TẬP YẾU II – CÁC CÂU HỎI VỀ BỘ HỢP PHẦN

Tập Yếu II 

Các câu hỏi về bộ hợp phần

Tôi sẽ hỏi về sự tu lên bậc trên với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về sự tu lên bậc trên với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[2] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Uposatha với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Uposatha với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[3] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Vào Mùa Mưa với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Vào Mùa Mưa với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội[4] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Pavāraṇā với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Pavāraṇā với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[5] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về điều liên quan đến chương Da Thú với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về điều liên quan đến chương Da Thú với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[6] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Dược Phẩm với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Dược Phẩm với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[7] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Kaṭhina với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Kaṭhina với phần mở đầu và phần trình bày. Ở đó không có loại tội nào (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về điều liên quan đến chương Y Phục với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về điều liên quan đến chương Y Phục với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[8] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Campā với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Campā với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội[9] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Kosambi với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Kosambi với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Hành Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Hành Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương của vị hành Parivāsa với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương của vị hành Parivāsa với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Tích Lũy Tội với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Tích Lũy Tội với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Dàn Xếp với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Dàn Xếp với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[10] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Các Tiểu Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Các Tiểu Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[11] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Sàng Tọa với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Sàng Tọa với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[12] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Chia Rẽ Hội Chúng với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Chia Rẽ Hội Chúng với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[13] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Thực Hành[14] với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Thực Hành với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Đình Chỉ với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Đình Chỉ với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Tỳ Khưu Ni với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Tỳ Khưu Ni với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[15] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Liên Quan Năm Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Liên Quan Năm Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Ở đó không có loại tội nào (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Tôi sẽ hỏi về chương Liên Quan Bảy Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? – Tôi sẽ trả lời về chương Liên Quan Bảy Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Ở đó không có loại tội nào (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

Dứt Các Câu Hỏi về Bộ Hợp Phần là thứ nhất.

*****

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

Việc tu lên bậc trên, lễ Uposatha, vào mùa (an cư) mưa, lễ Pavāraṇā, da thú, dược phẩm, các điều về Kaṭhina, y phục, và với việc liên quan đến Campā.

Chương Kosambi, hành sự, hình phạt parivāsa, việc tích lũy (tội), cách dàn xếp, các tiểu sự, sàng tọa, việc chia rẽ hội chúng, việc thực hành, sự đình chỉ, chương tỳ khưu ni, với năm (trăm vị), và với bảy trăm vị.

–ooOoo–

[1] Khandakapucchā: có ý nghĩa là ‘các câu hỏi về bộ Khandhaka,’ tức là các câu hỏi về bộ Hợp Phầngồm có Đại Phẩm và Tiểu Phẩm (ND).

[2] Hai loại tội: Ngài Buddhaghosa giải thích là tội pācittiya 65 về việc cho tu lên bậc trên người chưa đủ 20 tuổi, thầy tế độ phạm tội pācittiya, các vị còn lại phạm tội dukkaṭa (VinA. vii, 1318).

[3] Ba loại tội: là tội thullaccaya cho các vị có dự tính chia rẽ rồi tiến hành lễ Uposatha, tội pācittiya trong việc thực hiện lễ Uposatha với vị bị án treo, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[4] Tức là tội dukkaṭa (Sđd.).

[5] Ba loại tội: là tội thullaccaya đến các vị có dự tính chia rẽ rồi tiến hành lễ Pavāraṇā, tội pācittiyatrong việc thực hiện lễ Pavāraṇā với vị bị án treo, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[6] Ba loại tội: là tội thullaccaya về việc sờ mó bộ phận sinh dục bò cái tơ do tâm khởi dục, tội pācittiya61 trong việc dìm nước các con bò cái tơ và giết chết, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[7] Ba loại tội: là tội thullaccaya về việc mổ xẻ ở xung quanh chỗ kín hai lóng tay, tội pācittiya 33 về việc thọ dụng cháo đặc của người khác khi đã được thỉnh mời của một nơi khác, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[8] Tội thullaccaya về việc mặc biểu tượng của ngoại đạo là (che thân bằng) da linh dương, tội nissaggiya pācittiya thứ nhất trong việc sử dụng y phụ trội, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[9] Một loại tội là tội dukkaṭa (Sđd.).

[10] Hai loại tội: là tội pācittiya 79 về vị đã trao sự thỏa thuận rồi lại phê phán hành sự đúng pháp, và tộidukkaṭa ở những chỗ khác (Sđd.).

[11] Ba loại tội: là tội thullaccaya đối với vị cắt đi dương vật của bản thân, tội pācittiya 37 về việc nhai lại, và tội dukkaṭa ở nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[12] Ba loại tội: là tội thullaccaya về việc phân tán các trọng vật của hội chúng, tội pācittiya 17 về việc lôi kéo ra khỏi trú xá của hội chúng, và tội dukkaṭa ở nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[13] Hai loại tội: là tội thullaccaya đối với các vị xu hướng theo kẻ chia rẽ hội chúng, và tội pācittiya 32 về vật thực dâng chung nhóm (Sđd.).

[14] Tức là Vattakkhandhakaṃ – chương Phận Sự, số VIII của Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 06 (ND).

[15] Hai loại tội: là tội pācittiya 57 của tỳ khưu ni do không hành lễ Pavāraṇā và tội dukkaṭa ở những trường hợp khác (VinA. vii, 1318).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *