VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

TẠO RA MỘT CON NGƯỜI

Đến đây, chúng ta đã luận bàn khá chi tiết về những vận hành của nghiệp, và đã có được sự hiểu biết tương đối về đề tài này, bây giờ chúng ta hãy trở lại với những bài kinh mà chúng ta đã luận bàn ở trước, đó là các kinh ‘Dây Trói Buộc’, nói về con chó bị trói buộc. Chúng ta trở lại những bài kinh này để chấm dứt việc bàn luận về chúng.

Điều đầu tiên chúng ta cần nhớ là, trong cả hai bản kinh ‘Dây Trói Buộc’, Đức Phật đều bàn về vòng luân hồi (saṁsāra), sự luân lưu của các chúng sanh trong lục đạo, hết tái sanh ở chỗ này đến tái sanh ở chỗ khác. Chúng tôi sẽ dẫn lại lời của Đức Phật về vẫn đề này:

Vô thỉ, này các Tỷ-kheo, là sự luân hồi này. Ðiểm bắt đầu không thể nêu rõ đối với chúng sanh bị vô minh che đậy, bị khát ái trói buộc, phải lưu chuyển, luân hồi.

Bây giờ có lẽ quý vị đã hiểu rõ hơn những gì Đức Phật muốn nói với những lời này. Như chúng ta biết, trong bài kinh ‘Dây Trói Buộc Thứ Nhất’ lúc đó Đức Phật giải thích rằng trong tương lai xa xôi những biển lớn của thế giới sẽ khô cạn và bốc hơi, Núi Tu-di (Sineru), vua của các quả núi, sẽ bốc cháy và bị tiêu huỷ, và rồi tới đất lớn (địa cầu) tự nó cũng sẽ bốc cháy, và bị tiêu huỷ. Và Đức Phật giải thích rằng ngay cả như vậy sự tử sanh luân hồi của các chúng sanh cũng sẽ không đi đến chấm dứt:

Ngay cả như vậy, này các Tỳ-kheo, cái khổ của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc (phải lưu chuyển và luân hồi) cũng không đi đến chấm dứt, Như Lai tuyên bố.

Và trong cả hai bài kinh ‘Dây Trói Buộc’, Đức Phật đều nói về một con chó bị xích, và trói chặt vào một cây cột hay cột trụ vững chắc:

Ví như, này các Tỳ -kheo, một con chó bị xích, và bị trói buộc vào một cây cột hay cây cột trụ vững chắc.

Trong kinh ‘Dây Trói Buộc’ thứ nhất, Đức Phật giải thích con chó chỉ có thể đi quanh và chạy vòng quanh cây cột trụ như thế nào. Và ngài giải thích kẻ vô văn phàm phu cũng chỉ đi quanh và chạy vòng quanh năm uẩn theo cách tương tự ra sao. Lý do là vì kẻ vô văn phàm phu xem năm uẩn như tự ngã theo hai mươi cách khác nhau: xem sắc là tự ngã, xem tự ngã như có sắc, xem sắc như ở trong tự ngã, xem tự ngã như ở trong sắc, và đối với thọ, tưởng, hành và thức cũng xem như vậy. Hai mươi cách nhìn năm uẩn này là một sự thể hiện của những gì Đức Phật gọi là thân kiến (sakkāya-diṭṭhi).

Do vô minh (avijjā), và tham ái (taṇhā), chúng ta chấp vào thân kiến này. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể đi quanh và chạy vòng quanh năm uẩn, mà vốn chỉ là đi quanh và chạy vòng quanh khổ (dukkha). Tình trạng này gọi là luân hồi (saṁsāra).

Trong kinh ‘Dây Trói Buộc’ thứ hai, một lần nữa Đức Phật mô tả một con chó bị xích và trói chặt vào cây trụ cột vững chắc. Nhưng quý vị nhớ rằng ở đây, thay vào đó, ngài mô ngài tả con chó luôn luôn đi gần cây cột hay cây cột trụ ấy, luôn luôn đứng gần, nằm gần, và ngồi gần nó. Và một lần nữa Đức Phật so sánh con chó với kẻ vô văn phàm phu. Song lần này, Đức Phật giải thích rằng kẻ vô văn phàm phu xem năm uẩn như: ‘Cái này (năm uẩn) là của tôi’ do tham ái; ‘Cái này là tôi’ do ngã mạn; và ‘Cái này là tự ngã của tôi’ do thân kiến. Như vậy, chính do vô minh, tham ái, và thân kiến này, khi kẻ vô văn phàm phu đi, đứng, nằm và ngồi, họ chỉ đi, đứng, nằm và ngồi gần năm uẩn.

Sau đó Đức Phật liên hệ đến bức tranh tưởng tượng mà một số du sĩ ngoại đạo luôn đem theo trên đường du hoá: vì thế nó cũng được gọi là ‘bức tranh du hành’. Đức Phật giải thích rằng bức tranh ấy chỉ do tâm tưởng tượng ra. Và ngài giải thích thêm rằng tâm thậm chí tưởng tượng còn hơn cả bức tranh do tâm tạo ấy nữa. Rồi Đức Phật nói đến tính đa dạng tưởng tượng của các chúng sanh trong thế giới loài vật (coĩ súc sanh), ngài nói tính đa dạng tưởng tượng này cũng do tâm tạo, và tâm thậm chí còn tưởng tượng hơn thế nữa. Ở mỗi ví dụ, Đức Phật đều khuyên các vị Tỳ-kheo hãy quán sát những vận hành của tâm. Đức Phật thường lập đi lập lại là:

“Do đó, này các Tỳ-kheo, cần phải luôn luôn quán sát tâm của mình như sau:

Trong một thời gian dài, tâm này bị tham (rāga), sân (dosa), si (moha) nhiễm ô. Do tâm nhiễm ô (citta-saṁkilesā), này các Tỷ-kheo, chúng sanh bị nhiễm ô. Do tâm thanh tịnh (citta-vodānā), chúng sanh được thanh tịnh”.

VÍ NHƯ, NÀY CÁC TỲ-KHEO, MỘT NGƯỜI HOẠ SĨ

Sau khi đã giải thích bản chất ảo tưởng của tâm với ví dụ bức tranh du hành, và ví dụ về thế giới loài vật, Đức Phật tiếp tục mô tả một người hoạ sĩ có thể vẽ một bức tranh như thế nào:

Ví như, này các Tỳ-kheo, một người hoạ sĩ, với sơn hay với cánh kiến đỏ, với củ nghệ hay với chàm xanh hoặc đỏ thẫm, trên một tấm bảng khéo đánh bóng, hay trên bức tưừng hay trên khung vải, vẽ ra hình ảnh một người đàn bà hay hình ảnh một người đàn ông, có đầy đủ đường nét và tay chân.

Bây giờ, Đức Phật so sánh người hoạ sĩ với kẻ vô văn phàm phu (assutavāputhu-jjano):

Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, kẻ vô văn phàm phu,

  • có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra sắc,
  • có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra thọ,
  • có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra tưởng,
  • có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra hành,
  • có tạo ra [bất cứ thứ gì], người ấy chỉ tạo ra thức. Một người đàn bà vô văn phàm phu, hay một người đàn ông vô văn phàm phu mỗi khoảnh khắc trong ngày, và đều đặn mỗi ngày đều tạo tác những hành động bằng thân, bằng lời nói, và bằng ý nghĩ. Khi những hành động như vậy có chủ ý, chúng sẽ tạo ra những hành bất thiện hoặc hành thiện có một tiềm lực nghiệp. Chúng bắt nguồn từ những phiền não vô minh (avijjā), tham ái (taṇhā) và chấp thủ (upādāna). Và bao lâu kẻ vô văm phàm phu này còn không thực hành con đường dẫn đến sự diệt không còn dư tàn của những phiền não ấy (không thọ trì tam học: giới, định, và tuệ), chừng đó nghiệp lực của những hành nghiệp khác nhau ấy sẽ luôn tiếp tục tạo ra quả của nó. Và quả của những hành nghiệp đó là gì? Đó chỉ là năm thủ uẩn (pañc-upādāna-kkhandha):
  1. sắc………..(rūpa)
  2. thọ……..(vedanā)
  3. tưởng……….(saññā)
  4. hành…….(saṅkhāra)
  5. thức……..(viññāṇa)

Năm thủ uẩn này là sự thực cùng tột hay chân đế (paramattha-sacca). Nhưng theo sự thực chế định hay tục đế (sammuti-sacca), năm thủ uẩn là một người đàn bà hay một người đàn ông. Và cũng theo tục đế, người đàn bà hay người đàn ông ấy có thể là đẹp hay xấu: cácbất thiện nghiệp tạo ra một người đàn bà hay đàn ông xấu, trong khi thiện nghiệp tạo ra một người đàn bà hay đàn ông đẹp.

Như vậy, khi một người hoàn thành những bất thiện nghiệp hay thiện nghiệp, họ cũng giống như một người hoạ sĩ tạo ra hình ảnh của một người đàn ông hay người đàn bà trên tấm ván khéo đánh bóng, hay trên tường, hoặc trên khung vải. Người hoạ sĩ vụng tạo ra hình ảnh của một người đàn bà hay đàn ông xấu xí, dang dở, trong khi một người hoạ sĩ khéo léo tạo ra hình ảnh của một người đàn bà hay đàn ông đẹp đẽ, hoàn chỉnh. Theo cách tương tự, kẻ vô văn phàm phu, ngu si hoàn thành những bất thiện nghiệp, trong khi vị Thánh Đệ Tử hoàn thành những thiện nghiệp. Cả hai đều tạo ra hình ảnh của họ trên khung vải của vòng luân hồi (saṁsāra), nhưng một người thì vẽ trên khung vải thô của sự tái sanh gian khó trong cõi nhân loại, và tái sanh bất hạnh trong cõi súc sanh, ngạ quỷ, và địa ngục…, trong khi người kia vẽ trên khung vải mượt mà của sự tái sanh may mắn trong cõi nhân loại, và tái sanh an vui trong cõi chư thiên.

Chúng ta hãy nhìn vào một số ví dụ về những hình ảnh mà con người tạo ra xem.

BỨC TRANH CỦA TÔN GIẢ JAMBUKA ĐỐ KỴ

Đó là bức tranh do Tôn-giả Jambuka, một vị Tỳ-kheo vẽ. Cũng giống như Tôn-giả Losaka Tissa, mà chúng ta đã bàn đến ở trước, Tôn-giả Jambuka từng là một vị Tỳ-kheo trong Giáo Pháp của Đức Phật Kassapa. Ngài cũng sống trong một tu viện, ở đây một người hộ tăng địa phương chăm sóc cho ngài. Và cũng chính ở đây, một hôm, một vị A-la-hán đã đến. Người hộ tăng rất yêu mến phong cách của vị A-la-hán, và quan tâm tới vị này nhiều hơn. Ông cúng dường cho ngài một bữa ăn thịnh soạn, và những bộ y quý giá. Ông cho thợ hớt tóc đến để cạo đầu cho ngài, và đem một cái giường đến cho ngài ngủ. Khi Tôn-giả Jimbuka thấy vị tăng khách nhận được quá nhiều sự quan tâm như vậy, ông rất đố kỵ: ông không thể kiểm soát được tâm của mình và để cho lòng đố kỵ áp đảo. Ông đi đến chỗ ở của vị A-la-hán và mắng nhiếc ngài thậm tệ. Ông nói:

  • Ông nên ăn phẩn tốt hơn là ăn thức ăn trong nhà người cư sĩ này;
  • Ông nên lấy cây nhíp bằng bẹ thốt nốt để nhổ tóc hơn là để cho thợ hớt tóc của cư sĩ ấy cạo đầu cho ông;
  • Ông nên ở trần ở truồng hơn là mặc y áo mà người cư sĩ ấy cúng dường;
  • Ông nên ngủ dưới đất hơn là ngủ trên giường người cư sĩ ấy cúng dường.’

Vị A-la-hán, không muốn mình là nhân sanh ra những hành vi sai trái của Jambuka, nên ngày hôm sau đã đi khỏi tu viện.

Do sự đố kỵ này, Jambuka đã hoàn thành hàng tỷ bất thiện nghiệp. Đúng thời những bất thiện nghiệp ấy sẽ chín mùi, và tạo ra quả tương xứng của chúng, một số như những chướng nghiệp bất thiện, và một số như những đoạn nghiệp bất thiện. Không thể kiềm chế tâm của mình, Jimbuka đã vẽ nên bức tranh của một người đàn ông xấu xí trên khung vải của sự tái sanh bất hạnh trong địa ngục, và sự tái sanh gian khó trong cõi người.

Vào lúc chết, thiền mà Jambuka đã hành trong hai mươi ngàn năm, không có lợi ích gì cả, vì nghiệp đố kỵ của ông đã làm nhiệm vụ như sanh nghiệp bất thiện để tạo ra tái sanh trong địa ngục A-tỳ. Ở đó ông phải trải qua cái khổ khủng khiếp mà những chúng sanh trong địa ngục này phải chịu. Ông ở đó trong một thời gian rất dài giữa thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật Kassapa và Giáo Pháo của Đức Phật Gotama chúng ta. Cuối cùng, khi ông thoát khỏi địa ngục ấy, và được tái sanh làm người, nghiệp đố kỵ lại làm mất tác dụng thiện nghiệp tạo ra tái sanh làm người của ông.

Thiện nghiệp mà ông hoàn thành trong thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật Kassapa đã tạo ra tái sanh làm người của ông trong một gia đình giàu có ở Rājagaha. Nhưng nghiệp đố kỵ đã vô hiệu hoá nó, vì thế ngay từ tấm bé ông chỉ biết ăn phân. Ông không bao giờ mặc quần áo, mà đi đâu cũng trần truồng như đứa con nít mới sanh. Ông cũng không bao giờ ngủ trên giường, chỉ ngủ dưới đất. Và khi lớn lên, cha mẹ ông đã cho ông xuất gia với những đạo sĩ loã thể: họ đã nhổ tóc của ông bằng một cái nhíp làm bằng bẹ thốt nốt. Nhưng khi họ khám phá ra việc ông ăn phân, họ đã đuổi ông ra khỏi chỗ ở. Vì thế ông phải sống như một đạo sĩ loã thể ở ngoài trời, hành đủ mọi loại khổ hạnh. Ông khiến cho người ta nghĩ rằng ông sống nhờ không khí, và rằng ông chỉ nhận chút đỉnh bơ và mật ong, dùng cọng cỏ nhúng vào rồi để trên lưỡi ông, như những vật cúng dường. Tuy nhiên, nhờ hành theo cách này ông lại trở nên rất nổi tiếng. Nhưng thực sự, vào ban đêm, ông vẫn lén đi ăn phân từ những hố xí công cộng.

Đây, quý vị có thể so sánh nghiệp quá khứ của ông với quả hiện tại. Jambuka đã nói tất cả những điều xấu xa ấy với vị A-la-hán. Nhưng bất kể những gì ông nói, vị A-la-hán đã không ăn phân; không nhổ tóc bằng nhíp làm từ bẹ thốt nốt; không ở trần truồng; và vị A-la-hán cũng không ngủ dưới đất. Tuy nhiên, giờ đây Jambuka đã làm tất cả những điều ghê tởm ấy như một hệ quả trực tiếp của việc đã nói như thế với một vị A-la-hán.

Khi Jimbuka năm mươi lăm tuổi, Đức Phật thấy rằng Ba-la-mật của Jambuka đã sẵn sàng để chín mùi. Và ngài đi đến nghỉ lại đêm trong một hang động gần nơi cư ngụ của Jambuka. Suốt đêm hôm ấy, Jambuka đã thấy những vị phạm thiên và chư thiên đầy quyền năng đi đến để đảnh lễ Đức Phật. Jambuka bị ấn tượng mạnh đến nỗi qua ngày hôm sau ông đã đến thỉnh cầu Đức Phật dạy pháp cho ông. Đức Phật nói cho ông biết về những ác nghiệp quá khứ mà ông đã phạm buộc ông phải hành khổ hạnh lâu dài cho đến hôm nay, và ngài khuyên ông nên từ bỏ những ác hạnh đó đi. Khi Đức Phật đang nói như vậy, Jambuka cảm thấy hổ thẹn về sự trần truồng của mình, Đức Phật biết được điều này đã đưa cho ông một tấm y choàng tắm để mặc. Vào lúc kết thúc pháp thoại, Jambuka chứng đắc A-la-hán Thánh Đạo và A-la-hán Thánh Quả Trí. Sau đó, khi những người dân ở Aṅga và Magadha đến để đảnh lễ ông và cúng dường. Ông đã phô bày năng lực thần thông, và rồi đảnh lễ Đức Phật , nhìn nhận mình là đệ tử của Ngài. Vận hành của nghiệp là thế. Và đó cũng là lý do tại sao Đức Phật nói trong kinh ‘Kokālika’:

‘Phàm con người đã sanh, Sanh với búa trong miệng, Kẻ ngu khi nói bậy,Tự chặt đứt lấy thân.’

Bây giờ, chúng ta hãy nghe nàng Ciñcamāṇavikā xinh đẹp vẽ nên bức tranh của mình như thế nào.

BỨC TRANH CỦA CIÑCA-MANĀVIKA

Ciñcamāṇavikā là một nữ du sĩ ngoại đạo (paribbājikā) rất xinh đẹp và thông minh. Khi Giáo Pháp của Đức Phật ngày càng lớn mạnh, Đức Phật và các đệ tử của ngài đã nhận được sự kính trọng và yêu mến từ phía dân chúng. Kết quả là, các vị đạo sư khác và môn đồ của họ ngày càng nhận được ít đi, trong đó có giáo đoàn du sĩ của Ciñcamāṇavikā. Vì thế họ thuyết phục cô cố gắng làm mất uy tín Đức Phật, bằng cách giả bộ lén lút thăm Đức Phật tại chùa Kỳ Viên.

Trước tiên, Ciñcamāṇavikā để cho mọi người thấy cô đi đến chùa vào buổi chiều, và ngủ qua đêm ở những khu vực của ngoại đạo kế đó. Sáng hôm sau, cô lại để cho mọi người thấy như thể mình vừa từ trong chùa đi ra. Khi người ta hỏi đêm qua cô ở đâu, cô nói rằng cô đã ở lại đêm với Đức Phật. Theo cách này, cô bắt đầu vẽ nên bức tranh của một người nữ xấu xí, trên khung vải thô của địa ngục.

Vài tháng sau, cô buộc một khúc cây vào bụng, giả như đang có thai. Rồi, để hoàn tất bức tranh của mình, cô đi đến Đức Phật ngay lúc ngài đang dạy pháp cho một hội chúng đông người, và trách cứ ngài đã không quan tâm chăm sóc thích hợp lúc cô thai nghén thế này. Đức Phật trả lời:

Này chị, những gì chị nói không biết là thực hay không thực, điều này chỉ có ta và chị biết mà thôi.

Lúc ấy, Sakka (vua trời Đế Thích) thấy rõ những gì đang xảy ra, và phái bốn vị chư thiên đi xuống. Dưới dạng bốn con chuột, các vị chư thiên đã cắn đứt những sợi dây buộc khúc cây ở bụng Ciñcamāṇavikā. Khúc cây rơi xuống tiện đứt những ngón chân của cô. Hội chúng thấy vậy bèn đuổi cô ra khỏi chùa, và khi cô vừa bước ra khỏi cổng, mặt đất mở ra, cô bị nuốt chửng bởi những ngọn lửa của địa ngục A-tỳ. Bức tranh của cô kể như hoàn tất, đó là năm uẩn của một chúng sanh trong địa ngục.

Thiện nghiệp mà Ciñcamāṇavikā hoàn thành trong một kiếp quá khứ đã làm nhiệm vụ như sanh nghiệp để tạo ra tái sanh làm người trong Giáo Pháp của Đức Phật chúng ta.

Nhưng ‘Nghiệp phỉ báng một vị Phật’ của cô mãnh liệt hơn và giờ đây đã làm nhiệm vụ như đoạn nghiệp, khiến cho quả riêng của nó sanh khởi: tái sanh trong địa ngục. Ngoài ra, những nghiệp bất thiện có tính đồng nhất sẽ làm nhiệm vụ như trì nghiệp, để gia tăng và kéo dài những thống khổ của cô trong địa ngục. Vận hành của nghiệp là thế.

Những vận hành như vậy của nghiệp là lý do tại sao Đức Phật nói trong Kinh Dây Trói Buộc thứ hai:

“Do đó, này các Tỳ-kheo, cần phải luôn luôn quán sát tâm của mình như sau:

Trong một thời gian dài, tâm này bị tham, sân, si nhiễm ô. Do tâm nhiễm ô (citta-saṁkilesā), này các Tỷ-kheo, chúng sanh bị nhiễm ô. Do tâm thanh tịnh (citta-vodānā), chúng sanh được thanh tịnh”.

Kinh giải thích rằng, trong trường hợp này Đức Phật đã bị buộc tội phá giới, bởi vì chính bản thân ngài trong một tiền kiếp cũng vu oan một vị Phật Độc Giác.

Bây giờ chúng ta hãy nghe một vị Tỳ-kheo ni trong một kiếp quá khứ đã vẽ nên một bức tranh của mình. Quý vị có thể quyết định xem đó có phải là một bức tranh đẹp hay không.

BỨC TRANH CỦA CŪḶASUBHADDĀ HIỀM HẬN

Thời Đức Phật, có vị Tỳ-kheo Ni kia đắc được Túc Mệnh Trí (Jāti-Ssara-Ñāṇa): trí nhớ được các tiền kiếp. Và cô thấy rằng cô đã có lần làm vợ của đức Bồ Tát chúng ta. Rồi cô muốn thấy xem cô có phải là một người vợ hiền của đức Bồ Tát không. Nhưng cô thấy rằng thực sự cô đã từng gây ra cái chết của đức Bồ Tát. Và thế là cô bật khóc giữa hội chúng đông người. Nhân đó đức Đức Phật liên hệ lại những gì đã xảy ra.

Trong kiếp đó, Bồ Tát là một voi chúa, tên là Chaddanta, cai quản một bầy voi tám ngàn con. Và ngài có hai hoàng hậu: Mahāsubhaddā và Cūḷasubhaddā. Cả bầy voi sống trong hang Kañcanagūhā trên bờ Hồ Chaddantā. Hang này nằm trong dãy núi Himalaya. Vào thời đó Himalaya được bao phủ bởi những khu rừng già dày đặc.

Một ngày đầu xuân, khi những con voi đang vui đùa trong khu rừng cây sala, voi chúa Chaddantā dùng thân húc mạnh vào một cây sala, vô tình Cūḷasubhaddā lại đang đứng ngược gió, nên lãnh đủ một trận mưa những cành, lá cây khô, và lũ kiến đỏ, còn Mahāsubhaddā đứng xuôi chiều gió nên nhận được một trận mưa hoa. Đó là một sự tình cờ, nhưng cho dù là vậy, Cūḷasubhaddā vẫn thấy khó chịu, ca cẩm, và ôm một mối hiềm hận với Chaddanta.

Một lần khác, những con voi đang đùa chơi trong hồ. Có con voi bứt lấy một bông hoa sen thật lớn và dâng nó cho Chaddanta. Tiện tay ngài lại trao nó cho Mahāsubhaddā. Điều này cũng làm đảo lộn Cūḷasubhaddā, và cô nàng ôm mối hận thứ hai đối với Chaddanta. Với nguyên nhân là hai mối hận này, Cūḷasubhaddā nguyện giữ giới. Vì luôn mong muốn cho mọi sự được tốt đẹp, cô nàng đã giữ giới rất trong sạch. Oán hận đối với Chaddanta chỉ biểu lộ như ý sân, chứ không như một sự phạm giới. 

Rồi một hôm Chaddanta và bầy voi được dịp dâng cúng trái cây rừng và những thứ vật dụng khác đến năm trăm vị Phật Độc Giác. Khi Cūḷasubhaddā cúng dường phần trái cây của mình, cô nàng lập một lời nguyện; nàng đã vẽ ra một bức tranh:

Trước tiên, phải nói rằng cúng dường của cô hội đủ bốn yếu tố của một cúng dường cao thượng.

  • Cô hiểu rằng chư Phật Độc Giác là những vị có giới đức cao tột, một phước điền vô thượng (của chúng sanh).
  • Cô và những con voi khác cũng có giới.
  • Vật cúng dường của cô có được một cách chân chánh, hái từ trong rừng.
  • Cô có đức tin đầy đủ nơi nghiệp và quả của nghiệp, biết rằng quả của nghiệp cúng dường này là rất lớn, và suy xét về nó trước, trong và sau khi cúng dường.

Cô cũng hiểu rằng lời nguyên của một người có giới sẽ trở thành hiện thực do sự thanh tịnh của giới. Do đó, cô đã vẽ ra hình ảnh hoàn hảo của một người nữ, hoàn hảo trong từng đường nét của nó. Cô nguyện năm điều:

Bạch ngài, do phước báu này, vào lúc chết:

  • Nguyện cho con được tái sanh làm công chúa trong gia tộc của Vua Madda!
  • Nguyện cho tên của con sẽ là Subhaddā!
  • Nguyện cho con trở thành chánh cung hoàng hậu của vua Bārāṇasi!
  • Nguyện cho con có thể thuyết phục được vua Bārāṇasi thoả mãn mọi ước muốn của con!
  • Nguyện cho con có thể phái được một người thợ săn đi cắt cặp ngà của Chaddanta!’

Tại sao cô lại muốn được tái sanh làm công chúa trong gia tộc của vua Madda? Cô hiểu rằng sắc đẹp rất cần thiết đối với địa vị xã hội cao, và nếu cô muốn thuyết phục một người đàn ông thoả mãn mọi ước muốn của mình thì sắc đẹp còn là điều rất quan trọng: tái sanh vào gia tộc Madda sẽ có được cả hai. Cô muốn trở thành chánh cung hoàng hậu của vua Bārāṇasi, bởi vì cô biết ông là vị vua có quyền lực nhất trong các vị vua. Vì thế, có thể nói, bức tranh về một người nữ, hoàn hảo trong mọi đường nét của nó, chỉ có thể xuất hiện trong cõi người theo ước muốn của người hoạ sĩ mà thôi.

Quả thực cô được tái sanh làm công chúa trong gia tộc của Vua Madda, và được đặt tên là Subhaddā, như kết quả của phước sự mà cô đã làm. Sau đó cô trở thành chánh cung hoàng hậu của vua Bārāṇasi. Giờ đây, sau khi đã trở thành chánh cung hoàng hậu của một vị vua quyền lực nhất, ai cũng nghĩ cô sẽ từ bỏ mối hận đối với một con vật sống ở trong rừng sâu năm xưa. Nhưng, cô không thể tha thứ cho Chaddanta, không thể kiểm soát được tâm của mình: cô nuôi dưỡng mối hiềm hận đó, và vẫn muốn cắt cho bằng được cặp ngà của người chồng cũ.

Do đó, bất cứ khi nào hoàn thành một nghiệp bất thiên, quý vị hãy cố gắng nhớ lại câu chuyện này. Tại sao? Bởi vì khi nghiệp chín mùi, chiến thắng được nó không phải dễ. 

Subhaddā đã cho triệu tập hết thảy mọi thợ săn trong nước lại. Và thợ săn Sonuttara được chọn cho công việc: ông chính là Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) tương lai. Và, vì nàng biết Chaddanta rất kính trọng các vị Phật Độc Giác đắp y vàng, nên Subhaddā bảo Sonuttara mặc vào chiếc y vàng: theo cách đó Chaddanta sẽ không làm hại ông ta.

phải chịu đựng một sự đau đớn khủng kiếp từ những vết cắt sâu tận quai hàm, ngài vẫn cưa đứt cặp ngà của mình, và trao chúng cho người thợ săn, rồi chết. Bức tranh của Subhaddā giờ đây kể như đã hoàn tất.

Năng lực thần thông của cặp ngà đã cho Sonuttara khả năng trở về Bārāṇasī trong bảy ngày thay vì phải mất bảy năm như trước. Khi Subhaddā nghe rằng dự định của nàng đã đưa đến cái chết của người chồng yêu dấu cũ, nàng vỡ tim ra chết.

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể hiểu được rằng ước muốn trả thù chỉ đem lại tâm trạng lo âu, thậm chí tự huỷ hoại mình. Vì thế chúng ta nên tu tập lòng tha thứ, và buông bỏ mọi oán thù. Ôm ấp oán thù tự hại mình nhiều hơn là kẻ khác làm hại mình. Vận hành của nghiệp là thế.

Những vận hành như vậy của nghiệp là lý do tại sao Đức Phật luôn lập lại trong Kinh ‘Dây Trói Buộc’:

Do đó, này các Tỳ-kheo, các ông cần phải luôn luôn quán xét tâm của mình như sau:

‘Trong một thời gian dài tâm này đã bị tham, sân, si làm cho ô nhiễm.’

Do phiền não của tâm, này các Tỳ- kheo, các chúng sanh bị ô nhiễm; do sự thanh tịnh của tâm, các chúng sanh được thanh tịnh.’

Sau bảy năm, bảy tháng, và bảy ngày lặn lội, cuối cùng Sonuttara đã đến được nơi trú ngụ của Chaddanta. Ông đào một cái hố, che lại, và nằm chờ bên trong. Khi Chaddanta đi ngang qua cái hố, ông bắn vào ngài một mũi tên độc. Lập tức Chaddanta tấn công Sonuttara, nhưng nhìn thấy tấm y vàng, ngài kìm chế lại. Khi nghe xong câu chuyện của Sonuttara, ngài đã chỉ cho ông ta cách làm thế nào để có thể cắt đứt cặp ngà của ngài. Tuy nhiên Sonuttara không có đủ sức mạnh để cưa đứt chúng. Vì thế Chaddanta đã dùng vòi của mình nắm lấy cây cưa. Và cho dù đang bị thương, và phải chịu đựng một sự đau đớn khủng kiếp từ những vết cắt sâu tận quai hàm, ngài vẫn cưa đứt cặp ngà của mình, và trao chúng cho người thợ săn, rồi chết. Bức tranh của Subhaddā giờ đây kể như đã hoàn tất.

Năng lực thần thông của cặp ngà đã cho Sonuttara khả năng trở về Bārāṇasī trong bảy ngày thay vì phải mất bảy năm như trước. Khi Subhaddā nghe rằng dự định của nàng đã đưa đến cái chết của người chồng yêu dấu cũ, nàng vỡ tim ra chết.

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể hiểu được rằng ước muốn trả thù chỉ đem lại tâm trạng lo âu, thậm chí tự huỷ hoại mình. Vì thế chúng ta nên tu tập lòng tha thứ, và buông bỏ mọi oán thù. Ôm ấp oán thù tự hại mình nhiều hơn là kẻ khác làm hại mình. Vận hành của nghiệp là thế.

Những vận hành như vậy của nghiệp là lý do tại sao Đức Phật luôn lập lại trong Kinh ‘Dây Trói Buộc’:

Do đó, này các Tỳ-kheo, các ông cần phải luôn luôn quán xét tâm của mình như sau:

‘Trong một thời gian dài tâm này đã bị tham, sân, si làm cho ô nhiễm.’

Do phiền não của tâm, này các Tỳ- kheo, các chúng sanh bị ô nhiễm; do sự thanh tịnh của tâm, các chúng sanh được thanh tịnh.’

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *