PHÂN TÍCH ĐẠO I – PAṬISAMBHIDĀMAGGO VIII – GIẢNG VỀ ĐẠO

IX. GIẢNG VỀ ĐẠO

Đạo: Đạo theo ý nghĩa gì? Vào sát-na Đạo Nhập Lưu, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà kiến, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.

Chánh tư duy theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh): là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà tư duy, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.

Chánh ngữ theo ý nghĩa gìn giữ: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà ngữ, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.  

Chánh nghiệp theo ý nghĩa nguồn sanh khởi: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà nghiệp, …(như trên)… Chánh mạng theo ý nghĩa trong sạch: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà mạng, …(như trên)… Chánh tinh tấn theo ý nghĩa ra sức: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà tinh tấn, …(như trên)… Chánh niệm theo ý nghĩa thiết lập: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà niệm, …(như trên)… Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ tà định, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.

Vào sát-na Đạo Nhất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: …(như trên)… Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ đối với sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, đối với ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, … của việc chấm dứt các phiền não, … của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, … của việc khẳng định tâm, … của việc thanh lọc tâm, … của việc đắc chứng pháp đặc biệt, … của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.

Vào sát-na Đạo Bất Lai, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: …(như trên)… Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ đối với sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, đối với ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, … của việc chấm dứt các phiền não, … của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, … của việc khẳng định tâm, … của việc thanh lọc tâm, … của việc đắc chứng pháp đặc biệt, … của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.

Vào sát-na Đạo A-la-hán, chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức: …(như trên)… Chánh định theo ý nghĩa không tản mạn: là đạo vừa là nhân của việc dứt bỏ ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, là đạo vừa là nhân của việc hổ trợ các pháp đồng sanh, là đạo vừa là nhân của việc chấm dứt các phiền não, là đạo vừa là nhân của việc làm trong sạch phần đầu của sự thấu triệt, là đạo vừa là nhân của việc khẳng định tâm, là đạo vừa là nhân của việc thanh lọc tâm, là đạo vừa là nhân của việc đắc chứng pháp đặc biệt, là đạo vừa là nhân của việc thấu triệt hướng thượng, là đạo vừa là nhân của việc chứng ngộ chân lý, là đạo vừa là nhân của việc thiết lập ở sự diệt tận.  

Đường lối (Đạo) của nhận thức là chánh kiến, đường lối của sự gắn chặt (tâm vào cảnh) là chánh tư duy, đường lối của sự gìn giữ là chánh ngữ, đường lối của nguồn sanh khởi là chánh nghiệp, đường lối của sự trong sạch là chánh mạng, đường lối của sự ra sức là chánh tinh tấn, đường lối của sự thiết lập là chánh niệm, đường lối của sự không tản mạn là chánh định.

Đường lối của sự thiết lập là niệm giác chi, đường lối của sự suy xét là trạch pháp giác chi, đường lối của sự ra sức là cần giác chi, đường lối của sự lan tỏa là hỷ giác chi, đường lối của sự an tịnh là tịnh giác chi, đường lối của sự không tản mạn là định giác chi, đường lối của sự phân biệt rõ là xả giác chi.

Đường lối của tính chất không dao động ở sự không có đức tin là tín lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự biếng nhác là tấn lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự buông lung là niệm lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự phóng dật là định lực, đường lối của tính chất không dao động ở sự không sáng suốt là tuệ lực.

Đường lối của sự cương quyết là tín quyền, đường lối của sự ra sức là tấn quyền, đường lối của sự thiết lập là niệm quyền, đường lối của sự không tản mạn là định quyền, đường lối của sự nhận thức là tuệ quyền.

Theo ý nghĩa pháp chủ đạo, quyền là Đạo; theo ý nghĩa không dao động, lực là Đạo; theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi), giác chi là Đạo; theo ý nghĩa chủng tử, chi phần của Đạo là Đạo; theo ý nghĩa thiết lập, sự thiết lập niệm là Đạo; theo ý nghĩa nỗ lực, chánh cần là Đạo; theo ý nghĩa thành tựu, nền tảng của thần thông là Đạo; theo ý nghĩa của thực thể, các chân lý là Đạo; theo ý nghĩa không tàn mạn, chỉ tịnh là Đạo; theo ý nghĩa quán xét, minh sát là Đạo; theo ý nghĩa nhất vị, chỉ tịnh và minh sát là Đạo; theo ý nghĩa không vượt trội, sự kết hợp chung là Đạo; theo ý nghĩa thu thúc, giới thanh tịnh là Đạo; theo ý nghĩa không tản mạn, tâm thanh tịnh là Đạo; theo ý nghĩa nhận thức, kiến thanh tịnh là Đạo; theo ý nghĩa thấu triệt, minh là Đạo; theo ý nghĩa buông bỏ, sự giải thoát là Đạo; theo ý nghĩa đoạn trừ, trí về sự đoạn tận là Đạo; ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội là Đạo; tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi là Đạo; xúc theo ý nghĩa liên kết là Đạo; thọ theo ý nghĩa hội tụ là Đạo; định theo ý nghĩa dẫn đầu là Đạo; niệm theo ý nghĩa là pháp chủ đạo là Đạo; tuệ theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện là Đạo; sự giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi là Đạo; Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc là Đạo.

Phần giảng về Đạo được đầy đủ.

–ooOoo–

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *