BÀI KINH THỨ 4

BHAYABHERASUTTAṂ (MN 4)

4. Bhayabheravasuttaṃ – Kinh sợ hãi và kinh cảm

(Lớp Đọc Hiểu Kinh Trung Bộ Pāḷi do Tỳ-khưu Thiện Hảo giảng dạy)

(Nội dung phần đầu bài kinh từ đoạn 1 tiếng 06 phút)

 

34. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho jāṇussoṇi brāhmaṇo yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ [sārāṇīyaṃ (sī. syā. pī.)]vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho jāṇussoṇi brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – “yeme, bho gotama, kulaputtā bhavantaṃ gotamaṃ uddissa saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā, bhavaṃ tesaṃ gotamo pubbaṅgamo, bhavaṃ tesaṃ gotamo bahukāro, bhavaṃ tesaṃ gotamo samādapetā [samādāpetā (?)]; bhoto ca pana gotamassa sā janatā diṭṭhānugatiṃ āpajjatī”ti. “Evametaṃ, brāhmaṇa, evametaṃ, brāhmaṇa! Ye te, brāhmaṇa, kulaputtā mamaṃ uddissa saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajitā, ahaṃ tesaṃ pubbaṅgamo, ahaṃ tesaṃ bahukāro, ahaṃ tesaṃ samādapetā; mama ca pana sā janatā diṭṭhānugatiṃ āpajjatī”ti. “Durabhisambhavāni hi kho, bho gotama, araññavanapatthāni pantāni senāsanāni, dukkaraṃ pavivekaṃ, durabhiramaṃ ekatte, haranti maññe mano vanāni samādhiṃ alabhamānassa bhikkhuno”ti. “Evametaṃ, brāhmaṇa, evametaṃ, brāhmaṇa! Durabhisambhavāni hi kho, brāhmaṇa, araññavanapatthāni pantāni senāsanāni, dukkaraṃ pavivekaṃ, durabhiramaṃ ekatte, haranti maññe mano vanāni samādhiṃ alabhamānassa bhikkhuno”ti.

6 khiếm khuyết của việc ngồi không đúng cách: atidūra (ngồi quá xa), accāsanna (ngồi quá gần), uparivāta (ngồi trước đầu gió) unnatapadesa, atisammukha (ngồi trực diện), atipaccha (ngồi đằng sau)

(Tôi đã được nghe như vầy – Một thời, Thế Tôn trú tại Sāvatthī, ở Jetavana, trong khu vườn/chùa của ông Anāthapiṇḍika. Rồi bà-la-môn Jāṇussoṇi đã đến nơi Thế Tôn ở, sau khi đến đã thăm hỏi thân tình với Ngài. Khi lời thăm hỏi thân tình đáng nhớ đã được hỏi xong, (vị ấy) bèn ngồi sang một bên. Khi đã ngồi sang một bên, bà-la-môn Jāṇussoṇi đã nói với Thế Tôn điều này – “Thưa ngài Gotama, các thiện gia nam tử nào đã xuất gia vì đức tin nơi/đối với Ngài, Ngài là vị lãnh đạo của họ, giúp đỡ họ rất nhiều, là vị khích lệ của họ, và họ thì y cứ theo quan điểm của Ngài.” “Đúng vậy, này bà-la-môn! Đúng vậy, này bà-la-môn! Các thiện gia nam tử nào đã xuất gia vì đức tin nơi Ta, Ta là vị lãnh đạo của họ, giúp đỡ họ rất nhiều, là vị khích lệ của họ, và họ thì y cứ theo quan điểm của Ta.” “Thưa ngài Gotama, thật khó kham nhẫn các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, thật khó hành sự độc cư, thật khó hoan hỷ sự cô tịch, con nghĩ rằng những khu rừng làm loạn tâm ý của vị tỳ-khưu chưa chứng Định.” “Đúng vậy, này bà-la-môn! Đúng vậy, này bà-la-môn! Thật khó kham nhẫn các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, thật khó hành sự độc cư, thật khó hoan hỷ sự cô tịch, con nghĩ rằng những khu rừng làm loạn tâm ý của vị tỳ-khưu chưa chứng Định.”)

 

35. “Mayhampi kho, brāhmaṇa, pubbeva sambodhā anabhisambuddhassa bodhisattasseva sato etadahosi – ‘durabhisambhavāni hi kho araññavanapatthāni pantāni senāsanāni, dukkaraṃ pavivekaṃ, durabhiramaṃ ekatte, haranti maññe mano vanāni samādhiṃ alabhamānassa bhikkhuno’ti. Tassa mayhaṃ brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā aparisuddhakāyakammantā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, aparisuddhakāyakammantasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ aparisuddhakāyakammanto araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; parisuddhakāyakammantohamasmi. Ye hi vo ariyā parisuddhakāyakammantā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, parisuddhakāyakammataṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, trước khi giác ngộ, khi chỉ là vị bồ-tát chưa chánh giác, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Thật khó kham nhẫn các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, thật khó hành sự độc cư, thật khó hoan hỷ sự cô tịch, Ta nghĩ rằng những khu rừng làm loạn tâm ý của vị tỳ-khưu chưa chứng Định.” Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà có thân nghiệp bất tịnh, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ thân nghiệp bất tịnh nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không có thân nghiệp bất tịnh và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta có thân nghiệp thanh tịnh. Chư Thánh nhân nào mà có thân nghiệp thanh tịnh và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát thân nghiệp thanh tịnh ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

 

36. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā aparisuddhavacīkammantā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, aparisuddhavacīkammantasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ aparisuddhavacīkammanto araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; parisuddhavacīkammantohamasmi. Ye hi vo ariyā parisuddhavacīkammantā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, parisuddhavacīkammataṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà có khẩu nghiệp bất tịnh, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ khẩu nghiệp bất tịnh nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không có khẩu nghiệp bất tịnh và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta có khẩu nghiệp thanh tịnh. Chư Thánh nhân nào mà có khẩu nghiệp thanh tịnh và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát khẩu nghiệp thanh tịnh ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

“Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā aparisuddhamanokammantā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, aparisuddhamanokammantasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ aparisuddhamanokammanto araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; parisuddhamanokammantohamasmi. Ye hi vo ariyā parisuddhamanokammantā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, parisuddhamanokammataṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà có ý nghiệp bất tịnh, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ ý nghiệp bất tịnh nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không có ý nghiệp bất tịnh và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta có ý nghiệp thanh tịnh. Chư Thánh nhân nào mà có ý nghiệp thanh tịnh và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát ý nghiệp thanh tịnh ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

“Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā aparisuddhājīvā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, aparisuddhājīvasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ aparisuddhājīvo araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; parisuddhājīvohamasmi. Ye hi vo ariyā parisuddhājīvā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, parisuddhājīvataṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà có sanh kế bất tịnh, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ sanh kế bất tịnh nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không có sanh kế bất tịnh và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta có sanh kế thanh tịnh. Chư Thánh nhân nào mà có sanh kế thanh tịnh và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát trạng thái sanh kế thanh tịnh ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

37. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā abhijjhālū kāmesu tibbasārāgā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, abhijjhālukāmesutibbasārāgasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ abhijjhālu kāmesu tibbasārāgo araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; anabhijjhālūhamasmi. Ye hi vo ariyā anabhijjhālū araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, anabhijjhālutaṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà có tham đắm và ái dục mãnh liệt, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ việc có tham đắm và ái dục mãnh liệt nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không có tham đắm và ái dục mãnh liệt và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta không có tham đắm. Chư Thánh nhân nào mà không có tham đắm và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát tánh vô tham ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

38. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā byāpannacittā paduṭṭhamanasaṅkappā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, byāpannacittapaduṭṭhamanasaṅkappasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ byāpannacitto paduṭṭhamanasaṅkappo araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; mettacittohamasmi. Ye hi vo ariyā mettacittā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, mettacittataṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà có ác tâm và chủ đích xấu, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ việc có ác tâm và chủ đích xấu, nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không có ác tâm và chủ đích xấu, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta có từ tâm. Chư Thánh nhân nào mà có từ tâm và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát tánh từ tâm ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

Ngữ vựng:

  • bhayabherava = bhaya (trut) sự sợ hãi/khiếp sợ + bherava (trut) sự kinh hoàng/cảm/hãi
  • brāhmaṇa (nt): bà-la-môn
  • yena… tena (cụm từ quan hệ ‘ya… ta được dùng ở vtrc): chỗ nào… chỗ ấy
  • upasaṅkamati (upa+saṃ+√kam+a+ti): đến/tới gần
  • saddhiṃ (bbt): với, cùng với
  • sammodati (saṃ+√mud+a+ti): vui mừng; đồng ý với ai, thăm hỏi thân tình với ai
  • sammodanīya (tt): được vui mừng/thăm hỏi 
  • kathā (nut): cuộc trò chuyện/đàm luận
  • sāraṇīya (trut): điều đáng được nhớ/lưu tâm
  • vītisāreti (vi+ati+sar+ṇe+ti): chuyện trò, thăm hỏi nhau
  • ekamantaṃ (trt): ở một bên/phía, riêng ra
  • nisīdati (ni+sad+a+ti): ngồi, ngồi xuống
  • bho (bbt, hc. của bhavant): thưa ngài, này bạn, hỡi bạn thân
  • kulaputta (nt) thành viên thị tộc, quý ông, thiện gia nam tử, thiện sanh nhân = kula (trut) gia tộc + putta (nt) con trai (trong nhà), nam tử
  • uddissa (bbqkpt của uddisati): vì, do, liên quan đến
  • saddhā (nut): niềm/đức tin, sự tin tưởng
  • agāra (trut): nhà, chỗ ở; bậc xuất gia
  • anagāriyā (nut): tình trạng/người vô gia cư = na + agāriya, agārika (nt) 
  • pabbajita (qkpt của pabbajati): (bậc) đã xuất gia, tu sĩ
  • pubbaṅgama (nt) người dẫn đầu, chỉ huy, lãnh tụ = pubba (tt) trước, xưa, cũ, nguyên + gama 
  • bhava (nt, hc của bhavant): ngài, bậc đáng kính, bạn
  • bahukāra (tt, nt): rất hữu ích, người đã giúp ích rất nhiều
  • samādapetā (nt): người khích lệ/khuyên bảo
  • janatā (nut): người ta, quần chúng
  • diṭṭhānugati = diṭṭhi + anugati (nut) y cứ, noi theo, dựa vào
  • āpajjati (ā+√pad+ya+ti): mắc vào, chấp nhận
  • durabhisambhava = du (ttố) khó, xấu + abhisambhava (trut) đạt được/kham nhẫn/chịu đựng    
  • araññavanapattha = arañña (trut) rừng + vana (trut) rừng + pattha (nt) nơi vắng vẻ/hoang vu
  • panta (tt): hẻo lánh, ẩn dật, hiu quạnh
  • senāsana (trut): trú xứ, nơi ở 
  • dukkara = du + kara (tt) làm 
  • paviveka (nt): sự ẩn dật/độc cư
  • durabhirama = du + abhirama (tt) vui vẻ, vừa ý
  • ekatta (trut): sự cô độc/hiu quạnh
  • harati (√har+a+ti): mang/lấy đi
  • maññe (bbt): tôi cho/nghĩ rằng 
  • mano, manas (trut): tâm ý, ý thức 
  • samādhi (nt): sự định/tập trung tâm
  • alabhamāna = na + labhamāna (htpt của labhati) đang có/đạt/chứng được
  • pubbeva = pubba (tt) trước, trước đó/kia + eva
  • sambodha (nt): sự giác ngộ
  • anabhisambuddha = na + abhisambuddha (qkpt của abhisambujjhati) liễu/giác ngộ
  • sato: ý niệm, tâm ý
  • bodhisatta (nt): Bồ-tát
  • samaṇa (nt): sa-môn, tu sĩ
  • brāhmaṇa (nt): bà-la-môn
  • aparisuddhakāyakammanta = na + parisuddha (qkpt của parisujjhati) thanh tịnh, trong sạch + kāya (nt) thân, nhóm, bọn + kammanta (trut) công việc, hành động, hạnh nghiệp
  • paṭisevati (paṭi+√sev+a+ti): y theo, thực hành 
  • aparisuddhakāyakammantasandosahetu = na + parisuddha + kāya + kammanta + sandosa (nt) sự ô nhiễm, phiền não+ hetu (nt) nguyên nhân, lý do
  • have (bbt): thật vậy, chắc chắn
  • avhāyati (ā+√vhe+a+ti): gọi, cầu khẩn, gợi lên 
  • sampassamāna (htpt của sampassati): đang thấy/xem xét/quán sát
  • bhiyyo (bbt): hơn
  • pallomamāpādi = palloma (trut) sư tự tin/xác quyết + āpādi (bđk của āpajjati) đã đi vào/có/bị/đối mặt 
  • arañña (trut): rừng, rừng rậm 
  • aparisuddhavacīkammanta = na + parisuddha + vacī (nut) lời, lối nói + kammanta 
  • aparisuddhājīva = na + parisuddha + ājīva (nt) sanh kế, sự nuôi mạng
  • abhijjhālu (tt): thèm muốn/khát 
  • tibbasārāga = tibba (tt) dày, mờ mịt  + sārāga (nt) sự tham đắm/luyến ái 
  • byāpanna (tt): có ác (ý) 
  • paduṭṭhamanasaṅkappa = paduṭṭha (qkpt của padussati)  xấu xa, đồi bại, ác độc + mana + saṅkappa (nt) ý định, mục đích

39. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā thīnamiddhapariyuṭṭhitā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, thīnamiddhapariyuṭṭhānasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ thīnamiddhapariyuṭṭhito araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; vigatathīnamiddhohamasmi. Ye hi vo ariyā vigatathīnamiddhā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, vigatathīnamiddhataṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà bị uể oải – buồn ngủ chi phối, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ việc bị uể oải – buồn ngủ chi phối, nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không bị uể oải – buồn ngủ chi phối, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta không có sự uể oải – buồn ngủ. Chư Thánh nhân nào mà không có sự uể oải – buồn ngủ, và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát tình trạng không có sự uể oải – buồn ngủ ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

40. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā uddhatā avūpasantacittā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, uddhataavūpasantacittasandosahetuhave te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ uddhato avūpasantacitto araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; vūpasantacittohamasmi. Ye hi vo ariyā vūpasantacittā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, vūpasantacittataṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà bị dao dộng và có tâm bất an, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ việc bị dao dộng và có tâm bất an, nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không bị dao dộng và có tâm bất an, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta có tâm an tịnh. Chư Thánh nhân nào mà có tâm an tịnh, và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát trạng thái tâm an tịnh ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

41. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā kaṅkhī vicikicchī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, kaṅkhivicikicchisandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ kaṅkhī vicikicchī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; tiṇṇavicikicchohamasmi. Ye hi vo ariyā tiṇṇavicikicchā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, tiṇṇavicikicchataṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà có ngờ vực và nghi hoặc, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ việc có ngờ vực và nghi hoặc, nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không có ngờ vực và nghi hoặc, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta thoát khỏi nghi hoặc. Chư Thánh nhân nào mà thoát khỏi nghi hoặc, và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát trạng thái thoát khỏi nghi hoặc ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

 

42. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā attukkaṃsakā paravambhī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, attukkaṃsanaparavambhanasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ attukkaṃsako paravambhī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; anattukkaṃsako aparavambhīhamasmi. Ye hi vo ariyā anattukkaṃsakā aparavambhī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, anattukkaṃsakataṃ aparavambhitaṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà có khen mình và chê người, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ việc có ngờ vực và nghi hoặc, nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không có khen mình và chê người, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta không có khen mình và chê người. Chư Thánh nhân nào mà không có khen mình và chê người, và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát trạng thái không có khen mình và chê người ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

43. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā chambhī bhīrukajātikā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, chambhibhīrukajātikasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ chambhī bhīrukajātiko araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; vigatalomahaṃsohamasmi. Ye hi vo ariyā vigatalomahaṃsā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, vigatalomahaṃsataṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà có thân trơ cứng và sợ hãi, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ việc có thân trơ cứng và sợ hãi, nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không có thân trơ cứng và sợ hãi, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta không có sởn gai óc/run rẩy. Chư Thánh nhân nào mà không có thân trơ cứng và sợ hãi, và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát trạng thái không có có việc sởn gai óc/run rẩy ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

44. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā lābhasakkārasilokaṃ nikāmayamānā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, lābhasakkārasilokanikāmana [nikāmayamāna (sī. syā.)]sandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ lābhasakkārasilokaṃ nikāmayamāno araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; appicchohamasmi. Ye hi vo ariyā appicchā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, appicchataṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà đang ham muốn lợi lộc, tôn kính, và danh vọng, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ sự ham muốn lợi lộc, tôn kính, và danh vọng, nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không ham muốn lợi lộc, tôn kính, và danh vọng, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta có thiểu dục. Chư Thánh nhân nào mà có thiểu dục, và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát trạng thái thiểu dục ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

10 Kathāvatthu: appicchakathā (thiểu dục), santutthīkathā (tri túc), pavivekakathā (viễn ly), asaṃsaggakathā (độc cư), viriyārambhakathā (tinh cần), sīlakathā (giới), samādhikathā (định), paññākathā (tuệ), vimuttikathā (giải thoát), vimuttiñāṇadassanakathā (tri kiến giải thoát)

45. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā kusītā hīnavīriyā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, kusītahīnavīriyasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ kusīto hīnavīriyo araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; āraddhavīriyohamasmi. Ye hi vo ariyā āraddhavīriyā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, āraddhavīriyataṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà biếng nhác và kém tinh cần, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ việc biếng nhác và kém tinh cần, nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không biếng nhác và kém tinh cần, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta có sự nhiệt huyết. Chư Thánh nhân nào mà có sự nhiệt huyết, và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát trạng thái nhiệt huyết ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

46. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā muṭṭhassatī asampajānā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, muṭṭhassatiasampajānasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ muṭṭhassati asampajāno araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; upaṭṭhitassatihamasmi. Ye hi vo ariyā upaṭṭhitassatī araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, upaṭṭhitassatitaṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà bị thất niệm và không tỉnh giác, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ việc bị thất niệm và không tỉnh giác, nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta không bị thất niệm và không tỉnh giác, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta có niệm được an trú. Chư Thánh nhân nào mà có niệm được an trú, và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát trạng thái niệm được an trú ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

47. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā asamāhitā vibbhantacittā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, asamāhitavibbhantacittasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ asamāhito vibbhantacitto araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; samādhisampannohamasmi. Ye hi vo ariyā samādhisampannā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, samādhisampadaṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà không chuyên chú và tâm bị dao động, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ việc không chuyên chú và tâm bị dao động, nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta có chuyên chú và tâm không bị dao động, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta có định tâm. Chư Thánh nhân nào mà có định tâm, và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát trạng thái có định tâm ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

48. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘ye kho keci samaṇā vā brāhmaṇā vā duppaññā eḷamūgā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti, duppaññaeḷamūgasandosahetu have te bhonto samaṇabrāhmaṇā akusalaṃ bhayabheravaṃ avhāyanti. Na kho panāhaṃ duppañño eḷamūgo araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi; paññāsampannohamasmi. Ye hi vo ariyā paññāsampannā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevanti tesamahaṃ aññataro’ti. Etamahaṃ, brāhmaṇa, paññāsampadaṃ attani sampassamāno bhiyyo pallomamāpādiṃ araññe vihārāya.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Bất cứ sa-môn hoặc bà-la-môn nào mà không có tuệ và đần độn, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, do nhân nhiễm ô từ việc không có tuệ và đần độn, nên các vị sa-môn và bà-la-môn ấy chắc chắn khởi lên sự sợ hãi và kinh cảm bất thiện. Nhưng ta có tuệ và không đần độn, sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta có tuệ. Chư Thánh nhân nào mà có tuệ, và sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh, Ta là một trong số ấy. Này bà-la-môn, khi đang tự quán sát trạng thái có tuệ ấy, Ta có sự xác quyết hơn khi sống ở rừng.”)

Soḷasapariyāyaṃ niṭṭhitaṃ.

(Dứt 16 cách thức.)

Ngữ vựng:

  • thīnamiddhapariyuṭṭhita = thīna (trut) sự uể oải/lười biếng + middha (trut) sự lờ đờ/buồn ngủ + pariyuṭṭhita (qkpt của pariyuṭṭhāti) bị chi phối, chứa đầy 
  • uddhata (qkpt của uddharati): bị dao/kích động, bối rối
  • avūpasantacitta = na + vūpasanta (qkpt của vūpasammati) yên lặng, làm cho nguôi + citta
  • kaṅkhī, kaṅkhin (tt): ngờ vực, do dự, nghi hoặc 
  • vicikicchī, vichikicchin (tt): ngờ vực, do dự, nghi hoặc
  • tiṇṇa (qkpt của tarati): vượt thoát/khỏi
  • attukkaṃsaka = atta + ukkaṃsaka (tt) tán thán, khen ngợi
  • paravambhī = para (tt) (người) khác + vambhī/vambhin (tt) khinh miệt, phỉ báng
  • chambhī, chambhin (tt): kinh hãi, bị cứng đơ do sợ
  • bhīrukajātikā = bhīruka (tt) sợ hãi, nhát + jātika (tt) có, thuộc về
  • lābhasakkārasilokaṃ = lābha (nt) lợi lộc/ích + sakkāra (nt) sự tôn kính/kính trọng + siloka (nt) danh vọng, thanh danh
  • nikāmayamāna (htpt của nikkāmeti): đang khao khát/thèm muốn/ao ước
  • nikāmanā (nut): sự khao khát/thèm muốn/ao ước
  • appiccha = appa (tt) ít, chút ít + iccha (tt) khao khát/thèm muốn/ao ước
  • kusīta (tt); biếng nhác, lười biếng ì ạch 
  • hīnavīriya = hīna (tt) ít, thấp, nghèo, kém + vīriya, viriya (trut) sự cố gắng/nỗ lực/tinh tấn
  • muṭṭhassati = muṭṭha (qkpt của mussati) quên + sati (nut) sự ghi nhớ/nhận biết, niệm
  • asampajāna = na + sampajāna (tt) chú ý, lưu tâm, thận trọng, tỉnh giác
  • asamāhita = na + samāhita (qkpt của samādahati) nhất/chuyên tâm
  • vibbhantacitta = vibbhanta (qkpt của vibbhamati) dao động, bối rối + citta
  • sampanna (qkpt của sampajjati): thành tựu; có
  • sampadā (nut): sự chứng đạt/thành tựu
  • duppaññā = du (tt) xấu, khó + paññā (nut) trí tuệ
  • eḷamūga (nt): kẻ ngu, thằng ngốc
  • soḷasapariyāya = soḷasa (tt) 16 + pariyāya 

 

 

 

49. “Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘yaṃnūnāhaṃ yā tā rattiyo abhiññātā abhilakkhitā – cātuddasī pañcadasī aṭṭhamī ca pakkhassa – tathārūpāsu rattīsu yāni tāni ārāmacetiyāni vanacetiyāni rukkhacetiyāni bhiṃsanakāni salomahaṃsāni tathārūpesu senāsanesu vihareyyaṃ appeva nāmāhaṃ bhayabheravaṃ passeyya’nti. So kho ahaṃ, brāhmaṇa, aparena samayena yā tā rattiyo abhiññātā abhilakkhitā – cātuddasī pañcadasī aṭṭhamī ca pakkhassa – tathārūpāsu rattīsu yāni tāni ārāmacetiyāni vanacetiyāni rukkhacetiyāni bhiṃsanakāni salomahaṃsāni tathārūpesu senāsanesu viharāmi. Tattha ca me, brāhmaṇa, viharato mago vā āgacchati, moro vā kaṭṭhaṃ pāteti, vāto vā paṇṇakasaṭaṃ [paṇṇasaṭaṃ (sī. pī.)]ereti; tassa mayhaṃ brāhmaṇa etadahosi [tassa mayhaṃ evaṃ hoti (sī. syā.)]– ‘etaṃ nūna taṃ bhayabheravaṃ āgacchatī’ti. Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, etadahosi – ‘kiṃ nu kho ahaṃ aññadatthu bhayapaṭikaṅkhī [bhayapāṭikaṅkhī (sī.)] viharāmi? Yaṃnūnāhaṃ yathābhūtaṃ yathābhūtassa [yathābhūtassa yathābhūtassa (sī. syā.)] me taṃ bhayabheravaṃ āgacchati, tathābhūtaṃ tathābhūtova [yathābhūto yathābhūtova (sī. syā.)] taṃ bhayabheravaṃ paṭivineyya’nti. Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, caṅkamantassa taṃ bhayabheravaṃ āgacchati. So kho ahaṃ, brāhmaṇa, neva tāva tiṭṭhāmi na nisīdāmi na nipajjāmi, yāva caṅkamantova taṃ bhayabheravaṃ paṭivinemi. Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, ṭhitassa taṃ bhayabheravaṃ āgacchati. So kho ahaṃ, brāhmaṇa, neva tāva caṅkamāmi na nisīdāmi na nipajjāmi. Yāva ṭhitova taṃ bhayabheravaṃ paṭivinemi. Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, nisinnassa taṃ bhayabheravaṃ āgacchati. So kho ahaṃ, brāhmaṇa, neva tāva nipajjāmi na tiṭṭhāmi na caṅkamāmi, yāva nisinnova taṃ bhayabheravaṃ paṭivinemi. Tassa mayhaṃ, brāhmaṇa, nipannassa taṃ bhayabheravaṃ āgacchati. So kho ahaṃ, brāhmaṇa, neva tāva nisīdāmi na tiṭṭhāmi na caṅkamāmi, yāva nipannova taṃ bhayabheravaṃ paṭivinemi.

(Này bà-la-môn, ý nghĩ này đã khởi cho Ta – “Những đêm mà được biết đến và được ấn định như đêm 14, đêm 15 và đêm mùng 8 của nửa tháng; trong những đêm như vậy, thế nào nếu như Ta sống tại những nơi kinh khiếp và sởn lông óc như các miếu thờ trong lâm viên, các miếu thờ trong khu rừng, các miếu thờ dưới cội cây!, Ta có thể đối diện với sự sợ hãi và kinh cảm. Rồi sau đó, này bà-la-môn, những đêm mà được biết đến và được ấn định như đêm 14, đêm 15 và đêm mùng 8 của nửa tháng; trong những đêm như vậy, Ta sống tại những nơi kinh khiếp và sởn lông óc như các miếu thờ trong lâm viên, các miếu thờ trong khu rừng, các miếu thờ dưới cội cây. Và khi Ta sống ở đấy, này bà-la-môn, (có thể) con thú đến gần hoặc con công làm rơi nhánh cây hoặc gió xào xạc làm lá rụng; này bà-la-môn, Ta nghĩ rằng “Sự sợ hãi và kinh cảm ấy chắc chắn (sẽ) xảy đến”. Rồi Ta nghĩ “Ta sống luôn mong chờ sự sợ hãi để làm gì? Thế nào nếu Ta có thể trấn phục sự sợ hãi và kinh cảm ngay tại oai nghi mà sự sợ hãi vài kinh cảm xảy đến.” Này bà-la-môn, sự sợ hãi và kinh cảm ấy xảy đến Ta khi Ta đang đi kinh hành. Rồi Ta, này bà-la-môn, không đứng, không ngồi, và không nằm cho đến khi Ta trấn phục được sự sợ hãi và kinh cảm ấy ngay khi đang đi. Này bà-la-môn, sự sợ hãi và kinh cảm ấy xảy đến Ta khi Ta đang đứng. Rồi Ta, này bà-la-môn, không đi kinh hành, không ngồi, và không nằm cho đến khi Ta trấn phục được sự sợ hãi và kinh cảm ấy ngay khi đang đứng. Này bà-la-môn, sự sợ hãi và kinh cảm ấy xảy đến Ta khi Ta đang ngồi. Rồi Ta, này bà-la-môn, không nằm, không đứng, không đi kinh hành cho đến khi Ta trấn phục được sự sợ hãi và kinh cảm ấy ngay khi đang ngồi. Này bà-la-môn, sự sợ hãi và kinh cảm ấy xảy đến Ta khi Ta đang nằm. Rồi Ta, này bà-la-môn, không ngồi, không đứng, không đi kinh hành cho đến khi Ta trấn phục được sự sợ hãi và kinh cảm ấy ngay khi đang nằm. )

 

50. “Santi kho pana, brāhmaṇa, eke samaṇabrāhmaṇā rattiṃyeva samānaṃ divāti sañjānanti, divāyeva samānaṃ rattīti sañjānanti. Idamahaṃ tesaṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ sammohavihārasmiṃ vadāmi. Ahaṃ kho pana, brāhmaṇa, rattiṃyeva samānaṃ rattīti sañjānāmi, divāyeva samānaṃ divāti sañjānāmi. Yaṃ kho taṃ, brāhmaṇa, sammā vadamāno vadeyya – ‘asammohadhammo satto loke uppanno bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussāna’nti, mameva taṃ sammā vadamāno vadeyya – ‘asammohadhammo satto loke uppanno bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya atthāya hitāya sukhāya devamanussāna’nti.

(Rồi, này bà-la-môn, có một số sa-môn và bà-la-môn nghĩ là ngày khi đang là đêm, và nghĩ là đêm khi đang là ngày. Đối với các sa-môn và bà-la-môn ấy, Ta nói rằng “Đây là sự cộng trú/hợp nhất với si ám”. Còn Ta, này bà-la-môn, nghĩ là đêm khi đang là đêm, và nghĩ là ngày khi đang là ngày. Này bà-la-môn, ai mà đang nói một cách đúng đắn, có thể nói rằng “Người mà không còn si pháp, đã xuất hiện ở đời vì sự lợi ích cho nhiều chúng sanh, vì sự hạnh phúc cho nhiều chúng sanh, vì lòng bi mẫn cho đời, vì sự tốt đẹp, vì sự lợi ích, vì sự hạnh phúc cho chư Thiên và nhân loại”; người ấy khi đang nói một cách đúng đắn về Ta, có thể nói rằng “Người mà không còn si pháp, đã xuất hiện ở đời vì sự lợi ích cho nhiều chúng sanh, vì sự hạnh phúc cho nhiều chúng sanh, vì lòng bi mẫn cho đời, vì sự tốt đẹp, vì sự lợi ích, vì sự hạnh phúc cho chư Thiên và nhân loại”.)

51. “Āraddhaṃ kho pana me, brāhmaṇa, vīriyaṃ ahosi asallīnaṃ, upaṭṭhitā sati asammuṭṭhā [appammuṭṭhā (syā.)], passaddho kāyo asāraddho, samāhitaṃ cittaṃ ekaggaṃ. So kho ahaṃ, brāhmaṇa, vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja vihāsiṃ. Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja vihāsiṃ. Pītiyā ca virāgā upekkhako ca vihāsiṃ, sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṃvedesiṃ; yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti – ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja vihāsiṃ. Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja vihāsiṃ.

(Rồi này bà-la-môn, đối với Ta, có sự nhiệt huyết và không biếng nhác, có niệm kiên cố được an trú,  có thân an tịnh và không bị kích động, có tâm định tĩnh và yên bình. Này bà-la-môn, khi được tách ly khỏi các dục và các pháp bất thiện, Ta chứng và trú sơ/đệ nhất thiền mà có tầm/sự chú tâm và có tứ/sự quán sát, có hỷ lạc nhờ viễn ly sanh. Từ sự an tịnh tầm và tứ, Ta chứng đạt và an trú đệ nhị thiền, một trạng thái tĩnh lặng và nhất tâm, không có tầm, không có tứ, có hỷ sanh nhờ định. Từ sự tách khỏi hỷ và an trú xả/thản nhiên, có niệm và tỉnh giác, và cảm nghiệm lạc nhờ thân; Ta chứng đạt và an trú đệ tam thiền mà chư Thánh nhân gọi (vị) ấy là “Bậc sống lạc trú nhờ có xả và niệm”. Từ sự dứt bỏ lạc và khổ, từ sự loại trừ hỷ và ưu trước đó, Ta chứng đạt và an trú Đệ tứ thiền không có khổ lạc, niệm thanh tịnh nhờ xả.)

4 padhāna, sammappadhāna:

  • saṃvarapadhāna (nhờ sự thu thúc),
  • pahānapadhāna (nhờ sự đoạn trừ),
  • bhāvanāpadhāna (nhờ sự phát triển),
  • anurakkhanāpadhāna (nhờ sự giữ gìn)

 

Bhāvanā (samatha & vipassanā): 

Samatha có 40 đề mục (kammaṭṭhāna):

  • 10 kasiṇa – hoàn tịnh (paṭhavī – đất, āpo – nước, tejo – lửa, vāyo – gió, nīla – xanh, pīta – vàng, lohita – đỏ, odāta – trắng, ākāsa – ánh sáng, āloka – hư không);
  • 10 anussati – tuỳ niệm (buddhānussati – Phật, dhamma – Pháp, saṅgha – Tăng, sīla – giới, cāga – xả thí, deva – chư Thiên, maraṇa – chết, kāyagatāsati – thân hành niệm, ānāpānassati – niệm hơi thở, upasama – tịch tịnh);
  • 10 asubha – bất mỹ;
  • 4 brahmavihāra (mettā – từ, karuṇā – bi, muditā – hỷ, upekkhā – xả);
  • āhāre paṭikūlasaññā – tưởng nhàm chán vật thực;
  • catudhātuvavaṭṭhāna – phân định bốn chất;
  • 4 arūpa – vô sắc.

6 bản tánh (carita):

  1. Rāgacarita (tánh tham dục, Không nên: 4 brahmavihāra, nīla, pīta, lohita, odāta/. Nên: 10 asubha – bất mỹ, kāyagatāsati);
  2. Dosacarita (tánh sân hận, ngược lại ở trên);
  3. Mohacarita (tánh si mê, Không nên: maraṇa, upasama, āhāre, catudhātuvavaṭṭhāna/ Nên: ānāpāna).
  4. Vitakkacarita (tánh suy diễn, như Mohacarita);
  5. Saddhācarita (tánh tín, Nên: 6 anussati đầu);
  6. Buddhicarita (tánh giác, Nên: maraṇa, upasama, āhāre, catudhātuvavaṭṭhāna).10 đề mục cho cả 6 tánh: paṭhavī, āpo, tejo, vāyo, ākāsa, āloka, 4 arūpa

5 jhānaṅga (thiền chi):

  1. vitakka # thīnamiddha (nước bị đóng rong),
  2. vicāra # vicikicchā (nước đóng bùn),
  3. pīti [khuddaka – tiểu, khaṇika – sát-na, okkantika – hải triều, ubbega – khinh, pharaṇa – sung mãn] # byāpāda (nước sôi),
  4. sukha (somanassa) # uddhaccakukkucca,
  5. ekaggatā # kāmacchanda (như nước bị pha màu)

3 loại nimitta:

  1. Sơ tướng (parikamma) cho cả 40 đề mục;
  2. Thủ/học tướng (uggaha) cho cả 40 đề mục;
  3. Tợ (paṭibhāga) cho 22 đề mục (10 kasiṇa, 10 asubha, kāyagatāsati, ānāpāna)

3 loại Bhāvanā:

  1. Sơ tiến đạt (parikamma) ghi nhận liên tục đề mục từ sơ tướng đến thủ tướng với sơ định (parikammasamādhi) cho cả 40 đề mục;
  2. Cận tiến đạt (upacāra) ghi nhận liên tục đề mục đến khi tợ tướng sanh khởi và đạt được cận định (upacārasamādhi) cho 10 đề mục (8 anussati (trừ kāyagatāsati & ānāpāna), āhāre, catudhātuvavaṭṭhāna);
  3. An chỉ tiến đạt (appanā) cho 30 đề mục trừ 10 anussati. 

=> Có 10 đề mục dẫn tới upacārasamādhi là: 6 anussati, maraṇa, upasama, āhāre, catudhātuvavaṭṭhāna.
=> Có 11 đề mục dẫn tới Sơ thiền: 10 asubha, kāyagatāsati.
=> Có 3 đề mục dẫn tới từ Sơ đến Đệ tứ thiền: mettā, karuṇā, muditā.
=> Có 1 đề mục dẫn tới Đệ ngũ thiền là upekkhā.
=> Có 11 đề mục dẫn tới từ Sơ đến Đệ ngũ thiền: 10 kasiṇa, ānāpāna.
=> Có 4 đề mục dẫn tới 4 bậc Vô sắc.

 

52. “So evaṃ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte pubbenivāsānussatiñāṇāya cittaṃ abhininnāmesiṃ. So anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarāmi, seyyathidaṃ – ekampi jātiṃ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṃsampi jātiyo cattālīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jātisatasahassampi anekepi saṃvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṃvaṭṭavivaṭṭakappe – ‘amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṃ; tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapanno’ti. Iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarāmi. Ayaṃ kho me, brāhmaṇa, rattiyā paṭhame yāme paṭhamā vijjā adhigatā, avijjā vihatā vijjā uppannā, tamo vihato āloko uppanno, yathā taṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato.

(Còn Ta, khi tâm định được an tịnh, thuần tịnh, không bị cấu uế, được loại trừ các tuỳ phiền não, trở nên nhu nhuyến, dễ dùng, kiên cố và được điềm tĩnh như vậy, Ta hướng tâm đến Túc mạng tuỳ niệm trí. Ta nhớ lại nhiều tiền kiếp như là – một lần tái sinh, hai lần tái sinh, ba lần tái sinh, bốn lần tái sinh, năm lần tái sinh, mười lần tái sinh, hai mươi lần tái sinh, ba mươi lần tái sinh, bốn mươi lần tái sinh, năm mươi lần tái sinh, một trăm lần tái sinh, một ngàn lần tái sinh, một trăm ngàn lần tái sinh, nhiềp kiếp tăng, nhiều kiếp giảm, nhiều kiếp tăng và giảm – “Ở đấy, Ta có tên như vậy, dòng họ như vậy, diện mạo như vậy, thực phẩm như vậy, sự cảm nghiệm lạc khổ như vậy, giới hạn thọ mạng như vậy, mệnh chung từ đó rồi sanh về đấy; tại đấy, Ta cũng có tên như vậy, dòng họ như vậy, diện mạo như vậy, thực phẩm như vậy, sự cảm nghiệm lạc khổ như vậy, giới hạn thọ mạng như vậy, mệnh chung từ đấy rồi sanh về đây”. Như vậy, Ta nhớ lại nhiều tiền kiếp (với các) đặc tính và chi tiết. Này bà-la-môn, đây là minh đầu tiên mà Ta đã chứng đạt vào canh đầu của đêm, vô minh bị diệt và minh được sanh, bóng tối bị diệt và ánh sáng được sanh, như là điều xảy đến cho vị sống không phóng dật và nhiệt tâm.)

3 yāma:

  1. paṭhamayāma (canh đầu, từ 6h – 10h tối),
  2. majjhimayāma (canh giữa, từ 10h tối – 2h sáng),
  3. pacchimayāma (2h sáng – 6h sáng)

16 upakkilesa: 1. Abhijjhā-visamalobha (tham đắm và tham ác), 2. Byāpāda (sân hận), 3. Kodha (hiềm hận), 4. upanāha (thù địch), 5. Makkha (phỉ báng), 6. palāsa (hống hách), 7. issā (ghen tị), 8. Macchariya (keo kiệt), 9. māyā (giả tạo), 10. sātheyya (gian trá), 11. Thambha (ngoan cố), 12. Sārambha (ngạo mạn), 13. Māna (mạn), 14. Atimāna (quá mạn), 15. Mada (cống cao), 16. Pamāda (phóng dật)

2 loại pubbenivāsānussatiñāṇa:

  1. ajjhāvuttha-pubbenivāsānussatiñāṇa (túc mạng tuỳ niệm trí về sanh kiếp của mình) 
  2. ārammaṇa-pubbenivāsānussatiñāṇa (túc mạng tuỳ niệm trí về sanh kiếp của chúng sanh khác như là cảnh)

53. “So evaṃ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte sattānaṃ cutūpapātañāṇāya cittaṃ abhininnāmesiṃ. So dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passāmi cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānāmi – ‘ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṃ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā; te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannā. Ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṃ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā; te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannā’ti. Iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passāmi cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajānāmi. Ayaṃ kho me, brāhmaṇa, rattiyā majjhime yāme dutiyā vijjā adhigatā, avijjā vihatā vijjā uppannā, tamo vihato āloko uppanno, yathā taṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato.

(Còn Ta, khi tâm định được an tịnh, thuần tịnh, không bị cấu uế, được loại trừ các tuỳ phiền não, trở nên nhu nhuyến, dễ dùng, kiên cố và được điềm tĩnh như vậy, Ta hướng tâm đến Sanh tử trí. Với Thiên nhãn thanh tịnh và siêu phàm, Ta thấy chúng sanh đang tử và đang sanh, Ta biết rằng chúng sanh là hạ liệt hoặc cao quý, đẹp hoặc xấu, may mắn hoặc bất hạnh tuỳ vào nghiệp tương thích – “Thật vậy, những chúng sanh này có thân ác hạnh, có khẩu ác hạnh, có ý ác hạnh, có sự phỉ báng chư Thánh nhân, có tà kiến, có sự tạo nghiệp do tà kiến (ấy); họ sau khi thân hoại mệnh chung, đã bị sanh vào địa ngục, đoạ nơi ác thú, khổ cảnh. Còn những chúng sanh này có thân ác hạnh, có khẩu ác hạnh, có ý ác hạnh, có sự phỉ báng chư Thánh nhân, có tà kiến, có sự tạo nghiệp do tà kiến (ấy); họ sau khi thân hoại mệnh chung, đã bị sanh vào địa ngục, đoạ nơi ác thú, khổ cảnh. Như vậy, nhờ Thiên nhãn thanh tịnh và siêu phàm, Ta thấy chúng sanh đang tử và đang sanh, Ta biết rằng chúng sanh là hạ liệt hoặc cao quý, đẹp hoặc xấu, may mắn hoặc bất hạnh tuỳ vào nghiệp tương thích. Như vậy, Ta nhớ lại nhiều tiền kiếp (với các) đặc tính và chi tiết. Này bà-la-môn, đây là minh thứ hai mà Ta đã chứng đạt vào canh giữa của đêm, vô minh bị diệt và minh được sanh, bóng tối bị diệt và ánh sáng được sanh, như là điều xảy đến cho vị sống không phóng dật và nhiệt tâm.”)

54. “So evaṃ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte āsavānaṃ khayañāṇāya cittaṃ abhininnāmesiṃ. So ‘idaṃ dukkha’nti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ‘ayaṃ dukkhasamudayo’ti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ‘ayaṃ dukkhanirodho’ti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ‘ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ. ‘Ime āsavā’ti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ‘ayaṃ āsavasamudayo’ti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ‘ayaṃ āsavanirodho’ti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, ‘ayaṃ āsavanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ. Tassa me evaṃ jānato evaṃ passato kāmāsavāpi cittaṃ vimuccittha, bhavāsavāpi cittaṃ vimuccittha, avijjāsavāpi cittaṃ vimuccittha. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ ahosi. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti abbhaññāsiṃ. Ayaṃ kho me, brāhmaṇa, rattiyā pacchime yāme tatiyā vijjā adhigatā, avijjā vihatā vijjā uppannā, tamo vihato āloko uppanno, yathā taṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato.

(Còn Ta, khi tâm định được an tịnh, thuần tịnh, không bị cấu uế, được loại trừ các tuỳ phiền não, trở nên nhu nhuyến, dễ dùng, kiên cố và được điềm tĩnh như vậy, Ta hướng tâm đến Trí diệt tận các lậu hoặc. Ta thấu triệt/thắng tri như thật rằng “Đây là khổ”, đã thấu triệt như thật rằng “Đây là nhân sanh khổ”, đã thấu triệt như thật rằng “Đây là sự diệt khổ”, đã thấu triệt như thật rằng “Đây là phương pháp dẫn đến sự diệt khổ”. Ta đã thấu triệt như thật rằng “Đây là lậu hoặc”, đã thấu triệt như thật rằng “Đây là nhân sanh lậu hoặc”, đã thấu triệt như thật rằng “Đây là sự diệt lậu hoặc”, đã thấu triệt như thật rằng “Đây là phương pháp dẫn đến sự diệt lậu hoặc”. Khi biết và thấy như vậy, tâm của Ta được thoát khỏi dục lậu, được thoát khỏi hữu lậu, (và) được thoát khỏi vô minh lậu. Khi được giải thoát, trí đã khởi sanh rằng “Đã được giải thoát”. Ta đã thấu triệt rằng “Sanh đã được diệt, Phạm hạnh đã được an trú, điều nên làm đã được làm, ở đây không còn gì cho tương lai”. Này bà-la-môn, đây là minh thứ ba mà Ta đã chứng đạt vào canh cuối của đêm, vô minh bị diệt và minh được sanh, bóng tối bị diệt và ánh sáng được sanh, như là điều xảy đến cho vị sống không phóng dật và nhiệt tâm.”)

 

55. “Siyā kho pana te, brāhmaṇa, evamassa – ‘ajjāpi nūna samaṇo gotamo avītarāgo avītadoso avītamoho, tasmā araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevatī’ti. Na kho panetaṃ, brāhmaṇa, evaṃ daṭṭhabbaṃ. Dve kho ahaṃ, brāhmaṇa, atthavase sampassamāno araññavanapatthāni pantāni senāsanāni paṭisevāmi – attano ca diṭṭhadhammasukhavihāraṃ sampassamāno, pacchimañca janataṃ anukampamāno”ti.

(Rồi này bà-la-môn, ông có thể nghĩ rằng “Có lẽ hiện tại sa-môn Gotama chưa thoát khỏi tham, chưa thoát khỏi sân, chưa thoát khỏi si, nên mới sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh.” Nhưng này bà-la-môn, ông chớ nên hiểu như vậy. Này bà-la-môn, (do) khi suy xét/thấy hai lợi ích, nên Ta sống tại các nơi ẩn cư trong rừng rậm hoang vu hẻo lánh – khi thấy tự mình được hiện tại lạc trú và khi có lòng thương tưởng cho hậu sanh.)

56. “Anukampitarūpā vatāyaṃ bhotā gotamena pacchimā janatā, yathā taṃ arahatā sammāsambuddhena. Abhikkantaṃ, bho gotama! Abhikkantaṃ, bho gotama! Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya – ‘cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti; evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gata”nti.

(Thật vậy, chúng hậu sanh được ngài Gotama thương tưởng vì ngài là bậc A-ra-hán, bậc Chánh Đẳng giác. Tuyệt diệu thay, thưa ngài Gotama! Tuyệt diệu thay, thưa ngài Gotama! Thưa ngài Gotama, như (người) có thể lật lại vật bị đổ ngã, hoặc có thể để lộ/phơi bày vật bị giấu kín, hoặc có thể chỉ đường cho kẻ lạc lối, hoặc có thể mang đèn vào chỗ tối để người có mắt thấy được các sắc; cũng vậy, Pháp được ngài Gotama thuyết giảng với nhiều phương cách. Con xin quy y ngài Gotama, giáo Pháp, và Tăng chúng. Xin ngài Gotama hãy nhận con là người cận sự nam đã quy y từ nay cho đến trọn đời.)

Bhayabheravasuttaṃ niṭṭhitaṃ catutthaṃ.

Dứt Kinh thứ tư ‘Sợ hãi và kinh cảm’.

Ngữ vựng:

  • ratti (nut): đêm
  • abhiññāta (qkpt của abhijānāti): được biết đến/công nhận
  • abhilakkhita (qkpt của abhilakkheti): được ấn định/trù tính/xác định
  • pakkha (nt): hai tuần lễ, mười lăm ngày, nửa tháng
  • tathārūpa (tt) như thế/vậy
  • ārāmacetiya = ārāma (nt) tư/công viên, khu vườn + cetiya (trut) tháp thờ, lăng mộ 
  • bhiṃsanaka (tt): khinh khủng/khiếp
  • salomahaṃsa (tt): sởn/mọc lông óc 
  • appeva nāma (bbt): thật tốt là, nếu như, có lẽ
  • maga (nt): con nai/linh dương
  • mora (nt): con công 
  • kaṭṭha (trut): que, gậy, khúc cây
  • pāteti (ngnh của patati): làm cho rớt/gãy
  • vāta (nt): gió
  • paṇṇakasaṭa = paṇṇaka (trut) lá, lá cây + saṭa (nt): sự rớt/ngã/gãy
  • ereti (√īr+e+ti): rung, lắc, lay động
  • nūna (bbt): bây giờ; chắc chắn, thực vậy
  • aññadatthu (trt): chắc chắn, rõ ràng
  • bhayapaṭikaṅkhī = bhaya + paṭikaṅkhī, paṭikaṅkhin (tt) mong chờ, trông đợi
  • yathābhūta = yathā (trt) như, theo + bhūta (tt, trut) thật, tự nhiên; sự thật 
  • paṭivineti (paṭi+vi+√nī+ti): khuất phục, đánh bại, trấn áp, ngăn chặn, diệt trừ
  • caṅkamati (√kam+ṃ-a+ti): kinh hành, đi tới lui
  • nipajjati (ni+√pad+ya+ti): nằm, nằm ngủ
  • samāna (tt): tương tự, ngang, bằng nhau
  • diva (trut): ngày 
  • sammoha (nt): si mê, ảo giác
  • vadati (√vad+a+ti): nói, nói lên
  • bahujanahita = bahu (tt) nhiều, đa số + jana (nt) người, chúng sanh + hita (trut) sự lợi ích/tốt đẹp/thiện lành 
  • sukha (trut): sự hạnh phúc/an lạc
  • lokānukampā = loka (nt) thế gian + anukampā (nut) lòng xót thương/trắc ẩn, bi tâm
  • āraddha (tt): chắc chắn, kiên quyết
  • vīriya, viriya (trut): sự cố gắng/nỗ lực/tinh tấn
  • asallīna = na + sallīna (qkpt của sallīyati) chậm chạp, uể oải, lờ đờ
  • upaṭṭhita (qkpt của upaṭṭhahati hay upatiṭṭhāti): được xuất hiện/hiện diện/cố định/vững trú
  • asammuṭṭha = na + sammuṭṭha (qkpt của sammussati) quên, bối rối, tán loạn
  • passaddha (qkpt của passambhati): lắng dịu, an tịnh, yên lặng
  • asāraddha = na + sāraddha (tt) hung/giận dữ, mãnh liệt, quá khích
  • samahita (qkpt của samādahati): điềm/bình tĩnh, chú ý, lưu tâm
  • ekagga (tt): an tịnh, yên bình, định tâm
  • vivicceva = vivicca (tt) lánh xa/tách rời khỏi + eva 
  • vivekaja (tt): được sanh nhờ viễn ly
  • savitakka = sa (bbt của saha) với, cùng với + vitakka (nt) sự suy/ngẫm nghĩ; tư duy, ý nghĩ/niệm, tầm
  • savicāra = sa + vicāra (nt) sự thận trọng/cân nhắc/xem xét/quán sát, tứ
  • pītisukha = pīti (nut): sự vui thích/sung sướng, hỷ + sukha (trut) sự an lạc/hạnh phúc
  • jhāna (trut): sự suy ngẫm/định tâm trên cảnh, sự thiêu rụi pháp chướng ngại, thiền định
  • upasampajja (bbqkpt của upasampajjati): sau khi chứng đắc, đạt được
  • vūpasama (nt): sự giảm nhẹ/chặn lại/an tịnh/chấm dứt
  • ajjhatta (tt): bên/phía trong
  • sampasādana (trut): sự yên lặng/thanh tịnh/tỉnh lặng
  • cetasa (tt): thuộc tâm ý 
  • ekodibhāva = ekodi (tt) tập trung, chú ý, bất động + bhāva (nt) trạng thái, bản chất
  • upekkhaka (tt): vô tư, lãnh đạm, dửng dưng
  • sata (qkpt của sarati): nhớ, lưu tâm, nhận biết, niệm 
  • sampajāna (tt): thận trọng, có suy nghĩ, tỉnh giác
  • paṭisaṃvedeti (paṭi+saṃ+√vid+e+ti): cảm nghiệm, kinh qua, thụ hưởng, nhận biết
  • ācikkhati (ā+√cikkh+a+ti): nói, giải thích, trình bày
  • sukhavihārin = sukha (trut) hạnh phúc, an lạc, sự thoải mái + vihārin (tt) sống, cư trú
  • somanassadomanassa = somanassa (trut) sự an vui/hân hoan/vui mừng, hỷ tâm + domanassa (trut) sự đau buồn/sầu khổ/u uất, ưu tâm
  • atthaṅgama (nt): sự loại trừ/khử bỏ
  • parisuddha (qkpt của parisujjhati): trong sạch, thanh tịnh, toàn hảo 
  • pariyodāta (tt): rất sạch, tinh khiết, thuần tịnh  
  • anaṅgaṇa = na + aṅgana (tt) cấu uế, vết nhơ
  • vigatūpakkilesa = vigata (qkpt của vigacchati) biến mất, diệt tắt + upakkilesa (nt) sự ô uế/bất tịnh, phiền não
  • mudubhūta = mudu (tt) mềm yếu, nhẹ nhàng + bhūta (qkpt của bhavati) trở thành, được tạo ra, có trạng thái
  • kammaniya, kammanīya (tt): dễ dùng, sẵn sàng
  • āneñjappatta = aneñja (tt) tĩnh, điềm tĩnh + patta (qkpt của pāpuṇāti) có/đạt được
  • pubbenivāsānussatiñāṇa = pubbe (vtrc) trong tiền kiếp, ở đời trước + nivāsa (nt) chỗ ở, nơi sống, kiếp sống + anussati (nut): sự tưởng nhớ/hồi tưởng/tuỳ niệm
  • abhininnāmeti (abhi+ni+√nam+e+ti): hướng đến, nhắm vào
  • anussarati (anu+√sar+a+ti): nhớ, nhớ lại/ra
  • anekavihita = aneka (tt) nhiều loại, đa dạng + vihita (qkpt của vidahati) được sắp xếp/cung cấp/trang bị
  • jāti (nut): sự sanh ra/tái sanh; dòng dõi; loại
  • saṃvaṭṭakappa = saṃvaṭṭa (nt & trut) chu kỳ tăng/hoàn thiện + kappa (nt) kiếp địa cầu 
  • vivaṭṭakappa = vivaṭṭa (trut) chu kỳ giảm/thoái hoá + kappa
  • amutra (trt): ở đó/đấy
  • evaṃnāma = evaṃ + nāma (trut) danh tánh, tên gọi
  • evaṃgotta = evaṃ + gotta (trut) dòng họ/dõi
  • evaṃvaṇṇa = evaṃ + vaṇṇa (nt) diện mạo, tướng trạng, dáng vóc 
  • evamāhāra = evaṃ + āhāra (nt) vật thực, thức ăn
  • evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī = evaṃ + sukha + dukkha + paṭisaṃvedī (nt) người cảm nghiệm/thụ hưởng
  • evamāyupariyanta = evaṃ + āyu (trut) tuổi thọ + pariyanta (nt) giới hạn, ranh giới, cực điểm 
  • cuta (qkpt của cavati): biết/diệt mất, chết, mệnh chung
  • udapādi (bđk của udapajjati): đã khởi sanh/trở thành
  • tatrāpāsiṃ = tatra + api + āsiṃ (bđk của as) ta đã là
  • sākāra (tt): với đặc tính/tướng trạng
  • sauddesa (tt): với chi tiết, theo từng điểm
  • yāma (nt): canh của đêm
  • vijjā (nut): minh, trí tuệ, sự sáng suốt
  • adhigata (qkpt của adhigacchati): đạt đến, chứng đạt
  • vihata (qkpt của vihanati): bị phá huỷ/tiêu diệt/làm suy kiệt
  • tama (trut): bóng tối
  • āloka (nt): ánh sáng
  • yathā (trt): như, giống như, liên quan đến, tuỳ theo
  • appamatta = na + pamatta (qkpt của pamadati) cẩu thả, lơ đểnh, phóng tâm
  • ātāpin (tt): nhiệt tâm, tích cực, hăng hái 
  • pahita (qkpt của pahiṇati): nảy ra, phát khởi, xảy đến
  • cutūpapātañāṇa = cuti (nut) sự chết/mệnh chung/biến mất/tiêu tan + upapāta (nt) sự tái sanh/sanh lại + ñāṇa
  • dibba (tt): (thuộc) Thiên giới/cõi trời
  • cakkhu (trut): mắt, nhãn
  • visuddha (qkpt của visujjhati): trong sạch, thanh tịnh, tươi sáng
  • atikkantamānusaka = atikkanta (qkpt của atikkamati) vượt qua/trội, trội hơn + mānusaka, mānusa (tt) thuộc nhân loại 
  • pasati (√dis+a+ti): thấy, nhìn thấy
  • cavamāna (htpt của cavati): đang chết/mệnh chung
  • upapajjamāna (htpt của upapajjati): đang tái sanh/bắt nguồn từ
  • hīna (tt): thấp, kém, ti tiện, hèn mọn, hạ liệt
  • paṇīta (tt): cao quý/thượng, xuất sắc 
  • suvaṇṇa (tt): đẹp, tốt 
  • dubbaṇṇa (tt): xấu xí, khó chịu
  • sugata (tt): tốt lành, may mắn 
  • duggata (tt): khốn khổ, bất hạnh
  • yathākammūpaga = yathākamma (trut) nghiệp/sở hành như vậy + upaga (tt) đến, đạt được 
  • pajānāti (pa+√ñā+nā+ti) hiểu/biết rõ, phân biệt, liễu tri  
  • upavādaka (tt) phỉ báng, lăng mạ, sỉ nhục 
  • micchādiṭṭhika = micchā + diṭṭhika (tt) thấy; người có quan kiến 
  • micchādiṭṭhikammasamādāna = micchādiṭṭhi + kamma + samādāna (trut) tạo tác, thu được 
  • bheda (nt): sự tan rã/bị phá huỷ/biến mất
  • maraṇa (trut): sự chết/mệnh chung/qua đời 
  • apāya (nt): khổ cảnh/thú, cảnh giới đau khổ
  • duggati (nut): khổ cảnh/thú
  • vinipāta (nt): sự tiêu tan/phá huỷ/đoạ đày
  • niraya (nt): địa ngục
  • sugati (nut): lạc cảnh/thú
  • sagga (nt): cõi trời, Thiên giới
  • loka (nt): thế gian, cõi đời
  • samāhita (qkpt của samādahati) nhất/chuyên tâm 
  • abbhaññāsiṃ (bđk của abhijānāti): ta đã biết/hiểu hoàn toàn/triệt để, ta đã thấu triệt/thắng tri 
  • vimuccati (vi+√muc+ya+ti): được giải thoát/thoát khỏi 
  • vimutta (qkpt của vimuñcati): được giải thoát/thoát khỏi
  • ajjāpi = ajja (trt) hôm nay, bây giờ + api 
  • avītarāga = na + vīta (qkpt của √i) thoát khỏi, không có + rāga
  • atthavasa (nt): lý do, nguyên nhân 
  • diṭṭhadhammasukhavihāra = diṭṭhadhamma (nt) đời này, hiện kiếp + sukha + vihāra
  • pacchima (tt): sau, (đời) sau
  • anukampamāna (htpt của anukamapati): đang có lòng trắc ẩn/thương tưởng
  • abhikkanta (qkpt của apikkamati): tuyệt diệu, xuất sắc 
  • nikkujjita (qkpt của nikkujjati): lật ngược, làm đảo lộn
  • ukkujjati (u+√kujj+a+ti): úp, lật lại 
  • paṭicchanna (qkpt của paṭicchādeti): được che đậy/giấu kín
  • vivarati (vi+√var+a+ti): mở, để hở, phơi bày, tiết lộ
  • mūḷha (qkpt của muyhati): mù quáng, bối rối
  • ācikkhati (ā+√cikkh+a+ti): nói, trình bày, giải thích 
  • andhakāra (nt): bóng tối, cảnh tối tăm
  • telapajjota = tela (trut) dầu + pajjota (nt) ánh sáng, đèn 
  • dhāreti (ngnh của dharati): cầm/nắm/mang   
  • dakkhati, passati (√dis+a+ti): thấy, nhìn thấy
  • anekapariyāya = aneka (tt) nhiều, nhiều loại + pariyāya
  • pakāsita (qkpt của pakāsati): giải thích, biểu lộ, chứng minh
  • saraṇa (trut): nơi nương tựa/trú ẩn, sự hộ trì
  • upāsaka (nt): cận sự nam
  • ajjatagge (trt): từ nay về sau, từ nay trở đi
  • pāṇupeta (tt): còn sống, trọn đời

 

* Bản kinh Pāḷi trích từ bộ Majjhimanikāya >> Suttapiṭaka >> Tipiṭaka (Mūla), nguồn Tipitaka.org.

* Bản dịch tiếng Việt và videos trích từ lớp học Đọc Hiểu Trung Bộ Kinh Pāḷi do Sư Thiện Hảo giảng dạy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *