Phần 11

Các bài Kinh bảo hộ (tụng trong 13 ngày) (tt)

Anattalakkhaṇasuttaṃ

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG

Pabbajita-abhiṇhasuttaṃ

Kinh PHÁP SA MÔN THƯỜNG QUÁN

METTĀBHĀVANĀ – PATHANĀ – PATTIDĀNA

THIỀN TÂM TỪ – NGUYỆN CẦU – CHIA PHƯỚC

Nhân quả liên quan đến 32 HẢO TƯỚNG CHƯ PHẬT

Anattalakkhaṇasuttaṃ

 

Ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi– “bhikkhavo”ti. “Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca–

“Rūpaṃ, bhikkhave, anattā. Rūpañca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ rūpaṃ ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca rūpe– ‘evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, rūpaṃ anattā, tasmā rūpaṃ ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati rūpe– ‘evaṃ me rūpaṃ hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosī’ti.

 

Vedanā anattā. Vedanā ca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ vedanā ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca vedanāya– ‘evaṃ me vedanā hotu, evaṃ me vedanā mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, vedanā anattā, tasmā vedanā ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati vedanāya– ‘evaṃ me vedanā hotu, evaṃ me vedanā mā ahosī’ti.

 

Saññā anattā. Saññā ca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ vedanā ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca saññāya– ‘evaṃ me saññā hotu, evaṃ me saññā mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, saññā anattā, tasmā saññā ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati saññāya– ‘evaṃ me saññā hotu, evaṃ me saññā mā ahosī’ti.

 

Saṅkhārā anattā. Saṅkhārā ca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissaṃsu, nayidaṃ saṅkhārā ābādhāya saṃvatteyyuṃ, labbhetha ca saṅkhāresu– ‘evaṃ me saṅkhārā hontu, evaṃ me saṅkhārā mā ahesun’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, saṅkhārā anattā, tasmā saṅkhārā ābādhāya saṃvattanti, na ca labbhati saṅkhāresu– ‘evaṃ me saṅkhārā hontu, evaṃ me saṅkhārā mā ahesun’ti.

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG

 

Một thời Thế Tôn ở Bārānasi (Ba-la-nại), tại Isipatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Thưa vâng bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: “Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!” Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: “Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!”

Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các thọ như sau: “Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!” Và này các Tỷ-kheo, vì thọ là vô ngã. Do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: “Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!”

Tưởng, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu tưởng là ngã, thời tưởng không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các tưởng như sau: “Mong rằng tưởng của tôi như thế này! Mong rằng tưởng của tôi chẳng phải như thế này!” Và này các Tỷ-kheo, vì tưởng là vô ngã. Do vậy, tưởng đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các tưởng: “Mong rằng tưởng của tôi như thế này! Mong rằng tưởng của tôi chẳng phải như thế này!”

Các hành là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: “Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!”Và này các Tỷ-kheo, vì các hành là vô ngã. Do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: “Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!”

Viññāṇaṃ anattā. Viññāṇañca hidaṃ, bhikkhave, attā abhavissa, nayidaṃ viññāṇaṃ ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca viññāṇe– ‘evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī’ti. Yasmā ca kho, bhikkhave, viññāṇaṃ anattā, tasmā viññāṇaṃ ābādhāya saṃvattati, na ca labbhati viññāṇe– ‘evaṃ me viññāṇaṃ hotu, evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosī’ti.

Taṃ kiṃ maññatha, bhikkhave, rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti? “Dukkhaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ– ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’ti?

“No hetaṃ, bhante”.

“Vedanā… saññā… saṅkhārā… viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vā”ti?

“Aniccaṃ, bhante”. “Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vā”ti?

“Dukkhaṃ, bhante”.

“Yaṃ panāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ, kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ– ‘etaṃ mama, esohamasmi, eso me attā’”ti?

“No hetaṃ, bhante”.

 

“Tasmātiha, bhikkhave, yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ– ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

 

Yā kāci vedanā atītānāgatapaccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbā vedanā– ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Thức là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được các thức như sau: “Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!” Và này các Tỷ-kheo, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: “Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!”

Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn!

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc? Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: ” Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Thọ… Tưởng… Các hành…Thức là thường hay vô thường?

— Là vô thường, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

— Là khổ, bạch Thế Tôn.

— Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

 

Phàm thọ gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

Yā kāci saññā atītānāgatapaccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbā saññā– ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Ye keci saṅkhārā atītānāgatapaccuppannā ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbe saṅkhārā– ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

“Yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ– ‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

“Evaṃ passaṃ, bhikkhave, sutavā ariyasāvako rūpasmimpi nibbindati, vedanāyapi nibbindati, saññāyapi nibbindati, saṅkhāresupi nibbindati, viññāṇasmimpi nibbindati. Nibbindaṃ virajjati; virāgā vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānātī”ti.

Idamavoca bhagavā. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ.

Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne pañcavaggiyānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti.

Phàm tưởng gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

Phàm các hành gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Đa văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm y đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Pabbajita-abhiṇhasuttaṃ

 

Dasayime, bhikkhave, dhammā pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbā. katame dasa?

  1. ‘Vevaṇṇiyamhi ajjhupagato’ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ;
  2. ‘Parapaṭibaddhā me jīvikā’ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ;
  3. ‘Añño me ākappo karaṇīyo’ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ;
  4. ‘Kacci nu kho me attā sīlato na upavadatī’ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ;
  5. ‘Kacci nu kho maṃ anuvicca viññū sabrahmacārī sīlato na upavadantī’ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ;
  6. ‘Sabbehi me piyehi manāpehi nānābhāvo vinābhāvo’ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ;
  7. ‘Kammassakomhi kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammapaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmī’ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ;
  8. ‘Kathaṃbhūtassa me rattindivā vītivattantī’ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ;
  9. ‘Kacci nu kho ahaṃ suññāgāre abhiramāmī’ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ;
  10. ‘Atthi nu kho me uttari manussadhammo alamariyañāṇadassanaviseso adhigato, yenāhaṃ pacchime kāle sabrahmacārīhi puṭṭho na maṅku bhavissāmī’ti pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbaṃ. Ime kho, bhikkhave, dasa dhammā pabbajitena abhiṇhaṃ paccavekkhitabbā.

Kinh PHÁP SA MÔN THƯỜNG QUÁN

 

Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này, vị xuất gia phải luôn luôn quán sát. Thế nào là mười?

  1. Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Ta nay đi đến tình trạng là người không có giai cấp” (mất hết giai cấp).
  2. Người xuất gia phải luôn luôn quán sát: “Đời sống của ta tùy thuộc vào người khác.”
  3. Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Nay cử chỉ uy nghi của ta cần phải thay đổi!”
  4. Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Không biết tự ngã có chỉ trích ta về giới hạnh không?”
  5. Vị xuất gia cần luôn luôn quán sát: “Không biết các đồng Phạm hạnh có trí, sau khi tìm hiểu, có chỉ trích ta về giới hạnh không?”
  6. Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Mọi sự vật khả ái, khả ý của ta bị đổi khác, bị biến hoại”.
  7. Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là thai tạng của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ quy hướng của nghiệp; phàm nghiệp gì ta sẽ làm, thiện hay ác ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”.
  8. Vị xuất gia cần phải luôn quán sát: “Đêm ngày trôi qua bên ta và nay ta đã thành người như thế nào?”
  9. Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta có cố gắng hoan hỷ trong ngôi nhà trống không hay không?”
  10. Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát: “Ta có chứng được pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh không, để đến những ngày cuối cùng, các đồng Phạm hạnh có hỏi, ta sẽ không có xấu hổ?” Này các Tỷ-kheo, mười pháp này, vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát.

METTĀBHĀVANĀ – PATHANĀ – PATTIDĀNA

 

Sabbe sattā, sabbe pāṇā, sabbe bhūtā,

sabbe puggalā, sabbe attabhāvapariyāpannā,

sabbā itthiyo, sabbe purisā, sabbe ariyā, sabbe anariyā,

sabbe devā, sabbe manussā, sabbe vinipātikā–

 

averā hontu, abyāpajjā hontu,

anīghā hontu,

sukhī attānaṃ pariharantu.

Dukkhā muccantu,

yathāladdhasampattito māvigacchantu,

kammassakā.

 

Puratthimāya disāya, pacchimāya disāya,

uttarāya disāya, dakkhiṇāya disāya,

puratthimāya anudisāya, pacchimāya anudisāya,

uttarāya anudisāya, dakkhiṇāya anudisāya,

heṭṭhimāya disāya, uparimāya disāya.

 

Sabbe sattā, sabbe pāṇā, sabbe bhūtā,

sabbe puggalā, sabbe attabhāvapariyāpannā,

sabbā itthiyo, sabbe purisā, sabbe ariyā, sabbe anariyā,

sabbe devā, sabbe manussā, sabbe vinipātikā–

 

averā hontu, abyāpajjā hontu,

anīghā hontu,

sukhī attānaṃ pariharantu.

Dukkhā muccantu,

yathāladdhasampattito māvigacchantu,

kammassakā.

THIỀN TÂM TỪ – NGUYỆN CẦU – CHIA PHƯỚC

 

Nguyện cho

 

tất cả chúng sinh, tất cả hữu tình, tất cả sanh loại,

tất cả cá nhân, tất cả cá thể,

tất cả nữ giới, tất cả nam giới, tất cả thánh nhân, tất cả phàm nhân,

tất cả chư thiên, tất cả nhân loại, tất cả chúng sanh trong bốn đoạ xứ –

 

không còn oan trái, không còn ác ý,

không còn muộn phiền,

giữ mình được an vui.

mong cho tất cả thoát khổ đau,

những gì đã thành tựu xin đừng mất,

chỉ có Nghiệp là tài sản của Người.

 

trong hướng Đông, trong hướng Tây,

trong hướng Bắc, trong hướng Nam,

trong hướng Đông-Nam, trong hướng Tây-Bắc,

trong hướng Đông- Bắc, trong hướng Tây-Nam,

Ở dưới, ở trên.

 

Nguyện cho

 

tất cả chúng sinh, tất cả hữu tình, tất cả sanh loại,

tất cả cá nhân, tất cả cá thể,

tất cả nữ giới, tất cả nam giới, tất cả thánh nhân, tất cả phàm nhân,

tất cả chư thiên, tất cả nhân loại, tất cả chúng sanh trong bốn đoạ xứ –

 

không còn oan trái, không còn ác ý,

không còn muộn phiền,

giữ mình được an vui.

mong cho tất cả thoát khổ đau,

những gì đã thành tựu xin đừng mất,

chỉ có Nghiệp là tài sản của Người.

Uddhaṃ yāva bhavaggā ca,

adho yāva avīcito;

Samantā cakkavāḷesu,

ye sattā pathavīcarā;

Abyāpajjā niverā ca,

niddukkhā cā’nuppaddavā.

 

Uddhaṃ yāva bhavaggā ca,

adho yāva avīcito;

Samantā cakkavāḷesu,

ye sattā udakecarā;

Abyāpajjā niverā ca,

niddukkhā cā’nuppaddavā.

 

Uddhaṃ yāva bhavaggā ca,

adho yāva avīcito;

Samantā cakkavāḷesu,

ye sattā ākāsecarā;

Abyāpajjā niverā ca,

niddukkhā cā’nuppaddavā.

Phía trên lên mãi đến vô cùng,

phía dưới đến tận A-tỳ ngục,

Trong toàn khắp thiên hà trụ vũ,

những sanh linh nào sống trên đất

nguyện cho tất cả không còn ác ý,

nguyện cho tất cả không còn oan trái,

thoát khổ đau và thoát mọi hiểm nguy

 

Phía trên lên mãi đến vô cùng,

phía dưới đến tận A-tỳ ngục,

Trong toàn khắp thiên hà trụ vũ,

những sanh linh nào sống dưới nước –

nguyện cho tất cả không còn ác ý,

nguyện cho tất cả không còn oan trái,

thoát khổ đau và thoát mọi hiểm nguy

 

Phía trên lên mãi đến vô cùng,

phía dưới đến tận A-tỳ ngục,

Trong toàn khắp thiên hà trụ vũ,

những sanh linh nào sống trên không –

nguyện cho tất cả không còn ác ý,

nguyện cho tất cả không còn oan trái

thoát khổ đau và thoát mọi hiểm nguy

Yaṃ pattaṃ kusalaṃ tassa, ānubhāvena pāṇino;

sabbe saddhammarājassa, ñatvā dhammaṃ sukhāvahaṃ.

Pāpuṇantu visuddhāya, sukhāya paṭipattiyā;

asokamanupāyāsaṃ, nibbānasukhamuttamaṃ.

 

Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo, dhamme hontu sagāravā;

sabbepi sattā kālena, sammā devo pavassatu.

Yathā rakkhiṃsu porāṇā, surājāno tathevimaṃ;

rājā rakkhatu dhammena, attanova pajaṃ pajaṃ.

 

Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā Buddhaṃ pūjemi.

Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā Dhammaṃ pūjemi.

Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā Saṃghaṃ pūjemi.

 

Addhā imāya paṭipattiyā

jāti-jarā-byādhi-maraṇamhā parimuccissāmi.

 

Idaṃ me puññaṃ āsavakkhayā’vahaṃ hotu.

Idaṃ me puññaṃ nibbānassa paccayo hotu.

 

Mama puññabhāgaṃ sabbasattānaṃ bhājemi;

Te sabbe me samaṃ puññabhāgaṃ labhantu.

 

Sādhu Sādhu Sādhu

Nhờ oai lực thiện nghiệp đã thành tựu,

nguyện cho tất cả mọi sanh linh

hay biết Diệu Pháp mang lại an vui của Đấng Pháp Vương,

với sự hành trì an lạc, thanh tịnh,

không còn sầu khổ và bất mãn,

thành tựu được Niết bàn – lạc tối thượng.

 

ngưỡng mong sanh linh thành kính Pháp,

nguyện cầu Diệu Pháp mãi trường tồn.

xin Chư thiên thường làm mưa thuận gió hoà,

giống các vị Hiền vương xa xưa

đã bảo vệ chúng dân đúng theo Pháp,

như bảo vệ dòng dõi của chính mình.

 

với sự hành Pháp này, con xin cúng dường Phật.

với sự hành Pháp này, con xin cúng dường Pháp.

với sự hành Pháp này, con xin cúng dường Tăng.

 

Nhất định, nhờ sự hành Pháp này,

con sẽ thoát khỏi sanh-già-bệnh-chết

 

Phước lành này của con, nguyện đoạn trừ các lậu hoặc – trầm luân

Phước lành này của con, nguyện là duyên thành tựu được Niết bàn.

 

Phần phước của con, xin chia đều đến tất cả sanh linh,

Mong tất cả hãy thọ nhận phần phước ấy được đều nhau.

 

(Sādhu! Sādhu! Lành thay!)

Phụ Trích:

Nhân quả liên quan đến 32 HẢO TƯỚNG CHƯ PHẬT

(Trích KINH LAKKHAṆASUTTA SỐ 30, Trường Bộ Kinh)

TK Giác Nguyên – lượt trích

 

1) Lòng bàn chân bằng phẳng không khuyết lõm (Suppatiṭṭhita-pādatālakkhaṇaṃ)

– Túc nghiệp: Nhiều đời giữ được sự bền bĩ, đều đặn trong các hạnh lành (daḷhasamādāno, avatthitasamādāno).

– Hiện báo: Quán chúng (parābhibhū), ở thế hay xuất gia đều không có đối thủ ngang sức.

2) Lòng bàn chân có hình bánh xe ngàn căm (Pādatalacakka-lakkhaṇaṃ).

– Túc nghiệp: Dùng chánh pháp để trấn an, bảo vệ, giúp người khác được vô úy (ubbega-uttāsabhayānūdano).

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia đều có đông đảo tùy chúng.

3)-5) Gót chân và ngón tay đều dài, thẳng (Āyatapaṇhitāditi-lakkhaṇāni).

– Túc nghiệp: nhiều đời tu hạnh bất sát.

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia đều trường thọ và không bị ai sát thương.

6) Bảy chổ tay, chân, vai và gáy cổ được đầy đặn (Sattussadatā-lakkhaṇaṃ).

– Túc nghiệp: Nhiều đời bố thí cao lương mỹ vị.

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia đều luôn nhận được các thứ mỹ vị.

7)-8) Tay chân mềm mại với làn da mịn màng (Karacaraṇa-mudujālatālakkhaṇāni).

– Túc nghiệp: Nhiều đời tu tập bốn Nhiếp Pháp.

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia đều có tùy chúng đoàn kết (Susaṅgahitaparijano).

9)-10) Mắt cá chân tròn trịa và lông mọc thành xoáy hướng lên (Ussaṅkhapāda-uddhaggalomatālakkhaṇāni).

– Túc nghiệp: Nhiều đời vì chúng sanh mà tu hạnh thiện ngôn, nói lời chánh đạo.

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia, những gì ngài có được luôn là thứ tối thắng, tối thượng (pavaro ca kāmabhogīnaṃ/ pavaro ca sabbasattānaṃ).

11) Ống chân như của sơn dương (Eṇijaṅghalakkhaṇaṃ).

– Túc nghiệp: Đời trước làm gì, học gì cũng luôn nghĩ cách hiệu quả và mau chóng.

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia đều nhanh chóng thành tựu mọi ước muốn.

12) Làn da mịn màng (Sukhumacchavilakkhaṇaṃ).

– Túc nghiệp: Nhiều đời thiết tha cầu pháp vấn đạo với thức giả.

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia luôn là người có trí tuệ vô song.

13) Màu da sáng đẹp (Suvaṇṇavaṇṇalakkhaṇaṃ).

– Túc nghiệp: Nhiều đời tu tập từ tâm và bố thí y phục tốt đẹp.

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia luôn nhận được các thứ y phục, chăn nệm thượng hạng êm ấm.

14) Mã âm tàng (Kosohitavatthaguyhalakkhaṇaṃ).

– Túc nghiệp: nhiều đời hàn gắn những chia rẽ, giúp người đoàn tụ (samānetā).

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia đều có đông đảo tử đệ (pahūtaputto) và đều là hàng xuất chúng, vô địch (parasenap-pamaddanā).

15) -16) Thân mình tròn trịa và khi đứng thẳng có thể dùng tay xoa được đầu gối (Parimaṇḍala-anonamajaṇṇuparimasanalakkhaṇāni)

– Túc nghiệp: nhiều đời biết xét người để hành xử thích hợp, khiến người an lạc (mahājanasaṅgahaṃ samekkhamāno).

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia đều giàu có sung mãn các thứ tài sản vật chất hay tinh thần.

17) -19) Thân trên như sư tử, hai vai đầy đặn và thân mình cân đối (Sīhapubbaddhakāyāditilakkhaṇāni).

– Túc nghiệp: Nhiều đời giúp thiên hạ tăng trưởng các thứ, không để ai tổn thất, mất mát điều gì (bahujanassa atthakāmo hitakāmo phāsukāmo yogakkhemakkāmo).

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia, cả đời chỉ có thành tựu mà không bị mất mát, đổ vỡ, tổn thất (na parihāyati sabbasampattiyā).

20) Vị giác bén nhạy (Rasaggasaggitālakkhaṇaṃ).

– Túc nghiệp: Nhiều đời giữ từ tâm không hành hạ, đày đọa thân xác chúng sinh khác (aviheṭhakajātiko).

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia, một đời thiểu bệnh khỏe mạnh.

21)-22) Cặp mắt màu xanh thẳm và lông mi cong như lông mi bê con (Abhinīlanettagopakhumalakkhaṇāni).

– Túc nghiệp: Nhiều đời tu tập từ tâm, chỉ nhìn người bằng tình thương, không háy dọc, liếc xéo bằng ác tâm (na visataṃ, na visāci, na ca pana viceyya pekkhitā).

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia thường được nhân thiên thương mến khi nhìn thấy (piyadassano hoti bahuno janassa).

23) Nhục kế trên đỉnh đầu (Uṇhīsasīsalakkhaṇaṃ).

– Túc nghiệp: Nhiều đời từng lãnh đạo, hướng dẫn đại chúng hành thiện, làm gương sáng cho người noi theo tu hành (bahujanapubbaṅgamo ahosi kusalesu dhammesu).

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia luôn được sự trung thành của đại chúng (Mahāssa jano anvāyiko hoti).

24)-25) Mỗi chân lông chỉ có một sợi và giữa hai chân mày có bạch hào trắng như bông (Ekekalomatā-uṇṇālakkhaṇāni).

– Túc nghiệp: Nhiều đời nói lời chân thật, không vọng ngữ, thất hứa (musāvādā paṭivirato ahosi).

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia, đại chúng luôn sẳn sàng tùy thuận (mahāssa jano upavattati).

26)-27) Có đến 40 chiếc răng và đều khít khao không kẻ hở (Cattālīsa-aviraḷadantalakkhaṇāni).

– Túc nghiệp: Nhiều đời không nói lời ly gián kẻ khác, chỉ nói lời đưa đến hoà ái (pisuṇāya vācāya paṭivirato ahosi)

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia, đại chúng quanh ngài sống thuận thảo không chia rẽ nhau (abhejjapariso hoti).

28)-29) Lưỡi đặc biệt dài rộng và giọng nói êm dịu thanh tao hơn thường (Pahūtajivhābrahmassaralakkhaṇāni).

– Túc nghiệp: Nhiều đời không nói lời ác ngữ thô bạo (pharusāya vācāya paṭivirato ahosi), chỉ dùng lời cam ngôn mỹ từ.

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia đều có khả năng lập ngôn (Ādeyyavāco hoti), lời nói luôn được chấp nhận dễ dàng.

30) Quai hàm như của sư tử (Sīhahanulakkhaṇaṃ).

– Túc nghiệp: Nhiều đời tránh lời phiếm luận (samphappalāpā paṭivirato ahosi), chỉ nói những điều hợp thời, chân thật, hữu ích, đúng pháp, đúng luật (kālavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī).

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia luôn là người bất bại (appadhaṃsiyo).

31)-32) Hai hàm răng luôn trắng bóng và đều đặn (Samadanta-susukkadāṭhālakkhaṇāni).

– Túc nghiệp: Nhiều đời tránh các sinh kế tội lỗi, sống theo chánh mạng (micchājīvaṃ pahāya sammā-ājīvena jīvikaṃ kappesi).

– Hiện báo: Ở thế hay xuất gia luôn có được các hội chúng thanh tịnh trong sạch (suciparivāro hoti).

Trên đây là nói theo Trường Bộ Kinh và Sớ Giải Sumaṅgala-vilāsinī của kinh điển Pāḷli. Độc giả cũng nên tìm đọc cuốn Gathering

The Meanings (gồm bản dịch tiếng Anh và tập chú giải Nibandhana của kinh Arthaviniscayasutra, dịch giả N.H.Samtani) do nhà Dharma Publishing xuất bản năm 2002 để biết thêm về những chỗ dị biệt quan trọng trong phần túc nghiệp của từng hảo tướng trên đây. Riêng về 80 vẻ đẹp của Thế Tôn, xin đọc trong Mahàvastu II (43f) hoặc Birth Stories Of The Ten Bodhisatvas (trang 96, bản dịch tiếng Anh của Dasabodhisattuppattikathā, do ngài H.Saddhatissa, Pāḷi Text Society xuất bản năm 1975).

 

FL Phật Đản 2549

TK GIÁC NGUYÊN

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *