn ha bà-la-môn, và hỏi những câu hỏi như là ‘Thưa Tôn-giả thế nào là thiện, thế nào là bất thiện? Thế nào là đáng chê trách, thế nào là vô tội? Cái gì nên tu tập, cái gì không nên tu tập? loại nghiệp nào sẽ dẫn đến nhiều đau khổ, loại nghiệp nào sẽ dẫn đến hạnh phúc?’

Trong trường hợp này chúng ta phải hiểu,   sở dĩ người ta tái sanh cõi dữ sau khi chết, không phải vì họ không hỏi những câu hỏi trên, mà bởi vì do không hỏi những câu hỏi này, họ không biết cách cư xử, và làm những việc sai lầm. Chính do làm điều sai lầm và tạo bất thiện nghiệp như vậy  mà họ tái sanh trong khổ cảnh.

Tôi muốn giải thích câu chuyện của Trưởng-lão Sunīta Thera. Một trong những tiền  kiếp trước, ngài đã nói có tính cách miệt thị đối với Đức Phật Độc Giác, người lúc đó đang đi khất thực trong làng.  Ngài nói với Đức Phật thế này: “Ông   có tay, có chân như những người khác. Ông phải làm việc để kiếm sống như chúng tôi chứ. Nếu ông không có tài cán gì, thì nên đi lượm rác và đồ phế thải để mà sống.”

Tại sao ngài lại làm hành động sai lầm này? Bởi vì ngài đã không từng đi đến một vị sa-môn (Samaua) hay bà-la-môn (Bramana) nào cả. Ngài không cố gắng để biết thế nào là thiện và thế nào là bất thiện. Vì thế ngài mới bị si mê và trí tuệ yếu kém. Do si mê ngài tích tạo các bất thiện nghiệp trong đó có hành động sai lầm này.

Ngài không đảnh lễ người đáng đảnh lễ. Ngài không cung kính, tôn trọng, cúng dường  người đáng cung kính, tôn trọng, và cúng dường. Thay vào đó ngài lại nói lời kinh miệt đối với một vị Phật Độc Giác. Do bất thiện nghiệp này, sau khi thân hoại mạng chung, ngài phái tái sanh vào địa ngục. Vì thế si mê là một phiền não rất nguy hiểm đối với người còn đang lang thang trong vòng tử sanh luân hồi vậy.

Đến thời Đức Phật Gotama của chúng ta,  ngài thuộc về một gia đình người hốt rác ở Rājagaha và làm phụ thêm nghề quét đường để đắp đổi cho cuộc sống nghèo khổ của mình. Một hôm Đức Phật thấy rằng Sunīta đã tích tạo đủ các Ba-la- mật (Parami) để có thể đắc A-la-hán. Vì thế ngài cùng với năm trăm vị Tỳ-kheo đến thăm anh ta vào lúc trời còn sáng tinh mơ. Giờ đó Sunīta đang quét

đường và nhặt nhạnh đồ phế thải. Nhìn thấy Đức Phật, anh ta vô cùng kính sợ, và không tìm thấy   nơi nào để đứng cho thích hợp, anh ta đứng chết trân dựa vào tường. Đức Phật tiến tới chỗ anh ta và hỏi xem anh ta có muốn trở thành một vị Tỳ-kheo không? Anh ta bầy tỏ lòng vui mừng cực độ, và  Đức Phật xuất gia cho anh ta với những lời đơn giản: “Ehi bhikkhu. Svakkhato dhammo. Cara brahma-criyan sammā dukkhassa antakiriyāya.” (Hãy lại đây Tỳ-kheo. Pháp đã được khéo thuyết giảng. Hãy sống đời phạm-hạnh vì mục đích hoàn toàn đoạn tận khổ)”.

Rồi Đức Phật đưa Sunīta về  chùa  và  dạy cho một đề tài thiền, nhờ đó ngài đắc  A-la-hán.  Khi ấy rất nhiều vị chư thiên và con người đi đến  để đảnh lễ ngài và Sunīta nhân cơ hội này  đã  thuyết cho họ nghe về con đường chứng đắc của mình. Như vậy quý vị thấy các chúng sinh được phân biệt theo nghiệp của họ.

Bây giờ chúng ta sẽ nghe câu trả lời thứ mười bốn:

Câu Trả Lời 14:

 “Ở đây, này thanh niên, có người đàn ông hay đàn bà, khi đến thăm các vị sa môn (samaua) hay bà-la-môn (brahmaua), có hỏi: ‘Thưa Tôn-giả, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là đáng chê trách? Thế nào là không lỗi? Pháp gì nên tu tập? Pháp gì không nên tu tập? Loại nghiệp nào sẽ đưa đến tai hại và khổ đau lâu dài? Loại nghiệp nào sẽ dẫn đến hạnh phúc và an lạc lâu dài?’ Do nghiệp này được thành đạt như vậy, thành tựu như vây, vào lúc thân hoại mạng chung người ấy tái sanh thiện thú, thiên giới, còn nếu sau  khi  thân hoại mạng chung, người ấy không tái sanh thiện thú, thiên giới, mà thay vào đó trở lại thân làm người, thời chỗ nào người ấy sanh ra, người ấy có đầy đủ trí tuệ. Đây là con đường, này thanh niên, đưa đến trí tuệ, tức là, có đến thăm các vị sa môn (samaua) hay bà-la-môn (brahmaua),  và  hỏi những câu hỏi: ‘Thưa Tôn-giả, thế nào là  thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là đáng chê trách? Thế nào là không lỗi? Pháp gì nên tu tập? Pháp gì không nên tu tập? Loại nghiệp nào sẽ đưa đến tai hại và  khổ đau lâu dài?  Loại nghiệp nào sẽ dẫn  đến hạnh phúc và an lạc lâu dài?’”.

Trong trường hợp này, chúng ta phải biết, chỉ hỏi những câu hỏi như vậy thôi thì không đủ để được tái sanh làm người có trí tuệ. Sau khi hỏi  xong người ấy còn phải thực hành đúng theo pháp (Dhamma). Tôn giả Mahākotthika Thera là một điển hình.

Thời Đức Phật Padumuttara ngài là một gia chủ giàu có, và, khi nghe Đức Phật ngợi khen  một vị Tỳ-kheo là tối thắng trong các vị Tỳ-kheo thiện xảo về tứ tuệ phân tích, patisambhidā-đāna; ngài mong muốn mình cũng có được địa vị nổi bật  tương tự trong giáo pháp của một vị Phật tương lai nào đó. Để thực hiện mục đích này ngài đã đến viếng Đức Phật và một trăm ngàn vị Tỳ-kheo và thiết lễ trai tăng trong bảy ngày, cúng dường mỗi   vị một bộ tam y vào ngày cuối của buổi lễ cúng dường.

Tất nhiên để thành tựu mục đích ấy, ngài phải học Pháp, Tam Tạng (Tipitakas), hỏi những điểm gút mắc, lắng nghe Pháp một cách tôn kính,  và thực hành thiền chỉ (samatha) cũng như thiền Minh-sát (Vipassana) cho đến hành xả trí (sankhārūpekkhāđāna) nhờ hoàn thành phận sự chỉ & quán trong lúc đi vào làng khất thực và lúc trở   về chùa.

Vào thời đó thọ mạng của con người là một trăm ngàn năm. Trong những năm ấy ngài phải tích tạo các Ba-la-mật, pāramīs, như đã đề cập ở trên. Đây là cách thực hành tự nhiên của những người sẽ đạt đến quả vị A-la-hán cùng với tứ tuệ phân tích. Tôn giả Mahākotthika Thera là một trong số đó. Vì thế để thành tựu mục đích của mình ngài cũng còn phải hoàn thành các Ba-la-mật. Khi mục đích của ngài cuối cùng trở thành hiện thực, ngài là một trong những vị đệ tử nổi bật nhất của Đức Phật Gotama, được sắp vào hạng tối thắng trong những vị Tỳ-kheo tinh thông tứ tuệ phân tích.

Kiếp cuối cùng, ngài sanh trong một gia  đình bà-la-môn (bramana) rất giàu có ở Sāvatthi. Cha ngài là Assalāyana và mẹ của ngài là Candavatī. Ngài tinh thông kinh điển Vệ-đà  (Vedas) và sau khi nghe Đức Phật thuyết  pháp,  ngài gia nhập Tăng Đoàn, tích cực hành thiền và chẳng bao lâu trở thành một bậc A-la-hán. Ngài  cực kỳ thiện xảo trong trí về patisambhidā, và có  thể nói tất cả những câu hỏi của ngài với Đức Phật và các bạn đồng phạm hạnh đều dựa vào trí này. Chính sự rành rẽ đã được ngài chứng tỏ trong Kinh Mahāvedalla (Mahāvedalla Sutta) của Trung Bộ (Majjhima Nikāya) mà Đức Phật tuyên bố ngài là  tối thắng trong số những vị thiện xảo về tứ  tuệ  phân tích, patisambhidā-đāna. Trong bài Kinh này, trước những câu hỏi của Tôn-giả Xá-lợi-phất, Tôn-giả Mahākotthika đã đưa ra những câu trả lời cực kỳ thâm sâu và uyên áo. Trong những bộ Nikāya khác, một vài trường hợp đã dành cho những cuộc thảo luận giữa Tôn-giả Mahākotthika và các vị Trưởng-lão nổi tiếng khác. Tôn-giả Xá- lợi-phất rõ ràng đã có một sự kính trọng rất lớn đối với Tôn-giả Mahākotthika; điều này chúng ta có

thể thấy qua những bài kệ trong Trưởng Lão Tăng Kệ “Theragāthā), ở đây Tôn-giả Xá-lợi-phất đã công bố sự ưu việt  của  Tôn-giả  Mahākotthika bằng ba câu kệ như sau:

Tâm an tịnh chế ngự Khéo nói không ngã mạn Quét sạch các ác pháp Như gió quét lá cây.

Tâm an tịnh chế ngự Khéo nói không ngã mạn Loại trừ các ác pháp Như gió thổi lá khô.

An tịnh không phiền muộn Thanh tịnh và vô nhiễm Bậc giới đức, trí tuệ

Là người đoạn khổ đau.

Đến đây quý vị hãy lắng nghe phần kết của Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt (CūSakammavibauga Sutta).

“Như vậy, này thanh niên, con đường  đưa  đến đoản thọ làm cho người ta đoản thọ, con đường đưa đến trường thọ làm cho người ta trường thọ, con đường đưa đến nhiều bệnh làm cho người ta nhiều bệnh, con đường đưa đến ít bệnh làm cho người ta ít bệnh, con đường đưa đến xấu sắc làm cho người ta xấu sắc, con đường đưa đến đẹp sắc làm cho người ta đẹp sắc, con đường đưa đến quyền thế nhỏ làm cho người ta quyền thế nhỏ,  con đường đưa đến quyền  thế lớn làm cho người ta quyền thế lớn, con đường đưa đến nghèo hèn làm cho người ta nghèo hèn, con đường đưa đến giàu sang làm cho người ta  giàu  sang, con đường đưa đến sinh trưởng hạ đẳng làm cho người ta sinh trưởng hạ đẳng, con đường đưa  đến sinh trưởng cao quý làm cho người ta  sinh  trưởng cao quý, con đường đưa đến si mê làm cho người ta si mê, con đường đưa đến trí tuệ làm cho người ta trí tuệ. Như vậy, này thanh niên, các chúng sinh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của  nghiệp; họ sanh ra từ nghiệp, bị trói  buộc  vào  nghiệp; nghiệp là nơi nương nhờ của họ. Chính nghiệp phân biệt các chúng sanh thành ra có hạ liệt  và cao thượng.”

Trong những câu chuyện đề cập ở trên, quý

vị thấy đa số các vị Trưởng-lão nổi tiếng trong thời Đức Phật của chúng ta đã tích lũy các Ba-la-mật  của họ từ những tiền kiếp xa xôi. Các ngài đã tích tạo các thiện nghiệp như bố thí, thanh tịnh giới,  thực hành thiền chỉ và thiền minh sát. Nhưng do sự đa dạng của vô minh, tham ái và chấp thủ mà nghiệp trở nên đa dạng, và do sự đa dạng của nghiệp, vốn là tâm – kammaviđđāna (nghiệp thức), mà các chúng sinh cũng đa dạng. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho sự chín mùi của các nghiệp bất thiện.

Tôi sẽ tiếp tục bài kinh Dây Trói Buộc (Gaddulabaddha Sutta) trở lại.

“Giả sử như, này các Tỳ-kheo, một nghệ nhân hay một người họa sĩ, dùng thuốc nhuộm hay cánh kiến, củ nghệ hay chàm xanh, hay đỏ thẫm, sẽ vẽ ra được hình người đàn ông hay đàn bà với tất cả những đường nét của nó trên một tấm ván đã được khéo đánh bóng hay trên tường hoặc trên khung vải. Cũng vậy, khi kẻ vô văn phàm phu tạo ra bất cứ cái gì, thì chỉ có sắc người ấy tạo ra; chỉ có thọ người ấy tạo ra; chỉ có tưởng người ấy tạo ra; chỉ có các hành người ấy tạo ra; chỉ có thức người ấy tạo ra mà thôi.”

Ở đây, chúng ta cần phải hiểu, một kẻ vô  văn phàm phu (người không tu tập) hàng ngày tạo ra thân hành, khẩu hành hoặc ý hành. Những hành động này là những hành và nghiệp (kamma) thiện hoặc bất thiện bén rễ trong vô minh (avijjā), tham  ái (tauhā), và chấp thủ (upādāna). Bao lâu kẻ vô văn phàm phu này còn không thực hành con đường dẫn đến sự diệt không còn dư tàn của những phiền não, thì vô minh, ái, thủ, hành, và nghiệp đã có vẫn sẽ tạo ra quả của nó, đó là tạo ra năm thủ uẩn.  Thiện nghiệp tạo ra các uẩn đẹp, trong khi  bất  thiện nghiệp tạo ra các uẩn xấu. Theo sự thực chế định thì các uẩn này được gọi là đàn ông hay đàn bà. Một thiện nghiệp làm cho người ta thành một người đàn ông hay đàn bà đẹp, còn một bất thiện nghiệp sẽ làm cho họ thành một người đàn ông hay đàn bà xấu. Như vậy tích luỹ thiện nghiệp hay tích luỹ bất thiện nghiệp cũng giống như vẽ hình của một người đàn ông hay người đàn bà trên một miếng ván khéo đánh bóng hoặc trên một bức  tường hay khung vải. Một người hoạ sĩ tài giỏi sẽ  vẽ ra hình ảnh đẹp của một người đàn ông hay đàn bà, còn một người hoạ sĩ tồi chỉ vẽ ra hình ảnh xấu xí của người đàn ông hay đàn bà mà thôi. Theo  cách tương tự kẻ phàm phu ngu si sẽ tích  tạo  những bất thiện nghiệp, còn người trí  hay  bậc thánh hữu học sẽ tích tạo những thiện nghiệp. Tôi  sẽ giải thích với những ví dụ để quý vị có được   một sự hiểu biết rõ hơn về ý nghĩa trên.

Câu Chuyện Trưởng-lão Jambuka Thera

Thời Đức Phật Ca-diếp (Kassapa), Jambuka là một vị Tỳ-kheo. Ông có một người cư sĩ hộ độ cho ông. Ngày nọ một vị Tỳ-kheo thánh thiện, một bậc A-la-hán, đến chùa của ông, và người cư sĩ, lấy làm hài lòng với tư cách của vị này, nên tỏ ra quan tâm đến vị Tăng khách nhiều hơn. Ông  cúng  dường một bữa ăn thịnh soạn và dâng cho ngài bộ   y đắt giá nhất. Ông cho người đến cạo  tóc  cho ngài, và đem giường đến cho ngài ngủ. Vị Tỳ-kheo thường trú, Jambuka, thấy cách quan tâm này, rất lấy làm ghen tỵ. Ông không thể kềm chế được tâm mình nữa. Sự ghen ghét đã áp đảo ông. Ông cố  gắng bằng mọi cách để cho vị Tỳ-kheo này cái ấn tượng tồi tệ nhất về người hộ độ của mình. Ông xỉ vả vị Tỳ-kheo khách với những lời như:

  • “Ông nên ăn đồ dơ bẩn còn hơn là ăn đồ ăn trong nhà người cư sĩ này,
  • Lấy bẹ thốt nốt để cạo tóc còn hơn là để thợ hớt tóc cạo đầu cho ông,
  • Ở trần ở truồng còn hơn mặc y của ông ta,
  • Nằm trên đất còn hơn trên giường ông ta đem đến.”

Ông đã vẽ nên một bức tranh xấu xí, không kiểm soát được tâm ganh tỵ của mình. Vị Trưởng- lão, không muốn để trở thành nguyên nhân sinh ra tội lỗi của ông, đã rời khỏi ngôi chùa  vào ngày  hôm sau. Do nghiệp bất thiện này, thiền mà ông thực hành trong hai mươi ngàn năm  không  còn hiệu quả, và ông phải tái sanh trong địa ngục A-tỳ, nơi đây ông bị hành hạ trong suốt thời gian dài   giữa hai vị Phật. Trong kiếp chót này cũng  vậy,  ông phải bị khổ sở trong nhiều năm.

Nhờ thiện nghiệp đã tích tạo trong thời Đức Phật Kassapa, ông được sinh ra trong một gia đình giàu có ở Rājagaha. Nhưng do bất thiện nghiệp đã nói ở trên, ngay từ khi còn tấm bé ông đã không ăn gì ngoài phân. Ông ở trần ở truồng như  cái  ngày mà ông sanh ra không quần, không áo. Còn ngủ thì ông chỉ nằm trên đất. Đến khi lớn lên ông xuất gia với Ājīvakas, người chỉ nhổ tóc bằng một cái kẹp làm bằng lá thốt nốt. Khi những đệ tử của Ājīvakas phát hiện ra việc ông ăn phân, họ đã đuổi ông đi và ông phải sống như một đạo sĩ loã thể, hành tất cả các loại khổ hạnh. Ông làm cho người ta tin rằng ông không nhận đồ cúng dường ngoại trừ bơ và  mật ong nhúng trên đầu ngọn cỏ và đặt trên lưỡi  của ông mà thôi. Nhưng thực sự thì ông đã lén lút ăn phân vào ban đêm. Theo cách này, tiếng tăm thực hành khổ hạnh của ông lan truyền rất xa.

Khi ông năm mươi lăm tuổi, Đức Phật biết rằng thiện nghiệp của ông sắp sửa cho quả vì thế ngài đến thăm ông vào ban đêm trong một cái hang gần nơi ông trú ngụ. Suốt đêm đó, Jambuka nhìn thấy các vị chư thiên đầy quyền lực đến đảnh lễ  Đức Phật và bị sự việc này làm cho ấn tượng đến  nỗi ngày hôm sau ông lập tức tìm đến xin lời khuyên của Đức Phật. Đức Phật nói cho ông biết những ác nghiệp ông đã làm trong quá khứ và  chính những ác nghiệp ấy  đã bắt ông phải hành  khổ hạnh trong một thời gian lâu dài, ngài khuyên ông nên từ bỏ những cách hành tà vạy ấy. Trong suốt thời pháp, Jambuka càng lúc càng trở nên hổ thẹn với sự trần truồng của mình, Đức Phật thấy điều này, đã đưa cho ông tấm y choàng tắm để che tạm. Cuối bài pháp Jambuka trở thành một bậc A- la-hán, và khi những người dân của xứ Anga và Magada (từng ngưỡng mộ pháp tu khổ hạnh của ông) đi đến, mang theo đồ cúng dường cho ông, ông đã thực hiện những phép thần thông trước mặt họ và cúi đầu đảnh lễ Đức Phật, nhìn nhận ngài là bậc đạo sư của ông. Như vậy chính nghiệp phân  biệt các chúng sinh thành ra có hạ liệt và cao thượng.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *