PHẦN I

– CHƯƠNG 1 –
THIỀN DỰA VÀO BỐN ĐẠI GIỚI

 

Đức Phật dạy ‘tác ý giới’ (dhātu manasikāra) (thiền dựa vào bốn đại giới) trong ‘Kinh Đại niệm xứ’ (Mahā satipaṭṭhāna sutta). Bhikkhu muốn đạt đến Nibbāna phải thuần thục tu tiến ‘niệm xứ’ (satipaṭṭhāna) bao gồm cả hai ‘niệm xứ hiệp thế’ (lokiya satipaṭṭhāna) và ‘niệm xứ siêu thế’ (lokuttara satipaṭṭhāna).[1] Lời dạy này sẽ được thiền dựa vào bốn đại giới là phần của tu tập ‘niệm xứ’ (satipaṭṭhāna). Trước khi tiến hành, có vài điểm tôi muốn cho bạn biết.

Nói chung có ‘ba học’ (sikkhā)[2] được tu tập để phát triển ‘trí/tuệ tròn đủ’ (ñāṇa pāramī)[3] của đệ tử (sāvaka)[4] Đức Phật (Buddha): Giới học (sīla), định học (samādhi), tuệ học (paññā). Theo quan điểm của bảy giai đoạn thanh tịnh (thất tịnh) thì: ‘giới học’ (sīla sikkhā) là ‘tịnh giới’ (sīla visuddhi); ‘định học’ (samādhi sikkhā) là ‘tịnh tâm’ (citta visuddhi); ‘tuệ học’ (paññā sikkhā) là từ ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi) cho đến bốn ‘thanh tịnh’ (visuddhi) còn lại. Tất cả có bảy giai đoạn ‘thanh tịnh’. ‘Bảy giai đoạn thanh tịnh’ và ‘ba học’ thì giống nhau. Nếu đệ tử (sāvaka) Phật muốn đạt đến Nibbāna, vị ấy phải tu tập đầy đủ ‘ba học’ (sikkhā) này.

Theo nhóm ‘tám chi Thánh đạo’:

–   ‘Giới học’ (sīla sikkhā) là chánh ngữ (sammā vācā), chánh nghiệp (sammā kammanta) và chánh mạng (sammā ājīva): 3 chi Thánh đạo.

–   ‘Định học’ (samādhi sikkhā) là chánh cần (sammā vāyāma), chánh niệm (sammā sati) và chánh ‘định’ (sammā samādhi): 3 chi Thánh đạo.

–   ‘Tuệ học’ (paññā sikkhā) là chánh tư duy (sammā saṅkappa) và chánh kiến (sammā diṭṭhi): 2 chi Thánh đạo.

Bậc tu tiến phải tu tập cả 8 chi Thánh đạo. Tám chi này thì giống với ‘ba học’ (sikkhā). Nếu thiền sinh là một người cư sĩ, vị ấy phải nguyện thọ ít nhất 5 giới (sīla). Thiền sinh phải nguyện thọ giới từ lúc bắt đầu thiền.

Có một dạng đệ tử (sāvaka) gọi là ‘người tỏ ngộ đầu đề’ (ugghaṭitaññu puggala) là hạng người có thể đạt do chỉ nghe pháp (dhamma) tóm tắt. ‘Người tỏ ngộ xiển minh’ (vipacitaññu puggala) là hạng người khác sẽ đạt sau khi nghe pháp chi tiết như ‘kinh Chuyển pháp luân’ (Dhamma cakka pavattana sutta) và ‘kinh Vô ngã tướng’ (Anatta lakkhaṇa sutta). Hai hạng người này không như ‘người đáng tiếp độ’ (neyya puggala) cần phải có thời gian tu tập. Thời gian tu tập đối với ‘người tỏ ngộ đầu đề’ và ‘người tỏ ngộ xiển minh’ thì chỉ khi họ đang nghe thuyết pháp. Họ có thể đạt đạo (magga), quả (phala), Nibbāna nếu họ tu tập ‘ba học’ (sikkhā) trong thời đang nghe thuyết pháp. Về phần tu tập của ‘người đáng tiếp độ’ thì không như vậy. Họ phải tuần tự tu tập ‘giới học’ (sīla sikkhā) và ‘định học’ (samādhi sikkhā). Chỉ sau khi tu tập như vậy, họ phải tu tập ‘tuệ học’ (paññā sikkhā). Vị ấy không phải là hạng người có thể chứng đạt chỉ bằng cách nghe thuyết pháp. Cho nên, vị ấy phải học từ người thầy tu tập ‘giới học’. Để thiết lập ‘định’ (samādhi), vị ấy phải học tu tập ‘samādhi’ từ một vị thầy.

Chỉ sau khi thiết lập ‘định’ (samādhi), vị ấy mới có thể tu tập thêm ‘tuệ học’ (paññā sikkhā). Tại sao? Về việc này, trong giai đoạn minh sát, tóm tắt có bao nhiêu loại tuệ (paññā)? Trong ‘tuệ học’, 4 loại chánh kiến (sammā diṭṭhi) đã được tu tập, đã được Đức Phật giải thích trong ‘kinh Đại niệm xứ’ (Mahā satipaṭṭhāna sutta). Yaṃ kho bhikkhave dukkhe ñaṇaṃ, dukkhasamudāye ñaṇaṃ, dukkhanirodhe ñaṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā patipadāya ñaṇaṃ. Ayaṃ vuccati bhikkhave Sammādiṭṭhi – 4 loại chánh kiến (sammā diṭṭhi) là tuệ về sự thật của khổ – ‘khổ đế’ (dukkha sacca); tuệ về sự thật nguyên nhân của khổ – ‘tập đế’ (samudaya sacca); tuệ về sự thật của sự dứt khổ – ‘diệt đế’ (nirodha sacca); và tuệ về sự thật của con đường tu tập đưa đến sự dứt khổ – ‘đạo đế’ (maggasacca). Trong ‘ba học’ (sikkhā), tu tập đầy đủ về 4 chánh kiến (sammā diṭṭhi) là ‘tuệ học’ (paññā sikkhā). Kế đến, khi nào bốn Thánh đế này có thể được thấu biết rõ theo ‘tuệ học’?

Chính Đức Phật thuyết về câu trả lời này trong ‘kinh Định’ (samādhi sutta), phẩm uẩn (khandha vagga), ‘Tương ưng bộ’ (Saṃyutta Nikāya). Samādiṃ bhikkhave bhavetha, samahito bhikkhave bhikkhu yathā Bhūta pājānati Này chư bhikkhu, tu tập phát triển định; Vị nào có định thấy biết rõ chư pháp theo thực tính. Chư pháp bị thấy biết theo thực tính là chi? Đức Phật cũng dạy câu trả lời.

Bậc tu tiến thấy biết theo thực tính là năm ‘uẩn’ (khandha), gọi là ‘sắc’ (rūpa), ‘thọ’ (vedanā), ‘tưởng’ (saññā), ‘hành’ (saṅkhāra) và ‘thức’ (viññāṇa) hoặc ‘khổ đế’ (dukkha sacca).

Vị ấy cũng thật thấy biết nhân của ‘khổ đế’.

Vị ấy cũng thật thấy biết sự sanh của ‘khổ đế’ là do sự sanh của chư pháp nhân.

Vị ấy cũng thật thấy biết sự diệt của quả ‘khổ đế’ là do sự diệt của chư pháp nhân.

Vị ấy cũng thật thấy biết trạng thái hay đặc tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của cả hai nhân và quả. Vị ấy phải làm gì để thật thấy biết như vậy? Đức Phật dạy thiết lập ‘định’ (samādhi), đây là câu trả lời.

Cũng trong ‘nhóm tám chi Thánh đạo’, Đức Phật dạy ‘chánh định’ (sammā samādhi) là một trong những ‘chi đạo’. Đức Phật đã cẩn thận giải thích rằng ‘chánh định’ (sammā samādhi) là thiền thứ nhất (1st jhāna), thiền thứ hai (2nd jhāna), thiền thứ ba (3rd jhāna), thiền thứ tư (4th jhāna) trong ‘kinh Đại niệm xứ’ (Mahā satipaṭṭhāna sutta). Có cách ‘diễn giải đặc biệt’ (ukkaṭṭha niddesa)[5] mà trong đó loại ‘định’ (samādhi) cao nhất (uttama) được trình bày trong những ‘định’ (samādhi) này. Mặt khác, theo cách bậc trung (majjhedipaka), nếu ‘định sắc giới’ (rūpavacara samādhi) giữa được đề cập thì cả hai ‘định dục giới’ (kāmavacara samādhi) thấp (là cận định – upacāra samādhi) và định vô sắc giới (arūpavacara samādhi) cao hơn cũng được bao gồm. Trong Thanh tịnh đạo quyển thứ hai, trang 222 có đề cập: Cittavisuddhi nāma saupacāra aṭṭha samāpattiyo (vism.XVII,1) – ‘Cận định’ (upacāra samādhi) cùng với 4 loại ‘định sắc giới’ (rūpavacara samādhi) và 4 loại ‘định vô sắc giới’ (arūpavacara samādhi) gọi là 8 thiền chứng (samāpatti), được biết là ‘tịnh tâm’ (citta visuddhi) theo cách bảy giai đoạn thanh tịnh (visuddhi). Trong tu tiến bảy giai đoạn thanh tịnh, sau khi ‘tịnh giới’ (sīla visuddhi), bậc tu tiến phải cố gắng thanh tịnh tâm để hoàn thành ‘tịnh tâm’ (citta visuddhi). Sau ‘tịnh tâm’, bậc tu tiến có thể chuyển sang tu tập ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi).

Đức Phật dạy ‘chánh định’ (sammā samādhi) là một trong những ‘chi đạo’ trong ‘nhóm tám chi Thánh đạo’. Theo Đức Phật, chỉ khi ‘nhóm tám chi Thánh đạo’ được hoàn thành, bậc tu tiến có thể thấy rõ sự đạt được Nibbāna. Dù là bậc ‘căn tánh thuần quán’ (suddha vipassanā yānīka) cũng phải tu tập phát triển định của vị ấy, nhưng không phát triển đến bậc ‘thiền định’ (jhāna samādhi). Định mà đang vươn đến ‘thiền’ (jhāna) và là cao nhất của ‘định dục giới’ (kāmavacara samādhi), được gọi là ‘cận định’ (upacāra samādhi). Thiền sinh ít nhất phải tu tập phát triển ‘cận định’, nếu vị ấy không tu tập đạt đến ‘thiền định’.

Có hai dạng người: ‘Người căn tánh thuần quán’ (suddha vipassanā yānīka puggala) và ‘người căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānīka puggala) có ý định chuyển sang ‘quán, minh sát’ (vipassanā), cố gắng đạt ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi) đầu tiên. ‘Người căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānīka puggala) có thể là người đã đạt ‘thiền’ (jhāna) của một trong 8 thiền chứng (samāpatti). ‘Người căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānīka puggala) trước tiên nhập vào bất cứ thiền nào ngoại trừ ‘thiền phi tưởng phi phi tưởng’ (Neva sañña nā saññayatana jhāna). Kế đến, sau khi xuất khỏi ‘thiền’ vị ấy quan sát theo trạng thái (lakkhaṇa), phận sự (rasa), thành tựu hay sự hiện bày (paccupaṭṭhāna) và nhân cận (padaṭṭhāna) của những ‘chi thiền’ (jhānaṅga) hay chư pháp tương ưng thiền (jhāna sampayutta dhamma). Nương vào chi mà chư ‘danh pháp’ (nāmadhamma) này sinh khởi? Thiền sinh phải quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma), nương vào sắc này, ‘danh pháp’ (nāmadhamma) sinh khởi. ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) đó là sắc đại hiển (mahābhūta rūpa) (4 căn bản/đại giới) và sắc y sinh (upādā rūpa). Những sắc này phải được phân tích biết rõ rằng ‘sắc đại hiển’ và ‘sắc y sinh’ là ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) và pháp thiền (jhāna dhamma) là ‘danh pháp’ (nāmadhamma). Sau khi quán/ quan sát theo như vậy, ‘pháp hành hỗn hợp’ (pakiṇṇaka saṅkhāra) tức là ‘nāmadhamma’ và ‘rūpa dhamma’ còn lại sẽ được quan sát chỉ rõ. Phương pháp này dành cho ‘người căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānīka puggala) muốn quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) trước. Nhưng ‘người căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānīka puggala) có thể không muốn bắt đầu quan sát [6] theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) mà có thể muốn bắt đầu quan sát theo ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) trước. Trong trường hợp đó, đối với cả hai ‘người căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānīka puggala) muốn bắt đầu quan sát ‘sắc pháp’ (rūpadhamma) trước và ‘người căn tánh thuần quán’ (suddha vipassanā yānīka puggala) không muốn tu tập thiền định mà muốn đi thẳng vào ‘quán’ (vipassanā). Vậy, phương pháp thiền nghiệp xứ (kammaṭṭhāna) nào họ cần phải tu tập?

Câu trả lời có thể được tìm thấy trong ‘Thanh tịnh đạo’ (Visuddhimagga) trang 222, đoạn 664: Suddha Vipassanā yānīko pana ayameva vā samatha yānīko catudhātu vavaṭṭhāne vuttānaṃ tesaṃ tesaṃ dhātu pariggahamukhānaṃ aññatara mukhavasena saṅkhepato vā vitthārato và catasso dhātuyo parigganhāti (Vism. XVIII, 5) – Cả hai, ‘người căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānīka puggala) mong muốn bắt đầu quan sát ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) trước để chuyển sang ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi), và ‘người căn tánh thuần quán’ (suddha vipassanā yānīka puggala) phải tu tập ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna), thiền dựa vào bốn đại giới. ‘Giới nghiệp xứ’ (dhātukammaṭṭhāna) phương pháp tóm tắt và chi tiết được đề cập trong phần ‘xác định bốn giới’ (catu dhātu vavatthāna) của Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga). Trong phương pháp tóm tắt có hai cách được đề cập, trong khi phương pháp chi tiết có 17 cách được đề cập. Bậc tu tiến có thể chọn bất cứ một trong những cách để tu tập. Catasso dhātuyo parigganhāti – bắt đầu bằng cách quan sát theo bốn đại giới. Tại sao? Lúc chuyển sang ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi), vị ấy có thể bắt đầu quan sát theo ‘danh nghiệp xứ’ (nāma kammaṭṭhāna) hoặc ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna). ‘Người căn tánh thuần quán’ (suddha vipassanā yānīka puggala) phải bắt đầu quan sát theo ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna). ‘Người căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānīka puggala) có thể bắt đầu quan sát theo ‘danh nghiệp xứ’ (nāma kammaṭṭhāna) do mãnh lực thiền định (jhāna samādhi) của vị ấy. Nhưng nếu vị ấy muốn bắt đầu quan sát theo ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna), thì vẫn có thể. Do đó cả hai, ‘người căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānīka puggala) và ‘người căn tánh thuần quán’ (suddha vipassanā yānīka puggala) muốn bắt đầu quan sát theo ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna) phải tu tập thiền dựa vào bốn đại ‘giới’ (dhātu). Trong giai đoạn ‘chỉ tịnh’ (samatha), để tu tập phát triển định có 40 ‘nghiệp xứ’ (kammaṭṭhāna) (40 cách thiền). Nhưng trong tu tập ‘quán’ (vipassanā) chỉ có 2 ‘nghiệp xứ’ (kammaṭṭhāna), đó là ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna) và ‘danh nghiệp xứ’ (nāma kammaṭṭhāna).

Đức Phật dạy về ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna) Taṭṭha Bhagava Rūpa kammaṭṭhānaṃ kathento saṅkhepa manasikāra vasena vā vitthāra manasikāra vasena vā catu dhātu vavaṭṭhanaṃ kathesi – có nghĩa là ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna) có thể được tu tập bằng phương pháp tóm tắt hoặc bằng phương pháp chi tiết, tùy vị ấy chọn. Cho nên, thời thuyết pháp tối nay sẽ nói về phương pháp tu tập tóm tắt. Đức Phật đã dạy thiền ‘tác ý giới’ (dhātu manasikāra) trong ‘kinh Đại niệm xứ’ (mahā satipaṭṭhāna sutta) ra sao?

Puna caparaṃ bhikkhave bhikkhu imameva kāyaṃ yatha thitaṃ yathā panihitaṃ dhātuso paccavekkhati ‘atthi imasmiṃ kāye paṭhavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātu ti – Trong thân này, dù trong oai nghi nào, dù ở tư thế nào, dù đang đứng, đang ngồi, đang nằm hay đang đi chỉ có ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), ‘thủy giới’ (āpo dhātu), ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) và ‘phong giới’ (vāyo dhātu). Quan sát theo mỗi ‘giới’ (dhātu) của những ‘giới’ này. Sự hướng dẫn này được Đức Phật giải bằng một ví dụ.

Seyyathāpi Bhikkhave dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā gāviṃ vadhitvā catumahāpathe bilaso vibhajitvā nisinno assa. Evameva kho bhikkhave bhikkhu imameva kāyaṃ yathā thitaṃ yathā panitaṃ dhātuso paccavekkhati ‘atthi imasmiṃ kāye paṭhavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātu ti – Cũng như người đồ tể thành thạo hay học trò của người đồ tể đang mổ thịt một con bò, cắt nó thành những phần như là thịt, xương, ruột, gan, v.v… và đặt chúng ở ngã tư đường, ngồi đó. Tương tự, với tuệ vị bhikkhu thiền quán rằng, trong thân này chỉ có ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), ‘thủy giới’ (āpo dhātu), ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) và ‘phong giới’ (vāyo dhātu), lần lượt từ phần này đến phần khác. Ý nghĩa của sự so sánh này được giải thích trong Chú giải Mulapaññāsa trang 276 (trong Vism XI,30):

Yathā goghātakassa gāviṃ posentassapi āghātanaṃ āharantassapi āharitva tattha bandhitvā thapentassapi vadhantassapi vidhitaṃ mataṃ passantassapi tāvadeva gāvīti sañña na antaradhāyati, yāvanaṃ padāletva bilaso vā vibhajati – trước khi cắt con bò thành các phần, trong lúc nuôi dưỡng con bò, mang bò đến lò mổ, trói con bò lại, giết thịt con bò và thấy tử thi của con bò, khi ấy ‘tưởng’ (saññā) về con bò không mất. Khi nuôi dưỡng, ‘tưởng’ về con bò hiện hữu trong tâm người đồ tể; khi mang con bò đến lò mổ, ‘tưởng’ về ‘con bò’ hiện hữu; khi mổ thịt con bò, ‘tưởng’ về ‘con bò’ hiện hữu; khi thấy tử thi của con bò, ‘tưởng’ về ‘con bò’ hiện hữu.

Vibhajitva nisinnaṃ pana gāvi sañña antaradhāyati, mamsa sañña pavattati. Nassa evaṃ hoti ‘Ahaṃ gāviṃ vikkinami, ime gāviṃ harantiti – nhưng sau khi cắt thành những phần như là xương, thịt, gan v.v… và xếp chồng lên để bán ở ngã tư đường, ‘tưởng’ về ‘con bò’ mất. Chỉ có ‘tưởng’ về ‘thịt’ xuất hiện. Khi đang bán, trong tâm của người đồ tể là đang bán ‘thịt’, không phải ‘con bò’. Khi đang mua thì người đàn ông đang mua ‘thịt’, không phải ‘con bò’. Atha khvassa `ahaṃ mamsa vikkinami, imepi mamsaṃ haranti’ – ‘tôi đang bán thịt, họ đang mua thịt’, vị ấy nghĩ như vậy.

Evameva imassapi bhikkhuno pubbe balaputhujjanakale gihiBhūtassapi pabbajitassapi tāvadeva sattoti vā posoti và puggaloti và saññā nā antaradhāyati, yava imameva kāyaṃ yathāthitaṃ yathāpanihitaṃ ghana vinibbhogaṃ katva dhātuso na paccavekkhati – trước khi khối ‘sắc’ (rūpa) lần lượt được phân tích bằng tuệ của vị ấy, đó chỉ là những ‘giới’ (dhātu). Kế đến, dù ở oai nghi hay tư thế nào, người có thể là một cư sĩ hay tu sĩ, được gọi là ‘ngu phàm phu’ (bāla puthujjana). Sattoti vā posoti vā puggaloti vā sañña nā antaradhāyati – ‘tưởng’ (saññā) về ‘đàn ông’, ‘đàn bà’, ‘người’, ‘thú’ không mất trong tâm của ‘ngu phàm phu’ (bāla puthujjana) này. Dhātuso paccavekkhato pana sattasaññā antaradhāyati, dhātuvaseneva cittaṃ santitthati– ‘tưởng’ về ‘đàn ông’, ‘đàn bà’, ‘người’, ‘chúng sanh có sự sống’ mất đi khi thực tính (sabhāva)[7]của các ‘giới’ (dhātu) được phân tích tỉ mỉ.

Về việc này, Chú giải Mulapannāsa, quyển 1, trang 365 đã giải thích về ‘phân biệt khối’ (Ghana vinibbhoga)[8]. Trong khối sắc, ‘thiền sắc’ (rūpa jhāna), có ba loại: ‘khối liên tiếp’ (santati ghana), ‘khối tập hợp’ (samuha ghana), ‘khối phận sự’ (kicca ghana). ‘Khối tập hợp’ (samuha ghana) có thể được thấy biết bởi những ai đang tu tập sắc nghiệp xứ (rūpa kammaṭṭhāna). Ví dụ, trong ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa), nếu ‘bọn/nhóm’ (kalāpa) ấy được phân tích có 10 thứ ‘sắc’ (rūpa). Nếu đặc biệt tác ý hay hướng tâm theo ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) thì bậc tu tiến có thể quan sát theo rằng: do ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) có bốn hoặc năm thế hệ ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) mới sanh. Nếu không thể quan sát theo là 4 hoặc 5 thế hệ nối tiếp sản sanh mà chỉ một thế hệ nối tiếp thì thiền sinh bị che phủ bởi ‘khối liên tiếp’ (santati ghana). Tương tự, trong ‘bọn nhãn mười pháp’ có ‘sắc vật thực nội’ (ojā rūpa) hiện diện. Với sự ủng hộ của ‘bọn sắc do vật thực trợ sanh’ (āhāraja kalāpa) có thể sản sanh 4 hoặc 5 thế hệ ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) mới. Nếu thấy rõ sự sản sanh này là một chuỗi nối tiếp thì nó là (như vậy).[9] Nếu sự sản sanh của bọn sắc do quí tiết trợ và do vật thực trợ (utuja & āhāraja kalāpa) được thấy là một chuỗi liên tiếp thì được gọi là bị che phủ bởi ‘khối liên tiếp’ (santati ghana). Nếu mỗi bọn (kalāpa) có thể được quan sát bằng tuệ và có thể được phân tích thì ‘khối liên tiếp’ (santati ghana) bị phá vỡ. Thiền sinh phải có khả năng phá vỡ khối rắn chắc (ghana) này bằng tuệ minh sát (vipassanā ñāṇa).

Dù khả năng phá vỡ ‘khối liên tiếp’ (santati ghana) được thành tựu, cũng vẫn chưa đủ đối với vài bọn (kalāpa) gồm 8 thứ sắc: địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc (vaṇṇa), khí (gandha), vị (rasa), vật thực nội (ojā). Nếu mỗi thứ trong 8 thứ sắc này không được thấy biết rõ bằng tuệ quán thì ‘khối tập hợp’ (samuha ghana) chưa được phá vỡ. Tương tự, nếu những bọn có 9 hay 10 thứ sắc, thì 9 hay 10 thứ sắc phải lần lượt được phân biệt thấy biết rõ. Nếu thiền sinh không thể phân biệt thấy biết rõ rằng nếu 8 là 8 thứ ‘sắc’ (rūpa), nếu 9 là 9 thứ sắc, nếu 10 là 10 thứ sắc v.v… như thế thì ‘khối tập hợp’ (samuha ghana) chưa bị phá vỡ. Khi mỗi thứ sắc được phân biệt thấy biết rõ bằng tuệ quán thì ‘khối tập hợp’ (samuha ghana) bị phá vỡ.

Về phần ‘khối phận sự’ (kicca ghana), khi mỗi thứ sắc được phân biệt thấy biết rõ như là: địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), v.v… thì mỗi thứ trong những thứ sắc này thực hiện phận sự của chính nó. Ví dụ trong ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa), sau khi đã phân tích mười thứ sắc của bọn.

– Đối với ‘địa/đất’ (paṭhavī) có phận sự là chi? Patittha rasa – phận sự của ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu) là làm nền tảng, làm vững chắc 9 thứ sắc còn lại trong cùng ‘bọn nhãn mười pháp’ (cakkhu dasaka kalāpa). Bậc tu tiến có thể thấy biết rõ 9 thứ sắc khác được vững vàng do nương vào ‘địa/đất’ (paṭhavī), chỉ sau khi vị ấy có khả năng phân tích ‘bọn/nhóm’ (kalāpa).

– Về phần ‘thủy giới’ (āpo dhātu), Byuhana rasa – phận sự của nó là tiến hóa làm tăng những thứ sắc khác còn lại trong cùng bọn (kalāpa).

– Về phần ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), Paripacana rasa – phận sự của nó là làm cho chín, làm cho già những thứ sắc còn lại trong bọn.

– Về phần ‘phong giới’ (vāyo dhātu), Samudirana rasa – phận sự của nó là đẩy, lay động những thứ sắc khác còn lại trong bọn.

Cho nên, mỗi thứ ‘sắc’ (rūpa) có phận sự riêng. Khi phận sự riêng của mỗi thứ sắc được phân tích thấy biết rõ, ‘khối phận sự’ (kicca ghana) bị phá vỡ.

Như vậy, có ba ‘khối’ (ghana) đối với ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma): ‘khối liên tiếp’ (santati ghana), ‘khối tập hợp’ (samuha ghana) và ‘khối phận sự’ (kicca ghana). Nhưng nói theo thông thường thì có 4 loại ‘khối’ (ghana). ‘Khối’ (ghana) thứ tư là ‘khối cảnh’ (ārammaṇa). Nó chỉ hiện diện ở ‘pháp hữu tri cảnh’ (sārammaṇa dhamma), là pháp có thể bắt cảnh (ārammaṇa), như đề cập trong kinh. ‘Sắc pháp’ (rūpa dhamma) không phải là pháp có thể biết cảnh. Trong bộ Pháp tụ (Dhammasaṅgani), Đức Phật dạy rằng ‘siêu lý giới’ (paramattha dhātu) có thể được phân thành 2 loại: ‘pháp hữu tri cảnh’ (sārammaṇa dhammā) và ‘pháp vô tri cảnh’ (anārammaṇā dhammā). ‘Pháp hữu tri cảnh’ (sārammaṇa dhammā) là pháp có thể bắt cảnh gồm ‘tâm’ (citta), ‘sở hữu tâm’ (cetasika) (danh pháp). ‘Pháp vô tri cảnh’ (anārammaṇā dhammā) là pháp không thể bắt cảnh, gồm ‘vô vi Nibbāna (asaṅkhata Nibbāna) và ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma). ‘Khối cảnh’ (ārammaṇa) hiện diện ở ‘danh pháp’ (nāmadhamma), là pháp (dhamma) có thể bắt cảnh; nhưng ‘khối cảnh’ (ārammaṇa) không hiện diện ở ‘vô vi giới (asaṅkhata dhātu) và ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma), là pháp không thể bắt cảnh, như vẫn thường được nói.

Cho nên, điều gì sẽ xảy ra khi 3 khối ‘sắc’ (rūpa) này bị phá vỡ? Chỉ khi khối ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) và khối ‘danh pháp’ (nāmadhamma) bị phá vỡ, từng phần một, thì điều này sẽ đưa đến sự thấy biết rõ ‘trạng thái vô ngã’ (anatta lakkhaṇa) bằng tuệ theo thực tính của nó. Nếu chỉ thiền theo trạng thái vô thường (anicca lakkhaṇa), hoặc chỉ thiền theo trạng thái khổ não (dukkha lakkhaṇa), hay chỉ thiền theo trạng thái vô ngã (anatta lakkhaṇa) thì bậc tu tiến không thể đạt đến ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa). Thiền quan sát theo cả ba trạng thái vô thường (anicca), khổ não (dukkha), vô ngã (anatta) thì mới có khả năng đạt đến ‘đạo quả tuệ’ (magga phala ñāṇa); Điều này đã được đề cập trong Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) trang 301, quyển 2nd. Để đạt đến ‘tuệ vô ngã’, điều quan trọng là phá vỡ ‘khối’ (ghana).

Đối với thiền sinh đang tu tiến ‘sắc nghiệp xứ’ (rūpa kammaṭṭhāna), trước tiên vị ấy phải làm gì để phá vỡ ‘khối’ (ghana)? Trước tiên, vị ấy phải thấy ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Sau đó, vị ấy phải phân tích bọn (kalāpa) theo cách trạng thái (lakkhaṇa), phận sự (rasa), thành tựu (paccupaṭṭhāna) và nhân cận (padaṭṭhāna); chỉ như vậy, ba ‘khối’ (ghana) sẽ bị phá vỡ. Vì vậy, điều cần thiết là thấy được hạt hay bọn (kalāpa) sắc nhỏ. Sau khi phân tích bọn (kalāpa), tuệ siêu lý (paramattha) sẽ sanh. Khi ba ‘khối’ (ghana) bị phá vỡ thì khi ấy cả hai sự dính mắc vào ‘ngã’ (atta) được hiểu bởi phàm phu (tức là từ chế định như ‘đàn ông’, ‘đàn bà’, ‘chúng sanh’, v.v…) và sự dính mắc vào ‘ngã kiến’ (atta diṭṭhi) (quan niệm sai về linh hồn bền vững, đấng tạo hóa, sáng tạo) sẽ bị nhổ bỏ. Cho nên – Tenāha bhagavā imameva kayaṃ yathathitaṃ yathāpanihitaṃ dhātuso paccavekkhati ‘atthi imasmiṃ kāye paṭhavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātu ti – chính Đức Phật dạy trong ‘kinh Đại niệm xứ’ (Mahā satipaṭṭhāna sutta) rằng, dù đang đứng, đang ngồi, đang nằm hoặc đang đi, trong bất cứ oai nghi nào, trong thân này chỉ có ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), ‘thủy giới’ (āpo dhātu), ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), ‘phong giới’ (vāyo dhātu). Lần lượt thiền quán những ‘giới’ (dhātu) này, như lời dạy của Đức Phật.

Sự so sánh về người đồ tể đã đề cập trước trình bày rằng, điều cần thiết đối với ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna) là thiền sinh nhổ bỏ ‘chúng sanh tưởng’ (satta sañña). Trong ‘chúng sanh tưởng’ (satta sañña) có hai loại:

1).  ‘Chúng sanh tưởng’ (satta saññā) sanh cùng với ‘ngã kiến’ (atta diṭṭhi), thấy sai về việc có một linh hồn bền vững.

2).  ‘Chúng sanh tưởng’ (satta saññā) về những từ chế định dùng trong thế gian.

Để nhổ bỏ cả hai ‘chúng sanh tưởng’ (satta saññā), điều cần thiết là phá vỡ ‘khối’ (ghana). Để phá vỡ ‘khối’ (ghana), trước tiên thiền sinh có khả năng thấy ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Kế đến phân tích bọn sắc này sau đó là mỗi thứ sắc của bọn (kalāpa) dù là 8, 9 hay 10 thứ sắc đều phải được quan sát theo cách trạng thái (lakkhaṇa), phận sự (rasa), thành tựu (paccupaṭṭhāna) và nhân cận (padaṭṭhāna). Bằng cách này, ‘khối’ (ghana) sẽ bị phá vỡ. Chỉ như vậy, tuệ vô ngã (anatta ñāṇa) sẽ sanh. Để hoàn thành việc này, Đức Phật dạy ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna) trong ‘kinh Đại niệm xứ’ (Mahā satipaṭṭhāna sutta), được giải thích trong Chú giải như vậy.

Sự giải thích này trình bày rằng điều cần thiết để biết chính xác cách của ‘giới nghiệp xứ’ (dhātukammaṭṭhāna), thiền quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu). Bằng cách này, bậc tu tiến có khả năng thấy ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) và phân tích chúng như vậy là phá vỡ ‘khối’ (ghana). Câu trả lời cho điều cần thiết tất yếu này có thể được tìm thấy trong phương pháp tóm tắt của ‘tác ý giới’ (dhātu manasikāra), thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu) như đã giải thích trong ‘Thanh tịnh đạo’ (Visuddhimagga) trong chương về ‘Tu tiến xác định bốn giới’ (catu dhātu vavatthāna bhāvanā); Vấn đề này được đề cập khái quát lần nữa trong chương về ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi) là phương pháp cho cả hai ‘người căn tánh chỉ tịnh’ (samatha yānīka puggala) muốn bắt đầu với sắc nghiệp xứ trước và cho ‘người căn tánh thuần quán’ (suddha yānīka puggala). Điều này được giải thích ra sao?

Tasma imaṃ kammaṭṭhānaṃ Bhāvetukāmena tikkhapaññena tāva rahogatena paṭisaḷḷinena sakalampi attano rūpakāyaṃ āvajjetvā yo imasmiṃ kāye thadda bhāvo vā khara bhāvo vā, ayaṃ paṭhavīdhātu, yo ābandhana bhāvo và dravabhāvo vā ayaṃ āpodhātu, yo paripācana bhāvo vā unha bhāvo vā ayaṃ tejo dhātu, yo vitthaṃbhana bhāvo vā samudīrana bhāvo vā ayaṃ vāyo dhātu ti, evaṃ saṃkhittena dhātuyo pariggahetvā punappunaṃ paṭhavīdhātu āpodhātuti, dhātumattato nissattato nijjīvato āvajjitabbaṃ manasikātabbaṃ pacca-vekkhitabbaṃ (Vism, X1, 41) – phương pháp tóm tắt là cho người tuệ nhanh, sắc bén (tikkha paññā) như đã đề cập trên. Phương pháp chi tiết của ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna) thì thích hợp cho người tuệ chậm, ám độn (manda paññā). Nhưng trong phương pháp chi tiết, trước tiên thiền sinh phải học thuộc lòng khoảng 3 hay 4 tháng. Vị ấy phải hiểu 32 phần của thân (koṭṭhāsa), học thuộc lòng chúng. Phương pháp này cần thời gian để tu tập. Hầu hết thiền sinh không có đủ thời gian, cho nên phương pháp tóm tắt được hướng dẫn trong tu viện này. Thiền sinh muốn tu tiến ‘giới nghiệp xứ’ (dhātu kammaṭṭhāna), trước tiên vị ấy đi đến một nơi yên tĩnh. Sakalampi attano rūpakayaṃ āvajjetvā – kế đến vị ấy xem lại hoặc thiền bằng tuệ trong toàn thân vị ấy. Vị ấy quan sát theo những chi?

Yo imasmiṃ kāye thaddha bhāvo vā khara bhāvo vā, ayaṃ paṭhavīdhātu – vị ấy quan sát bằng tuệ quán thấu rõ trong thân vị ấy theo trạng thái cứng (thaddha bhavo) và thô ráp, cả hai đều là thực tính (sabhāva) của ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu). Cả hai thực tính này được đề cập theo Kinh (suttanta) và Chú giải. Nhưng trong ‘Bộ Pháp tụ’ (Dhammasaṅgani) Pāḷi, tạng ‘Vô tỷ pháp’ (Abhidhamma) Đức Phật dạy 6 loại ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu). Tại sao? Bởi vì Ngài thuyết sau khi biết căn tánh của người nghe. Những người nghe trong khi ấy là chư thiên (deva) và chư Phạm thiên (Brahma); căn tánh của họ ưa thích 6 loại ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu). Họ lanh lợi và khôn ngoan. Nếu tính cứng hiện hữu thì tính mềm hiện hữu; nếu tính thô ráp hiện hữu thì tính mịn hiện hữu; nếu tính nặng hiện hữu thì tính nhẹ hiện hữu. Chúng đối lập nhau. Chúng được thuyết theo căn tánh của chúng sanh có sự sống và thật sự có thể được kiểm tra. Tôi muốn nêu ví dụ để quý vị hiểu rõ hơn.

Giả dụ, giữa viên gạch ướt mới đúc và viên gạch đã phơi nắng khô, viên gạch nào cứng hơn? Viên gạch đã phơi nắng khô thì cứng hơn, trong khi viên gạch ướt mới đúc thì mềm. Kế đến, giữa viên gạch đã phơi nắng khô và viên gạch đã được nung, viên gạch nào cứng hơn? Viên gạch đã được nung thì cứng và viên gạch đã phơi nắng khô thì mềm. Khi so sánh với viên gạch ướt mới đúc, viên gạch đã phơi nắng khô thì cứng; nhưng khi so sánh với viên gạch đã nung, viên gạch đã phơi nắng khô thì mềm. Khi một vật được so sánh với một vật mềm khác, thì nó là cứng; nhưng khi cùng một vật được so sánh với một vật cứng hơn thì nó là mềm. Nếu cùng một viên gạch ướt được so sánh với một bàn tay thì viên gạch ướt ấy có độ cứng của riêng nó phải chăng? Phải rồi. Nhưng nó không có độ cứng như sắt. Dù độ mềm của viên gạch ra sao, nhưng khi chạm nhẹ lên nó thì vẫn cảm nhận được độ cứng. Do sự hiện hữu của độ cứng này, Đức Phật dạy về trạng thái cứng theo Kinh (Suttanta).

Về phần nhám và mịn, ví dụ của nó có thể được thấy rõ giữa một thảm chùi chân sợi dừa và một loungyi (ở Malaysia nó được gọi là xà-rong). Cái nào nhám hơn? Cái nào mịn hơn? Thảm chùi chân thì nhám, trong khi loungyi thì mịn. Kế đến so sánh giữa loungyi và một áo lụa silk. Cái nào nhám? cái nào mịn? Loungyi thì nhám, trong khi áo lụa silk thì mịn. Vì thế, khi loungyi được so sánh với thảm chùi chân, nó mịn; nhưng khi cùng một loungyi được so sánh với một cái áo lụa, thì nó nhám. Cho nên, một vật có thể được gọi là nhám khi so sánh với vật mịn hơn nó; nhưng cùng một vật có thể nói là mịn khi được so sánh với vật khác nhám hơn nó. Tuy nhiên, vật có thể là mịn khi nó được chạm bằng bàn tay, chúng ta có thể nói nó có độ nhám của riêng nó. Cho nên Đức Phật Buddha dạy thực tính nhám (khara bhava) theo Suttanta.

Đây bởi vì trong thế gian khi những chi có tính thô ráp chỉ một chút ít thì được gọi là mịn; và khi những chi có độ thô ráp cao hơn, nó được gọi là nhám. Khi những chi có độ cứng ít, nó được gọi là mềm; khi những chi có độ cứng cao hơn, nó được gọi là cứng. Cho nên, Đức Phật dạy cứng và mềm theo tính của đời hay thế gian (loka). Khi quan sát niệm theo những chi cứng và nhám, chúng có trọng lượng theo độ cứng và nhám hay không? Chúng có thể là nặng hay nhẹ. Như vậy, có 6 loại (trạng thái của) ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu): cứng, mềm, nhám, mịn, nặng, nhẹ.

Trong tu viện này, thiền sinh được dạy tu tập cả sáu loại ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu) bởi vì có vài thiền sinh không chịu được trạng thái cứng. Đôi khi sự cứng có thể quá mức. Để vượt qua điều này, vị ấy được dạy quan sát theo trạng thái mềm trong khi ấy, thì cường độ của cứng sẽ được giảm. Đối với một vài thiền sinh, khi quan sát theo trạng thái nhám, khi độ nhám quá mức ở vài phần (của thân như ruột, gan, tim), thì định của họ sẽ bị nhiễu loạn. Để vượt qua trạng thái nhám, thiền sinh được dạy quan sát theo trạng thái mịn. Nếu vị ấy chuyển sang quan sát theo trạng thái mịn trong khi ấy, thì cường độ của nhám sẽ được giảm. Đôi khi thân trở nên rất nặng, vì vậy thiền sinh không thể chịu đựng trạng thái nặng của thân. Trong khi ấy chuyển sang quan sát trạng thái nhẹ; thì cường độ của nặng sẽ được giảm. Cho nên, trong tu viện này tất cả 6 trạng thái của ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu) được dạy, như theo ‘Bộ Pháp tụ’ (Dhammasaṅgani), thuộc tạng ‘Vô tỷ pháp’ (Abhidhamma) để cho thiền sinh có thể giữ mỗi ‘giới’ (dhātu) đối lập cân bằng. Nhưng thực ra, tu tập cứng và nhám thì trội hơn hết đối với tuệ của thiền sinh; cho nên Chú giải chỉ đề cập hai thực tính này.

Yo ābandhana bhavo vā dravabhavo vā ayaṃ āpodhātu – thực tính quến dính lại và thực tính chảy ra, rỉ ra, chúng là ‘thủy giới’ (āpo dhātu). Yo paripācana bhāvo vā unha bhāvo vā ayaṃ tejodhātu – thực tính làm cho chín và thực tính nhiệt, chúng là ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). Nóng và lạnh được dạy trong ‘Bộ Pháp tụ’ (Dhammasaṅgani). Chúng ta hãy xem xét ví dụ của một đứa bé đang bị sốt. Khi chúng ta chạm vào thân của bé, chúng ta nói ‘bé bị nóng’. Sau đó, khi bé bình phục khỏi chứng sốt và nếu chúng ta chạm để kiểm tra nhiệt độ của bé, chúng ta nói ‘bây giờ bé đã trở nên mát mẻ’ (đây là cách diễn đạt cục bộ). Mặc dù chúng ta nói nó lạnh, mát mẻ, vậy không có độ nóng nào khi chúng ta chạm thân bé hay sao? Khi có nhiệt nóng một ít, chúng ta nói nó mát, lạnh; khi có nhiệt nóng nhiều, chúng ta nói nó nóng. Nóng và lạnh thì liên tục xuất hiện. Cho nên, Đức Phật dạy thực tính nhiệt, Unha tejo, Paripācana bhāva nghĩa là thực tính làm cho chín, là phận sự của ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). Yo vitthaṃbhana bhāvo vā samudīrana bhāvo vā ayaṃ vāyodhātu – thực tính chống đỡ, chịu và thực tính đẩy; chúng là ‘phong giới’ (vāyo dhātu).

Cả thảy có 4 ‘giới’ (dhātu) : 1) ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), thực tính cứng, nhám; 2) ‘thủy giới’ (āpo dhātu), thực tính quến dính lại và chảy ra; 3) ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), thực tính làm cho chín và nhiệt, nói cách khác thực tính nóng và lạnh; 4) ‘phong giới’ (vāyo dhātu), thực tính đẩy và chống đỡ, chịu. Evaṃ saṃkhittena dhātuyo pariggahetva – quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) này bằng phương pháp tóm tắt. Ban đầu, chúng ta cần tu tập để tìm và nhận ra 4 ‘giới’ (dhātu) này trước. Kế đến, punappunaṃ paṭhavīdhātu āpodhātuti, dhātumattato nissattato nijjivato avajjitabbaṃ manasikātabbaṃ paccavekkhitabbaṃ – nhận biết rõ chúng là 4 ‘giới’ (dhātu), nhưng không là ‘người’, ‘chúng sanh có sự sống’, ‘mạng ngã’ (jīva atta). Thiền ra sao? Thiền là ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), ‘thủy giới’ (āpo dhātu), ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), ‘phong giới’ (vāyo dhātu), ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), ‘thủy giới’ (āpo dhātu), ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), ‘phong giới’ (vāyo dhātu) v.v… Đây là cách. Có một cách khác theo phương pháp tóm tắt.

Cách thứ hai là Atha vā pana ye ime catunnaṃ mahābhūtanaṃ nissattabhavadassanatthaṃ dhamma senapatina `atthiñca paticca nharuñca paticca mamsañca paticca dhammañca paticca ākāso parivārito rūpantvevasankhaṃ gacchati’ ti cattaro koṭṭhāsā vuttā. Tesu taṃ taṃ antarānusārinā ñāṇahatthena vinibbhujitvā vinibbhujitvā yo etesu thadda bhāvo vā khara bhāvo vā, ayaṃ paṭhavīdhātu ti purimanayeneva dhātuyo pariggahetva punappunaṃ paṭhavīdhātu apodhātuti, dhātumattato nissattato nijjivato avajjitabbaṃ manasikātabbaṃ paccavekkhitabbaṃ (Vism, XI, 43) – Ngài Sāriputta tổng quát về pháp (dhamma), cốt để trình bày sự vắng mặt của ‘tưởng’ (saññā) về chúng sanh, đàn ông, đàn bà, người, mạng ngã (jīva atta), linh hồn trong 4 ‘đại giới’ (mahā dhātu), dạy 4 phần của thân: xương, gân, thịt và da. Do vì xương, gân, thịt, da bị bao quanh bởi khoảng không, nên có thuật ngữ là ‘sắc’ (rūpa). Kế đến, phân chia những thân phần (koṭṭhāsa) bằng bàn tay của tuệ quan sát chúng là 4 ‘giới’ (dhātu) : thực tính cứng, nhám là ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu); thực tính quến dính lại và chảy ra là ‘thủy giới’ (āpo dhātu); thực tính nóng và lạnh là ‘hỏa giới’ (tejo dhātu); thực tính chống đỡ, chịu và đẩy là ‘phong giới’ (vāyo dhātu). Chúng chỉ là những ‘giới’ (dhātu). Chúng không là chúng sanh, không là linh hồn. Như vậy là lời chỉ dẫn. Có những phương pháp trong tu tiến.

Bắt đầu tu tiến ra sao? Bậc tu tiến có thể bắt đầu với thực tính đẩy. Nếu thiền sinh không mong muốn bắt đầu với thực tính đẩy, vị ấy có thể bắt đầu theo thứ tự, trước tiên với ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), theo tuệ của vị ấy. Giả dụ vị ấy bắt đầu với ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu). (trong khi đang trong tư thế ngồi thiền) cắn hay ép răng vào nhau. Vậy nó cứng hay mềm? Nó cứng. Nếu cứng thì dễ nhận thấy rõ tại chỗ ấy, rồi dần dần lan ra quan sát thực tính cứng trong toàn thân: bàn chân, xương (nơi chạm hay bất cứ nơi nào). Quan sát thực tính cứng trong toàn thân như vậy, nó cảm giác như đá hay sắt.

Nếu bạn có thể làm như vậy, kế đến bạn có thể chuyển sang quan sát theo thực tính thô ráp, nhám. Cọ xát lưỡi lên mặt trên của chóp răng và cảm giác thô ráp, nhám; hoặc bạn có thể quét bàn tay của bạn trên y phục trên đùi của bạn và cảm giác thô ráp, nhám. Kế đến quan sát theo thực tính thô ráp, nhám khắp thân theo hệ thống. Cố gắng nhận biết rõ thực tính thô ráp, nhám kết hợp với thực tính cứng. Nếu không có khả năng làm như vậy, có thể thay bằng việc quan sát theo thực tính đẩy.

Cho nên tôi nói hầu hết thiền sinh bắt đầu bằng việc quan sát theo thực tính đẩy có thể dễ hơn. Kế đến, bậc tu tiến cần phải bắt đầu với thực tính đẩy ở đâu? Thực tính đẩy có thể được quan sát ở nơi hơi thở. Nếu bậc tu tiến ưa thích, vị ấy cũng có thể quan sát nó tại nơi bụng. Thực tính đẩy ở nơi nào dễ nhận biết rõ thì vị ấy có thể bắt đầu từ nơi đó. Đối với thực tính đẩy của hơi thở, quan sát bằng tâm ở trung khu của đầu bạn. Khi bạn thở, hơi thở đẩy phần ấy của đầu. Nơi, vị trí không quan trọng. Khi thực tính đẩy có thể được quan sát ở toàn bộ đầu một cách hệ thống, dần dần quan sát thực tính đẩy trong toàn thân: thực tính đẩy hiện hữu ở giữa thịt, ở giữa xương, ở giữa gân.

Sau khi quan sát thực tính đẩy, quan sát theo thực tính cứng lần nữa bằng cách cắn hay ép răng của bạn vào nhau. Bạn cũng có thể tìm thấy thực tính cứng bằng cách nắm bàn tay chặt lại. Bất cứ nơi nào thực tính cứng dễ được nhận biết rõ, rồi lan ra đến thực tính cứng trong toàn thân theo hệ thống.

Khi thực tính cứng được nhận biết rõ, kế đến quan sát theo thực tính thô ráp, nhám. Nếu không có khả năng quan sát theo thực tính này thì lần nữa quan sát theo thực tính đẩy và cứng trong toàn thân theo hệ thống. Do làm như vậy, bạn có thể tìm thấy thực tính thô ráp, nhám. Kế đến, bạn có thể quan sát theo thực tính đẩy, cứng và thô ráp, nhám trong toàn thân theo hệ thống. Tại sao bậc tu tiến có khả năng làm như vậy (tức là khả năng quan sát theo thực tính thô ráp, nhám với sự trợ giúp của thực tính đẩy và cứng)? Ví dụ như bắt một con voi hoang, người ta có thể dùng một con voi đã thuần hóa để nhử con voi hoang rồi bắt nó. Tương tự đối với việc quan sát theo một ‘giới’ (dhātu) mà chưa được nhận biết hay khó nhận biết, thì quan sát nhận biết nó bằng cách kết hợp với ‘giới’ (dhātu) khác đã được vị ấy quan sát nhận biết dễ dàng trước đó.

Sau 3 thực tính này (cứng, nhám và đẩy) đã được nhận biết rõ, thêm nữa quan sát theo thực tính nặng. Nhấn trên đùi bằng bàn tay hoặc cách khác là đè nặng lên mông trên nền nhà; thực tính nặng sẽ dễ được nhận biết rõ. Thực tính nặng thì dễ nhận biết hơn.

Thực tính chống đỡ, chịu có thể được quan sát khi thân trong tư thế thẳng đứng. Nếu nó không dễ nhận rõ thì thả lỏng thân và chuyển động hay lắc lư thân một chút rồi kế đến đột ngột giữ thân thẳng đứng mà không động. Lực giữ thân thẳng đứng là thực tính chống đỡ, chịu. Quan sát theo thực tính này. Nhưng nếu bạn không có khả năng nhận ra nó, thì ngồi với tư thế thẳng đứng rồi quan sát nó kết hợp với thực tính cứng. Điều này có thể tương tự với ý tưởng một ngôi nhà cũ có thể đổ sập được chống chịu bằng một cái sào lớn. Bàn tay, bàn chân hay thân có thể trong bất cứ tư thế nào, đây chỉ là lực duy trì tư thế – thực tính chống đỡ, chịu. Khi thực tính chống đỡ, chịu được rõ ràng thì bậc tu tiến có thể quan sát trạng thái kế tiếp.

Thực tính đẩy và chống đỡ, chịu là ‘phong giới’ (vāyo dhātu). Thực tính cứng, thô ráp, nhám và nặng là ‘nặng của địa giới’ (garu paṭhavī dhātu). Vì thực tính ‘nặng của địa giới’ (garu paṭhavī dhātu) được quan sát, thiền sinh quan sát thêm thực tính mềm. Ép lưỡi tỳ vào mặt trong của môi và cảm giác thực tính mềm. Từ thực tính mềm tại môi dễ nhận biết rõ này, quan sát thêm thực tính mềm theo hệ thống trong toàn thân. Quan sát thực tính mềm trong toàn thân để cho ‘danh pháp’ được mềm, dịu và toàn thân mềm như sợi cotton hay bánh pudding. Lý do quan sát theo thực tính mềm là người trong khi đang quan sát theo thực tính cứng trở nên quá mức và không thể chịu nổi, để vượt qua nó, thực tính mềm phải được quan sát. Khi tâm trở nên yên tịnh lần nữa, mặc dù thực tính mềm xuất hiện, dù nó có thể mềm ra sao, vẫn có độ cứng một ít hay nhẹ. Nó không quá cứng mà chỉ cứng một chút. Những trạng thái đã được quan sát cần phải được quan sát lặp đi lặp lại trước khi mỗi lần tiến hành sang giai đoạn kế. Nếu không có khả năng tiến hành sang giai đoạn kế, tức là nếu không có khả năng quan sát những trạng thái kế sau, thì quan sát lặp đi lặp lại những trạng thái đã được quan sát đó.

Sau thực tính mềm thì quan sát thực tính mịn. Đẩy lưỡi lướt qua lại mặt trong của môi trên hay dưới, quan sát thực tính mịn ở đó. Kế đến, quan sát thực tính mịn theo hệ thống trong toàn thân để cho nó như được thoa dầu.

Sau giai đoạn này, thực tính nhẹ có thể được nhận biết rõ. Nếu không dễ nhận biết rõ thực tính nhẹ thì quan sát nó kết hợp với thực tính nặng. Trong khi quan sát thực tính nặng của bàn tay trên đầu gối, di chuyển (tức là nâng lên và đặt xuống) một ngón tay trỏ. Rồi quan sát thực tính nhẹ ở đó. Sau đó, quan sát thực tính nhẹ theo hệ thống trong toàn thân để cho nó được như lá cây. Thực tính mềm và nhẹ là ‘nhẹ của địa giới’ (lahu paṭhavī dhātu). Cả thảy [với ‘nặng của địa giới’ (garu paṭhavī dhātu)] có 6 loại ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu). Đẩy và chống đỡ, chịu là ‘phong giới’ (vāyo dhātu). Đến đây, 2 ‘giới’ (dhātu) đã được quan sát.

Rồi sau đó, thực tính nóng có thể được quan sát bằng cách đặt một bàn tay lên bàn tay còn lại (ví dụ bàn tay phải đặt lên lòng bàn tay trái). Quan sát thực tính nóng trong sự xúc chạm đó. Từ nơi nóng được dễ nhận biết nhất, quan sát thực tính nóng theo hệ thống trong toàn thân.

Sau đó quan sát thực tính lạnh bằng cách cảm nhận sự lạnh của hơi thở khi vào lỗ mũi. Kế đến quan sát thực tính lạnh theo hệ thống khắp toàn thân. Thực tính nóng và lạnh là ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). Chúng khá dễ quan sát. Mục đích của việc quan sát cả hai thực tính nóng và lạnh là vì đôi khi nóng trở nên quá mức và không thể chịu nổi. Điều này có thể vượt qua bằng cách chuyển sang quan sát theo thực tính lạnh vào khi ấy. Bây giờ 10 thực tính của những ‘giới’ (dhātu) đã được quan sát: 6 ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), 2 ‘phong giới’ (vāyo dhātu) và 2 ‘hỏa giới’ (tejo dhātu). Khi 10 thực tính này đã được quan sát lặp đi lặp lại, thực tính quến dính lại như được quấn quanh bằng tấm y – có thể được tìm thấy. Nếu không có khả năng quan sát theo thực tính quến dính lại thì chỉ quan sát tính nổi bật theo thực tính đẩy và cứng, lặp đi lặp lại. Theo cách này, thực tính quến dính lại như bị quấn quanh bằng tấm y – có thể tìm thấy.

Về phần thực tính chảy, rỉ ra, nước dãi thì luôn chảy tại chân răng hay lưỡi. Quan sát thực tính chảy ở đó. Kế đến quan sát thực tính chảy theo hệ thống khắp toàn thân. Những chi đang chảy? Máu, mồ hôi, đờm dãi, mủ v.v…; có 12 loại thực tính chảy. Quan sát bất cứ thực tính chảy nào. Nhưng không thiền theo máu, mồ hôi, v.v… Trong trường hợp này là chỉ quan sát theo thực tính chảy. Nếu thực tính quến dính lại và chảy không được rõ, thì quan sát kết hợp với thực tính lạnh và nóng. Bởi vì thực tính quến dính của ‘thủy giới’ (āpo dhātu) có thực tính giữ hay kết 3 ‘giới’ (dhātu) còn lại với nhau. Cũng như khi thực tính nóng di chuyển khắp thân, thực tính chảy cũng lan trải ra; khi thực tính lạnh lan ra, thực tính chảy cũng lan ra. Khi 3 ‘giới’ khác được rõ ràng thì ‘thủy giới’ (āpo dhātu) sẽ trở nên rõ ràng với tuệ. Cho nên ‘thủy giới’ (āpo dhātu) có thể được thiền cùng với một hay ba ‘giới’ khác. Nếu thực tính chảy và dính được rõ thì tất cả 4 ‘giới’ (dhātu) được hoàn thành. Sắp xếp lại theo thứ tự thích hợp là ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), ‘thủy giới’ (āpo dhātu), ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), ‘phong giới’ (vāyo dhātu).

Việc tu tập thiền 4 ‘giới’ (dhātu) như đề cập trong phụ Chú giải ‘Thanh tịnh đạo’ (Visuddhimagga):

1) Anupubbato – trước tiên, bậc tu tiến phải thiền theo trình tự liên tiếp đã được dạy bởi Đức Phật.Trong ‘kinh Đại niệm xứ’ (Mahā satipaṭṭhāna sutta) Pāḷi đã trích ở trên, Đức Phật dạy là ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), ‘thủy giới’ (āpo dhātu), ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), ‘phong giới’ (vāyo dhātu). Vậy tại sao trước tiên thiền sinh phải quan sát thực tính đẩy? Đây là vì chúng được dạy trước trong những cách đó. Kế đến khi thành tựu chúng phải sắp xếp lại để thiền theo lời Phật dạy (địa-paṭhavī, thủy-āpo, hỏa-tejo, phong giới-vāyo dhātu): để cho thiền sinh có thể dễ dàng quan sát hơn những thực tính đầu.

2) & 3) Nātisighato, nātisanikato – Thiền sinh phải thiền không quá nhanh cũng không quá chậm. Nếu vị ấy thiền quá nhanh thì 4 ‘giới’ (dhātu) là cảnh của thiền này sẽ không được thấy rõ ràng. Nếu vị ấy thiền quá chậm, vị ấy sẽ không đi đến cuối của quá trình thiền này.

4) Vikkhepapatibāhanato – Thiền sinh phải ngăn không cho tâm trôi đi khỏi cảnh đề mục thiền, đó là 4 ‘đại giới’ (mahā dhātu). Vị ấy bắt buộc không được ngẫm nghĩ về những cảnh nào khác ngoài 4 ‘đại giới’ (mahā dhātu) gồm cả pháp ‘chế định’ (paññatti) và ‘siêu lý’ (paramattha). Trong khi đang tu tiến ‘định’ (samādhi) dựa theo 4 ‘đại giới’ (mahā dhātu), tâm phải không ngẫm nghĩ về những cảnh nào khác, dù ‘chế định’ và ‘siêu lý’, ngoại trừ 4 ‘đại giới’ (mahā dhātu). Tâm phải không lang thang. Điều cấm này rất quan trọng. Hỏi: thiền sinh chỉ nên thiền dựa vào 4 ‘đại giới’ (mahā dhātu) bao lâu hay cho đến khi nào? Đáp: cho đến khi định của thiền sinh đạt đến ‘cận định’ (upacāra samādhi).

5) Paññattisamatikkamanato – Thiền sinh phải cố gắng để có khả năng quan sát theo pháp ‘siêu lý’ (paramattha), từng trạng thái thực tính của 4 ‘giới’ (dhātu). Vào lúc đầu, ‘phận sự’ (rasa) của ‘giới’ (dhātu) cũng có thể được quan sát, nhưng khi tu tập định, thiền sinh cần phải làm nổi bật việc thấy biết rõ từng trạng thái thực tính bằng tuệ. Cho nên, ‘tâm tu tiến’ (bhāvanā citta) phải được cố định theo mỗi trạng thái thực tính của 4 ‘giới’ (dhātu).

6) Anupaṭṭhanamuñcanuto – Khi tâm được cố định theo trạng thái thực tính của 4 ‘giới’ (dhātu), một vài thực tính có thể không rõ. Ví dụ, trong ‘địa’ (paṭhavī) có cứng, mềm, nhám, mịn, nặng và nhẹ. Trong 6 thực tính này, vài thực tính có thể không rõ. Đối với những thực tính không rõ ấy, không nên tìm kiếm bởi vì nó sẽ gây trở ngại cho định ở giai đoạn này (giai đoạn này là giai đoạn tu tập định chớ chẳng phải giai đoạn học như lúc ban đầu. Ở giai đoạn học, thiền sinh phải học về những ‘giới’ (dhātu) nên cần quan sát nó một cách hệ thống, từ từ). Cho nên, nếu bất cứ 2 hoặc 3 trong 6 loại ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu) như là cứng, nhám và nặng rõ ràng vậy là đủ đối với ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu). Nhưng thiền sinh phải chịu đựng nếu bất cứ thực tính nào như cứng, nhám hoặc nặng quá mức. Nếu vị ấy không thể chịu nổi thì vị ấy cần phải chuyển sang quan sát theo thực tính đối lập: mềm, mịn, nhẹ. Tương tự đối với ‘thủy giới’ (āpo dhātu) – trong số thực tính dính và chảy, nếu chỉ thực tính chảy được rõ thì vậy là đủ. Về phần ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), trong số thực tính nóng và lạnh, nếu chỉ thực tính nóng được rõ thì vậy là đủ. Vì thế, nếu bốn thực tính này: cứng, chảy, nóng và chống đỡ, chịu được rõ và thiền sinh có thể chịu đựng chúng, thì ‘tâm tu tiến’ (bhāvanā citta) cần phải được tập trung[10] cố định theo 4 thực tính này. Nếu bất cứ thực tính nào khác không được rõ thì họ có thể tạm thời bỏ qua.

7) Lakkhaṇato – Tâm cần phải định theo trạng thái cứng, chảy, nóng và chống đỡ, chịu, 4 trạng thái riêng của 4 ‘giới’ (dhātu). Thiền sinh phải vượt qua danh chế định của 4 ‘giới’ (dhātu). Nếu tâm tập trung theo danh chế định của ‘địa’ (paṭhavī), ‘thủy’ (āpo), ‘hỏa’ (tejo), ‘phong’ (vāyo) thì hiệu quả tu tập không đủ để quan sát từng trạng thái riêng. Tâm cần phải được tập trung theo trạng thái thực tính, riêng biệt, bên trong của 4 ‘giới’ (dhātu). Đối với ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), nó là trạng thái cứng; đối với ‘thủy giới’ (āpo dhātu), nó là trạng thái chảy; đối với ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), nó là trạng thái nóng; đối với ‘phong giới’ (vāyo dhātu), nó là trạng thái chống đỡ, chịu. Tâm cần phải được tập trung theo những trạng thái ấy, vượt qua danh ‘chế định’ (paññatti). Thiền không bị giới hạn bởi từ ngữ chế định và cũng không là từ ngữ thiền tụng. Đây là một yếu tố rất quan trọng.

8), 9), 10) Đôi khi, ‘định’ (samādhi) có thể không được tốt, thì cần phải giữ quân bình với ‘cần’ (viriya) theo như ‘Kinh Tăng thượng tâm’ (Adhicitta sutta) (còn gọi là Nimitta sutta), Anuttarasitibhava sutta (thuộc Anguttara nikāya) và Bojjhaṅga sutta.

Mười điều tu tập trên được đề cập trong Mahātīkā liên quan đến ‘đoạn tận si’ (sammoha vinodani). Cho nên, yếu tố cần thiết là theo những nguyên tắc dành cho việc tu tập thiền dựa vào 4 ‘giới’ (dhātu). Trong khi thực hiện bất cứ việc gì, nếu theo đúng nguyên tắc thì vị ấy có thể được thành tựu vừa ý. Bỏ qua các nguyên tắc thì vị ấy có thể hoặc không thể thành tựu. Cũng thế, trong việc tu tập này, trước tiên là khả năng quan sát theo 12 trạng thái: cứng, nhám, nặng, mềm, mịn, nhẹ, chảy, quến dính lại, nóng, lạnh, chịu, đẩy, từng trạng thái một khắp cơ thể từ đầu đến bàn chân. Nếu có khả năng nhận biết chúng, thì quan sát thêm nữa như thể là bạn đang đứng phía sau tự thân bạn, lần lượt nhìn tất cả 12 trạng thái, từng cái một. Khi 12 trạng thái này cùng sanh hay tợ như hòa lẫn vào nhau đối với tuệ, kế đến quan sát thấy biết rõ theo trạng thái cứng, nhám, nặng, mềm, mịn, nhẹ là ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu); quan sát theo trạng thái chảy ra và quến dính lại của ‘thủy giới’ (āpo dhātu); quan sát theo trạng thái nóng và lạnh của ‘hỏa giới’ (tejo dhātu); quan sát theo trạng thái chịu nâng đỡ, và đẩy của ‘phong giới’ (vāyo dhātu). Chỉ làm nổi bật bốn nhóm. Thiền theo chúng là ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), ‘thủy giới’ (āpo dhātu), ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), ‘phong giới’ (vāyo dhātu); ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu), ‘thủy giới’ (āpo dhātu), ‘hỏa giới’ (tejo dhātu), ‘phong giới’ (vāyo dhātu); v.v…

Nói cách khác, vào lúc bắt đầu quan sát chúng bằng tuệ bên trong xương, bên trong gân, bên trong thịt, bên trong da, từ đầu đến bàn chân, sau đó, thiền theo những trạng thái này trong thân như là một tổng thể. Cố gắng chỉ tập trung tâm theo 4 ‘giới’ (dhātu) : ‘địa giới (paṭhavī dhātu), thủy giới (āpo dhātu), hỏa giới (tejo dhātu), phong giới (vāyo dhātu)’; ‘địa giới (paṭhavī dhātu), thủy giới (āpo dhātu), hỏa giới (tejo dhātu), phong giới (vāyo dhātu)’; v.v…, thiền không quá nhanh cũng không quá chậm. Nếu thiền như vậy nhiều lần, điều chi sẽ xảy ra?

Tassevaṃ vayama manassa nacireneva dhātuppabhedavabhasanapaññapariggahito sabhava dhammārammaṇatta appanaṃ appatto Upacāramatto Samādhi uppajjati (Vism, XI, 42) – nếu bậc tu tiến làm cho tinh tấn như vậy thì không lâu sau, việc phân biệt thấy biết rõ về ‘giới’ (dhātu) trở nên rõ ràng bằng chính ánh sáng của tuệ của vị ấy. Do vì bắt lấy trạng thái thực tính làm cảnh, dù như thế nào, vị ấy không đạt đến ‘an chỉ định’ (appanā samādhi); mà chỉ đạt ‘định dục giới’ (kāmāvacara samādhi), gọi là ‘cận định’ (upacāra samādhi).

Tuy không thể đạt được ‘an chỉ định’ (appanā samādhi), mức độ cao nhất của ‘định dục giới’ (kāmāvacara samādhi), gọi là ‘cận định’ (upacāra samādhi) sinh khởi. Trong trường hợp này, có hai việc cần được giải thích rõ: thứ nhất là có ánh sáng của tuệ; thứ hai là chỉ có thể đạt đến ‘cận định’ (upacāra samādhi).

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *