PHẦN 3 – THỌ TRÌ NIỆM HƠI THỞ(ĀNĀPĀNASSATI) – NHẬN BIẾT CHIỀU DÀI HƠI THỞ CŨNG NHƯ TOÀN THÂN HƠI THỞ

Awareness of the Length of Breath as well as the whole Breath

Nhận Biết Chiều Dài Hơi Thở Cũng Như Toàn Thân Hơi Thở

The length of the breath should be determined by the duration taken by the breath. If it takes a long time to breathe in or out, the breath is taken to be long. If it takes a short time to breathe in or out, the breath is taken to be short. Chiều dài hơi thở nên được xác định bằng khoảng thời gian diễn ra hơi thở. Nếu dùng nhiều thời gian để thở vào hay thở ra thì hơi thở đó diễn ra dài. Nếu dùng ít thời gian để thở vào hay thở ra thì hơi thở đó diễn ra ngắn.
The breath may be long or short for some time or for the whole sitting. Whatever it is, after the yogi is aware of the length of the breath, he should also be aware of the whole breath body from the beginning to the end by its touch at the tip of the nose or at the nostrils or at the upper lip. He should not follow the breath either inwards or outwards. He should act like a gate-keeper. Hơi thở có thể là dài hay ngắn trong một lúc hay toàn thời ngồi thiền. Bất kể nó là gì, sau khi hành giả nhận biết chiều dài của hơi thở, hành giả cũng nên nhận biết toàn thân hơi thở từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc ở điểm xúc chạm của nó ở đầu mũi hoặc ở lỗ mũi hoặc ở môi trên. Hành giả không nên theo hơi thở đi vào phía trong hay ra bên ngoài. Hành giả nên hành động như một người gác cổng.
A gate-keeper does not examine people either inside or outside the town for they are not his concern. But he does examine each person as the person arrives at the gate. Similarly the meditator pays no attention to the breath that has gone inside or outside the nose, because it is not his concern. But it is his concern each time the in-breath or the out-breath arrives at the nostril-gate. Một người gác cổng không kiểm tra từng người ở bên trong hay bên ngoài đô thị vì chúng không phải là việc của anh ta. Nhưng người gác cổng xem xét từng người khi người đó đến cổng. Tương tự, hành giả không quan tâm đến hơi thở đã vào trong hay ra ngoài mũi vì nó không phải là việc của hành giả. Nhưng mối quan tâm của hành giả chính là mỗi lần hơi thở vào hay hơi thở ra đến nơi cửa lỗ mũi.
He should also act like a sawyer. The sawyer focuses his attention on the saw’s teeth at the point of contact with the log without giving attention to the saw’s teeth that are approaching or receding, though they are not unknown to him as they do so. Hành giả cũng nên hành động như một người thợ xẻ gỗ. Người thợ xẻ tập trung sự chú ý của mình vào các răng cưa ở điểm tiếp xúc với khúc gỗ mà không quan tâm đến các răng cưa đang tiến lại gần hoặc đi ra xa, mặc dù khi chúng làm như vậy, không phải là anh ta không thể biết chúng.
In the same way the meditator establishes mindfulness on the breath at the point of contact with the nostrils or with the upper lip, without giving attention to the in-breath and the out-breath as they approach or recede, though they are not unknown to him as they do so. Theo cách tương tự, hành giả an trú niệm trên hơi thở ở điểm xúc chạm với lỗ mũi hoặc với môi trên mà không quan tâm đến hơi thở vào và hơi thở ra khi chúng tiến lại gần hay đi ra xa, mặc dù khi chúng làm như vậy, không phải là hành giả không thể biết chúng.
When he can calmly and mindfully focus his mind on the beginning, the middle and the end of the in-breath and the out-breath for one hour or more at every sitting, he should proceed to the fourth step. Khi hành giả có thể tập trung tâm mình một cách lặng lẽ và chú tâm vào lúc bắt đầu, lúc giữa và lúc cuối của hơi thở vào và hơi thở ra trong một giờ đồng hồ hoặc hơn nữa ở mỗi thời ngồi thiền, hành giả nên tiến lên bước thứ tư.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *