VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

MINH VÀ HẠNH

Loại thực hành cần thiết trong quá khứ để đạt đến Đạo Quả (ngay cả A-la-hán thánh quả), được gọi là minh và hạnh (vijjā-carana):

  1. Minh (vijjā) cũng giống như tuệ (pađđā), và là minh sát trí (vipassanā đāua), gồm hiệp thế và siêu thế.333 Minh hiệp thế lấy các hữu vi giới (Saukhatadhātu), vốn là năm uẩn hay danh và sắc, thuộc tam giới, làm đối tượng. Trong khi minh siêu thế lấy Vô-vi giới (Asaukhatadhātu), tức Niết-bàn, làm đối tượng. Khi bàn về việc thực hành trong quá khứ cần thiết cho sự chứng đắc một Đạo Quả, chúng ta không gồm minh siêu thế vào đó, bởi vì nếu có minh siêu thế, thì điều đó có nghĩa rằng người ấy đã đắc Đạo Quả rồi.
  2. Hạnh (caraua) giống như ba phước nghiệp sự (puđđakiriyavatthu): bố thí (dāna), trì giới (Sīla), và tu thiền (bhāvanā): tu thiền ở đây có nghĩa là tu tập thiền chỉ (samatha bhāvanā) và tu tập thiền minh sát (vipassanā bhāvanā). Tuy nhiên ba phước nghiệp sự này chỉ có thể gọi là hạnh khi chúng là những pháp hành thích hợp, và được thực hành một cách kiên định và liên tục.

Để giải thích minh và hạnh này một cách dễ hiểu, tôi sẽ bắt đầu bằng cách giải thích hạnh trước:

HẠNH

Hạnh có mười lăm pháp: 

Giới (Sīla): Chúng ta đã bàn về giới ở phần nói về ba phước nghiệp sự (puđđakiriyavatthu). Ở đây chúng tôi chỉ nhắc lại các yếu tố đó một cách tóm tắt.

    1. Đối với người tại gia, giữ giới có nghĩa là sự tu tập thường xuyên trong ngũ giới và bát giới, hoặc thập giới. Nó bao gồm cả Chánh Mạng (Sammā-Ājīva), tức cách sinh nhai không phạm vào bất cứ giới nào, và cũng không phạm vào một trong năm nghề buốn bán trái phép: buôn bán vũ khí, buôn bán người (làm nô lệ), buôn bán thịt (mua bán thú cho người ta xẻ thịt), buôn bán rượu, và buôn bán thuốc độc. 
    2. Đối với các vị Tỳ kheo, giới có nghĩa là Tỳ kheo giới (BhikkhuSīla), tăng thượng giới (adhiSīla), hay tứ thanh tịnh giới (catupārisuddhiSīla):
      1. Thanh tịnh nhờ giữ giới chế ngự theo giới bổn (pātimokkhasanvaraSīla), ở đây là việc giữ hai trăm hai mươi bảy giới luật của Tỳ kheo một cách thường xuyên.
      2. Thanh tịnh nhờ giữ giới chế ngự các căn (indriya-sanvaraSīla), đó là thường xuyên chế ngự nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn và ý căn, bằng cách tác ý đến đề mục thiền (chỉ hay minh sát) của mình. Theo cách đó các phiền não không thể sanh khởi qua ngõ sáu căn.
      3. Thanh tịnh nhờ giữ giới thanh tịnh sinh mạng (ājīva-pārisuddhiSīla) hay đối với vị Tỳ kheo là việc giữ Chánh Mạng (Sammā-Ājīva). Một vị Tỳ kheo phải tránh nuôi mạng không chân chánh (tà mạng), hay nói khác hơn sự nuôi mạng của vị Tỳ- kheo phải không được phạm vào bất kỳ giới nào trong giới bổn ba-la-đề-mộc-xoa (Pātimokkha).
      4. Thanh tịnh nhờ giữ giới liên quan đến tứ vật dụng (paccayasannissitaSīla): đó là như lý giác sát đối với bốn món vật dụng — y phục, vật thực, chỗ ở, và thuốc trị bệnh.

Chế ngự các căn (indriyasanvara): Cũng giống như thanh tịnh thứ hai của vị Tỳ-kheo (thanh tịnh nhờ giữ giới chế ngự các căn): việc chế ngự thường xuyên sáu căn môn (nhãn, nhĩ…ý môn) bằng cách tác ý đến đề mục thiền của mình, dù là thiền chỉ hay thiền minh sát. Theo cách này, phiền não không thể phát sanh qua ngõ các căn môn.

Tiết độ trong ăn uống (bhojanemattađđutā): thường xuyên chỉ ăn đến mức cần thiết để hỗ trợ cho việc thực hành, và duy trì (sự khoẻ mạnh) của cơ thể.

Chú tâm cảnh giác (jāgary-ānuyoga– luôn giữ tâm tỉnh thức): thường xuyên không ngủ ngày, và không bao giờ ngủ nhiều hơn mức cần thiết: giữa hai thời ngủ, thường xuyên hành thiền.

Tín (saddhā): niềm tin sâu sắc và mạnh mẽ nơi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), nơi những vận hành của nghiệp, nơi duyên khởi, tái sanh, và các cảnh giới khác. Như vậy, thói quen thực hành bố thí (dāna), cũng được gồm trong Tín theo cách phân loại này.

Niệm (sati): Thực hành thường xuyên Tứ Niệm Xứ—thân, thọ, tâm và pháp.

Tàm (hiri-惭): có lòng hổ thẹn không làm điều ác qua thân, khẩu và ý.

Quý (ottappa-悸): biết ghê sợ không làm điều ác qua thân, khẩu và ý.

Đa văn (bāhusacca): Thường xuyên học và hỏi về Kinh Điển, để biết được sự khác nhau giữa năm thủ uẩn (khandha), mười hai xứ (āyatana) và mười tám giới (dhātu), vốn là Thánh Đế Thứ Nhất hay Khổ Thánh Đế (Dukkha AriyaSacca). Học và hỏi về duyên khởi (paIiccasamuppāda) để biết được nguồn gốc của năm uẩn, Thánh Đế Thứ Hai hay Tập Đế (DukkhaSamudaya Ariya-Sacca). Và học hỏi về bốn niệm xứ, để biết cách diệt khổ, Thánh Đế Thứ Tư, Đạo Đế (Dukkha-Nirodha-Gāminī PaIipadā Ariya- Sacca—Thánh Đế Về Con Đượng Diệt Khổ).

Đa văn cũng bao gồm cả việc biết và thấy năm uẩn, và nguồn gốc sanh khởi của năm uẩn. Đó là hai trí chuẩn bị cho việc thực hành minh sát: Danh Sắc Xác Định Trí (Nāma-Rūpa- Pariccheda-Đāua) và Nhân Duyên Phân Biệt Trí (Paccaya-Pariggaha-Đāua). Hai trí này chúng ta đã bàn đến ở trên.

Tinh tấn (vīriya): đây là việc thực hành thường xuyên bốn loại tinh tấn (padhāna):

  1. Tinh tấn chế ngự (sanvara-padhāna): với tinh tấn và nỗ lực hành giả tự chế ngự mình không để làm những nghiệp bất thiện bằng thân, khẩu và ý.
  2. Tinh tấn đoạn trừ (pahāna-padhāna): bất cứ bất thiện nghiệp nào đã làm bằng thân, khẩu và ý, hành giả tinh tấn và nỗ lực chấm dứt những bất thiện nghiệp ấy.
  3. Tinh tấn tu tập (bhāvanā-padhāna): với tinh tấn và nỗ lực hành giả cố gắng tu tập và tạo tác những thiện nghiệp mới bằng thân, khẩu và ý. Điều này có nghĩa là, hành giả cố gắng tu tập minh (vijjā) và hạnh (cāraua) càng nhiều càng tốt.
  4. Tinh tấn duy trì (anurakkhaua-padhāua): bất cứ thiện nghiệp nào đã làm bằng thân, khẩu và ý, hành giả cố gắng duy trì nó, tiếp tục thực hiện công việc của mình.

Tuệ (pađđā): đây là minh sát trí đích thực. Trước đây chúng ta đã bàn về mười một minh sát trí hiệp thế. Hai trí đầu không phải là những minh sát trí đích thực, mà chỉ là hai trí chuẩn bị. Chín minh sát trí kế tiếp mới thực sự là những minh sát trí. Và minh sát trí thì được kể trong nhóm hạnh, khi nó tạo ra tái sanh. Như thế nào?

Bao lâu một người vẫn chưa trở thành một bậc Thánh A-la-hán, mặc dù không có tham ái khi người ấy hành thiền minh sát, song vẫn có tư (cetanā) vốn có thể tạo ra tái sanh; nghĩa là vẫn có sự thiết lập của tâm tác nghiệp. Điều này là do những khuynh hướng ngủ ngầm (tuỳ miên) gây nên, và không thể khác hơn được.

Lại nữa, minh sát trí thực sự còn có thể bị đan xen với trạng thái hỷ duyệt vi tế (abhinandana-ái lạc) đối với trí đó: trạng thái ấy là ái dục (kāma- tauhā). Và nếu người ta không có một thiền chứng (jhāna) nào, thì vào sát-na cận tử minh sát trí của họ có thể sẽ là thiện nghiệp mạnh nhất chín mùi. Trong trường hợp đó, nó sẽ tạo ra tái sanh hoặc trong cõi nhân loại hoặc trong cõi chư thiên dục giới.

Sơ thiền……….. (paIhama jhāna)

Nhị thiền……… (dutiya jhāna)

Tam thiền…….. (tatiya jhāna)

Tứ thiền……….. (cattutha jhāna)

Đây là việc thực hành thiền định. Bốn bậc thiền được Đức Phật gọi là Chánh Định (Sammā Samādhi). Với bốn bậc thiền, tâm trở nên mạnh mẽ, đầy năng lực, và có ánh sáng bừng chói, rực rỡ, vốn là ánh sáng của trí tuệ: người hành thiền thể nhập vào sự thực tối hậu với ánh sáng này, và thực hành minh sát trên danh và sắc chơn đế thuộc quá khứ, tương lai, và hiện tại, bên trong và bên ngoài, thô và tế, cao thượng và hạ liệt, xa và gần.

Mười lăm pháp vừa giải thích là những gì Đức Phật gọi là hạnh (caraua)[183]. Kế tiếp chúng ta sẽ bàn về minh (vijjā).

MINH

Minh (vijjā), cũng là minh sát trí (vipassanāđāua), nhưng chỉ minh sát trí nào không tạo ra tái sanh.

Như vậy đã kết luận sự giải thích của chúng tôi về minh và hạnh. Tóm lại, minh và hạnh là loại nghiệp quá khứ đòi hỏi phải có để một người đạt đến Đạo Quả. Quý vị cần ghi nhớ điểm này để sau đây khi chúng tôi đề cập đến người đã phát triển được loại minh như thế trong những kiếp quá khứ, đạt đến tột đỉnh của các minh sát trí hiệp thế, đó là Hành Xả Trí (SaukhārUpekkhāĐāua) quý vị sẽ dễ dàng nắm bắt.

CÁC KẾT QUẢ

Tuy nhiên, để kết luận phần giải thích trên một cách thích đáng, có lẽ cũng cần nói thêm rằng việc thực hành minh và hạnh trong các kiếp quá khứ cần phải được quân bình, nghĩa là chúng ta cần phải thực hành đồng đều cả hai pháp minh và hạnh. Tại sao?

Để giải thích điều này, chúng tôi có thể dùng một ví dụ.[184] Minh giống như đôi mắt của một người, và hạnh giống như đôi chân của họ. Như vậy chúng ta có bốn loại người theo ví dụ này:

  1. Người thực hành hạnh, nhưng không thực hành minh. Người này giống như người có chân để đi nhưng lại bị mù.
  2. Người thực hành minh, nhưng không thực hành hạnh. Người này giống như một người có mắt để thấy nhưng lại bị què.
  3. Người không hành minh cũng không hành hạnh. Người này giống như người vừa bị mù vừa bị què. Đây là loại người chúng ta đã bàn đến ở bài kinh ‘Dây Trói Buộc’: Kẻ vô văn phàm phu (puthu-jjana).
  4. Người thực hành cả minh lẫn hạnh. Người này giống như người vừa có thể thấy vừa có thể đi được.

MINH KHÔNG ĐẦY ĐỦ

Nếu việc thực hành của chúng ta chủ yếu chỉ tạo thành hạnh (caraua), thì điều đó cũng giống như chỉ phát triển được chân tay khoẻ mạnh mà thôi. Một sự thực hành như vậy có thể giúp chúng ta gặp được Giáo Pháp của Đức

Phật, được tái sanh làm người, có thân hình khoẻ mạnh, với các căn đầy đủ, được sống trong một nơi thích hợp, ở đây có Đức Phật, Giáo Pháp và Chư Tăng. Nhưng sự thực hành khiếm khuyết về minh này cũng giống như người có thị lực yếu. Không có sự thực hành minh (vijja), chúng ta sẽ không thể biết và thấy Pháp (Dhamma) một cách đúng đắn, ngay cả khi pháp ấy được chính Đức Phật dạy.

VUA PASENADI

Một ví dụ điển hình là Đức Vua Pasenadi (Vua Ba- tư-nặc) của nước Kosala, một trong những vị đại hộ pháp của Đức Phật. Ông trở thành vua, thọ hưởng vương quyền và các lạc thú của bậc đế Vương, nhờ đã thực hành hạnh (caraua) trong quá khứ: bố thí, giữ giới và các phước nghiệp sự khác. Cũng nhờ việc thực hành hạnh trong quá khứ ấy, ông được gặp Đức Phật, và trở thành một vị đại hộ pháp của ngài. Nhưng do sự thực hành minh (vijjā) không đầy đủ, ông không thể biết và thấy Pháp một cách đúng đắn, và kết quả là ông không đắc một Đạo Quả trí nào trong kiếp đó. Vì vậy, mặc dù chúng ta có thể bắt gặp những bài kinh trong đó mô tả việc ông đàm luận pháp với Đức Phật, nhưng đó chỉ là Pháp nông cạn, còn ở mức khái niệm chế định. 

TỲ KHEO SĀTI

Ví dụ khác là Tỳ-kheo Sāti, con trai của người đánh cá. Nhờ thực hành hạnh (caraua) trong quá khứ, ông gặp được Đức Phật, có đức tin nơi Đức Phật, thậm chí xuất gia làm Tỳ-kheo, và thọ trì ba tăng thượng học (tăng thượng giới, – định, và – tuệ học). Nhưng khi Đức Phật giải thích các tiền kiếp của ngài cho các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Sāti không thể nào hiểu được điều ấy một cách đúng đắn: ông nghĩ có một cái thức (tâm) di trú từ kiếp này sang kiếp khác, một cái thức cảm thọ các quả của thiện nghiệp và ác nghiệp quá khứ. Do việc thực hành minh (vijjā) không đầy đủ, ông đã không thể hiểu đúng được pháp. Cho dù được gần gũi các vị Tỳ- kheo thông thái, và được chính Đức Phật dạy dỗ, Tỳ-kheo Sāti cũng không thể hiểu được pháp duyên sanh.

LUẬN SƯ SACCAKA 

Ví dụ thứ ba là Saccaka, một học giả chuyên đi đây đó tranh biện với mọi người. Nhờ thực hành hạnh (caraua) trong quá khứ, ông được gặp Đức Phật, có lòng tôn kính Đức Phật. Nhưng do thực hành minh không đầy đủ, ông không chấp nhận hoàn toàn lời dạy của ngài, và cũng không quy y nơi ngài.

Ngoài ra còn có một số những đệ tử của ngoại đạo đến đàm luận Pháp với Đức Phật, thừa nhận lời dạy của ngài là cao thượng, nhưng vẫn không thể từ bỏ kiến chấp của mình, đó cũng là những ví dụ điển hình về trường hợp thực hành minh không đầy đủ.

HẠNH KHÔNG ĐẦY ĐỦ

Giả sử rằng trong quá khứ chúng ta không thực hành hạnh, đó là chúng ta đã không thực hành bố thí, trì giới, chế ngự các căn; không có niềm tin đủ mạnh nơi Đức Phật, Giáo Pháp, và Chư Tăng; không có niềm tin đủ mạnh nơi những vận hành của nghiệp, duyên khởi, tái sanh, và các cõi sống khác; không phát triển lòng tàm, quý (hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi); không hành bốn loại tinh tấn; và không tu tập thiền định. Thì trường hợp này cũng giống như người chân tay bị khiếm khuyết.

Cho dù chúng ta có thể hiểu được những Lời Dạy của Đức Phật (nếu có cơ hội) thì điều đó cũng sẽ không bao giờ xảy ra, vì hạnh của chúng ta là hạnh của một kẻ vô văn phàm phu. Hạnh của kẻ vô văn phàm phu có nghĩa là chúng ta đã tạo quá nhiều ác nghiệp bằng thân, khẩu và ý: chẳng hạn, sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu bia, và tệ hơn cả, chúng ta đã chấp giữ tà kiến. Với những hạnh như vậy chúng ta sẽ có khuynh hướng tái sanh trong những sanh thú bất hạnh. Nếu chúng ta tái sanh trong cảnh giới địa ngục, cảnh giới súc sanh, hay cảnh giới ngạ quỷ, thì như Đức Phật nói, việc thoát khỏi những cảnh giới đó, hầu như là khó có thể đối với chúng ta. Trong thời gian đó, nếu một vị Phật xuất hiện, kể như chúng ta đã mất đi một cơ hội để gặp Giáo Pháp của Ngài. Chỉ khi làm người hay làm chư thiên chúng ta mới có thể gặp Giáo Pháp của một vị Phật.

Cho dù chúng ta có được tái sanh làm người, việc thực hành hạnh (mười lăm pháp hạnh-caraua dhamma) không đầy đủ của chúng ta cũng có nghĩa rằng chúng ta sẽ phải tái sanh trong một thời kỳ không thích hợp, thời kỳ không có Giáo Pháp của Đức Phật. Tại sao? Bởi vì Giáo Pháp của một vị Phật rất là hiếm gặp vậy. Có thể rất nhiều đại kiếp trôi qua không có một vị Phật nào xuất hiện. Và cho dù Giáo Pháp của một vị Phật có mặt chăng nữa, chúng ta vẫn có khuynh hướng bị tái sanh trong một nơi không thích hợp, chẳng hạn sanh trong một gia đình cha mẹ lầm lạc, ở đây tà kiến chiếm ưu thế, không có sự hiểu biết và tiếp cận Giáo Pháp của Đức Phật. Khi làm người chúng ta cũng sẽ gặp nhiều chướng duyên, và dễ bị bệnh. Trong trường hợp đó, gặp được Giáo Pháp của một vị Phật cũng sẽ là điều rất khó.

Thị lực của chúng ta có thể rất tốt, nghĩa là chúng ta có thể dễ dàng hiểu được Pháp, và ngay cả có thể đắc Đạo Quả. Nhưng do hạnh không đầy đủ, chúng ta sẽ không gặp Giáo Pháp của Đức Phật, bởi vì ‘khiếm khuyết chân tay’

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *