Kinh Gaddulabaddha Dây Trói Buộc
Nàng Ciđca-mānavikā
Ciđca-mānavikā là một nữ du sĩ ngoại đạo (paribbājikā). Khi những người ngoại đạo của Giáo Phái này thấy lợi dưỡng của họ ngày càng trở nên ít đi do quần chúng quay sang mến mộ Đức Phật, họ đã nhận được sự ủng hộ của Ciđca- mānavikā trong cố gắng làm mất uy tín Đức Phật của họ. Ciđca-mānavikā là một cô gái rất đẹp và xảo quyệt, và họ đã thuyết phục được cô ta làm bộ đến viếng Đức Phật tại Jetavana (Kỳ Viên Tự). Cô khéo léo để cho mọi người thấy cô đi vào chùa vào buổi chiều, rồi ngủ đêm trong khu vực của ngoại đạo ở gần đó, và vào buổi sáng người ta thấy cô từ hướng chùa Kỳ Viên trở về nhà. Khi được hỏi, cô nói rằng cô đã ngủ qua đêm với Đức Phật. Sau vài tháng cô làm ra vẻ mang thai bằng cách cột một cái đĩa gỗ tròn quanh bụng và xuất hiện như vậy trước Đức Phật, khi ngài đang thuyết pháp trước một hội chúng đông người, cô buộc tội Đức Phật là đã vô trách nhiệm và nhẫn tâm không lo lắng dự phòng cho ngày ở cử của cô ta. Đức Phật giữ yên lặng, nhưng ngai vàng của vua trời Sakka (Đế-Thích) đã nóng lên báo cho ngài biết sự việc này và Đế Thích liền sai một chú chuột đến cắn đứt những sợi dây ràng cái đĩa gỗ, khiến cho nó rơi xuống và cắt đứt những ngón chân của Ciđca. Cô bị những người có mặt đuổi chạy ra khỏi chùa. Và khi cô vừa bước ra khỏi cổng, lửa địa ngục đã nuốt lấy cô ta. Vì thế, quý vị thấy, chính do những phiền não của họ mà các chúng sinh bị ô nhiễm.
Chú giải nói rằng sở dĩ Đức Phật phải chịu sự ô nhục do bị nàng Ciđca này buộc tội là vì một trong nhũng tiền kiếp trước ngài đã mắng chửi một vị Phật Độc Giác vậy.
Bây giờ tôi muốn chỉ cho quý vị thấy bức tranh của CūZasubhaddā. Nghe xong quý vị sẽ tự mình quyết định xem đó là một bức tranh đẹp hay không đẹp.
CūIasubhaddā
Chaddanta Jātaka là câu chuyện tiền thân kể về đức Bồ-tát khi ngài sanh làm tượng vương Chaddanta. Câu chuyện này được kể liên quan tới một vị Tỳ-kheo Ni ở Sāvatthi, một hôm khi nàng đang nghe một bài pháp do Đức Phật thuyết tại Jatavana, ngưỡng mộ vẻ đẹp cực kỳ và cá tính tốt
đẹp của ngài nàng tự nghĩ không biết nàng đã có bao giờ làm vợ của ngài chưa. Ngay lúc đó túc mệnh trí (jātissarađāua— trí hồi nhớ các tiền kiếp) tức thời khởi lên trong dòng tâm tương tục của nàng. Nàng nhớ đến những kiếp quá khứ của mình, hết kiếp này sang kiếp khác. Ngay lập tức trí nhớ về kiếp sống của nàng với tên là CūZasubhadda, vợ của Chaddanta, xuất hiện trong tâm. Nàng sung sướng đến nỗi bật cười vì hoan hỷ. Nhưng nàng vẫn lấy làm kinh ngạc rằng chỉ một ít phụ nữ là có lòng mong muốn điều lợi ích cho chồng trong khi đa phần phụ nữ không có lòng mong muốn ấy. Và vì thế nàng tự nhủ không biết là mình có phải là người vợ tốt, có đủ lòng mong muốn điều lợi ích cho chồng mình hay không. Trong lúc đang nhớ lại thêm nữa theo cách này, nàng thấy rằng mình đã từng là công cụ đưa đến cái chết của chồng, và nàng khóc oà lên. Lúc đó Đức Phật liên hệ lại câu chuyện Tiền Thân Chaddanta (Chaddanta Jātaka) để giải thích thái độ lạ lùng trên của nàng.
Đức Bồ-tát kiếp đó sanh làm tượng vương của bộ tộc voi Chaddanta, tám ngàn con. Những con voi này có thể bay trên trời nhờ thiện nghiệp đã tích luỹ trong tiền kiếp của chúng. Thân của đức Bồ-tát một màu trắng tuyền, chỉ có mặt và chân là màu đỏ. Khi ngài đứng, sáu bộ phận của thân – bốn chân, vòi và đuôi – chạm đất. Ngài sống trong vùng Kađcanagūhā, hai bên bờ của Hồ Chaddanta. Chánh hậu của ngài là Mahāsubhaddā và CūZasubhaddā.
Một hôm, vua Chaddanta nghe rằng những cây Sāla đang nở hoa cùng với những bông hoa mùa xuân trong khu rừng Sāla. Tất cả đàn voi đều đi đến đó, và vua Chaddanta lấy thân mình húc vào cây Sāla một cái thật mạnh để tỏ lòng vui sướng của mình. Cái húc này khiến cho những cành lá khô, và những con kiến lửa rơi xuống người hoàng hậu CūZasubhaddā trong khi những bông hoa thì rơi trên thân mình của hoàng hậu Mahāsubhaddā. Điều này là do vào lúc ấy có một ngọn gió đang thổi mà CūZasubhaddā lại đứng dưới gió còn Mahāsubhaddā thì đứng trên gió. Mặc dù điều đã xảy ra một cách tình cờ do gió chứ không phải do ý định của vua Chaddanta, song CūZasubhaddā không thích việc tình cờ này và nàng đã oán trách đức vua một cách gay gắt.
Lại một hôm cả bầy voi đang chơi đùa trong nước hồ Chaddanta. Lúc ấy một chú voi dâng lên đức vua Chaddanta một đoá sen rất lớn gọi là Sattussada, hoa sen ngàn cánh, và vua lại đưa nó cho Mahāsubhaddā. Một lần nữa CūZasubhaddā lại cảm thấy buồn vì sự chiếu cố quá rõ ràng của vua đối với kình địch của nàng và nàng trở nên cay đắng, mang một mối ác cảm với vua.
Không lâu sau đó vua Chaddanta và bầy voi có được cơ hội cúng dường trái cây và những vật dụng khác đến năm trăm đức Độc Giác Phật (Paccekabuddha), là những người con của Hoàng- hậu Mahāpadmavatī. Đây quả thực là phước điền vô thượng.
Một hôm, khi vua Chaddanta đang tiếp đãi năm trăm vị Độc Giác Phật (Paccekabuddha), CūZasubhaddā dâng cúng trái cây rừng đến các vị và phát một lời nguyện. Nàng đang vẽ ra một bức tranh. Nàng hiểu rằng chư Phật Độc Giác là những bậc vô cùng giới đức, là ruộng phước không gì có thể sánh bằng. Tất cả những thớt voi ở đây, gồm luôn CūZasubhaddā cũng là những bậc giới đức. Vật phẩm cúng dường có được một cách chân chánh từ rừng. Trước khi cúng dường, trong khi cúng dường và sau khi cúng dường lòng nàng tràn ngập niềm tin rằng quả của nghiệp đang làm này là rất lớn. Nàng cũng hiểu rằng nguyện ước của những bậc có giới đức chắc chắn sẽ thành tựu nhờ sự trong sạch của nó. Có thể nói vào lúc đó nàng đã vẽ nên một bức tranh hoàn hảo về một người phụ nữ với tất cả những chi tiết của nó:
“Bạch ngài, do nhờ phước báu này, vào lúc thân hoại mạng chung,
- ‘Cầu mong cho con được tái sanh làm một công chúa trong gia đình đức vua Madda!
- Mong cho tên của con được là Subhadda!
- Mong cho con được trở thành chánh cung hoàng hậu của đức vua Bārāuasī!
- Mong cho con có thể thuyết phục được đức vua trong việc hoàn thành những mong muốn của con!
- Mong cho con có được một người thợ săn có thể cắt đứt cặp ngà của (tượng vương) Chaddanta!
Kết quả là nàng được sanh làm công chúa trong gia đình của đức Vua Madda. Sau đó nàng trở thành chánh cung hoàng hậu của vua xứ Bārānasī. Khi nàng trở thành chánh cung hoàng hậu, một bậc mẫu nghi thiên hạ, lẽ ra nàng phải từ bỏ mối hiềm thù đối với một con vật đang sống trong rừng, song nàng đã không thể quên được mối thù của mình và không thể tha thứ cho Chaddanta. Nàng không kềm chế được tâm của mình.
Do đó, trong lúc quý vị đang tích tạo một thiện nghiệp nào đó quý vị phải luôn luôn nhớ đến câu chuyện này. Bởi vì, khi nghiệp đã chín mùi thì không dễ gì loại bỏ được. Tôi sẽ tiếp tục câu chuyện.
Nhớ đên mối thù xưa, nàng vạch một kế hoạch để cắt lấy cặp ngà của Chaddanta. Tất cả mọi người thợ săn được đức vua triệu tập, và Sonuttara được chọn để giao phó công việc này. Vì lẽ Subhaddā biết rất rõ rằng Chaddanta hết sức tôn
kính các vị Paccekabuddha (Độc Giác Phật), những bậc đắp y vàng, nên nàng ra lệnh cho thợ săn Sonuttara phải mặc y vàng. Theo cách đó, tượng vương Chaddanta sẽ không làm hại hắn. Sonuttara phải mất bảy năm, bảy tháng và bảy ngày mới đến được nơi trú ngụ của Chaddanta. Hắn đào một cái hầm và che lại, và khi tượng vương đi ngang qua đó hắn bắn vào ngài một mũi tên tẩm thuốc độc. Khi Chaddanta hiểu được điều gì xảy ra, ngài tấn công Sonuttara, nhưng, nhìn thấy hắn mặc tấm y vàng, ngài tự kềm mình lại. Sau khi biết đầu đuôi câu chuyện của Sonuttara, ngài chỉ cho hắn cách làm thế nào để cắt lấy cặp ngà của ngài, nhưng sức mạnh của Sonuttara không đủ để cưa đứt chúng. Thấy vậy Chaddanta liền dùng vòi của mình cầm lấy cây cưa và, dù đã bị thương và phải chịu đựng cái đau thảm khốc do quai hàm của ngài bị rạch ra, ngài vẫn cưa đứt cặp ngà, đưa chúng cho người thợ săn, rồi mới chết. Trong bảy ngày, do năng lực thần thông của cặp ngà, Sonuttara trở về đến Bārānasī; nhưng khi Subhaddā nghe rằng âm ưu của nàng đã đưa đến cái chết của người yêu cũ và cũng là người chồng cũ của nàng, nàng vỡ tim ra chết.
Vì vậy, quý vị nên biết rằng mong muốn trả thù chỉ làm cho lòng mình rối loạn, thậm chí đưa đến sự tự huỷ hoại mình. Từ bài học của câu chuyện này, chúng ta nêu tu tập lòng khoan dung, tha thứ và buông bỏ mọi sự tức giận, biết rằng giữ tâm sân hận khiến cho bản thân mình tổn hại nhiều hơn người khác có thể làm hại mình. Bởi thế, chính do những phiền não mà các chúng sinh bị ô nhiễm.
Bây giờ tôi muốn chỉ cho quý vị thấy bức tranh của Đức Phật Độc Giác Mahāpaduma tương lai.