ÁNH SÁNG CỦA TUỆ – CHƯƠNG 13 – TỪ NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM (ĀNĀPĀNASATI) ĐẾN THIỀN VÔ SẮC (ARŪPA JHĀNA)

PHẦN II

– CHƯƠNG 13 –
TỪ NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM (ĀNĀPĀNASATI)
ĐẾN THIỀN VÔ SẮC (ARŪPA JHĀNA)

 

(Chương này là phần chính của thời nói pháp (dhamma) về Hatthipala Jataka cho sinh viên Đại Học Mawlamyaing. Thời nói cũng gồm phần trích dẫn từ thời nói pháp về Natha Sutta, Assaji Sutta and Ānāpānasati Sutta)

 

Hướng Dẫn Trước Khi Tu Tập

Trong tu viện này, một thiền sinh có thể tu tập thiền ‘niệm theo hơi thở vào và hơi thở ra’ (Ānāpānasati) khi mới bắt đầu thiền hay sau khi đã tu tập thiền thành công theo 4 ‘giới’ (dhātu) nghiệp xứ (dhātu kamaṭṭhāna). Nếu vị ấy chọn cách thứ hai là sau khi củng cố định (samādhi) bằng cách thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu) và nếu ánh sáng trở nên ổn định, thiền sinh có thể chuyển sang thiền theo 32 phần của thân; sau khi thành công vị ấy chuyển sang thiền theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng bằng cách của thiền xương. Sau khi đạt đến thiền (jhāna) thứ tư theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng vị ấy chuyển sang bốn thiền bảo hộ, sau đó vị ấy chuyển sang tu tập thiền quán (vipassanā). Chỉ khi tuệ quán (vipassanā) đạt được một cách đúng đắn, kế đến vị ấy chuyển sang tu tập ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati). Ở giai đoạn đó hầu hết thiền sinh thành công ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati) trong một hay hai thời ngồi. Đối với thiền sinh nào chuyển sang tu tập ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati), sau khi xuất khỏi thiền (jhāna) thứ tư của ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng thì bởi vì sức mạnh ủng hộ (sức mạnh cận y upanissaya satti) của thiền (jhāna) thứ tư ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng, và cũng do sức mạnh của định (samādhi) được làm vững chắc bằng tuệ quán (vipassanā ñāṇa), ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati) có thể được tu tập dễ dàng. Một ví dụ về cách tu tập này có thể được tìm thấy trong Mahā Rāhulovāda Sutta. Trong Sutta đó, Đức Phật Buddha đã dạy Tôn giả Rāhula thiền theo 6 ‘giới’ (dhātu). Chỉ sau đó Đức Phật Buddha tiếp tục dạy vị ấy ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati). Cho nên nó có thể được chuyển từ một thiền (nghiệp xứ kammaṭṭhāna) sang thiền khác. Nếu định (samādhi) ổn định, nó có thể được chuyển. Nhưng thời nói pháp tối nay sẽ là theo cách thứ nhất, đó là thiền sinh mới bắt đầu tu tập ra sao, dùng ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati) là thiền lúc khởi đầu.

Một nguyên tắc quan trọng phải được tuân theo ở giai đoạn đầu hoặc khi ‘ấn tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna nimitta) lần đầu xuất hiện được đề cập trong Visuddhimagga, trang 278. Athānena taṃ nimittaṃ neva vaññato manasi kātabbaṃ, na lakkhaṇato paccavekkhitabbaṃ (Vism, Vlll, 221). Có ba loại ‘ấn tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna nimitta): ‘chuẩn bị tướng’ (parikamma nimitta), học tướng (uggaha nimitta)[95] và tợ tướng (paṭibhāga nimitta)[96]. Hơi thở vào và hơi thở ra ở giai đoạn đầu được gồm vào ‘chuẩn bị tướng’ (parikamma nimitta). Neva vaṇṇato manasi kātabbaṃ – không chú ý theo màu của ấn tướng (nimitta). Khi ấn tướng (nimitta) xuất hiện đầu tiên lúc bắt đầu nếu thiền sinh chú ý theo màu của nó, thì đó là chuyển sang thiền theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) màu; đó không còn là ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati).

Điểm khác là nếu thiền sinh chú ý theo trạng thái thực tính gọi là 4 đại ‘giới’ (dhātu) của hơi thở, nhất là trạng thái của gió/ phong giới (vāyo dhātu) thì đó trở thành ‘giới nghiệp xứ’ (dhātukammaṭṭhāna), thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu); đó không còn là ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati). Cho nên thiền sinh không nên chú ý theo những trạng thái thực tính.

Hơn nữa, không chú ý theo đó là trạng thái phổ thông (sammasana lakkhaṇa) như là ‘thở vào, sanh và diệt, vô thường (anicca)’, ‘thở ra, sanh và diệt, vô thường (anicca)’. Đây là vì thở vào và thở ra ở giai đoạn này vẫn là một pháp chế định (paññatti). Pháp chế định (paññatti) không phải là pháp (dhamma) để thiền quán (vipassanā) vì chỉ pháp siêu lý (paramattha) mới là cảnh của tuệ quán (vipassanā). Bất cứ tâm nào sanh nương vào sắc ý vật (hadaya vatthu) có sức mạnh làm nhân/ duyên trợ cho hơi thở vào và hơi thở ra. Những ai muốn chuyển sang pháp siêu lý (paramattha) phải phân tích 4 ‘giới’ (dhātu) của ‘sắc do tâm trợ sanh/sắc tâm’ (cittaja rūpa) này (tức là hơi thở). Chúng là những ‘hạt/ bọn’ (kalāpa) nhỏ. Hơi thở vào là những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) rất vi tế. Hơi thở ra cũng là những ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) tế. Trong mỗi bọn (kalāpa) có 8 thứ ‘sắc’ (rūpa): địa (paṭhavī), thủy (āp)o, hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí hay mùi (gandha), vị (rasa), vật thực nội (ojā). Khi ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu) của một bọn (kalāpa) và ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu) của bọn (kalāpa) khác dội vào nhau thì âm thanh phát sanh. Đó là âm thanh của hơi thở. Cả thảy 9 thứ. Thiền sinh nào có khả năng quan sát theo 8 thứ ‘sắc’ (rūpa) này có phương pháp có thể thiền theo trạng thái vô thường (anicca) bằng cách quan sát theo sự sanh và diệt của chúng; khổ (dukkha), bằng cách quan sát theo tính liên tục bị áp bức bởi sự sanh và diệt của chúng; vô ngã (anatta), không linh hồn, không tồn tại một cốt lõi bền vững. Không đạt đến giai đoạn này, nếu bậc tu tiến thiền vô thường (anicca) theo pháp chế định (paññatti) thì đó không phải là cách của ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati). Cho nên thiền sinh nào mong muốn củng cố định (samādhi) qua ‘nghiệp xứ niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati kammaṭṭhāna) phải không chú ý theo trạng thái thực tính (sabhāva lakkhaṇā) của 4 ‘giới’ (dhātu) và theo sự sanh và diệt gọi là trạng thái phổ thông (sammañña lakkhaṇa). Bây giờ đó chỉ là giai đoạn định (samādhi) lấy pháp chế định (paññatti) đó là hơi thở làm cảnh, đề mục của thiền.

 

Hướng Dẫn Tu Tập

Bạn có thể bắt đầu tu tập ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati) bằng cách tập trung theo hơi thở vào và hơi thở ra đang chạm ở lỗ mũi hay môi trên. Bậc tu tiến có thể hỏi, người tu tập cần phải tập trung theo hơi thở hay sự xúc chạm? Bậc tu tiến cần phải tập trung theo hơi thở. Hơi thở đang chạm ở nơi nào rõ nhất ở lỗ mũi hay môi trên. Sự xúc chạm được quan sát theo bằng thiền khác, đó là ‘danh nghiệp xứ’ (nāma kammaṭṭhāna). Đó là quan sát về ‘danh pháp’ (nāmadhamma), ‘danh pháp’ dựa vào xúc xứ (phoṭṭhabba dhātu) (đó là ‘danh pháp’ lấy cảnh xúc làm cảnh). Cho nên, bậc tu tiến chỉ nên thiền theo hơi thở đang chạm mà không theo sự xúc chạm. Ý nghĩa khác nhau. Chỉ thiền theo sự xúc chạm là thiền/ ‘nghiệp xứ’ (kammaṭṭhāna) khác. Thiền theo hơi thở ở chỗ đang chạm là ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati). Cho nên thiền này cần ‘niệm’ (sati) và ‘tuệ’ (paññā) mạnh.

Cho nên, bậc tu tiến cần phải cố gắng tập trung theo hơi thở vào và hơi thở ra theo cách này. Nếu thiền sinh xét thấy rằng vị ấy không thể tập trung tốt dù sau một hoặc hai thời ngồi, thì vị ấy cần phải dùng phương pháp đếm. Điều này sẽ giúp vị ấy phát triển sự tập trung. Thiền sinh cần phải đếm sau khi kết thúc mỗi hơi thở như vầy: ‘Thở vào, thở ra, một’, ‘thở vào, thở ra, hai’, ‘thở vào, thở ra, ba’, v.v… ‘thở vào, thở ra, tám’. Vị ấy cần phải đếm ít nhất đến năm và không vượt quá mười. Bạn được khuyến khích đếm đến tám vì sự kính trọng đối với nhóm Tám Chi Thánh Đạo mà bạn đang cố gắng phát triển. Bạn cần phải xác định rằng bạn sẽ không để tâm của bạn trôi đi hay lang thang khỏi mỗi bộ tám. Bạn chỉ nên tỉnh giác theo hơi thở. Do sự tập trung liên tục theo hơi thở này trong mỗi bộ tám, tâm sẽ trở nên yên tịnh. Tốt hơn là tập trung theo hơi thở ít nhất một giờ sau khi tâm yên tịnh để làm nó vững chắc.

Nếu bạn có khả năng làm như vậy thì bạn nên bỏ đếm và tiến lên giai đoạn kế. Nếu bạn đang thở vào một hơi thở dài, bạn biết rằng đó là một hơi thở vào dài; hoặc đang thở ra một hơi thở dài bạn biết rằng đó là một hơi thở ra dài. Tương tự nếu bạn đang thở vào một hơi thở ngắn, bạn biết rằng đó là một hơi thở vào ngắn; hoặc đang thở ra một hơi thở ngắn bạn biết rằng đó là một hơi thở ra ngắn. Dài hoặc ngắn ở đây là chi? Đó là khoảng thời gian. Nếu lấy một thời gian hơi thở dài thì đó là một hơi thở dài và nếu lấy một thời gian hơi thở ngắn thì đó là một hơi thở ngắn. Thở bình thường và không cố gắng làm hơi thở dài hoặc ngắn. Không thầm gán cho cái tên là ‘dài’ hay ‘ngắn’. Tuy nhiên nếu bạn phải dùng cái tên, thì chỉ có cái tên như là ‘hơi thở vào, hơi thở ra’ hoặc ‘thở vào, thở ra’. Chỉ tỉnh giác nếu hơi thở là dài hay ngắn; nhưng sự tập trung vẫn phải theo hơi thở đang xúc chạm ở lỗ mũi hoặc môi trên. Không đi theo hơi thở vào trong thân hoặc ở ngoài thân. Nếu thiền sinh đi theo hơi thở vào trong hoặc ở ngoài thân vị ấy sẽ không thể làm cho hoàn thiện sự tập trung của vị ấy. Cho nên tốt hơn là tập trung như vậy theo hơi thở đang xúc chạm ở lỗ mũi hoặc môi trên đến một, hai hoặc ba giờ đồng hồ.

Tuy nhiên đối với người có thể tập trung yên tịnh như vậy và chưa có ấn tướng (nimitta) xuất hiện, thì họ cần phải tiến lên giai đoạn kế. Thiền sinh cần phải tỉnh giác theo toàn hơi thở liên tục từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc. Bạn không nên thầm gán cho cái tên là ‘đầu, giữa, cuối’. Nhưng nếu bạn phải gán cho cái tên thì gán cho cái tên như chỉ là ‘hơi thở vào, hơi thở ra’ hoặc ‘thở vào, thở ra’ và biết toàn hơi thở từ lúc bắt đầu đến kết thúc đang chạm tại một nơi trên lỗ mũi hay môi trên, không có đi theo nó vào trong thân hay ở ngoài. Nếu thiền sinh có khả năng tập trung theo cách này đến một hay hai giờ đồng hồ thì ấn tướng (nimitta) có thể sanh.

Tuy nhiên dù ấn tướng (nimitta) sanh hay không, bạn cần phải tiếp tục đến giai đoạn kế. Ở giai đoạn này bạn thầm lập nguyện ‘Mong cho hơi thở thô của tôi được yên lặng’. Dần dần hơi thở sẽ tự nó trở nên yên lặng, nhẹ nhàng, vi tế và yên tịnh. Bạn phải không chủ định, không cố ý làm cho hơi thở yên tịnh hay vi tế. Nếu bạn chủ định, cố ý làm cho hơi thở yên tịnh thì dần dần bạn sẽ thở hổn hển và trở nên mệt. Nếu hơi thở tự trở nên vi tế và tâm được yên tịnh theo hơi thở, bằng sức mạnh của thiền hầu hết thiền sinh không cảm nhận đầu, mũi, hay thân; mà chỉ có sự tồn tại của hơi thở và tâm đang thiền theo hơi thở. Khi ấy bạn không thể nhận thấy ‘tôi’ hay ‘anh ấy’. Vào lúc ấy chỉ có tâm tập trung cố định theo hơi thở. Nếu tâm được yên tịnh và tập trung theo hơi thở đến một giờ thì trong thời gian đó, sự liên kết với thế giới không bị cắt đứt phải chăng? Nó bị cắt đứt. Nó trở thành thiện (kusala) cao hơn. Thiện này trở nên hơi gần với cận định (upacāra samādhi).

Nhờ có sự hiện diện của ‘cần’ (viriya) trong sự tập trung và pháp tròn đủ (pāramī), ấn tướng (nimitta) có thể sanh ở giai đoạn này. Ấn tướng (nimitta) có thể xuất hiện với những người khác nhau theo những cách khác nhau. Nó có thể có vẻ giống như sợi chỉ trắng, một ánh sáng trắng dài, một ngôi sao, một đám mây hay len cotton trắng. Nó có thể xuất hiện với một số như phủ cả khuôn mặt hoặc như mặt trời hay mặt trăng hay một ngọc trai hay đá ruby. Nó xuất hiện với những người khác nhau theo những cách khác nhau. Vì nó bị trợ sanh bởi ‘tưởng’ (saññā). Dù là ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (Ānāpānasati) chỉ là một đề mục thiền, có thể trợ sanh nhiều loại ấn tướng (nimitta) tùy theo ‘tưởng’ (saññā) của mỗi cá nhân.

ℋơi thở có thể trở thành khói màu xám lúc bắt đầu. Khi ấy nếu bạn duy trì tâm yên tịnh theo hơi thở, chỉ khi ấy hơi thở và khói màu sẽ trở thành một, không có sự khác nhau nào. Sau đó, nếu tâm được yên tịnh và tập trung theo hơi thở, nó trở thành màu trắng, dù nó là trắng, nếu bạn chỉ tập trung theo hơi thở, thì hơi thở trở thành ấn tướng (nimitta) và ấn tướng (nimitta) trở thành hơi thở. Nếu hơi thở và ấn tướng (nimitta) trở thành một, không có sự khác nhau nào, thì khi bạn tập trung theo hơi thở là bạn cũng đang tập trung theo ấn tướng (nimitta); và khi bạn tập trung theo ấn tướng (nimitta) là bạn cũng đang tập trung theo hơi thở. Nếu như vậy, thiền của bạn tốt và đúng. Nếu ấn tướng (nimitta) trở nên ổn định và nếu bạn chỉ chú ý theo ‘ấn tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna nimitta), không có chú ý theo hơi thở thì tâm sẽ trở nên định theo ấn tướng (nimitta) trong khi ấy. Khi thiền sinh đã vươn tới giai đoạn này, điều quan trọng là không thầm điều khiển hay chơi với ấn tướng (nimitta). Bạn không nên làm nó đi xa khỏi bạn và không cố ý thay đổi hình dạng hay sự xuất hiện của nó. Nếu bạn làm như vậy định của bạn sẽ không phát triển. Ấn tướng (nimitta) sẽ có thể biến mất.

Tuy nhiên nếu ấn tướng (nimitta) xuất hiện cách xa lỗ mũi thì không có sức mạnh để chuyển sang ‘thiền an chỉ định’ (appanā jhāna samādhi). Tại sao? Vì đó là một nguyên tắc quan trọng đối với ‘nghiệp xứ niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati kammaṭṭhāna). Chú giải đã đề cập rằng ‘tu tiến định niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānasati samādhi bhāvanā) có thể được hoàn thành chỉ nếu ‘niệm tu tiến’ (bhāvanā sati) có khả năng thiền ở tại nơi hơi thở xúc chạm. Nếu vị ấy tập trung ở bên ngoài, bỏ quên hơi thở ở nơi xúc chạm, điều đó rất khó để đạt đến thiền định (jhāna samādhi). Cho nên khi ấn tướng (nimitta) cách xa, bậc tu tiến không nên chú ý theo ấn tướng (nimitta); mà chỉ nên chú ý theo hơi thở được rõ ràng ở một nơi. Do đó hơi thở và ấn tướng (nimitta) có thể trở thành một. Khi ấn tướng (nimitta) là màu khói hơi xám đó là ‘chuẩn bị tướng’ (parikamma nimitta) ở giai đoạn ‘chuẩn bị định’ (parikamma samādhi). Nếu nó trở thành trắng như một đống cotton, ấn tướng (nimitta) này được gọi là ‘học tướng’ (uggaha nimitta), nó trở nên khá cao. Nếu ‘học tướng’ (uggaha nimitta) trắng này được ổn định, vững vàng thiền sinh phải cố gắng làm cho tâm yên tịnh và tập trung theo nó. Ở giai đoạn này trong việc cố gắng làm như vậy, bạn không nên chú ý theo màu của ấn tướng (nimitta); mà chú ý theo nó chỉ là ấn tướng (nimitta).

Ví dụ, có một ly nước đầy. Một viên ngọc trai được đặt trong đó. Như ví dụ này, chỉ xuyên tâm vào ấn tướng (nimitta). Không kiểm tra, nghiên cứu. Không cần thiết kiểm tra, nghiên cứu là vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta). Không cần thiết kiểm tra, nghiên cứu dù nó nóng hay lạnh, cứng hay mềm; và không cần thiết chú ý theo màu của ấn tướng (nimitta). Nếu vị ấy đã cố gắng như vậy, ấn tướng (nimitta) sẽ chuyển từ giai đoạn trắng sang giai đoạn rất sáng chói tợ như sao Kim Venus. Một ấn tướng (nimitta) như vậy được gọi là ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta). Nếu đạt được ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta), cố gắng làm cho tâm yên tịnh và tập trung theo nó. Nếu tâm được yên tịnh và tập trung theo ấn tướng (nimitta) đến một hoặc hai giờ đồng hồ, hầu hết thiền sinh có thể dễ dàng quan sát theo những chi thiền (jhāna) nếu họ xem lại chúng trong khi ấy.

Đây là cho hầu hết thiền sinh. Tuy nhiên có một số người xem lại theo chúng bằng cách đoán. Cho nên phương pháp chỉ rõ, xác định theo phương pháp ‘Vô Tỷ Pháp’ (Abhidhamma) của Đức Phật hay kinh nghiệm thực hành của thiền sinh đang thiền theo ấn tướng (nimitta); đó là, tâm sanh nương trên ‘sắc ý vật’ (hadaya vatthu) tồn tại trong tim. Kế đến tâm thiền sinh khởi nương trên ‘sắc ý vật’ (hadaya vatthu) đang sanh dựa vào cái gì? Khi tâm lộ (vīthi citta) không sanh thì tâm hữu phần (bhavaṅga citta) sáng tỏ đang sanh. Trạng thái tự nhiên của tâm hữu phần (bhavaṅga citta) này bị ngưng nếu tâm lộ (vīthi citta) sanh. Nếu tâm lộ không đang sanh, nó lại xuất hiện.[97] Nó là tâm hữu phần (bhavaṅga citta) chủ. Một số nhà triết học đã giải thích tâm hữu phần (bhavaṅga citta) chủ này là tiềm thức hay tâm không có ý thức. ‘Vô Tỷ Pháp’ (Abhidhamma) của Đức Phật không khớp với sự giải thích này vì Catu bhūmaka cittañhi no vijānanalakkhaṇaṃ nāma natthi – không có tâm (citta) nào không biết cảnh nếu tâm sanh trong bốn cõi như Dục giới (Kāmāvacara), Sắc giới (Rūpavacara), Vô sắc giới (Arūpavacara) và Siêu thế (Lokuttara). Tất cả tâm đều biết cảnh. Tuy nhiên điều gì đang xảy ra với tâm hữu phần (bhavaṅga citta)? Nó không biết bất cứ cảnh hiện tại nào. Nó chỉ biết cảnh đã bắt lấy bởi ‘đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana). Tâm cận tử vào lúc gần tử trong kiếp sống quá khứ chỉ có thể là một trong ba tâm này: Cảnh nghiệp (kamma), ‘nghiệp tướng/điềm nghiệp’ (kamma nimitta), ‘thú tướng/điềm sanh’ (gati nimitta). Chúng ta không thể gọi nó là tâm không có ý thức chỉ vì nó không biết cảnh hiện tại. Có một cảnh nó đang biết. Dù sao đối với người đang tu tập thiền, nếu vị ấy có khả năng làm cho tâm yên tịnh và tập trung định theo ‘ấn tướng của hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna nimitta) đến một hoặc hai giờ đồng hồ v.v…, kế đến ánh sáng tỏa sáng sáng chói trong khi ấy. ‘Tợ tướng của hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta) tỏa sáng sáng chói. Do tâm đang thiền, ánh sáng đang tỏa sáng. Ánh sáng đang tỏa sáng trong tất cả hướng xung quanh thân. Khi ấy ánh sáng có thể trở nên mạnh mẽ và nếu hướng sự quan sát về ‘sắc ý vật’ (hadaya vatthu) trong tim với sự trợ giúp của ánh sáng này – Pabhāssaramidaṃ bhikkhave cittaṃ, (Angguttara Nikāya, Eka Nipāta) – tâm hữu phần (bhavaṅga citta) chủ đang tỏa sáng sáng chói có thể được tìm thấy.

Rồi một người có thể hỏi, ‘Nếu như vậy, thưa Đại đức, có ánh sáng trong tâm phải chăng?’ Điều đó không như vậy. Tâm tu tiến chỉ tịnh (samatha bhāvanā) và ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhāvanā) là ‘tâm tinh lương, cao quí’ (panīta citta). Đó là tâm ở một trạng thái cao hơn. ‘Sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa) không chỉ sinh khởi do tâm ở một trạng thái cao hơn, mà chúng cũng còn sanh do tâm ‘bất thiện’ (akusala) ti hạ, thấp hèn (hīna). Mỗi tâm sinh khởi nương trên ‘sắc ý vật’ (hadaya vatthu) có khả năng trợ cho sắc tâm (cittaja rūpa) sanh. Khi ấy, khi những sắc tâm này lan khắp toàn thân và tùy theo sức mạnh của tuệ (nāṇa) được đi cùng theo từng ‘tâm tu tiến chỉ tịnh’ (samatha bhāvanā) hay ‘tâm tu tiến minh sát’ (vipassanā bhāvanā), cảnh sắc (rūpārammaṇa) gọi là ‘màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu) thì rất sáng. Hơn nữa nếu quan sát thêm nữa, mỗi ‘bọn sắc tâm’ (cittaja kalāpa) có 4 ‘giới’ (dhātu) : địa (paṭhavī); thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo). Trong 4 ‘giới’ (dhātu) này, ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) được gọi là quí tiết (utu). ‘Hỏa giới’ (tejo dhātu) này được gọi là quí tiết (utu) có thể trợ sanh nhiều thế hệ bọn (kalāpa) mới. Nếu phân tích, mỗi bọn (kalāpa) bị trợ bởi ‘hỏa giới’ (tejo dhātu) có 8 thứ sắc: địa (paṭhavī), thủy (āpo), hỏa (tejo), phong (vāyo), sắc màu (vaṇṇa), khí hay mùi (gandha), vị (rasa) và vật thực nội (ojā). Mỗi ‘bọn sắc do quí tiết trợ sanh’ (utuja rūpa kalāpa) có ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) gọi là ‘màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu). ‘Cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) này là một ‘sắc’ (rūpa) sáng chói. Cho nên có ánh sáng trong ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) bị trợ bởi ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ; nhưng ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ thì không sáng chói. ‘Màu sắc giới’ (vaṇṇa dhātu), ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa) hiện diện trong ‘bọn sắc tâm’ (cittaja rūpa kalāpa) bị trợ bởi ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ và hiện diện trong ‘bọn sắc quí tiết’ (utuja rūpa kalāpa) của nó thì sáng chói. Như vậy, nếu ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ xảy ra liên tục thì do ‘bọn sắc tâm’ (cittaja rūpa kalāpa) và ‘bọn sắc quí tiết’ (utuja rūpa kalāpa) thì cũng liên tục đang sanh, Đức Phật đã dạy rằng Pabhāssaramidaṃ bhikkhave cittaṃ – ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) thì sáng tỏ. Đó là tính sáng tỏ tự nhiên.[98] Nó ví như một tấm gương. Khi thiền sinh có khả năng đạt được ‘tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta) sáng chói, chú ý theo tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ và có thể quan sát theo nó, kế đến ‘tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta) mà vị ấy đang thiền theo xuất hiện trong tấm gương này đó là tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ. Khi ‘tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta) này rọi/ chiếu sáng tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ, khi ấy thiền sinh có thể thấy rõ 5 chi thiền (jhāna): tầm (vitakka), tứ (vicāra), hỷ (pīti), lạc (sukha), định (ekaggatā).

Sau khi có khả năng đạt đến thiền (jhāna) đến một hoặc hai giờ đồng hồ kế đến xuất khỏi thiền đó, quan sát theo sắc ý vật (hadaya vatthu) về phần năm chi thiền (jhānaṅga). Vì định này sanh nương trên sắc ý vật (hadaya vatthu), năm chi thiền (jhānaṅga) rõ ràng:

1)     Tầm (vitakka): sự đưa, đặt tâm áp vào lúc ban đầu; đó là áp tâm vào cảnh ‘tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta).

2)     Tứ (vicāra): duy trì sự áp tâm; liên tục duy trì tâm theo ‘tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta).

3)     Hỷ (pīti): vui/ mừng về cảnh ‘tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta).

4)     Lạc (sukha): thọ lạc hay sung sướng/hạnh phúc phối hợp sự trải nghiệm ‘tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta).

5)     Định (ekaggatā): nhất tâm theo ‘tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta).

Khi bạn chỉ đang bắt đầu tu tập thiền (jhāna), bạn cần phải tu tập nhiều hơn để nhập vào thiền an chỉ[99] và không dùng nhiều thời gian xem lại/phản khán các chi thiền. Chỉ quan sát hay xem lại sau sự miệt mài mạnh mẽ. Hơn nữa nếu tuệ của bạn không sắc bén lúc ban đầu bạn cần phải quan sát theo chúng từng pháp một. Sau khi tu tập miệt mài thêm, tuệ sẽ được sắc bén. Kế đến bạn phải có khả năng xem lại/phản khán theo năm chi thiền (jhānaṅga) cùng nhau. Nếu bạn có thể làm như vậy kế đến bạn cần phải tu tập pháp tự tại hay thuần thục về thiền (jhāna) thứ nhất. Có 5 pháp thuần thục:

1) Āvajjana vasitā – chuyển hướng thuần thục trong việc chuyển hướng nhanh chóng đến chi thiền; là khả năng quan sát theo, xác định những chi thiền sau khi xuất khỏi thiền.

2) Samāpajjana vasitā – nhập định thuần thục nhập nhanh chóng; là khả năng nhập thiền bất cứ khi nào bạn mong muốn.

3) Adhiṭṭhāna vasitā – quyết định thuần thục quyết định trú; là khả năng trú trong thiền thời gian dài theo như bạn xác định trú.

4) Vuṭṭhāna vasitā – xuất định thuần thục trong việc xuất khỏi thiền vào thời gian đã định trước.

5) Paccavekkhaṇa vasitā – phản khán thuần thục phản khán nhanh chóng; là khả năng quan sát theo, xem kỹ lại những chi thiền.

Khi bạn trở nên thành thạo về năm pháp thuần thục, bạn có thể cố gắng tiến tới thiền (jhāna) thứ hai. Để làm điều này, bạn cần nhập vào thiền (jhāna) thứ nhất và sau khi xuất khỏi thiền thứ nhất, xem lại sự sai lỗi của thiền (jhāna) thứ nhất. Thiền (jhāna) thứ nhất thì gần với năm pháp ‘cái’ (nīvarana). Hơn nữa, những chi thiền gồm tầm (vitakka) và tứ (vicāra) trong thiền làm cho thiền (jhāna) thứ nhất ít yên tịnh hơn thiền (jhāna) thứ hai, là thiền không có tầm (vitakka) và tứ (vicāra). Vì vậy mong muốn loại trừ hai chi thiền (jhānaṅga) này, tập trung định theo ‘tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta). Theo cách này, bạn sẽ có khả năng đạt đến thiền (jhāna) thứ hai, trong đó ba chi thiền hiện diện là: hỷ (pīti), lạc (sukha), định (ekaggatā). Kế đến bạn cần phải tu tập pháp thuần thục về thiền (jhāna) thứ hai.

Khi bạn được thành công trong việc này và bạn muốn tu tập phát triển thiền (jhāna) thứ ba thì bạn cần phải xem lại sự sai lỗi của thiền (jhāna) thứ hai và thuận lợi của thiền (jhāna) thứ ba. Thiền (jhāna) thứ hai thì gần với thiền (jhāna) thứ nhất và thiền (jhāna) thứ ba thì yên tịnh hơn thiền (jhāna) thứ hai. Bạn cũng cần phải xem lại rằng chi thiền (jhānaṅga) hỷ (pīti) làm cho thiền (jhāna) thứ hai ít yên tịnh hơn thiền (jhāna) thứ ba, đó là thiền không có hỷ (pīti). Xem lại theo cách này sau khi xuất khỏi thiền (jhāna) thứ hai, bạn cần phải phát triển sự mong muốn đạt đến thiền (jhāna) thứ ba và kế đến lần nữa tập trung định theo ‘tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta). Theo cách này bạn sẽ có khả năng đạt đến thiền (jhāna) thứ ba có hai chi thiền (jhānaṅga) lạc (sukha) và định /nhất hành (ekaggatā). Kế đến bạn cần phải tu tập pháp thuần thục về thiền (jhāna) thứ ba.

Khi bạn thành công trong vấn đề này và bạn muốn tu tập phát triển thiền (jhāna) thứ tư thì bạn cần phải xem lại sự sai lỗi của thiền (jhāna) thứ ba và thuận lợi của thiền (jhāna) thứ tư. Bạn cần phải xem lại rằng chi thiền (jhānaṅga) lạc (sukha) làm cho thiền (jhāna) thứ ba ít yên tịnh hơn thiền (jhāna) thứ tư, là thiền không có chi thiền (jhānaṅga) lạc (sukha); hơn nữa bậc tu tiến có thể bị dính mắc vào lạc (sukha). Xem lại theo cách này sau khi xuất khỏi thiền (jhāna) thứ ba bạn cần phải phát triển sự mong muốn đạt đến thiền (jhāna) thứ tư và lần nữa tập trung định theo ‘tợ tướng hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna paṭibhāga nimitta). Theo cách này bạn sẽ có khả năng đạt đến thiền (jhāna) thứ tư có xả (upekkhā) và định /nhất hành (ekaggatā). Khi bậc tu tiến đã đạt đến thiền (jhāna) thứ tư, điểm đặc trưng riêng của thiền (jhāna) thứ tư là không có hơi thở. Bạn cần phải tu tập pháp thuần thục về thiền (jhāna) thứ tư.

Chuyển Sang Thiền ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa)

Trong Nimitta Sutta trong Aṅguttara Nikāya Tika Nipatta, Đức Phật đã dạy rằng ‘tâm tu tiến’ (bhāvanā citta) của cả hai thiền chỉ tịnh (samatha) và thiền quán, minh sát (vipassanā) có ánh sáng chói rực rỡ. Vì vậy khi ánh sáng này sanh sáng rực rỡ trong giai đoạn thiền (jhāna) thứ tư thiền sinh cần phải làm điều gì? Đây là cơ hội cho những ai có sự mong muốn chuyển sang thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa). Trước đó, trước tiên họ cần phải tu tập để làm cho ánh sáng mạnh hơn và vững vàng, ổn định hơn. Với ánh sáng này quan sát trong tự thân của bậc tu tiến – tóc, lông, móng, răng, da v.v… Có 32 phần của thân . Tuy nhiên trước tiên thiền sinh cần phải chia chúng thành nhóm, mỗi nhóm năm phần của thân và kế đến thiền theo chúng từng nhóm một. Nếu bạn thành công trong việc quan sát theo tất cả 32 phần của thân theo cách này thì bạn cần phải quan sát tất cả 32 phần của thân từ tóc đến nước tiểu cùng nhau cùng lúc. Và kế đến từ nước tiểu đến tóc cùng lúc; rồi lần nữa từ tóc đến nước tiểu. Nếu bạn có khả năng thiền theo chiều thuận và theo chiều ngược như vậy thành công và liên tục, điều đó như đang nhìn 32 trụ của hàng rào từ một căn nhà. Nếu bạn đếm từng trụ một thì nó sẽ mất một thời gian dài; vì vậy bạn không đếm. Bằng cách nhìn vào những trụ từ trái sang phải và từ phải sang trái thì bạn có khả năng thấy tất cả 32 trụ mà không đếm từng trụ. Tương tự, quan sát theo 32 phần của thân khá nhanh và bạn sẽ trở nên thành thạo.

Kế đến chuyển sang thiền theo 32 phần của thiền sinh đang ngồi phía trước bạn (trong thiền đường). Thiền từ tóc đến nước tiểu và từ nước tiểu đến tóc nhanh chóng. Nếu bạn có khả năng thiền theo pháp ngoại phần (bahiddhā) như vậy thì lần nữa thiền theo 32 phần của thân nội phần (ajjhata) của chính bạn. Kế đến lần nữa pháp ngoại phần (tức là của thiền sinh phía trước bạn). Thiền luân phiên theo cách này. Nếu bạn thành công thì bạn cần phải thiền theo 32 phần của thân của những thiền sinh khác trong thiền đường, từng thiền sinh một. Nhưng bạn phải không tưởng tượng. Bạn phải quan sát bằng ánh sáng như chiếu sáng xuyên qua các vật bằng ánh đèn pin. Nếu bạn có thể quan sát theo cách này thì theo 32 phần nội phần và kế đến ngoại phần, từng người một. Sau đây hướng ánh sáng của bạn ra bên ngoài thiền theo 32 phần của thân của người nhân loại và bàng sanh bên ngoài. Thiền theo pháp ngoại phần như vậy, bạn có thể đưa ánh sáng của bạn xa hơn càng tốt. Nếu bạn thành công thì bạn có thể chuyển sang thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa). Theo nghiên cứu trên kinh nghiệm của những thiền sinh, điều dễ hơn là chuyển sang thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) từ thiền theo 32 phần của thân .

1) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Trắng

Trong số những ‘biến xứ’ (kasiṇa) khác nhau, Đức Phật đã nhấn mạnh về ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng; cho nên thiền sinh được hướng dẫn bắt đầu với thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. Chúng tôi lấy ví dụ về một thiền sinh sẽ được chuyển từ thiền theo xương thân phần ngoại phần sang ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. Thiền sinh này là một người lão luyện về thiền theo 32 phần của thân cần phải thiền theo toàn bộ xương hoặc chỉ xương sọ của thiền sinh phía trước vị ấy. Nếu nó không thích hợp để thiền theo toàn bộ xương và nếu tốt hơn là thiền theo xương sọ thì chỉ thiền theo xương sọ, thì chỉ lấy màu trắng của xương sọ làm cảnh và thiền theo nó. Thầm gán cho là ‘trắng, trắng, …’. Dần dần hình dạng của xương sọ hay bộ xương sẽ biến mất và ấn tướng (nimitta) vòng tròn trắng sẽ xuất hiện. Nếu tiếp tục thiền theo vòng tròn trắng này, gán cho là ‘trắng, trắng, …’ thì nó sẽ trở nên rất sáng chói. Cố gắng tập trung tâm theo màu trắng rất sáng chói này đến một hoặc hai giờ đồng hồ.

Đối với những ai có pháp tròn đủ (pāramī) tốt, vòng tròn trắng sẽ tự động mở rộng ra. Tuy nhiên đối với những ai có pháp tròn đủ (pāramī) yếu vòng tròn trắng sẽ vẫn giữ nguyên. Trong trường hợp này, sau khi có khả năng cố định tâm theo nó đến một hoặc hai giờ đồng hồ, nghĩ thầm quyết tâm mở rộng nó 3 inches/7.62 cm. Nếu vòng tròn trắng rung lắc/lay chuyển thì làm nó ổn định bằng cách thầm gán cho là ‘trắng, trắng, …’. Khi nó trở nên ổn định, dần dần mở rộng nó thêm nữa. Một foot/ 30.48 cm, kế đến 2 feet/60.96 cm kế đến 2 yards/1.8288 mét, rồi 4 yards. 3.6576 mét theo tất cả hướng. Sau khi mở rộng nếu bạn thấy màu trắng trong tất cả hướng cũng như chính thân của bạn (là trắng), cố gắng tập trung tâm theo nó. Ví như mắc một cái mũ trên một điểm của một cái tường trắng, đặt tâm theo bất cứ phần trắng đơn lẻ mà bạn đã chọn. Nếu màu trắng trở nên sáng chói hơn và tâm bạn có khả năng tập trung theo nó đến một hoặc hai giờ đồng hồ thì 5 chi thiền (jhānaṅga) sẽ xuất hiện. Tu tập 5 pháp tự tại/ thuần thục về thiền (jhāna) thứ nhất này. Kế đến với sự mong muốn loại trừ tầm (vitakka) và tứ (vicāra), thiền theo màu trắng; tầm (vitakka) và tứ (vicāra) sẽ bị lướt qua. Ba chi thiền (jhānaṅga) [hỷ (pīti), lạc (sukha), định/nhất hành (ekaggatā)] sẽ xuất hiện. Kế đến cố gắng được thiện xảo trong 5 pháp thuần thục về thiền (jhāna) thứ hai. Tiếp tục loại trừ hỷ (pīti) và kế đến bạn đạt đến thiền (jhāna) thứ ba chỉ với lạc (sukha) và định/nhất hành (ekaggatā). Sau khi tu tập 5 pháp thuần thục về thiền (jhāna) thứ ba, loại trừ lạc (sukha) và bạn sẽ đạt đến thiền (jhāna) thứ tư có hai chi thiền (jhānaṅga) xả (upekkhā) và định/nhất hành (ekaggatā). Sau khi đạt đến thiền (jhāna) thứ tư theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng bạn có thể chuyển sang thiền theo những ‘biến xứ’ (kasiṇa) còn lại.

2) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Nâu

Để chuyển sang ‘biến xứ’ (kasiṇa) nâu, cùng cách thiền theo tóc của thiền sinh phía trước bạn. Lấy màu của tóc làm cảnh của thiền. Nếu hình dạng của tóc biến mất và ấn tướng (nimitta) vòng tròn nâu sinh khởi thì mở rộng nó đến tất cả hướng. Sau khi mở rộng nó đến tất cả hướng, thiền theo nó để lần lượt dần đạt đến thiền (jhāna) thứ tư.

3) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Vàng

Đối với ‘biến xứ’ (kasiṇa) vàng, thiền theo nước tiểu hay mỡ của thiền sinh phía trước bạn. Lấy màu vàng của nó làm cảnh của thiền. Nếu nước tiểu hay mỡ biến mất và chỉ còn ấn tướng (nimitta) vòng tròn vàng, cố gắng tập trung tâm của bạn theo nó. Nếu bạn có khả năng làm như vậy, mở rộng ‘biến xứ’ (kasiṇa) này đến tất cả hướng và thiền theo nó lần lượt dần đạt đến thiền (jhāna) thứ tư.

4) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Đỏ

Về phần ‘biến xứ’ (kasiṇa) đỏ, quan sát theo một trong những thân phần màu đỏ của thiền sinh phía trước bạn, ví dụ như máu. Nếu bạn quan sát theo máu, bạn cần phải nhìn máu tập trung xung quanh tim hay trong tim. Lấy màu của máu làm cảnh của thiền, gán cho là ‘đỏ, đỏ, …’ Máu sẽ biến mất và ấn tướng (nimitta) vòng tròn đỏ sẽ xuất hiện. Mở rộng ấn tướng (nimitta) vòng tròn đỏ đến tất cả hướng và cố gắng lần lượt dần đạt đến thiền (jhāna) thứ tư.

5) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Đất

Sau khi thành công về 4 ‘biến xứ’ (kasiṇa) màu, bạn có thể chuyển sang ‘biến xứ đất’ (paṭhavī kasiṇa). Trước tiên vẽ một vòng tròn trên mặt đất bằng một que ở một nơi đã chọn. Đất trên mặt đất không được đen hay quá đỏ. Hơn nữa nó không có đá trên đó hay cỏ đang mọc trên đó. Làm vòng tròn này bằng phẳng và nhìn nó với mắt mở trong khi đang đứng. Lấy vòng tròn đó làm cảnh của thiền, gán cho là ‘đất, đất, …’ (paṭhavī, paṭhavī, …). Không chú ý theo trạng thái cứng của đất. Nếu bạn làm như vậy thì toàn thân của bạn có thể trở nên cứng. Liên tục nhìn nó với mắt mở và kế đến nhắm mắt lại. Kế đến không lâu sau ‘ấn tướng biến xứ’ (kasiṇa nimitta) sẽ sanh. Tuy nhiên nếu ‘ấn tướng biến xứ’ (kasiṇa nimitta) không sanh với đôi mắt nhắm thì lần nữa thiền theo một trong những ‘biến xứ’ (kasiṇa) màu mà bạn đã từng thành công. Kế đến sau khi xuất khỏi định (samādhi), lần nữa nhìn vòng tròn trên mặt đất bằng cách liên tục mở và nhắm mắt. Kế đến bạn có thể có khả năng thấy ‘ấn tướng biến xứ’ (kasiṇa nimitta) với đôi mắt nhắm như nó trên mặt đất. Sau đó đến một nơi và ngồi để thiền. Lấy ‘ấn tướng biến xứ’ (kasiṇa nimitta) đó làm cảnh của thiền, gán cho là ‘đất, đất, …’ (paṭhavī, paṭhavī, …). Nếu ấn tướng (nimitta) đó biến mất, thì lần nữa thiền theo một trong những ‘biến xứ’ (kasiṇa) trước mà bạn đã thành công. Khi ánh sáng của định (samādhi) trở nên mạnh mẽ, hướng ánh sáng này về phía mặt đất nơi vòng tròn ban đầu đã được vẽ. Kế đến ấn tướng sẽ sanh bằng cách làm như vậy. Tuy nhiên, rất hiếm đối với một thiền sinh ở giai đoạn này gặp phải khó khăn này. Nó sẽ dễ dàng đối với hầu hết thiền sinh được thành công trong 4 ‘biến xứ’ (kasiṇa) màu trước. Khi ‘ấn tướng biến xứ đất’ (paṭhavī kasiṇa nimitta) trở nên rõ ràng, sạnh sẽ, sáng chói, mở rộng nó đến tất cả hướng. Sau khi đã mở rộng, nhìn một nơi đã chọn và lấy đó làm cảnh, thiền theo nó gán cho là ‘đất, đất, …’ (paṭhavī, paṭhavī, …).

6) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Nước

Bậc tu tiến có thể đến một dòng sông như sông Than Lwin (tên gọi của môt dòng sông ở Mawlamyaing, Myanmar) và nhìn nước dựa vào bờ sông. Nhìn nó thoải mái như bạn thích và thiền theo nó để đạt được biến xứ nước (āpo kasiṇa). Không chú ý theo trạng thái lạnh hoặc khác trong nó, bạn có thể cảm giác thân của bạn rất lạnh. Nó sẽ được dễ dàng nếu bạn chỉ tập trung theo nước chế định. Nếu có bất cứ khó khăn nào bạn có thể nhìn nước trong giếng hay trong nồi. Thiền theo nước này. Nếu nó trở thành ‘ấn tướng biến xứ nước’ (āpo kasiṇa nimitta) thì mở rộng nó đến tất cả hướng. Tập trung theo ấn tướng này để lần lượt đạt đến thiền (jhāna) thứ tư.

7) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Lửa

Người nào muốn thiền theo ‘biến xứ lửa’ (tejo kasiṇa) có thể lấy ngọn lửa mà bạn đã từng thấy trước đó làm cảnh. Ví dụ, ngọn lửa rừng cháy, ngọn lửa nhà cháy hoặc bất cứ lửa lớn nào bạn từng thấy trước đây. Làm sao? Trước tiên thiền theo một trong những ‘biến xứ’ (kasiṇa) trước; kế đến nếu ánh sáng trở nên mạnh mẽ, hướng ánh sáng đến đó thầm nhìn lửa lớn bạn từng thấy trước. Nếu bạn không thành công theo cách này, nhìn ngọn lửa của bếp lò. Không nhìn phần trên của ngọn lửa hay màu đen dính phần dưới của lửa. Chỉ nhìn phần hơi đỏ ở giữa của ngọn lửa. Ở đây cũng không chú ý theo trạng thái nóng hay nhiệt của lửa. Nếu bạn làm như vậy thân của bạn có thể trở nên nóng và bạn sẽ không có khả năng chịu đựng nó. Chỉ thiền theo lửa chế định, thầm gán cho là ‘lửa, lửa, …’ (tejo, tejo, …). Khi ‘ấn tướng biến xứ’ (kasiṇa nimitta) sanh, mở rộng nó đến tất cả hướng và thiền theo nó cho đến khi bạn lần lượt dần đạt đến thiền (jhāna) thứ tư.

8) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Gió

Người nào muốn tu tập ‘biến xứ gió’ (vāyo kasiṇa) có thể lấy gió đang thổi vào má hay thân làm cảnh của thiền. Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn nào bằng cách làm như vậy, thiền theo một trong những ‘biến xứ’ (kasiṇa) trước. Sau khi xuất khỏi nó, chú ý theo gió đang thổi về phía cây cối. Khi ‘ấn tướng biến xứ gió’ (vāyo kasiṇa nimitta) sinh khởi, mở rộng nó đến tất cả hướng. Thiền để lần lượt dần đạt đến thiền (jhāna) thứ tư.

9) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Ánh Sáng

Bây giờ tất cả 8 ‘biến xứ’ (kasiṇa) đã được giải thích. Có 2 ‘biến xứ’ (kasiṇa) còn lại không cần đối với một vài thắng trí (abhiññā). Tuy nhiên Chú giải đã khuyên tu tập chúng. Hai ‘biến xứ’ (kasiṇa) đó là ‘biến xứ’ (kasiṇa) ánh sáng và ‘biến xứ’ (kasiṇa) hư không. Để thiền theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) ánh sáng bạn có thể lấy sự phát sáng của đèn huỳnh quang làm cảnh. Bạn cũng có thể lấy ánh sáng mặt trời hay ánh sáng mặt trăng làm cảnh. Chỉ thiền theo sự phát sáng hay ánh sáng. Nếu ‘ấn tướng biến xứ’ (kasiṇa nimitta) sanh, mở rộng nó đến tất cả hướng. Thiền theo nó để lần lượt dần đạt đến thiền (jhāna) thứ tư.

10) ‘Biến Xứ’ (Kasiṇa) Hư Không

Để tu tập ‘biến xứ’ (kasiṇa) hư không, bạn cần làm một lỗ tròn ở đáy của một cái bát kim loại. Máng hay đặt nó hướng về bầu trời nơi không có nhánh cây, lá cây hoặc có thể thấy mây. Chỉ nhìn hình dạng lỗ tròn. Lấy khoảng không đó làm cảnh, ngồi ở một nơi để thiền theo nó. Khi ‘ấn tướng biến xứ’ (kasiṇa nimitta) sinh khởi, mở rộng nó đến tất cả hướng và cố gắng để lần lượt dần đạt đến thiền (jhāna) thứ tư.

 

Thiền Vô Sắc (Arūpa Jhāna)

Sau khi thành công trong 10 ‘biến xứ’ (kasiṇa) và mong muốn tu tập thắng trí (abhiññā) bậc tu tiến cũng phải đã thuần thục trong 14 cách. Tuy nhiên trước khi có khả năng làm như vậy, trước tiên bạn phải đạt đến ‘thiền vô sắc’ (arūpa jhāna), gọi là ‘tu tiến ly tham ái sắc’ (rūpa virāga bhavana) để cho đạt đến 8 thiền chứng (samāpatti). Bạn cần phải cảm thấy ghê tởm về ‘sắc’ (rūpa). Bậc tu tiến cần phải cảm thấy ghê tởm về ‘sắc’ (rūpa) ra sao? Họ xem lại rằng có 96 thứ bệnh tật sanh trong thân như là bệnh mắt, bệnh tai, v.v…, thân cũng là đối tượng chịu sự rủi ro; thân là đối tượng chịu sự hành hạ, v.v… Tại sao người bị/chịu những sự khổ này? Vì có ‘sắc’ (rūpa). Chúng bất hòa lẫn nhau, tức giận lẫn nhau, đấu tranh giữa những quốc gia. Tại sao? Do ‘sắc’ (rūpa). Cho nên khi không có ‘sắc’ (rūpa) người sẽ không gặp phải những sự khổ này. Những ai hiểu điều này, phát triển sự mong muốn đạt đến các thiền vô sắc (arūpa jhāna) và không muốn ‘sắc’ (rūpa), là pháp đầy những sự sai lỗi. Tu tập thiền vô sắc (arūpa jhāna) ra sao?

Nói rằng nếu bạn lấy ‘biến xứ đất’ (paṭhavī kasiṇa). Trước tiên mở rộng ‘ấn tướng biến xứ’ (kasiṇa nimitta) và kế đến tập trung theo một nơi ở giữa của ‘biến xứ’ (kasiṇa). Nếu bạn chỉ chú ý theo hư không trong ‘biến xứ’ (kasiṇa) thì hư không sẽ sanh. Khi hư không sanh, tập trung theo nó chăm chú, bất động và mở rộng nó. Khi nó dần mở rộng, đất (paṭhavī) sẽ biến mất. Khi đã mở rộng đến tất cả hướng, toàn bộ ‘biến xứ đất’ (paṭhavī kasiṇa) sẽ biến mất, chỉ còn lại hư không. Cố gắng tập trung tâm của bạn theo hư không đến một hoặc hai giờ đồng hồ, ‘hư không, hư không’ (ākāsa, ākāsa, …) hoặc ‘hư không vô biên, hư không vô biên, …’ (ananta ākāsa, ananta ākāsa, …). Bằng cách làm như vậy ‘thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcāyatana jhāna) có 2 chi thiền (định/nhất hành (ekaggatā) và xả upekkhā) sẽ sanh. ‘Thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcāyatana jhāna) nghĩa là thiền (jhāna) nương vào hư không.

Sau khi tu tập thành công 5 pháp thuần thục về thiền (jhāna) này, thiền theo ‘tâm thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcāyatana jhāna citta), ‘thức, thức, …’ (viññāṇa, viññāṇa, …). Cảnh là tâm hay thức của ‘thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcāyatana jhāna) đó là tập trung yên tịnh theo hư không. Thiền theo thức, ‘thức, thức, …’ (viññāṇa, viññāṇa, …) hoặc ‘thức vô biên, thức vô biên, …’ (ananta viññāṇa, ananta viññāṇa, …). Thiền như vậy tâm khác được cố định yên tịnh theo tâm của ‘thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcayatana jhāna) sẽ sanh. Tâm này được gọi là tâm của ‘thiền thức vô biên xứ’ (viññāṇañcāyatana jhāna). Nó được gọi như vậy vì nó nương vào tâm của ‘thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcāyatana jhāna).

Sau khi tu tập pháp thuần thục về ‘thiền thức vô biên xứ’ (viññāṇañcāyatana jhāna), những ai muốn chuyển sang ‘thiền vô sở hữu xứ’ (ākiñcaññāyatana jhāna) cần phải xem lại tâm ‘thiền thức vô biên xứ’ (viññāṇañcāyatana jhāna). Vào lúc xem lại không có hai tâm sanh cùng lúc ở một sát-na tâm. Tâm của ‘thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcayatana jhāna) là cảnh của ‘thiền thức vô biên xứ’ (viññāṇañcāyatana jhāna). Tâm của ‘thiền thức vô biên xứ’ (viññāṇañcāyatana jhāna) là tâm đang thiền. Khi có tâm của ‘thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcayatana jhāna) không có tâm của ‘thiền thức vô biên xứ’ (viññāṇañcāyatana jhāna). Nếu có tâm của ‘thiền thức vô biên xứ’ (viññāṇañcāyatana jhāna) liên tiếp, tâm của ‘thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcayatana jhāna) không sanh. Lấy sự rỗng không của tâm ‘thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcayatana jhāna) làm cảnh, ‘rỗng không, rỗng không, …’. Khi ấy sẽ có sự sanh của tâm khác được tập trung yên tịnh theo sự vắng mặt của tâm ‘thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcayatana jhāna). Tâm này được gọi là tâm ‘thiền vô sở hữu xứ’ (ākiñcaññāyatana jhāna).

Sau khi tu tập pháp thuần thục về ‘thiền vô sở hữu xứ’ (ākiñcaññāyatana jhāna), để đạt đến ‘thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ’ (nevasaññānāsaññāyatana jhāna) bạn phải lấy tâm ‘thiền vô sở hữu xứ’ (ākiñcaññāyatana jhāna) làm cảnh. Đó là đặc tính mà tâm chỉ có thể được yên tịnh trong khi biết một cảnh. Về phần tâm ‘thiền vô sở hữu xứ’ (ākiñcaññāyatana jhāna) có thể trở nên yên tịnh trong khi biết sự rỗng không [sự vắng mặt của ‘thiền không vô biên xứ’ (ākāsānañcayatana jhāna)]. Thiền theo tâm này làm cảnh, ‘tâm này yên tịnh, tâm này cao thượng’. Thiền như vậy, sẽ có sự sanh của tâm khác đó là tập trung yên tịnh theo tâm ‘thiền vô sở hữu xứ’ (ākiñcaññāyatana jhāna). Tâm này được gọi là tâm ‘thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ’ (nevasaññānāsaññāyatana jhāna), nó có trạng thái rất vi tế.

Bây giờ, 8 thiền chứng (samāpatti) đã được giải thích. Ví dụ về 4 ‘thiền vô sắc’ (arūpa jhāna) đã đề cập trên đạt được qua ‘biến xứ đất’ (paṭhavī kasiṇa). Thiền sinh cần phải tu tập để đạt 8 thiền chứng (samāpatti) từ 7 ‘biến xứ’ (kasiṇa) còn lại. Tuy nhiên, tốt hơn là nếu bậc tu tiến có thể đạt được những thiền ấy từ tất cả 10 ‘biến xứ’ (kasiṇa). Kế đến bậc tu tiến cần phải làm gì sau khi tu tập như vậy? Bạn cần phải tu tập từ ‘biến xứ đất’ (paṭhavī kasiṇa) đến ‘biến xứ trắng’ (odāta Kasiṇa) trong 14 thiện xảo. Ví dụ nhập vào thiền (jhāna), tuần tự từng cái một, nhập vào từng thiền (jhāna) khác nhau, v.v… Trong Hatthipala Jataka, Hatthipala có khả năng đạt đến thiền đơn thuần bằng cách nhìn nước của dòng sông Ganges. Tại sao vị ấy có khả năng làm như vậy? Do sự ủng hộ của pháp tròn đủ (pāramī) quá khứ của vị ấy, vì vậy vị ấy đạt đến thiền chỉ bằng cách nhìn nước. Như vậy bạn cũng cần phải tu tập thiền để phát triển pháp tròn đủ (pāramī) của bạn: Tu tập thiền có sức mạnh ủng hộ bạn đạt đến ‘Đạo Quả tuệ’ (Magga Phala ñāṇa) trong kiếp sống này. Tốt hơn là tu tập thiền cho đến khi đạt đến ‘Đạo tuệ’ (Magga ñāṇa) và ‘Quả tuệ’ (Phala ñāṇa).

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *