Kinh Gaddulabaddha Dây Trói Buộc

Hỏi và Đáp

– Câu Hỏi 50: Một số vị Tỳ-kheo dạy phương pháp thiền Pa-auk không tôn trọng  Giới luật (Vinaya). Họ cố ý nhận tiền, chặt cây, v.  v… và họ xem ra vẻ khá ngã mạn, thậm chí tới mức nghĩ rằng họ lớn hơn cả Tăng (Sangha).  Cách cư xử của họ đã làm cho nhiều người hoài nghi  phương pháp thiền Pa-Auk. Có điều gì đó sai với cách thực hành của họ hay với phương pháp thiền Pa-Auk không?

Trả Lời Câu Hỏi 50: Trong Tăng Chi Kinh (Anguttara Nikaya) Đức Phật có nói: ‘Yau mayā sāvakānau shikkhāpadau pađđattau tau mama sāvaka jīvitahetupi nātikkamanti.’ – ‘Các vị thánh đệ tử của ta, cho dù vì sinh mạng, cũng không  bao giờ  vượt qua một học giới ta đã ban hành  cho các vị đệ tử.’ Như vậy, nếu các vị Tỳ-kheo ấy là những bậc thánh, chắc chắn họ sẽ không cố ý phạm bất cứ một tội nào ngay cả vì  nhân  sinh mạng của họ. Hơn nữa, một bậc thánh còn có niềm tin bất động nơi Đức Phật, Giáo Pháp,  Chư Tăng,  và tam học (Giới Định Tuệ). Nếu các vị ấy  là  những bậc thánh, họ sẽ có niềm tin trọn vẹn nơi Giới Luật (Vinaya), vốn là Pháp (Dhamma) thuộc về giới học và do chính Đức Phật ban hành. Vì thế quý vị có thể an toàn mà nói rằng họ không phải là các bậc thánh.

Liên quan tới điều này tôi sẽ kể cho quý vị nghe một tình trạng có thực. Một số trong những người này không thực hành  dưới sự  hướng dẫn  của tôi mà dưới sự hướng dẫn của các vị thiền sư khác rất có lòng khoan dung. Và một vài trong số những người hành thiền Minh Sát  (Vipassana)  dưới sự hướng dẫn của tôi nghĩ rằng các vị kia đã hoàn tất khóa thiền, nhưng thực ra thì họ chưa. Khi tôi kiểm tra họ, họ không thể vượt qua được những trắc nghiệm của tôi. Bởi vì đôi lúc tôi không nói thẳng với họ rằng sự trình bày của họ là không  đúng mà chỉ yêu cầu họ kiểm tra thêm, sau  một thời gian họ nghĩ rằng họ đã thành công. Và một số ra đi ngay cả trước khi được thử nghiệm lại.

– Câu Hỏi 51: Sau khi đã hoàn tất một khóa thiền Minh Sát (Vipassana) người hành thiền nên tiếp tục thực hành như thế nào để đạt đến các Thánh Đạo và Thánh Quả?

Trả Lời Câu Hỏi 51: Vị ấy chỉ việc tiếp tục quán danh và sắc chơn đế (tối hậu) và các nhân của chúng là vô thường, khổ và vô ngã.

– Câu Hỏi 52: Liệu một người có thể đắc đạo và quả thẳng từ sơ thiền không cần thực hành thiền minh sát không?

Trả Lời Câu Hỏi 52: Không, người ấy  không thể đắc đạo quả như thế được.

– Câu Hỏi 53: Một vị Tỳ-kheo đã phạm tội bất cộng trụ (pārājika) có thể xuất gia Sa-di (Sāmanena) được không?

Trả Lời Câu Hỏi 53: Nếu vị ấy thú tội (bất cộng trụ) liền, vị ấy có thể xuất gia lại được như một Sa-di. Nhưng nếu vị ấy đã che dấu tội đó trong một thời gian và còn tham dự các buổi lễ bố-tát (uposatha – lễ sám hối mỗi nửa tháng của chư Tăng) v.v…,thì vị ấy không thể thọ giới Sa-di lại được nữa.

– Câu Hỏi 54: Nếu như một người tại gia cư sĩ cũng có thể chứng đắc Niết-bàn (Nibbana), tại sao Đức Phật còn thành lập Giáo Hội Tỳ-kheo và Tỳ-kheo Ni làm gì?

Trả Lời Câu Hỏi: Đời sống của  người  tại gia cư sĩ rất bận rộn với nhiều trách  nhiệm.  Họ phải làm việc và chăm lo đời sống cho vợ  con,v.v… Dưới những điều kiện như vậy thật  không dễ gì để họ giữ ngũ giới cho trong sạch, ấy  là chưa nói đến việc tu tập định sâu và tuệ giác bén nhạy để chứng đắc Niết-bàn. Người tại gia cư sĩ thời Đức Phật đa số đã có đầy đủ các công hạnh Ba-la-mật, vì thế họ có thể chứng ngộ Niết-bàn. Song ngày nay việc chứng Niết-bàn đối với người cư sĩ không phải là dễ. Đây chính là lý do vì sao  Đức Phật lại thành lập Tăng Đoàn Tỳ-kheo và Tỳ- kheo Ni để cho những ai một lòng một dạ muốn thực hành Pháp (Dhamma) có thể thực hành được bằng cách từ bỏ gia đình để sống đời không gia  đình (tức xuất gia).

Mục đích khác của việc thành lập Tăng  Đoàn Tỳ-kheo và Tỳ-kheo Ni là để duy trì ba huấn từ của Đức Phật, đó là học  (kinh điển),  thực hành và chứng đắc (pháp học, pháp hành và  pháp  thành). Học thông suốt kinh điển Phật giáo không phải là dễ. Trong số những người tại gia thì  chỉ  một số ít người là có thể học được  một phần nào  đó của kinh điển mà thôi. Nhưng có rất nhiều vị Tỳ-kheo có thể nghiên cứu chúng một cách chu

đáo. Bao lâu kinh điển còn tồn tại, những thế hệ  sau còn có thể thực hành theo đó để phát triển định và tuệ minh sát, cũng như để chứng đắc Niết-bàn vậy.

– Câu Hỏi 55: Tại sao các chúng sinh trong bốn cõi vô sắc không thể đắc đạo quả nhập lưu?

Trả Lời Câu Hỏi 55: Một vị đệ tử Phật phải hoàn thành hai yếu tố, nghe Pháp (Dhamma) từ người khác (paratoghosa) và như lý tác ý (yonisomanasikāra), để đạt đến nhập lưu đạo. Như lý tác ý là thấy các hành kể như vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh. Liên quan đến yếu tố nghe Pháp từ người khác, ngay cả Tôn-giả Xá-lợi-phất (Sariputta), người có trí tuệ rất nhạy bén như thế, cũng không thể đắc nhập lưu với trực giác trí của mình, mà chỉ đắc sau khi nghe một bài kệ ngắn từ nơi Tôn-giả Assaji. Các chúng sinh trong bốn cõi  vô sắc (cõi dành cho các vị phạm thiên đắc  thiền  vô sắc) không có tai để nghe Pháp nơi người khác, vì thế việc đắc nhập lưu đạo là bất khả đối với họ.

– Câu Hỏi 56: Liệu các chúng sinh trong cõi phi tưởng phi phi tưởng có thể bị tái sanh thẳng  vào bốn cõi khổ không?

Trả Lời Câu Hỏi 56: Không. Nếu như họ có thể duy trì bậc  thiền phi tưởng phi phi tưởng của  họ cho đến sát-na cận tử, họ sẽ tái sanh lại trong cõi đó. Còn không, thiện nghiệp dục giới của cận định trước bậc thiền phi tưởng phi phi tưởng của   họ sẽ chín mùi và họ sẽ tái sanh nơi một trong những cõi an vui thuộc dục giới, hoặc trong thiên giới hoặc trong nhân giới. Họ không thể nào sanh vào trong những cõi khổ, cũng không sanh trong các cõi thiền sắc giới, hay các cõi vô sắc thấp hơn được.

– Câu Hỏi 57: Hư không giới và thức giới trong sáu giới – địa giới, thuỷ giới, hoả giới, phong giới, hư không giới và thức giới đề cập  trong Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya) thuộc về  danh và sắc nào?

Trả Lời Câu Hỏi 57: Có sáu giới (dhātu) đề cập trong Đại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi (Mahāhatthipadopama), Đại Kinh Giáo Giới La- hầu-la (Mahārāhulovāda Sutta) và Kinh Giới Phân Tích (Dhātuvibhanga Sutta) của Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikāya). Hư không là hư không giới (ākāsadhātu). Nó được xem như một loại  sắc, nhưng chỉ là sắc giả tạo chứ không phải sắc thực. Đúng hơn nó thuộc về Pháp Giới (dhammadhātu). Pháp giới là một trong mười tám giới. Nó bao gồm mười sáu loại sắc vi tế và năm mươi hai tâm sở. Tuy nhiên, ở đây khi đề cấp đến hư không giới, tất cả các loại sắc y đại sinh đều bao gồm.

Thức thuộc về danh uẩn. Nó có thể được chia thêm thành bảy giới: nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý giới và ý thức giới. Ở đây, khi đề cập  đến thức  giới, tất cả các tâm sở cũng được đề cập.

Do đó, sáu giới thực sự cũng giống  như danh & sắc và ngũ uẩn vậy.

– Câu Hỏi 58: Ý nghĩa của câu ‘do thức sanh, danh & sắc sanh; do danh & sắc sanh, thức sanh, ‘ đề cập trong Kinh Đại Duyên (Mahānidāna Sutta) của Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya) là gì?

Trả Lời Câu Hỏi 58: Liên quan đến pháp Duyên Khởi, Đức Phật dạy ‘do thức sanh, danh & sắc sanh hay do duyên thức, danh & sắc sanh (viđđāna paccaya nāmarūpau) và ‘do duyên  danh  & sắc, thức sanh’ (nāmarūpa paccaya viđđānau). Trong phương pháp năm uẩn thì đề cập ‘nāmarūpasamudayā viđđānasamudayo.’ Khi nói ‘do duyên thức, danh & sắc sanh’ Đức Phật muốn nói gì? Ở đây, thức ám chỉ tâm (citta), danh ám chỉ các tâm sở (cetasika), và sắc chỉ muốn đề cập đến loại sắc do tâm tạo (cittajarūpa). Do thức sanh, các tâm sở (danh) sanh. Do thức sanh, sắc do tâm tạo sanh. Vì thế, do thức sanh, danh (cetasika-tâm sở) và sắc (sắc tâm -cittajarūpa) sanh. Nếu hành giả có thể phân biệt được sắc do tâm tạo (cittajarūpa), thời hành giả có thể hiểu được ý nghĩa này một  cách rõ ràng.

‘Danh và sắc tập khởi, thức tập khởi’ (nāmarūpasamudayā viđđānasamudayo) nghĩa là  do sự sanh khởi của danh & sắc, thức khởi sanh. Trong lúc hành giả phân biệt năm uẩn qua lối quan hệ nhân quả, hành giả phải cố gắng để thấy mối quan hệ giữa các danh uẩn. Đức Phật dạy ‘phassasamudaya vedanāsamudayo, phassasamudaya sađđāsamudayo, phassasamudaya sankhārāsamudayo, nāmarūpasamudaya viđđānasamudayo.’ – ‘Do tập khởi của xúc hay do duyên xúc, thọ sanh; do tập khởi của xúc, tưởng sanh; do tập khởi của xúc, hành sanh; Đối với thức Đức Phật dạy rằng ‘do tập khởi của danh và sắc, thức sanh.’ Ở đây danh nói đến các tâm sở. Sắc nói đến các căn xứ. Thức của các chúng sinh trong cõi ngũ uẩn không thể sanh mà không có một căn xứ. Không có các tâm sở, thức cũng không thể sanh được. Vì thế các tâm sở cũng là một nhân gần cho thức khởi sanh. Thức và các tâm sở tùy thuộc vào nhau để khởi sanh. Bốn danh uẩn (thọ, tưởng, hành và thức) tùy thuộc lẫn nhau. Nếu một danh uẩn nào đó là nhân, thì ba danh uẩn kia kà quả. Nếu hai  danh uẩn là nhân, hai danh uẩn còn lại sẽ là quả. Nếu ba danh uẩn là nhân, danh uẩn còn lại sẽ là  quả.

– Câu Hỏi 59: Mối quan hệ giữa bốn loại thức ăn – đoàn thực (kabalinkārāhāra), xúc thực (phassahāra), tư niệm thực (cetanāhāra), thức thực (viđđānāhāra), với danh & sắc (nāma-rūpa) là gì? Làm thế nào để phân biệt bốn loại thức ăn (āhāra) này trong lúc đang phân biệt duyên khởi?

Trả Lời Câu Hỏi 59: Tôi sẽ giải thích với  các ví dụ. ‘Sabbe sattā āhāra-thitikā.’ ‘Tất cả chúng sinh đều lệ thuộc vào thức ăn.’ Ở đây ‘āhāra’ có nghĩa là ‘nhân’, chứ không phải ‘thức ăn’. Quý vị có thể dịch nó như là thức ăn, nhưng thức ăn ấy có nghĩa là nhân. Đoàn thực (kabalinkārāhāra) muốn nói đến bốn loại sắc, đó là sắc do nghiệp sanh (kammaja-rūpa), sắc do tâm sanh (cittaja-rūpa), sắc do thời tiết sanh (utuja-rūpa), và sắc do vật thực sanh (āhāraja-rūpa). Trong mỗi loại sắc này đều có dưỡng chất (ojā). Ở đây, khi nói Đoàn thực (kabalinkārāhāra), Đức Phật nhấn mạnh đến dưỡng chất đó. Dưỡng chất của bốn loại sắc là nhân chính cho (sự tồn tại) của các chúng sinh trong cõi ngũ uẩn. Tuy nhiên, dưỡng chất không thể sanh một mình, nó phải sanh cùng với các loại sắc  đồng sanh. Một điểm quan trọng khác nữa là có sáu căn xứ trong sắc do nghiệp sanh (kammaja-rūpa). Đối với các chúng sinh trong cõi ngũ uẩn, danh phải nương vào các căn xứ để sanh lên vậy. 

Ở đây, tư (cetanā) ám chỉ các hành (sankhāra), còn thức (Viđđāna) chỉ muốn nói đến nghiệp-thức (kamma-viđđāna), và phassa là xúc khởi sanh cùng với tư (cetanā) và thức (viđđāna).  Vì thế xúc (phassa),  tư (cetanā) và thức (viđđāna)  ở đây có nghĩa là hành (sankhāra) và nghiệp (kamma).

Chẳng hạn, quý vị đang phân biệt các nhân đời trước, như cúng dường hương hoa đến  một hình tượng Phật. Trong lúc quý vị đang cúng dường, các tâm hành khởi lên hợp theo tiến trình tâm, quý vị sẽ thấy ba mươi bốn tâm hành trong mỗi sát-na tốc hành khi việc cúng dường đó được thực hiện với một nội tâm hoan hỷ và trong sạch. Trong số ba mươi bốn tâm hành này, có xúc (phassa). Xúc đó được gọi là xúc thực  (phassahāra), bởi vì nó nối kết đối tượng với các tâm hành và thức. Nếu nghiệp lực của quý vị lấy những bông hoa làm đối tượng, lúc  đó  xúc (phassa) nối kết các bông hoa với các tâm hành và thức của quý vị. Không có xúc (phassa) quý vị sẽ không thấy những bông hoa, vì thế xúc (phassa) là một nhân.

Cetanā (tư), rất là quan trọng. Nó được gọi  là sankhāra (hành) hay kamma (nghiệp). Tuỳ thuộc vào năng lực của cetanā này mà một kết quả có thể xuất hiện. Một Cetanā (tư) mạnh mẽ và đầy năng lực sẽ tạo ra một kết quả mạnh mẽ và đầy năng lực như vậy. Một Cetanā (tư) yếu sẽ tạo ra một kết quả yếu. Vì thế Cetanā (tư) cũng là một loại thức ăn (āhāra), một nhân. Tuy nhiên, Cetanā (tư) không  thể khởi sanh mà không có thức (viđđāna). Như  vậy thức (viđđāna) được gọi là nghiệp  thức (kamma viđđāna). Cả thảy có ba mươi bốn tâm hành. Ngay khi những tâm hành này khởi lên, chúng liền diệt. Nhưng vẫn tồn tại một nghiệp lực, mà nghiệp lực này có thể tạo ra quả của nó. Sankhāra (hành) và kamma (nghiệp) khởi lên dựa trên một căn xứ. Căn xứ ấy cũng là một nhân.

Ngoài những nhân chính ra còn có những nhân hỗ trợ, đó là vô minh, tham ái và chấp thủ, khởi lên trong tiến trình tâm khác. Đây chính là lý do vì sao trong Kinh Vật Thực (Āhāra Sutta) Đức Phật dạy như vầy: ‘cattāro āhārā kiđ nidānau kiđ samudayau kiđ pabhāvau…?’ – ‘Do (duyên) Pháp nào, bốn loại thức ăn (āhāra — nhân) khởi lên?’ ‘tanhā nidāna±, tanhā samudayau, tanhā pabhāvau…’- ‘Do tham ái tập khởi, bốn loại thức ăn (āhāra – nhân) tập khởi.’ Ái được lặp đi lặp lại nhiều lần thì gọi là thủ. Khi có ái và thủ, chắc chắn cũng phải có vô minh. Vì thế, do tập khởi của vô minh, ái, thủ và bốn loại thức ăn (āhāra) tập khởi. Quý vị phải cố gắng để phân biệt mối tương quan nhân quả này. Nếu quý vị có thể phân biệt  được  nó, thì cũng nên cố gắng phân biệt năm uẩn ở sát- na kiết sanh (lúc tục sanh) của kiếp này.  Quý vị  nên phân biệt năm uẩn và nghiệp lực trong kiếp trước này xen kẽ nhau để chắc chắn rằng quý vị thấy được nghiệp lực tạo ra năm uẩn ấy. Nếu quý  vị nghĩ là có một vị Tỳ-kheo hay một vị Tỳ-kheo Ni, thì tri kiến lầm lẫn của quý vị là vô minh. Dính mắc vào các uẩn của vị Tỳ-kheo  hay Tỳ-kheo Ni  ấy là tham ái. Tham ái lập đi lập lại nhiều lần đối với đời sống của vị Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo Ni ấy là thủ. Do vô minh, ái, và thủ, mà các hành và nghiệp sanh khởi hay tập khởi. Do nghiệp lực sanh khởi, năm uẩn vào thời tục  sinh sanh khởi. Quý vị nên  cố gắng để thấy mối tương quan giữa các nhân và quả theo cách này nhiều lần. Đến khi ấy quý vị sẽ hiểu rằng bốn loại thức ăn này có thể tạo ra năm  uẩn vào thời tục sinh.

Có một cách khác nữa. Quý vị cũng có thể phân biệt bốn loại thức ăn (āhāra) trong hiện tại. Chẳng hạn, nếu quý vị muốn trở thành một vị Tỳ- kheo hay Tỳ-kheo ni trong tương lai, quý vị có thể tích luỹ một số thiện nghiệp nào đó. Những thiện nghiệp này bao gồm xúc thực (phassahāra),  tư  niệm thực (cetanāhāra), thức thực (viđđānāhāra), hay nói khác hơn, xúc nhân, tư niệm nhân và thức nhân. Chúng sanh khởi dựa vào các căn xứ, mà các căn xứ này là đoàn thực (kabalinkārāhāra). Do đó có cả thảy bốn nhân. Tại sao bốn nhân này sanh khởi? Chính do sự sanh khởi của tham ái, mà bốn nhân sanh khởi vậy. Tham ái là nhân; bốn nhân là quả. Do sự sanh khởi của thọ, ái sanh khởi. Thọ là nhân; ái là quả. Do sự sanh khởi của xúc, thọ sanh khởi. Xúc là nhân, thọ là quả. Do sự sanh khởi của sáu căn xứ (lục nhập), xúc sanh khởi. Sáu căn xứ (lục nhập) là nhân, xúc là quả. Do sự sanh khởi của danh và sắc, sáu căn xứ (lục nhập) sanh khởi. Danh và sắc là nhân, sáu căn xứ là quả. Do sự sanh khởi của thức, danh & sắc sanh khởi. Thức là  nhân; danh & sắc là quả. Do sự sanh khởi của các hành, thức sanh khởi. Các hành là nhân, thức là quả. Do sự sanh khởi của vô minh, các hành sanh khởi. Vô minh là nhân; các hành là quả. Quý vị nên phân  biệt nhân và quả theo cách này, tức là cách phân biệt lui ngược trở lại hay phân biệt duyên khởi theo chiều nghịch (patiloma paticcasamuppāda).

– Câu Hỏi 60: Khi một hành giả hành thiền tâm từ, người ấy thấy chư thiên, thấy những chúng sinh trong các địa ngục, v.v… Thế nào là sự khác nhau giữa khả năng thấy này và thiên nhãn thông?

Trả Lời Câu Hỏi 60: Thiên nhãn thông có sức mạnh hơn thiền tâm từ. Mặc dù cả hai đều tạo ra ánh sáng chói lọi, song ánh sáng của thiên nhãn thông mãnh liệt hơn ánh sáng của bậc thiền tâm từ (jhāna). Do dó, một hành giả hành tâm từ thấy các vị chư thiên, hay thấy những chúng sinh trong các địa ngục,v.v… chỉ một phần nào đó mà  thôi,  nhưng một hành giả có thiên nhãn thông thấy  những cảnh ấy một cách rõ ràng, và còn biết rõ nghiệp nào tạo ra sự tái sinh của họ trong  các cõi đó nữa.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *