NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA

THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ ĐỨC THẾ TÔN, BẬC ỨNG CÚNG, ĐẤNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC

 

Trí tuệ khôn lanh sáng tợ trăng

Các sao đa số chẳng chi bằng

Hiền nhân các pháp đều nương với

Giới đức tháp tùng bậc trí nhân.

__Trưởng lão Tịnh Sự__

 

Mục Lục

PHẦN I. 13

– CHƯƠNG 1 – THIỀN DỰA VÀO BỐN ĐẠI GIỚI. 13

– CHƯƠNG 2 – ÁNH SÁNG CỦA TUỆ LÀ CHI?. 49

– CHƯƠNG 3 – THIỀN DỰA VÀO 32 PHẦN CỦA THÂN.. 62

– CHƯƠNG 4 – CHUYỂN SANG THIỀN  ‘BIẾN XỨ’ (KASIṆA) TRẮNG   75

Thiền là chi?. 81

Rơi Vào ‘Hữu Phần’ (Bhavaṅga) 86

– CHƯƠNG 5 – BỐN THIỀN BẢO HỘ.. 92

1) Mettā Bhāvanā – Tu Tiến Thiền Lòng Từ. 92

2) Buddhānussati – Niệm Theo Ân Đức Phật 106

3) Asubha Kammaṭṭhāna (Bất Tịnh Nghiệp Xứ) – Thiền Dựa Vào Sự Ghê Tởm Về Tử Thi 109

4) Maranānussati – Niệm Theo Sự Chết 113

– CHƯƠNG 6 – CHUYỂN SANG THIỀN  QUAN SÁT THEO ‘SẮC’ (RŪPA) 116

Lý Thuyết Giải Thích Về Phương Pháp. 121

HƯỚNG DẪN TU TẬP. 136

Quan Sát Theo ‘Sắc Do Nghiệp Trợ Sanh’ (Kammaja Rūpa) 136

Quan Sát Theo ‘Sắc Do Tâm Trợ Sanh’ (Cittaja Rūpa) 148

Quan Sát Theo ‘Sắc Do Quí Tiết Trợ Sanh’ (Utuja Rūpa) 150

Quan Sát Theo ‘Sắc Do Vật Thực Trợ Sanh’ (Āhāraja Rūpa) 153

Sự Sinh Khởi Của Hai Nhánh ‘Bọn Sắc’ (Rūpa kalāpa) 155

– CHƯƠNG 7 – QUAN SÁT THEO  DANH PHÁP (NĀMA DHAMMA) 162

Kích Thước Của ‘Bọn Sắc’ (Rūpa Kalāpa) 227

– CHƯƠNG 8 – QUAN SÁT DUYÊN TRỢ.. 231

Quan Sát Theo ‘Danh Sắc’ Của Kiếp Quá Khứ. 249

Ví Dụ Thứ Nhất Về Một Báo Cáo Của Thiền Sinh. 251

Gieo Nhân Thiện – ‘Minh’ (Vijja), ‘Điều Khiển Hành Vi’ (Cāraṇa) 264

Quan Sát Theo Kiếp Sống Vị Lai Của Vị Ấy. 265

Ví Dụ Thứ Hai Về Một Báo Cáo Khác Của Thiền Sinh. 269

Quan Sát Thấy Rõ Khuynh Hướng Là Phần Của Phiền Não Luân (Kilesa Vaṭṭa) 271

– CHƯƠNG 9 – VỀ ‘QUÁN’ (VIPASSANĀ):  PHỔ THÔNG TUỆ (SAMMASANA ÑĀṆA) 324

– CHƯƠNG 10 – NÓI VỀ SANH DIỆT/ TIẾN THOÁI TUỆ (UDAYABBAYA ÑĀṆA) 381

– CHƯƠNG 11 – TỪ TIẾN THOÁI TUỆ (UDAYABBAYA ÑĀṆA)  ĐẾN ĐẠO TUỆ (MAGGA ÑĀṆA) 414

10 Tùy Phiền Não (Upakkilesa) ‘Quán’ (Vipassanā) 414

– CHƯƠNG 12 – ĐẠT ĐẾN ĐẠO VÀ QUẢ TUỆ  (MAGGA & PHALA ÑĀṆA SAMĀPATTI) 443

PHẦN II. 459

– CHƯƠNG 13 – TỪ NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM (ĀNĀPĀNASATI)  ĐẾN THIỀN VÔ SẮC (ARŪPA JHĀNA) 459

Hướng Dẫn Trước Khi Tu Tập. 459

Hướng Dẫn Tu Tập. 463

Chuyển Sang Thiền ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) 476

1) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Trắng. 478

2) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Nâu. 480

3) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Vàng. 480

4) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Đỏ. 480

5) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Đất 481

6) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Nước. 482

7) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Lửa. 483

8) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Gió. 483

9) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Ánh Sáng. 484

10) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Hư Không. 484

Thiền Vô Sắc (Arūpa Jhāna) 485

– CHƯƠNG 14 – TỪ NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM (ĀNĀPĀNASATI) ĐẾN ‘QUÁN/ MINH SÁT’ (VIPASSANĀ) 489

– CHƯƠNG 15 – TÁN DƯƠNG NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM (ĀNĀPĀNASATI) 496

– CHƯƠNG 16 – VẤN – ĐÁP. 501

 

Lời Nói Đầu Của Người Biên Soạn

Chủ ý ban đầu là chỉ biên soạn hai thời pháp đã ghi âm của Pa Auk Tawya Sayadaw thuyết ở Yangon vào tháng 5, năm 1995: một là về ‘Giới Nghiệp Xứ’ (Dhātu Kammaṭṭhāna) và một chủ đề khác là về ‘Tu Tiến Bất Tịnh’ (Asubha Bhāvanā). Tuy nhiên, do một vài tình huống sau đó việc lựa chọn được thêm vào từ những thời thuyết pháp khác đã ghi âm và được dùng trong tu viện Pa Auk. Cho nên, bây giờ việc biên soạn là 20 bài ghi âm thay vì 2 bài. Trong những cuốn băng ghi âm này một số được chuyển ngữ đầy đủ, còn những phần khác thì chỉ trích dẫn.

Những cuốn băng đã chuyển ngữ là những thời pháp theo Mahā Gopalaka Sutta (từ cuốn băng số 12-22, 24, 28, 29); và một thời thuyết về Ānāpānasati Sutta (cuốn băng số 24). Những thời thuyết đó đã chuyển ngữ một phần hay chỉ trích dẫn từ Sunita Thera Apadana (cuốn băng số 2), Hatthipāla Jataka (cuốn băng số 2), Natha Sutta (cuốn băng số 1), Ānāpānasati Sutta (cuốn băng số 2) và Assaji Sutta (cuốn băng số 2). Việc chuyển ngữ này hầu hết được thực hiện bởi Đại đức Candima, còn một số khác được thực hiện bởi Đại đức Nanagavesaka.

Phần Một là gồm những thời thuyết (Mahā Gopalaka Sutta) theo từng bước bắt đầu tu tập với thiền dựa vào Bốn Đại Giới (Chương 1). Chương 2 giải thích về ánh sáng xuất hiện với thiền sinh trong quá trình thiền của vị ấy. Thành tựu trong thiền Bốn Giới (dhātu), thiền sinh kế đến tiến tới thiền dựa vào 32 phần của thân (Chương 3) và cuối cùng đến thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng (Chương 4). Với sự ủng hộ của thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng, thiền sinh phải tu tập thêm bốn thiền bảo hộ (Chương 5), cả hai là một sự rèn luyện thêm trong định samādhi và được lợi ích về ‘sức mạnh ủng hộ từ tu tập định hay sức mạnh cận y’ (upanissaya satti) khi vị ấy tu tập ‘quán hay minh sát’ (vipassanā) . Kế đến, bậc tu tiến hướng đến tu tập ‘quán’ (vipassanā) bằng cách bắt đầu với việc quan sát thấy biết rõ  theo sắc, ‘Sắc Nghiệp Xứ – (Rūpa Kammaṭṭhāna) (Chương 6) theo sau bằng việc quan sát theo danh, ‘Danh Nghiệp Xứ (Nāma Kammaṭṭhāna) (Chương 7). Sau đó, thiền sinh quan sát theo sự liên quan của nhân và quả giữa quá khứ, hiện tại và vị lai để đạt đến ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) (Chương 8). Những chương sau nói về ‘quán’ (vipassanā) từ những cuốn băng được chọn lọc (và không nằm hết trong các bài); cho nên một số chương có thể bắt đầu hay kết thúc bất ngờ.

Xen nhau, những thiền sinh sơ cơ có thể bắt đầu với Ānāpānasati, thiền dựa vào hơi thở vào, hơi thở ra. Nếu một thiền sinh chọn bắt đầu với Ānāpānasati thì quá trình thiền sẽ tương tự như trên, ngoại trừ bắt đầu thiền là Ānāpānasati, tiến tới thiền dựa vào 32 phần của thân và v.v…; thiền 4 ‘giới’ (dhātu) được tu tập ngay trước khi quan sát theo sắc, Sắc Nghiệp Xứ (Rūpa Kammaṭṭhāna) theo sau bằng cách tu tập ‘quán’ (vipassanā) khác. Trong Phần Hai, Chương 13 mô tả làm sao một thiền sinh có thể tiến tới thiền vô sắc (Arūpa Jhāna) dựa vào Ānāpānasati là thiền lúc ban đầu. Chương 14, Từ Ānāpānasati Đến Vipassanā là chỉ trích đoạn vì những hướng dẫn cơ bản tương tự với Chương 13 trong khi tu tập ‘quán’ (vipassanā) tương tự với Phần Một; trích dẫn là chính mà không được đề cập  trước.

Phần biên tập này được gọi tên là ‘Light of Wisdom’ – ‘Ánh Sáng Của Tuệ’, chỉ cho yếu tố chính góp phần thành tựu trong quá trình thiền. Như Sayadaw đã đề cập trong thời thuyết pháp, ‘Chỉ khi có ánh sáng thì bậc tu tiến mới có thể thấy cảnh sắc. Tương tự, thiền sinh nào đang tu tập ‘quán, minh sát’ (vipassanā) phải quan sát theo màu của những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Khi ấy, ánh sáng phải hiện diện. Nếu không có ánh sáng, bậc tu tiến không thể thấy những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa)…’ Cũng vậy ‘…thiền sinh nào đang ‘tu tiến minh sát nghiệp xứ’ (vipassanā bhāvanā kammaṭṭhāna), nếu không có ánh sáng thì không thể thiền dựa vào ‘danh sắc’ (nāma rūpa) ngoại phần trong 31 cõi, như một tổng thể…’. Về ý nghĩa của Ánh sáng, xem chương Ánh Sáng của Tuệ là chi?

Liên quan đến việc biên tập này:

1) Quyển sách này được chuyển ngữ theo Anh ngữ địa phương, với một số nơi nó có thể là không theo dạng ngữ pháp phổ thông. Hơn nữa, nhiều liên từ, phó từ, những câu chất vấn được giữ để tránh sự thay đổi về ý nghĩa. Chúng tôi thỉnh cầu Venerable Sayadaw thứ lỗi cho chúng tôi về bất cứ điểm sai nào trong việc chuyển ngữ và biên tập này.

2) Mỗi băng ghi âm là một giờ thuyết pháp. Tuy phạm vi chủ đề trải rộng, một số có thể không được chia chi tiết. Nó chỉ là một nét phác thảo tổng quát về việc tu tập. Trong lúc thật sự tu tập ở những mức tiến bộ, thiền sinh cần phải tham khảo những sách hướng dẫn cho thiền sinh trong Lâm viện Pa Auk.

3) Thính giả của thời nói pháp là các thiền sinh Burmese. Cho nên một số tục ngữ, ví dụ hay lời dẫn giải trong lúc nói có thể xa lạ.

4) Sự trích dẫn những số trang của Nguyên bản Pāḷi giới thiệu trong lúc thuyết pháp nói đến Tam Tạng Pāḷi (Pāḷi tipiṭaka) Burmese. Tuy nhiên, những số giới thiệu về Visuddhimagga trong bản Anh ngữ bởi Bhikkhu Ñānamoli được biểu thị trong ngoặc. Ví dụ, (Vism, XX, 98) nghĩa là Visuddhimagga Anh ngữ Chương XX, đoạn số 98.

5) Có thể có nhiều sự giải thích như làm sao tu tập liên quan đến Nguyên bản trong những thời thuyết pháp này. Tuy nhiên, nó không có nghĩa một thiền sinh phải có một sự hiểu biết thấu đáo về Nguyên bản trước khi vị ấy tu tập thiền.

Chúng tôi xin cảm ơn những người sau, nhờ có họ làm cho việc biên tập này có thể thực hiện:

–   Venerable Sayadaw về những thời thuyết pháp,

–   Venerable Candima và Venerable Ñānagavesaka về việc chuyển ngữ những bài giảng,

–   Venerable Varañāna, Venerable Aggadhamma, Venerable Uttama và Venerable Kuṇḍadhāna là những người đã chăm chỉ sao chép những thời thuyết pháp. Việc chuyển ngữ được hoàn thành chính xác hơn nhờ sự trợ giúp từ những bản sao chép của họ.

–   U Eric về việc ‘dāna’ máy ghi âm. Hầu hết những bản ghi âm được viết lại nhờ vào việc dùng máy ghi âm này.

 – U Aung Kyaw Oo, U Kan Saing, U Ba, U Aung Myint (Mahn Myoo Daw Kapi, Mandalay) và tất cả những người khác đã bày tỏ lòng từ – metta bằng cách giúp qua cách này hay cách khác.

 

Người biên soạn

Pa Auk Tawya Sinn Kyan Kyaung,

Pa Auk, Mawlamyaing,

Myanmar (Burma).

8-3-96.

 

—————————–

Bài viết được trích từ cuốn Ánh Sáng Của Tuệ, tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw

Link  cuốn Ánh Sáng Của Tuệ
Link  tải sách ebook Ánh Sáng Của Tuệ
Link  video cuốn Ánh Sáng Của Tuệ
Link  audio cuốn Ánh Sáng Của Tuệ
Link  thư mục tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw
Link  thư mục ebook tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw
Link  giới thiệu tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw
Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *