– CHƯƠNG 4 –
CHUYỂN SANG THIỀN
‘BIẾN XỨ’ (KASIṆA) TRẮNG

 

Về việc chuyển từ thiền dựa vào xương sang thiền kasiṇa[21] ‘biến xứ’ trắng, hoặc chuyển từ thiền dựa vào 32 phần của thân sang thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) màu được Đức Phật dạy trong ‘Mahā Parinibbāna sutta’: `Attha kho imāni Ānanda abhibhāyatanāni, katamāni aṭṭha‘ – ‘Này Ānanda, có 8 loại thiền ‘thắng xứ’ (abhibhāyatana)[22]. Những loại ấy là chi?’

Loại thứ nhất: Ajjhattaṃ rūpasaññi eko bahiddha rūpāni passati parittāni suvaṇṇadubbaṇṇāni `tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti evaṃ saññī hoti. idaṃ paṭhamaṃ abhibhāyatanaṃ – Một thiền sinh tu sĩ quan sát thấy biết rõ màu của ‘sắc’ (rūpa) của những phần của thân nội phần và ngoại phần cũng thế. Trong việc quan sát này, màu biến xứ đẹp hay không đẹp thì hơi nhỏ. ‘Tưởng’ (saññā) là ‘tôi biết, tôi thấy biến xứ sắc (kasiṇa rūpa) này sẽ sanh trong tiến trình liên tiếp của anh ấy. Nếu điều đó sinh khởi, đó là thiền ‘thắng xứ’ (abhibhāyatana) đầu tiên. Điều đó được dạy như vậy.

Đối với thiền ‘thắng xứ’ (abhibh-āyatana) thứ hai: Ajjhattaṃ rūpasaññī eko bahiddhā rūpani passati appamānāni suvaṇṇadubbaṇṇani, `tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti evaṃ saññī hoti. idaṃ dutiyaṃ abhibhāyatanaṃ – đối với thiền ‘thắng xứ’ (abhibh-āyatana) thứ hai, ‘biến xứ’ (kasiṇa) trở thành vô lượng (appamanā). Ở đây, Đức Phật dạy thiền theo pháp nội phần và ngoại phần. Về lời dạy này, nhiều Chú giải cũng đã nêu chi tiết. Bằng cách tu tập theo pháp nội phần, ‘định’ (samādhi) chỉ có thể đạt đến một mức độ nào đó, mà không thể đạt ‘thiền an chỉ’ (appanā jhāna). Như vậy để đạt đến ‘thiền an chỉ’ (appanā jhāna), thiền dựa vào 32 phần của thân ngoại phần.

Loại kế tiếp: Ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpani passati parittāni suvaṇṇadubbaṇṇani, `tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti evaṃ saññī hoti. idaṃ tatiyaṃ abhibhāyatanaṃ – Thiền sinh không thiền dựa vào màu của những phần của thân nội phần mà thiền dựa vào màu của những phần của thân ngoại phần; nhưng ‘biến xứ’ (kasiṇa) thì nhỏ.

Ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpani passati appamāṇāni suvaṇṇadubbaṇṇani, `tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti evaṃ saññī hoti. idaṃ catutthaṃ abhibhāyatanaṃ – Đối với ‘biến xứ’ (kasiṇa) khác thì vô lượng (appamanā). Nó được trải ra khắp tất cả hướng. Vị ấy bắt đầu từ cái chi? Vị ấy lấy màu của những phần của thân ngoại phần làm cảnh đề mục. Vị ấy không lấy màu của những phần của thân nội phần làm cảnh đề mục. Cho nên, phần của thân nội phần và ngoại phần đều có thể làm cảnh của thiền. Bậc tu tiến cũng có thể chỉ thiền theo pháp ngoại phần. Trong 2 cách này, thiền theo pháp nội phần chỉ có thể đạt đến mức độ định nào đó, mà không đạt đến thiền (jhāna). Thiền chỉ có thể đạt được bằng cách thiền dựa vào ‘biến xứ’ (kasiṇa) từ những phần của thân ngoại phần. Chỉ bằng cách thiền theo pháp ngoại phần mà không thiền theo pháp nội phần, bậc tu tiến có thể đạt đến thiền. Đó được dạy là ‘thiền thắng xứ’ (abhibhāyatana jhāna) bởi vì nó có thể dễ dàng đè nén pháp nghịch, là ‘pháp cái’ (nīvaraṇa). Nó cũng có khả năng làm một ‘biến xứ’ (kasiṇa) nhỏ trở thành một ‘biến xứ’ (kasiṇa) có kích thước vô tận. Điều đó được đề cập rằng Đức Phật dạy thiền này cho người tuệ rất sắc bén, nhanh. Theo lời dạy này, bất cứ phần của thân nào cũng có thể được chuyển sang thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) màu.

Chúng ta hãy lấy ví dụ của thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. Sau khi thành công trong thiền dựa vào xương, nếu vị ấy thấy một đống xương trong tất cả hướng nơi mà vị ấy nhìn, thì vị ấy cần phải làm gì? Vị ấy có thể bắt đầu từ ngoại phần (bên ngoài), nếu ngoại phần tốt cho thiền của vị ấy. Nếu nội phần (bên trong) tốt hơn cho vị ấy, vị ấy có thể bắt đầu từ nội phần. Tuy nhiên, như đã đề cập trước, thiền theo pháp nội phần thì vị ấy không thể đạt ‘thiền an chỉ’ (appanā jhāna); vì vậy, vị ấy cần chuyển sang thiền theo pháp ngoại phần. Như vậy, nếu pháp ngoại phần tốt hơn đối với thiền sinh, vị ấy có thể bắt đầu từ pháp ngoại phần. Tuy nhiên, khi thiền dựa vào những phần của thân bên ngoài, nếu thiền sinh gặp phải khó khăn và nếu ‘ấn tướng’ (nimitta) không được ổn định vững vàng, không lưu lại lâu. Vị ấy cần phải làm gì? Vị ấy cần phải chuyển sang thiền theo pháp nội phần là tốt hơn cho vị ấy. Trong trường hợp này, phần của thân là xương. Khi vị ấy được thành công trong việc thiền dựa vào sự ghê tởm, đáng ghét (paṭikūla), làm xương ổn định, thiền dựa vào xương ghê tởm như một tổng thể. Khi 5 ‘chi thiền’ (jhānaṅga) xuất hiện và xương trở nên trắng, kế đến chọn nơi trắng nhất, thiền dựa vào nơi đó, thầm gán cho là ‘trắng, trắng, v.v…’. Trong khi đang thiền như vậy, hình dáng của xương biến mất và chỉ còn lại màu trắng. Nếu tâm được yên tịnh theo màu trắng, chuyển sang pháp ngoại phần. Khi thiền theo pháp ngoại phần, bậc tu tiến nên chọn phần trắng nhất, tốt nhất là phần sau ót xương sọ của thiền sinh khác đang ngồi phía trước với lưng hướng về phía bạn. Thiền là ‘trắng, trắng, v.v…’, lấy màu trắng làm cảnh đề mục. Khi đó vị ấy có khả năng thiền theo pháp ngoại phần này do được ủng hộ bởi thiền theo pháp nội phần.

Nếu thiền sinh là người có thể bắt đầu từ pháp ngoại phần, thì trước tiên củng cố định bắt đầu từ thiền 4 ‘giới’ (dhātu). Khi ánh sáng trở nên mạnh mẽ, thiền dựa vào 32 phần của thân bên trong và bên ngoài một hay hai lần. Sau đó, khi thiền dựa vào xương bên ngoài là ghê tởm (paṭikūla) nếu 5 ‘chi thiền’ xuất hiện và xương trở nên trắng thì chọn nơi trắng nhất như là phía sau ót của hộp sọ. Chú tâm theo màu trắng, thầm gán cho là ‘trắng, trắng, v.v…’. không chú ý vào sự ghê tởm nữa. Kế đến, nếu tâm được yên tịnh theo màu trắng, tất cả hình dáng của xương đều biến mất và chỉ còn lại màu trắng. Trong giai đoạn này, có thể có sự khác biệt giữa những thiền sinh. Đối với vài thiền sinh, màu trắng trải rộng ra mà không cần dùng sự cố gắng đặc biệt nào. Đối với vài thiền sinh khác, chỉ còn lại một vòng tròn trắng. Sự khác biệt là chi? Pháp tròn đủ (pāramī)[23] của họ khác nhau. Nếu thiền sinh trong quá khứ đã phát triển pāramī từ việc tu tập ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng hay bất cứ loại ‘biến xứ’ nào chuyển từ 32 phần của thân thì ‘biến xứ’ có thể được dễ dàng trải rộng ra. Nếu ‘biến xứ’ không trải rộng dễ dàng, bạn cần phải làm gì? Bạn cần phải làm cho nó trải ra. Nếu nó trải ra dễ dàng, không làm nó nhỏ hơn. Hãy để nó mở rộng. Giữ tâm an định ở giữa của ‘biến xứ’ (kasiṇa).

Nếu ‘ấn tướng biến xứ’ (kasiṇa nimitta) không mở rộng, giữ tâm an định theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) mà bạn có thể thấy. Ví dụ, nếu ‘ấn tướng biến xứ’ có đường kính khoảng 6 inches (15,24cm), thiền là ‘trắng, trắng, v.v…’ chỉ theo ‘biến xứ’ 6 inches đó; nếu ‘ấn tướng biến xứ’ có đường kính khoảng 1 foot (30,48cm), thiền là ‘trắng, trắng, v.v…’ chỉ theo ‘biến xứ’ 1 foot đó; Khi thiền như vậy, màu trắng sẽ trở nên sáng rực. Nếu nó trở nên sáng rực thì nó trở thành ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta). Đó là, từ trắng nó trở nên rất trắng; từ rất trắng nó trở nên sáng rực và thuần khiết không tỳ vết là ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta). Bậc tu tiến giữ tâm an định theo ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta) ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng đó ít nhất nửa giờ đồng hồ. Sau khi được an như vậy, mở rộng ‘biến xứ’ theo tuệ lực của vị ấy. Chú giải cảnh báo thiền sinh nên thận trọng mở rộng ‘biến xứ’ với kích thước giới hạn; không mở rộng ngoài kích thước giới hạn. Mở rộng với giới hạn ra sao? Mở rộng bằng sự xác định ‘mong cho đường kính vòng tròn trắng mở rộng từng 3 inches/7,62cm’ Nếu nó không mở rộng từng 3 inches, thì thử 2 inches; nếu không mở rộng từng 2 inches (5,08cm), thì thử 1 inches (2,54cm), từng bước một. Nếu không thì vị ấy có thể bắt đầu với 1 inch, nếu vị ấy muốn.

Mở rộng như vậy, ‘ấn tướng biến xứ’ (kasiṇa nimitta) có thể rung lắc. Nếu nó lắc, thầm niệm/ thầm gán cho là ‘trắng, trắng v.v…’ để được yên trở lại. Kế đến, nếu nó được yên, mở rộng ‘biến xứ’ (kasiṇa) thêm nữa bằng cách xác định ‘mong nó mở rộng từng 3 inches.’ Nếu nó lắc, thầm gán cho là ‘trắng, trắng v.v…’ để được yên trở lại. Nếu nó yên, mở rộng thêm lần nữa. Bằng cách này, mở rộng nó đến cả 10 hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, trên, dưới). Bạn sẽ thấy rằng cả hai bên trong và bên ngoài tất cả đều trắng. Ở bất cứ hướng nào bạn nhìn, nếu tất cả đều là trắng, giữ tâm an định ở giữa của màu trắng ấy như đang máng một cái nón ở một nơi trên một bức tường trắng, tương tự, giữ tâm an định một chỗ. Tâm không còn lang thang. Khi định trở nên mạnh mẽ, thì với sự trợ giúp của ‘quyết định tròn đủ’ (adhiṭṭhāna pāramī) tu tập bằng sự quyết định để được yên tịnh miệt mài theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng trong 1; 1,5; hay 2 giờ đồng hồ (ví dụ ‘mong cho tôi được an định trong 1 giờ đồng hồ’ v.v…). Nếu bạn được thành công vào mỗi lần quyết định thì xem lại 5 ‘chi thiền’ (jhānaṅga):

1)   Vitakka    – tầm là đưa, đặt tâm áp sát vào ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

2)   Vicāra     – tứ là duy trì, giữ tâm theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

3)   Pīti          – hỷ là mừng đối với ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

4)   Sukha      – lạc là hưởng sự an vui phối hợp với sự trải nghiệm ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

5)   Ekaggatā – định hay nhất tâm theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

 

Thiền là chi?

Nhóm 5 ‘chi thiền’ (jhānaṅga) này được gọi là thiền (jhāna). Hầu hết mọi người hiểu thiền (jhāna) nghĩa là sức mạnh huyền bí như đi dưới lòng đất, bay trong không gian. Đó là sai. Những điều này thuộc phạm vi của thắng trí hay thông (abhiññā). Thiền (jhāna) là sự tập trung ở cường độ lớn, vững chắc và mạnh mẽ theo một cảnh, đề mục. Trong ví dụ của chúng tôi đó là ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng; nếu thiền dựa vào xương, nó là tợ tướng (paṭibhāga nimitta) xương.

Vào giai đoạn này, ‘tầm’ (vitakka) và ‘tứ’ (vicāra) quan trọng. Trong nguyên bản đề cập một lối so sánh. ‘Tầm’ (vitakka) ví như con ong mong muốn hút mật hoa, bay nhanh từ một tầm xa hướng về một bông hoa. ‘Tứ’ (vicāra) ví như đang bay luân chuyển quanh bông hoa. Ngoài ‘tứ’ (vicāra), tâm có thể bỏ rơi, rời bỏ khi nó bị giữ theo ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta). Tại sao tâm bỏ rơi hay rời bỏ? Ví dụ có một mặt bàn trơn, mượt. Nếu một quả cầu cẩm thạch được đặt trên bàn, nó không ổn định trên bàn và lăn khỏi bàn. Nếu nó lăn khỏi bàn thì đặt nó trên bàn lần nữa. Làm như vậy lặp đi lặp lại, quả cầu cẩm thạch dần trở nên ổn định. Khi nó trở nên thật sự ổn định trên bàn, phải có một sự giúp đỡ duy trì nhỏ của sự ổn định này. Sự giúp đỡ duy trì để được ổn định ví như ‘tứ’ (vicāra). Đặt quả cầu cẩm thạch trên bàn ví như ‘tầm’ (vitakka). Tại sao? Tâm lang thang trong vòng luân hồi (saṃsāra) không có khả năng ổn định theo một cảnh. Chỉ có tu tập một ít. Vì có thói quen dạo theo sáu xứ (āyatana) theo mong muốn, khi vị ấy giữ tâm theo thiền, nó không muốn bị trói vào một chỗ. Cho nên tâm bỏ rơi, rời bỏ. Đức Phật dạy đặt tâm này là ‘chánh tư duy’ (sammā saṅkappa), theo nhóm tám chi Thánh đạo.

Ārammanābhiniropanalakkano – ‘tầm’ (vitakka) có trạng thái đưa, đặt tâm áp sát vào cảnh. Nhiều nguyên bản dịch ‘vitakka’ là ‘xét về’[24]. Đây là từ ngữ thế thường. ‘Xét về’ nghĩa là chi? Đặt tâm theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng, được gọi là ‘xét về’. Nếu một người đặt tâm của vị ấy theo vàng, vị ấy ‘xét về’ vàng; nếu một người đặt tâm của vị ấy theo bạc, vị ấy ‘xét về’ bạc; nếu một người đặt tâm theo con trai của vị ấy, vị ấy ‘xét về’ về con trai của vị ấy; nếu một người đặt tâm theo con gái của vị ấy, vị ấy ‘xét về’ về con gái của vị ấy. Họ dùng từ như vậy là từ ngữ thế thường. Nếu một người chưa nhận ra ‘tầm’, người ấy có thể hiểu sai rằng ‘xét về’ nghĩa là nghĩ ngợi về việc này và việc kia. Nó không đúng như vậy. Thực tính của ‘tầm’ (vitakka) là đưa, đặt tâm áp sát vào cảnh. Trong trường hợp này là đặt tâm theo ‘tợ tướng biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng như vậy là chỉ biết trắng. Có thể nào tâm được đặt như vậy mà không có sự trợ giúp của ‘tứ’ (vicāra) hay chăng? Có thể, nhưng sẽ bỏ rơi, rời bỏ. Khi tâm bỏ rơi, rời bỏ, người ấy có cần sự trợ giúp của ‘tứ’ (vicāra) để làm tâm an định lần nữa không? Vâng, bạn cần giữ vững, kéo dài nó nhiều lần.

Với sự hiện diện của ‘hỷ’ (pīti) theo cảnh, khả năng thiền sẽ được mạnh hơn. Nếu tâm không có ‘hỷ’ (pīti) theo cảnh thì vị ấy sẽ bị chán và trở nên mệt mỏi về việc giữ vững, kéo dài thiền như vậy. Với ‘hỷ’ (pīti), thì cả hai ‘lạc’ (sukha) và ‘định/nhất tâm’ (ekaggatā) phải hiện diện để cho bậc tu tiến thích thú trong thiền của vị ấy. Ngoài ‘hỷ’ (pīti), ‘lạc’ (sukha) và ‘định’ (ekaggatā) bậc tu tiến sẽ không thích thú trong việc làm của vị ấy. Kinh nghiệm không tốt, cho nên ‘hỷ’, ‘lạc’ và ‘định’ là những chi phần giúp làm cho tâm thiền vững vàng, ổn định; vì vậy, chúng được gọi là những ‘chi thiền’ (jhānaṅga). Khi 5 ‘chi thiền’ xuất hiện, tu tập 5 pháp thuần thục của thiền thứ nhất (1st jhāna).

Bậc tu tiến có thể hỏi tại sao mở rộng ‘biến xứ’ (kasiṇa)? Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) giải thích nó là Ciratthitika (Vism, IV, 126) – Nếu ‘biến xứ’ (kasiṇa) không được mở rộng, ‘tâm tu tiến’ (bhāvanā citta) không thể được duy trì theo cảnh ‘biến xứ’ (kasiṇa) lâu dài mà chỉ có thể được duy trì một lúc. Nếu nó được mở rộng, tâm có thể được duy trì vững vàng theo biến xứ mở rộng lâu dài. Vì mục đích này, thiền sinh phải mở rộng biến xứ. Tuy nhiên, trong ānāpānassati, là thiền ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ thì không như vậy. Về việc ‘niệm biết theo hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpānassati), Chú giải đã báo trước rằng mở rộng ‘ấn tướng của hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna nimitta) thì hoàn toàn không lợi ích. Cho nên, ‘ấn tướng của hơi thở vào hơi thở ra’ (ānāpāna nimitta) không được mở rộng. Nhưng chỉ đối với thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa), nếu ‘ấn tướng’ (nimitta) được mở rộng, có thể tâm được duy trì lâu dài theo ‘ấn tướng’. Cách thiền thì khác nhau.

Hướng dẫn trên dành cho những thiền sinh có ‘ấn tướng’ (nimitta) được ổn định, không dành cho một số thiền sinh trong khi đang thiền dựa vào ‘biến xứ’ (kasiṇa) chưa ổn định, có thể biến mất. Tại sao? Bởi vì: 1) ‘định’ (samādhi) yếu; hoặc 2) có tầm bất thiện (akusala vitakka); hoặc 3) có ‘pháp cái’ (nīvaraṇa). Thiền sinh cần phải làm gì nếu ‘ấn tướng biến xứ’ (kasiṇa nimitta) biến mất? Khi ấy, từ chỗ vị ấy đã thành tựu với thiền dựa vào biến xứ trắng; từ thiền dựa vào xương, tu tập quan sát thấy biết rõ theo xương lần nữa. Nếu xương xuất hiện lần nữa, khi nó trở nên trắng thì chuyển sang ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng lần nữa. Nó có thể được thành công rất dễ dàng. Nhưng nếu xương biến mất, bậc tu tiến phải làm sao? Từ chỗ vị ấy đã thành công về thiền dựa vào xương; từ 32 phần của thân , vị ấy quan sát theo 32 phần của thân lần nữa. Xương sẽ được thấy biết rõ lần nữa nếu vị ấy tu tập theo 32 phần của thân lần nữa. Nếu 32 phần của thân cũng biến mất, vị ấy phải làm sao? Thiền dựa vào 4 ‘giới’ (dhātu) lần nữa. Đây là cách để có thể thấy rõ ‘ấn tướng’ (nimitta) dễ dàng từng bước một. Đối với thiền sinh đã tu tập theo 4 ‘giới’ (dhātu), 4 ‘giới’ (dhātu) không biến mất vì chúng luôn hiện diện trong thân. Nếu vị ấy tu tập lần nữa, 4 ‘giới’ (dhātu) trở nên rõ ràng; mặc dù bậc tu tiến có thể phải chờ cho ánh sáng xuất hiện. Vì vậy, tu tập thiền dựa vào 4 ‘giới’ (dhātu) lần nữa và nếu ánh sáng trở nên mạnh mẽ, quan sát theo 32 phần của thân . Nếu nó trở nên dễ dàng thiền dựa vào 32 phần của thân , chuyển sang thiền xương. Nếu thành công thì chuyển sang thiền dựa vào ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. Sau khi tu tập liên tục theo biến xứ trắng, khi nó trở nên ổn định, vững vàng và khi 5 ‘chi thiền’ (jhānaṅga) xuất hiện thì vị ấy đạt thiền thứ nhất (1st jhāna).

 

Rơi Vào ‘Hữu Phần’ (Bhavaṅga)[25]

Tôi đã đề cập trước rằng khi 5 ‘chi thiền’ (jhānaṅga) xuất hiện vào giai đoạn ‘cận định’ (upacāra samādhi), ngay trước khi đạt thiền thứ nhất (1st jhāna), bậc tu tiến có thể rơi vào ‘hữu phần’ (bhavaṅga). Cũng trong thiền 4 ‘giới’ (dhātu), trước khi ‘cận định’ hoàn thiện, vị ấy có thể rơi vào ‘hữu phần’ (bhavaṅga). Về việc rơi vào ‘hữu phần’, Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) có đề cập Duvidho hi samādhi upacāra samādhi ca appanā samādhi ca (Vism, IV, 32) – vào giai đoạn chỉ tịnh (samatha) có hai loại ‘định’ (samādhi), ‘cận định’ (upacāra samādhi) và ‘an chỉ định’ (appanā samādhi). Bậc tu tiến có thể hỏi: cũng có ‘chuẩn bị định’ (parikamma samādhi) và ‘sát-na định’ (khaṇika samādhi) phải chăng? Trong trường hợp này, Chú giải chỉ đề cập ‘định’ làm nền tảng của ‘quán, minh sát’ (vipassanā). Vì ‘chuẩn bị định’ hay ‘sát-na định’ không thể làm nền tảng của ‘minh sát’, vì vậy chúng được đặt sang một bên. Cho nên có 2 loại ‘định’ gọi là ‘cận định’ và ‘an chỉ định’. ‘Cận định’ (upacāra samādhi) là chi? Đó là ‘định’ gần với ‘thiền định’ (jhāna samādhi). ‘An chỉ định’ (appanā samādhi) là ‘thiền định’ (jhāna samādhi). Sự khác biệt giữa chúng là chi? Dvīhākārehi cittaṃ Samādhi yati upacārabhūmi yaṃ vā patilābhabhumiyaṃ vā – tâm có thể được tập trung theo lĩnh vực của ‘kế cận’ (upacāra) gọi là ‘cận định’. Tâm cũng có thể được tập trung theo lĩnh vực ‘thành tựu’ (paṭilābha) gọi là ‘an chỉ định’. Vì vậy, có hai loại định của tâm. Tattha upacārabhūmiyaṃ nīvaraṇappahānena cittaṃ samāhitaṃ hoti – trong 2 loại này, lúc trong ‘cận định’ ngay trước ‘thiền’ (jhāna), tu tiến (bhāvanā) có mãnh lực để ‘tạm thời đè nén’ (vikkhambhana pahāna) pháp đối lập là pháp ‘cái’ (nīvaraṇa). ‘Tạm thời đè nén’ (vikkhambhana pahāna) là bị chúng nhổ bỏ một thời gian khá dài; vì vậy tâm trở nên tập trung tốt. Đó nghĩa là được tập trung bởi vì ‘pháp cái’ biến mất.

‘Pháp cái’ (nīvaraṇa) có năm loại: ‘dục dục cái’ (kāmachanda), ‘sân độc cái’ (byāpāda); ‘hôn trầm-thùy miên cái’ (thīna-middha); ‘điệu hối cái’ (uddhacca-kukkucca); ‘hoài nghi cái’ (vicikicchā). Đây là những pháp ‘cái’ (nīvaraṇa) đối lập với thiền (jhāna). Đối với giai đoạn ‘quán’ (vipassanā), vô minh (avijjā) cũng được kể là một pháp ‘cái’ (nīvaraṇa).

‘Dục dục cái’ (kāmachanda) là ‘tham’ (lobha) đối với chúng sanh có sự sống và vật không có sự sống. Đó là ‘tâm’ (citta) mà ‘tham’ (lobha) vượt trội. ‘Sân độc’ (byāpāda) là ‘tâm’ (citta) mà ‘sân’ (dosa) vượt trội. ‘Điệu-hối’ (uddhacca-kukkucca) điệu cử và hối hận. ‘Hoài nghi’ (vicikicchā) là ‘tâm’ (citta) mà ‘hoài nghi’ vượt trội.

‘Hoài nghi’ như là: ‘có kiếp quá khứ nào chăng? Có Đức Phật (Buddha), giáo Pháp (Dhamma), Tăng đoàn (Saṅgha) thật chăng? Người tu tập có thật đạt Nibbāna bằng 3 học (sikkha) ‘giới’ (sīla), ‘định’ (samādhi), ‘tuệ’ (paññā) chăng? ‘Biến xứ’ (kasiṇa) trắng có thể sanh bởi người đang thiền ‘trắng, …’ theo xương chăng? Có thật là có thể đạt được thiền hay chăng? Vị ấy cũng có thể hoài nghi về chư pháp nhân và chư pháp quả. Những ‘hoài nghi’ này được gọi là vicikicchā. Chúng là pháp trở ngại, ngăn che lớn nhất để đạt đến ‘thiền’ (jhāna). Nếu chúng sinh khởi, bậc tu tiến có thể đạt được ‘thiền’ hay chăng? Vị ấy có thể không bao giờ đạt được ‘thiền’. Vì vậy, năm pháp ‘cái’ (nīvaraṇa) này phải được nhổ bỏ trước. Bậc tu tiến cần cố gắng tu tập thiền theo hệ thống với đức tin vững chắc vào ‘Đức Phật’ (Buddha). Do tu tập như vậy, khi bậc tu tiến đạt đến ‘cận định’ (upacāra samādhi) thì pháp ‘cái’ (nīvaraṇa) đã bị nhổ bỏ; tâm không còn bị đè nặng, ngăn che bởi pháp ‘cái’. Cho nên, điều này được nói rằng ‘tâm tu tiến’ thì tập trung tốt theo cảnh mà vị ấy đang tu tập do pháp ‘cái’ đã bị nhổ bỏ. Nếu vị ấy tu tập ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng, tâm cố định vững chắc theo cảnh, tức là ‘tợ tướng của biến xứ’ (kasiṇa paṭibhāga nimitta) trắng.

Tại sao nó được gọi là ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta)? Bởi vì nó sáng rực rỡ và không tỳ vết. Rất sáng và không tỳ vết được gọi là ‘tợ tướng’. Khi bắt đầu tu tập, nếu vị ấy thiền là ‘trắng, trắng, v.v…’ theo xương, khi ấn tướng sanh, khi ấy được gọi là ‘chuẩn bị tướng’ (parikamma nimitta). Thiền như vậy, hình dáng của xương biến mất và chỉ còn lại màu trắng. Giai đoạn ‘ấn tướng’ (nimitta) rất trắng gọi là ‘học tướng’ (uggaha nimitta). Khi nó trở nên rực rỡ và không tỳ vết, cả hai trước và sau khi mở rộng, nó được gọi là ‘tợ tướng’. Định sanh lấy ‘tợ tướng’ làm cảnh, ngay trước thiền được gọi là ‘cận định’ (upacāra samādhi).

Paṭilābhabhūmiyaṃ aṅgapātubhāvena – nếu bậc tu tiến đạt ‘định của thiền an chỉ’ (appanā jhāna samādhi) gọi là paṭilābhabhūmi nơi những ‘chi thiền’ (jhānaṅga) được rõ thì tâm được tập trung tốt. Cho nên, trong ‘cận định’ (upacāra samādhi) ‘tâm tu tiến’ (bhāvanā citta) được tập trung tốt do ‘pháp cái’ (nīvaraṇa) bị nhổ bỏ. Còn như ‘định của thiền an chỉ’, ‘tâm tu tiến’ được tập trung tốt do những ‘chi thiền’ sanh rõ ràng. Những ‘định’ ấy giống nhau phải chăng? Không giống nhau. Do chư pháp nhân không giống nhau nên chư pháp quả cũng khác nhau.

Dvinnaṃ pana Samādhīnaṃ idaṃ nānākāraṇaṃ – 2 định này thì khác nhau ra sao? Upacāre aṅgāni na thāmajātāni honti – ở ‘cận định’ (upacāra samādhi), những ‘chi thiền’ (jhānaṅga) chưa được mạnh mẽ, dù chúng xuất hiện, nhưng chúng chưa mạnh mẽ lắm. Aṅganaṃ athāmajātattā, yathā nāma daharo kumārako ukkhipitvā thapiyamāno punappunaṃ bhūmiyaṃ patati, evameva upacāre uppanne cittaṃ Kālena nimittamārammaṇaṃ karoti, kālena bhavaṅgamotarati – đôi khi ‘ấn tướng chỉ tịnh’ (samatha nimitta) được lấy làm cảnh và đôi khi rơi vào ‘hữu phần’ (bhavaṅga).

–   Nếu vị ấy tu tập thiền dựa vào 4 ‘giới’ (dhātu), đôi khi vị ấy dùng 4 ‘giới’ (dhātu) làm cảnh, đôi khi vị ấy rơi vào ‘hữu phần’.

–   Nếu vị ấy tu tập thiền xương, đôi khi vị ấy lấy ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta) xương làm cảnh, đôi khi vị ấy rơi vào ‘hữu phần’.

–   Tương tự đối với thiền dựa vào ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng, đôi khi vị ấy lấy ‘tợ tướng’ trắng làm cảnh, đôi khi vị ấy rơi vào ‘hữu phần’.

Tại sao? Bởi vì vào giai đoạn ‘cận định’ (upacāra samādhi), 5 ‘chi thiền’ (jhānaṅga) không đủ mạnh để duy trì tâm. Ví dụ, một đứa bé đứng thẳng với sự trợ giúp của một người trưởng thành, nhiều lần té xuống mặt đất. Cũng vậy, ở ‘cận định’ 5 ‘chi thiền’ gọi là ‘tầm’ (vitakka), ‘tứ’ (vicāra), ‘hỷ’ (pīti), ‘lạc’ (sukha), ‘định’ (ekaggatā) không đủ mạnh. Chúng không có đủ sức mạnh để duy trì, giữ ‘tâm tu tiến’ (bhāvanā citta) suốt thời gian. Cho nên, đôi khi vị ấy có thể rơi vào ‘hữu phần’; đôi khi bắt ‘ấn tướng’ (nimitta) của thiền của vị ấy.

Vào giai đoạn ‘cận định’ (upacāra samādhi), khi những ‘chi thiền’ (jhānaṅga) không mạnh mẽ, nếu tâm được nới lỏng theo cảnh, dù đó là ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng, xương hay 4 ‘giới’ (dhātu), vị ấy sẽ rơi vào ‘hữu phần’ (bhavaṅga). Điều gì sẽ xảy ra nếu vị ấy rơi vào ‘hữu phần’? Đôi khi thiền sinh có thể nói họ dường như trải nghiệm Nibbāna bởi vì thiền sinh bị rơi vào ‘hữu phần’ nói rằng họ biết không có cái chi. Có một lý do để nói rằng vị ấy biết không có cái chi. ‘Tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) là tâm bắt cảnh sanh vào lúc ‘tâm đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana citta) gần đang chết trong kiếp quá khứ. ‘Tâm hữu phần’ không bắt cảnh hiện tại dù nó là ‘biến xứ’ trắng, xương hay 4 ‘giới’ (dhātu) mà vị ấy đang tu tập.

[Điều này được nói rằng một thiền sinh cũng có thể tu tập chín ‘biến xứ’ khác để đạt ‘thiền vô sắc’ (arūpa jhāna) trước khi chuyển sang thiền quán (vipassanā)].

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *