– CHƯƠNG 5 –
BỐN THIỀN BẢO HỘ
1) Mettā Bhāvanā – Tu Tiến Thiền Lòng Từ
Tối nay thời thuyết sẽ là về 4 thiền bảo hộ. Thiền sinh muốn tu tập thiền ‘lòng từ’ (mettā) cần biết thiền ‘lòng từ’ (mettā) nên hay không nên hướng về những dạng người nào. Trong lúc thiền ‘lòng từ’ hướng riêng về một người thì có một dạng người mà thiền ‘lòng từ’ (mettā) không nên hướng về là người có giới tính đối lập. Tuy nhiên, người có giới tính đối lập có thể được gồm vào trong lúc thiền ‘lòng từ’ không chỉ rõ như là ‘mong cho tất cả chúng sanh có sự sống…, mong cho tất cả đàn ông…, mong cho tất cả đàn bà…, (Sabbe sattā, sabbe pāṇā, …, sabbā itthiyo, …). Ví dụ, một thiền sinh nữ không nên thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng riêng về một người nam. Tương tự, một thiền sinh nam không nên thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng riêng về một người nữ. Nếu vị ấy làm như vậy, tham luyến (rāga) có thể sanh và thiền có thể bị ‘hoại’.
Thiền ‘lòng từ’ (mettā) không nên hướng đến một người đã chết vì không thể đạt được thiền (jhāna). Điều cấm đối với thiền ‘lòng từ’ (mettā) là hướng riêng về người có giới tính đối lập và người đã chết. Những người không được thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về lúc ban đầu là: 1) người yêu thương nhất, vì ưu (domanassa) có thể sanh; 2) một người trung dung, vì có thể có một chút khó khăn lúc ban đầu; 3) một kẻ thù (người mà thiền sinh ghét bỏ), vì nó rất khó cho ‘lòng từ’ (mettā) sanh lúc ban đầu. Cho nên, người đầu tiên để thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về phải là một người đáng kính có cùng giới tính.
Trong Mettā sutta, Đức Phật dạy chư bhikkhu thiền quán (vipassanā) dựa vào thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa). Nhưng chư bhikkhu bị nhiễu loạn bởi chư thiên (deva) và khi họ trở lại với Đức Phật, họ được hướng dẫn thay đổi bồi dưỡng (pārihāriya) thiền từ thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) sang thiền ‘lòng từ’ (mettā). Pārihāriya nghĩa là thiền luôn được tu tập. ‘biến xứ’ (kasiṇa) và ‘lòng từ’ (mettā) có thể được phối hợp chặt chẽ với nhau vì ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta) của ‘biến xứ’ (kasiṇa) được mở rộng ra xung quanh khắp mười hướng và ‘lòng từ’ (mettā) cũng được trải ra hướng về tất cả chúng sanh có sự sống trong 10 hướng. Thêm nữa, nếu thiền sinh thành thạo trong pháp thuần thục của thiền thứ tư (4th jhāna) của ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng, vị ấy có thể dễ dàng chuyển sang thiền ‘lòng từ’ (mettā), dễ dàng đạt được ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna). Đây là vì mãnh lực ủng hộ (upanissaya-cận y) của thiền thứ tư (4th jhāna) làm tăng hiệu quả của tiến trình ‘tu tiến lòng từ’ (mettā bhāvanā). Một tu tiến (bhāvanā) có thể ủng hộ một tu tiến (bhāvanā) khác bằng mãnh lực ủng hộ (upanissaya satti – sức mạnh cận y).
Thiền sinh nhập vào thiền thứ tư (4th jhāna) của ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng lần nữa. Khi ánh sáng của thiền thứ tư trở nên rực rỡ thì bằng mãnh lực của ánh sáng đó, soi sáng theo người cùng giới tính mà bạn sẽ thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng đến. Kế đến thiền: Ayaṃ sappuriso avero hotu, anigho[26] hotu, abyāpajjho[27] hotu, sukhī attānaṃ pariharatu – ‘1) Mong cho ‘người thiện nam’ này được thoát khỏi những nguy hiểm, 2) thoát khỏi những khổ tâm, 3) thoát khỏi những khổ thân, 4) Mong cho vị ấy tự chăm sóc được hạnh phúc và khỏe mạnh’. Thiền rải ‘lòng từ’ (mettā) bằng 4 cách này đến 3 hay 4 lần, sau đó chọn một cách bạn thích nhất. Ví dụ, ‘Mong cho người nam thoát khỏi những khổ tâm’. Đây là người bạn quí nhất và vì vậy nên được dùng để thiền ‘lòng từ’ (mettā) vế phía người đáng kính sau khi chiếu sáng ánh sáng rực rỡ về phía vị ấy. ‘Mong cho ‘người nam đạo đức’ này thoát khỏi những khổ tâm, mong cho vị ấy thoát khỏi những khổ tâm…’. ‘Tâm tu tiến’ (bhāvanā citta) nên được đặt hướng về hình dáng của người đáng kính đang tươi cười, được thoát khỏi những khổ tâm. Thiền ‘lòng từ’ (mettā) lấy pháp chế định (paññatti) làm cảnh, không dùng pháp siêu lý (paramattha). Vì vậy, tâm cần phải được cố định hay tập trung tốt hướng về hình dáng của người đang tươi cười, được thoát khỏi những khổ tâm thì nó là gần với thiền. Khi chiếu sáng ánh sáng hướng về người đó, nó được nhắc chọn tư thế của người đó; dù là đang tươi cười, đang đứng hay đang ngồi là đang trong tư thế đang hạnh phúc.
Kế đến thiền như đã đề cập trước, ‘Mong cho người nam đạo đức này được thoát khỏi những khổ tâm, …’. Khi tâm được tập trung cố định hướng về chúng sanh có sự sống chế định ít nhất khoảng 1 giờ đồng hồ, nếu quan sát thấy biết rõ, trong tâm này 5 ‘chi thiền’ (jhānaṅga) ‘tầm’ (vitakka), ‘tứ’ (vicāra), ‘hỷ’ (pīti), ‘lạc’ (sukha), ‘định’ (ekaggatā) sinh khởi rõ ràng. Nếu những chi phần này sinh khởi rõ ràng, thiền thứ nhất đã đạt được. Khi ấy, thiền sinh có tu tập ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng trước cho đến thiền thứ tư (4th jhāna) có thể dễ dàng thành tựu đến thiền thứ hai (của ‘lòng từ’ – mettā). Đây là do mãnh lực ủng hộ từ thiền thứ tư. Cho nên lìa bỏ ‘tầm’ (vitakka) và ‘tứ’ (vicāra) từ thiền thứ nhất (1st jhāna) đưa đến thiền thứ hai (2nd jhāna). Nếu lìa bỏ thêm ‘hỷ’ (pīti), thiền thứ ba được đạt chỉ có 2 ‘chi thiền’ là ‘lạc’ (sukha) và ‘định’ (ekaggatā). Với loại thiền này, thiền sinh không thể vươn đến thiền thứ tư, tại sao? Tâm đang mong muốn cho người khác ‘được thoát khỏi những nguy hiểm, thoát khỏi những khổ tâm, thoát khỏi những khổ thân’ có thể nào ở trạng thái ‘xả’ (upekkhā) hay chăng? Xả không được thiết lập. Cho nên, ‘tu tiến lòng từ’ (mettā bhāvanā) chỉ có thể đạt đến thiền định thứ ba (3rd jhāna samādhi). Sau khi đạt được thiền thứ ba bằng cách rải lòng từ ‘Mong cho vị ấy thoát khỏi những khổ tâm’, tiếp tục đạt thiền thứ ba lần lượt bằng 3 cách ‘rải lòng từ mettā’ khác, từ cách này đến cách khác. Đó là có khả năng lần lượt đạt đến thiền thứ ba bằng ‘mong cho vị ấy thoát khỏi những nguy hiểm’; sau đó có khả năng lần lượt đạt đến thiền thứ ba bằng cách rải lòng từ ‘mong cho vị ấy thoát khỏi những khổ thân’. Kế đến có khả năng lần lượt đạt đến thiền thứ ba bằng cách ‘mong cho vị ấy tự chăm sóc được hạnh phúc và khỏe mạnh’.
Sau khi được thành công như vậy, chọn thêm người khác cũng đáng tôn kính và thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về vị ấy bằng 4 cách, đạt đến thiền thứ ba với mỗi cách riêng. Sau đó chuyển sang người kế tiếp cho đến 4 hay 5 người đáng kính được thiền hướng đến tới thiền thứ ba, về phía mỗi người.
Khi chuyển sang thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về người quí mến cùng giới tính như là cha hay mẹ, anh em trai hay chị em gái, hoặc người thân cùng giới tính. ‘Lòng từ’ (mettā) hướng về người đáng kính và ‘lòng từ’ (mettā) hướng về người yêu quí phải giống nhau. Sau đó, thiền hướng về người trung dung, không ghét cũng không thương, chọn 4 hay 5 người như vậy, lần lượt thiền cho đến thiền thứ ba, riêng từng người này đến người khác. Sau khi thành công, chuyển sang kẻ thù. Đây có nghĩa là đối với thiền sinh có kẻ thù hay người ghét. Nếu không có thì không cần thiết thiền hướng về người như vậy.
Hỏi: Rải ‘lòng từ’ hướng về kẻ thù ra sao? Sau khi thiền ‘lòng từ’ hướng về những người đáng kính, yêu thương và trung lập, khi ‘lòng từ’ (mettā) được mạnh mẽ, mãnh liệt, chiếu sáng bằng ánh sáng hướng về kẻ thù cùng giới tính, thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về vị ấy, ‘mong cho ‘người nam đạo đức’ này được thoát khỏi những nguy hiểm, thoát khỏi những khổ tâm, thoát khỏi những khổ thân, tự chăm sóc đặng hạnh phúc và khỏe mạnh’. Chọn bất cứ 1 trong 4 cách rải này để đạt đến thiền. Nếu không có khả năng đạt đến thiền thì vị ấy cần phải tác ý như đề cập nhiều cách trong Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga): là trong lúc đang ăn vật thực, vị ấy loại bỏ xương và chỉ ăn thịt. Tương tự, mỗi chúng sanh nhân loại đều có phẩm chất đáng yêu hay đáng kính, tôn trọng. Tuy nhiên, vào lúc không chú ý bất cứ sự đáng ghét hay phẩm chất xấu nào của kẻ thù, thì thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về vị ấy. Nếu không có khả năng đạt thiền (jhāna) thì chuyển sang tác ý kế. Đức Phật dạy trong Anamattakka Saṃyutta rằng tất cả chúng sanh có sự sống đều có liên quan với nhau trong vòng luân hồi (saṃsāra) dài này; như cha mẹ, người thân, con trai, anh em hay chị em, v.v… Không có người nào không có sự liên quan với nhau. ‘Thù ghét lẫn nhau có thể xảy ra bây giờ nhưng trong kiếp quá khứ, anh ấy hay cô ấy có thể đã rất yêu thương, đối với tôi như con trai hay con gái; Hoặc tôi có thể đã từng là con trai hay con gái của anh ấy, cô ấy’. Xem xét như vậy, thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về vị ấy. Theo cách này, ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna) có thể đạt được.
Tuy nhiên, dù nếu với cách tác ý này mà vị ấy không thể đạt đến thiền (jhāna), bậc tu tiến cần phải có ‘lòng bi’ (karunā) hướng về vị ấy, tại sao? Bởi vì tất cả chúng sanh có sự sống thì không có khả năng tránh khỏi già, bệnh và chết. Nếu vị ấy là một phàm phu (puthujjana) thì vị ấy không thoát khỏi ‘khổ cảnh’ (apāya). Vì vậy, tất cả chúng sanh đều đáng thương. Tác ý như vậy bậc tu tiến có thể đạt thiền (jhāna) bằng thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về kẻ thù.
Nếu không thể, thì áp dụng phương pháp khác là phân tích những ‘giới’ (dhātu). ‘Khía cạnh nào làm tôi tức giận về anh ấy? Tôi tức giận về tóc của anh ấy? Về lông của anh ấy? Về móng của anh ấy? Về răng của anh ấy? Về da của anh ấy? Thịt? Gân? Xương? Tủy?’. Mỗi phần trong 32 phần của thân đều được xem xét. Nếu tức giận không xuất hiện thì quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của kẻ thù. Như vậy sẽ dễ dàng cho những ai đã tu tập thiền 4 ‘giới’ (dhātu). ‘Tôi có tức giận với ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu) trong anh ta chăng? ‘Thủy giới’ (āpo dhātu)? ‘Hỏa giới’ (tejo dhātu)? Hay ‘phong giới’ (vāyo dhātu)?’. Bằng cách tác ý theo những ‘giới’ (dhātu), sự tức giận có thể được làm dịu. Nếu thiền sinh thuần thục trong việc quan sát ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hay năm ‘uẩn’ (khandha) thì quan sát năm ‘uẩn’ bằng tuệ, tác ý ‘tôi tức giận về ‘uẩn’ (khandha) nào? ‘Sắc uẩn’ (rūpakkhandha)? ‘Thọ uẩn’ (vedanākkhandha)? ‘Tưởng uẩn’ (saññakkhandha)? ‘Hành uẩn’ (saṅkhāra-kkhandha)? ‘Thức uẩn’ (viññānakkhandha)? Tác ý như vậy sự tức giận sẽ được làm dịu.
Nếu không thì vị ấy cần phải xem lại về 11 lợi ích của ‘lòng từ’ (mettā). Vị ấy cần phải xem xét 11 lợi ích để tự động viên là tại sao vị ấy phải giận dữ hướng về kẻ thù nếu vị ấy có thể được 11 lợi ích của ‘lòng từ’ (mettā), nếu vị ấy tu tập thiền ‘lòng từ’ (mettā). Sau khi xem xét như vậy, với mong muốn được những lợi ích này, nếu vị ấy nhập vào thiền ‘lòng từ’ (mettā) rải ‘lòng từ’ (mettā) hướng đến kẻ thù, vị ấy có thể đạt thiền ‘lòng từ’ (mettā) thành công.
Cho nên, về ‘từ nghiệp xứ’ (mettā kammaṭṭhāna), trước tiên bậc tu tiến cần phải bắt đầu bằng thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về chính mình (atta). Có 4 dạng người trong chuỗi nối tiếp: chính mình (atta), người đáng kính (piya), người trung dung (majjhatta) và kẻ thù (verī). Trong 4 dạng người này, để đạt ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna), dạng người đầu tiên cần phải được loại ra vì bậc tu tiến không thể đạt được ‘thiền lòng từ’ bằng cách ‘thiền lòng từ’ hướng về chính mình. Đối với thiền sinh đã đạt thiền thứ tư bằng biến xứ (kasiṇa) trắng, nếu vị ấy muốn đạt ‘thiền lòng từ’, với sự trợ giúp của thiền định thứ tư đó, vị ấy tu tập để nhập vào ‘thiền lòng từ’ bằng cách thiền hướng về người đáng kính. Sau khi thành công thì tu tập hướng về người thương yêu. Hai người này được gọi là người đáng quí (piya). Sau khi thành công trong việc nhập vào ‘thiền lòng từ’ hướng về 2 dạng người này, kế đến nhập vào ‘thiền lòng từ’ bằng cách ‘thiền lòng từ’ hướng về người cùng giới tính. Kế đến, chỉ khi ‘lòng từ’ (mettā) trở nên mạnh mẽ, nhập vào ‘thiền lòng từ’ bằng cách thiền hướng về kẻ thù. Đối với những ai không có kẻ thù hay người ghét thì không cần thiết phải rải ‘lòng từ’ đến dạng người này. Đó chỉ cho những ai có kẻ thù hay người ghét. Kế đến đối với những ai có người ghét, dạng kẻ thù nào vị ấy nên rải ‘lòng từ’ (mettā) đến trước? Vị ấy trước tiên nên thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về kẻ thù mà vị ấy chỉ tức giận một chút. Để người bị coi khinh nhất đến cuối. Thiền hướng về kẻ thù sau khi xem lại những lỗi lầm của sự tức giận và những lợi ích của ‘lòng từ’ (mettā) như đã đề cập trên. Thiền cho đến khi đạt được thiền thứ ba bằng mỗi trong 4 cách rải ‘lòng từ’ (mettā). Trong mỗi cách, thiền cho đến khi đạt được thiền thứ ba.
Sau khi thành công trong thiền từ người này đến người khác cho đến người ghét nhất, bậc tu tiến phải tu tập thêm Sīmā Sambheda. Sīmā nghĩa là sự phân ranh giới hay ranh giới; Sambheda nghĩa là loại bỏ. Sự phân ranh giới này là chi? Nếu bậc tu tiến có thể rải ‘lòng từ’ (mettā) đến một người mà không đến được với người khác thì vẫn có ‘phân ranh giới’. Bậc tu tiến phải tu tập để được bình đẳng mà không phân biệt. Trong giai đoạn thiền này hướng về 4 người: chính mình (atta), người đáng kính (piya), người trung dung (majjhatta) và kẻ thù (verī), từng người một. Bậc tu tiến không thể đạt đến thiền bằng thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về chính mình (atta); cho nên thiền hướng về chính mình chỉ là một ví dụ như là ‘mong cho tôi thoát khỏi những nguy hiểm; thoát khỏi những khổ tâm; thoát khỏi những khổ thân; tự chăm sóc đặng hạnh phúc và khỏe mạnh’ khoảng 3 hay 4 lần. Đó chỉ là một ví dụ, ‘ngay cả, tôi mong cho tôi thoát khỏi những nguy hiểm, người khác cũng mong cho họ thoát khỏi những nguy hiểm; ngay cả, Tôi mong cho tôi thoát khỏi những khổ tâm, người khác cũng mong cho họ thoát khỏi những khổ tâm, v.v…’. Sau 3 hay 4 lần như vậy, nhập vào thiền (jhāna) bằng thiền hướng về người đáng kính bằng 4 cách rải ‘lòng từ’ (mettā) cho đến khi đạt được thiền thứ ba lần lượt riêng trong mỗi cách. Sau đó nhập vào thiền bằng thiền hướng về người trung dung bằng cách rải ‘lòng từ’ (mettā) cho đến khi đạt được thiền thứ ba bằng mỗi cách. Chỉ sau đó, nhập vào ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna) bằng cách thiền hướng về kẻ thù bằng 4 cách cho đến khi đạt được thiền thứ ba ở mỗi cách. Sau đó, lần nữa thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về tự ngã; rồi lần lượt thiền hướng về người đáng kính khác, người trung dung, kẻ thù khác. Cố gắng đạt ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna) trong cách này hướng về mỗi người. Sau khi thành công thì thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về chính mình lần nữa. Sau đó, thiền lần lượt hướng về người đáng kính, người trung dung và kẻ thù khác. Do thiền như vậy, điều gì sẽ xảy ra khi ‘lòng từ’ (mettā) trở nên mạnh mẽ? ‘Lòng từ’ (mettā) sẽ trở nên bình đẳng hướng về 4 dạng người này: chính mình, đáng kính, trung dung và kẻ thù; mà không có ‘lòng từ’ (mettā) hướng về bất cứ người nào nhiều hơn. Đó được nói rằng vị ấy có Sīmā Sambheda, loại bỏ sự phân ranh giới. Một sự so sánh được đề cập trong sách. Nếu vị ấy được yêu cầu chỉ ra 1 trong 4 người để giết và nếu vị ấy vẫn chọn ra được 1 trong số ấy thì ‘lòng từ’ (mettā) của vị ấy vẫn chưa bình đẳng. Nhưng nếu vị ấy không có sự mong muốn chỉ ra bất cứ ai vì tất cả là bình đẳng thì sự phân ranh giới bị loại bỏ.
Chỉ sau khi sự phân ranh giới bị loại bỏ, bậc tu tiến nên chuyển sang ‘rải lòng từ vô hạn lượng’ (anodhiso pharaṇā mettā) bằng 5 cách và ‘rải lòng từ có hạn lượng, có phân biệt’ (odhiso pharaṇā[28] mettā) bằng 7 cách. Ngoài khả năng loại bỏ sự phân ranh, nếu bậc tu tiến thiền ‘lòng từ’ (mettā), trải khắp như ‘Mong cho tất cả chúng sanh có sự sống …’ (Sabbe sattā), bậc tu tiến không thể đắc ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna). 5 ‘từ tỏa khắp vô lượng’ (Anodhiso pharaṇā mettā) là: tất cả chúng sanh có sự sống, tất cả chúng sanh đang thở, tất cả loài vật, tất cả người, tất cả những ai đạt được sự hiện hữu. (Sabbe sattā, sabbe pāṇā, sabbe bhūtā, sabbe puggalā, sabbe attabhāvapariyāpannā). ‘Mong cho tất cả chúng sanh có sự sống được thoát khỏi những nguy hiểm; được thoát khỏi khổ tâm, được thoát khỏi khổ thân; tự chăm sóc đặng hạnh phúc và khỏe mạnh’. Chú giải đã đề cập một sự so sánh để được thuần thục trong thiền ‘lòng từ’ (mettā). Một người nông dân đang đi cày ruộng bắt đầu từ một nơi nhỏ ở giữa rồi dần vị ấy cày rộng hơn và rộng hơn cho đến cả thửa ruộng. Cũng vậy, rải ‘lòng từ’ (mettā) khắp bằng 5 cách ‘rải lòng từ vô hạn lượng’ (anodhiso pharaṇā mettā) và 7 cách ‘rải lòng từ có hạn lượng’ (odhiso pharaṇā mettā) bắt đầu từ gần bên và dần rộng hơn. Ví dụ bắt đầu từ một tu viện. Dùng 12 nhóm chúng sanh làm cảnh.
Trong 12 nhóm này, thiền ‘lòng từ’ (mettā) bắt đầu với 5 nhóm đầu đã đề cập trên ‘từ vô lượng’ (anodhiso mettā). Kế đến soi, chiếu sáng ánh sáng của thiền thứ tư (4th jhāna) của thiền biến xứ (kasiṇa) trắng trong phạm vi tu viện để có thể thấy chúng sanh có sự sống. Chư thiên (Deva), bàng sanh, chúng sanh nhân loại, chúng sanh ở cõi khổ (apāya); tất cả đều được bao gồm. Thấy họ bằng ánh sáng ‘thiền lòng từ’ (mettā) hướng về họ như là ‘mong cho tất cả chúng sanh có sự sống được thoát khỏi những nguy hiểm, …’ lần lượt cho đến thiền thứ ba (3rd jhāna) được. Đối với thiền sinh đã thành công trong ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna) trước trong việc loại bỏ sự phân ranh giới (sīmā sambheda), họ rất dễ đạt ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna) trong giai đoạn này. Sau khi đạt đến thiền thứ ba (3rd jhāna) bằng thiền với ‘được thoát khỏi những nguy hiểm’ kế đến thiền ‘lòng từ’ (mettā) thêm nữa cho đến thiền thứ ba (3rd jhāna) với ‘được thoát khỏi những khổ tâm’. Sau khi thành công, kế đến với ‘được thoát khỏi những khổ thân’ cho đến thiền thứ ba (3rd jhāna). Kế đến, với ‘tự chăm sóc đặng hạnh phúc và khỏe mạnh’ cho đến thiền thứ ba (3rd jhāna). Bậc tu tiến phải thiền theo mỗi cách của 4 cách lần lượt hướng về tất cả chúng sanh có sự sống (sabbe sattā); kế đến 4 cách lần lượt hướng về tất cả chúng sanh đang thở (sabbe pāṇā); kế đến 4 cách lần lượt hướng về tất cả loài vật (sabbe bhūtā); kế đến 4 cách lần lượt hướng về tất cả người (sabbe puggalā); kế đến 4 cách lần lượt hướng về tất cả loài có xác thân (sabbe attabhavapariyapanna). Chúng được gọi là ‘từ vô lượng’ (anodhiso mettā) vì không có mục tiêu hướng về bất cứ riêng chúng sanh nào.
Sau khi hướng về 5 nhóm này thành công, tu tập thêm bằng 7 cách ‘rải lòng từ có hạn lượng, có phân biệt’ (Odhiso pharaṇā mettā). ‘Odhiso’ nghĩa là có vài sự phân biệt. Phân biệt ra sao?
1) Sabbā Itthiyo – tất cả giống cái. Như đã đề cập trước là việc không thích hợp rải ‘lòng từ’ (mettā) riêng đến một người khác giới tính. Nhưng bậc tu tiến có thể thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng đến giới tính đối lập như một tổng thể hay nhóm. Thiền bằng 4 cách hướng về tất cả người nữ cho đến thiền thứ ba (3rd jhāna).
2) Sabbe Purisā – tất cả giống đực tuần tự bằng 4 cách tương tự; kế đến
3) Sabbe Ariyā – tất cả bậc Thánh; kế đến
4) Sabbe Anariyā – tất cả người phàm; kế đến
5) Sabbe Devā – tất cả chư thiên. Nói rằng, nếu vị ấy đang thiền hướng đến những người bên trong tu viện thì vị ấy cần thấy chư thiên trong khu vực. Sau khi thấy họ bằng ánh sáng, thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về họ.
6) Sabbe Manussā – tất cả người nhân loại.
7) Sabbe Vinipātikā – tất cả người khổ. Gồm tất cả bàng sanh, a-tu-la (asura) và ngạ quỉ (peta). Nhìn qua khu đất trong khu vực. Nếu có chúng sanh địa ngục, họ cũng được gồm vào. Thiền ‘lòng từ’ (mettā) hướng về những chúng sanh này như một tổng thể để đạt ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna) bằng 4 cách ‘lòng từ’ (mettā) mong muốn.
Bây giờ cả thảy có 12 cách rải hay tỏa khắp: 7 cách ‘lòng từ có hạn lượng’ (odhiso mettā) và 5 cách ‘lòng từ vô hạn lượng’ (anodhiso mettā). Bậc tu tiến cần phải nhập vào ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna) bằng từng cách của 4 cách ‘lòng từ’ (mettā) mong muốn dựa vào từng cái rải hay tỏa khắp này. Vì vậy, có 48 cách thiền ‘lòng từ’ (mettā) cho bên trong khu vực tu viện. Sau khi thành công trong 48 cách này bên trong tu viện, mở rộng đến 2, 3 khu vực khác (có những tu viện khác gần tu viện này). Thiền bằng 48 cách rải ‘lòng từ’ (mettā). Sau khi thành công, dần dần mở rộng một chút: từ một làng, rồi dần 2 làng, 1 thị trấn, rồi dần 2 thị trấn, 3 thị trấn, v.v… rồi cả một quốc độ, kế đến cả thế giới, rồi 31 cõi hiện hữu, cả vũ trụ (cakkavāla). Sau khi thành công hướng đến cả vũ trụ (cakkavāla) bằng 48 cách rải tỏa khắp, thiền ‘lòng từ’ (mettā) thêm nữa cho đến vũ trụ vô tận (ananta cakkavāla). Trong 31 cõi, nó được gọi một vũ trụ (cakkavāla). Có nhiều 31 cõi, nhiều vũ trụ (cakkavāla). Cho nên, thiền ‘lòng từ’ (mettā) bằng 48 cách rải/ tỏa khắp vũ trụ vô tận (ananta cakkavāla).
Đây được gọi là sự tỏa khắp (vipphāra); ‘lòng từ’ (mettā) được tỏa rộng rãi, cùng khắp và mạnh mẽ. ‘Lòng từ’ (mettā) này được tỏa khắp đến tất cả chúng sanh trong vũ trụ vô tận cũng được gọi là aparimāna[29], là ‘lòng từ’ (mettā) vô hạn hay không thể đo lường. ‘Vị ấy có ‘lòng từ’ (mettā) đối với chúng sanh này nhưng không có ‘lòng từ’ đối với chúng sanh kia’; sự giới hạn như vậy bị loại bỏ. Nếu bậc tu tiến luôn nhập vào ‘lòng từ’ (mettā) vô hạn, không thể đo lường này thì ‘lòng từ’ (mettā) rất mạnh mẽ, như ví dụ về bậc đáng kính Tôn giả Visakha mahāthera – người nhân loại thương mến ngài, chư thiên thương mến ngài. Đây là đối với người luôn nhập vào ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna). Sau khi rải ‘lòng từ’ (mettā) đến vũ trụ vô tận, kế đến ‘rải lòng từ đến tất cả hướng’ (disa pharaṇā mettā). Chiếu ánh sáng đến hướng Đông. Có nhiều vũ trụ vô tận (ananta cakkavāla) ở hướng đó. Thiền bằng 48 cách rải vào vũ trụ vô tận (ananta cakkavāla) đó. Tương tự đối với hướng Tây, Nam, Bắc, Đông-bắc, Tây-bắc, Đông-nam, Tây-nam, trên, dưới; thiền ‘lòng từ’ (mettā) bằng 48 cách rải vào tất cả những hướng này. Có cả thảy 480 cách rải ‘lòng từ’ (mettā). Như đã đề cập trước có 48 cách rải hướng về vũ trụ vô tận (tức là không có hướng rõ ràng), cho nên, cả thảy có tổng số 528 cách rải ‘lòng từ’ (mettā). Thiền sinh nào có khả năng thiền 528 cách rải ‘lòng từ’ (mettā) có hệ thống/ phương pháp rất rõ, nếu vị ấy tu tập thêm nữa, phương pháp ‘tu tiến lòng từ’ (mettā bhāvanā) đã dạy trong Mettā sattā, thì vị ấy sẽ được thành công. Đây là tu tập thiền ‘lòng từ’ (mettā), là 1 trong 4 thiền bảo hộ.
2) Buddhānussati – Niệm Theo Ân Đức Phật
Sau khi thành công về thiền ‘lòng từ’ (mettā), thiền sinh có thể chuyển sang ‘niệm theo ân Đức Phật’ (Buddhānussati) dễ dàng. Bắt đầu bằng cách chọn một trong chín ân đức Đức Phật mà bạn ưa thích. Điều cần thiết là biết ý nghĩa của ân đức. Ví dụ, nếu bạn chọn ân đức Arahaṃ thì có 5 định nghĩa. Bậc tu tiến cần hiểu ý nghĩa của định nghĩa mà vị ấy thích nhất. Một trong những định nghĩa đó là “Ngài là bậc đáng được chư thiên và nhân loại tôn kính vì Ngài là bậc vô song về giới (sīla), định (samādhi), tuệ (paññā); vì vậy Ngài được gọi là ‘Araha’”. Lấy ân đức đó làm cảnh đề mục của thiền, ‘Arahaṃ, Arahaṃ,…’. Thiền ra sao?
Trước tiên, củng cố định bằng thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng cho đến thiền định thứ tư (4th jhāna samādhi). Sau đó, khi ánh sáng trở nên rực rỡ, chiếu sáng hướng về tượng/ảnh Phật mà bạn tôn kính (tức là gây cảm hứng cho bạn)[30] – giống như trong thiền ‘lòng từ’ (mettā) bạn chiếu sáng hướng về một người bạn muốn rải ‘lòng từ’ (mettā), để đạt ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna). Để tượng/ảnh Phật cách khoảng 6 đến 9 feet (1,8m-2,7m), không quá xa cũng không quá gần. Trước tiên giữ trong tâm như thể đó là một Đức Phật thật. Tu tập như vậy, nếu trong kiếp quá khứ gần của thiền sinh đã từng gặp Đức Phật khi còn tại thế thì hình dáng của Đức Phật thật đó có thể xuất hiện. Nếu hình dáng ấy xuất hiện thì dùng Đức Phật thật làm cảnh. Kế đến bạn phải chuyển sang ân đức khác.
Hỏi: thiền theo ‘sắc’ (rūpa) có tốt như thiền ‘niệm theo ân Đức Phật’ (Buddhānussati) hay chăng? Có vài thảo luận về việc này. Tuy nhiên, có 6 định nghĩa về ân đức ‘Thế tôn’ Bhagavā. Siri là một trong những ý nghĩa ấy (Vism, VII, 61). ‘Siri’ nghĩa là hình dáng thân sắc rực rỡ/ đáng kính. Cho nên dùng hình dáng thân sắc rực rỡ của Đức Phật làm cảnh là ‘niệm theo ân đức Phật’ (Buddhānussati). Nó được gồm trong chín ân đức Phật. Bậc tu tiến có thể thiền theo một ân đức chuyển từ hình dáng thân sắc. Bậc tu tiến có thể hỏi, nếu trong kiếp quá khứ vị ấy từng gặp một vị Phật khi còn tại thế rất xa trong quá khứ hoặc vị ấy chưa từng gặp một vị Phật trong kiếp sống quá khứ, vị ấy có thể làm gì nếu hình dáng thân sắc của một Đức Phật quá khứ không sinh khởi trong tâm? Trước tiên vị ấy có thể thiền tương tự theo hình dáng thân sắc của một Đức Phật (Buddha rūpa) mà vị ấy tôn kính nhất và kế đến chuyển từ thiền theo hình dáng thân sắc của Đức Phật (Buddha rūpa) sang thiền theo một ân đức Phật.
Để chuyển từ thiền theo hình dáng thân sắc sang thiền theo ân đức Arahaṃ, tâm niệm ‘Arahaṃ, Arahaṃ,…’, lấy ân đức đáng tôn kính bởi nhân loại, chư thiên, Phạm thiên (Brahmā) vì Giới (Sīla), Định (Samādhi), Tuệ (Paññā) vô song của Ngài làm cảnh; chuyển từ hình dáng sắc thân sang ân đức. Khi thiền như vậy, tâm trở nên tập trung định theo ân đức Arahaṃ, hình dáng sắc thân của Đức Phật Buddha có thể biến mất. Nếu hình dáng biến mất, đừng tìm hình dáng. Chỉ cố gắng giữ tâm tập trung định theo ân đức.
Trong cách này, khi tâm trở nên tập trung định theo ân đức khoảng 1 giờ đồng hồ, kế đến, khi tâm được định sinh khởi nương vào ‘sắc ý vật’ (hadaya vatthu), nếu bạn quan sát ‘sắc ý vật’ (hadaya vatthu), bạn sẽ thấy ‘tầm’ (vitakka), ‘tứ’ (vicāra), ‘hỷ’ (pīti), ‘lạc’ (sukha), ‘định’ (ekaggatā). Đây là phương pháp cho thiền ‘niệm theo ân Đức Phật’ (Buddhānussati), lấy ân đức Arahaṃ làm cảnh. Cách làm tương tự đối với thiền theo những ân đức khác như là Sammāsambuddho, vijja-caraṇa sampanno, v.v…
3) Asubha Kammaṭṭhāna (Bất Tịnh Nghiệp Xứ) – Thiền Dựa Vào Sự Ghê Tởm Về Tử Thi
Sau khi thành công trong thiền ‘niệm theo ân Đức Phật’ (Buddhānussati), bậc tu tiến có thể chuyển sang thiền ‘bất tịnh nghiệp xứ’ (asubha kammaṭṭhāna). Có 2 phương pháp trong thiền ‘bất tịnh’ (asubha). Một phương pháp là thiền dựa vào ‘bất tịnh’ (asubha) là một đề mục chỉ tịnh (samatha) trong khi phương pháp khác là thiền dựa vào ‘bất tịnh’ (asubha) như một cảnh, đối tượng ‘quán’ (vipassanā). Là một cảnh, đề mục ‘chỉ tịnh’ (samatha), nếu thiền sinh là nữ thì vị ấy phải thiền dựa vào tử thi nữ mà thôi; nếu thiền sinh là nam thì vị ấy phải thiền dựa vào tử thi nam mà thôi. Đây là thiền để đạt ‘thiền thứ nhất (1st jhāna) bằng cách lấy tử thi làm cảnh. Kế đến vào giai đoạn cận định, khi tâm được cố định theo ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta) tử thi, tử thi có thể trở nên đẹp một chút. Nếu tử thi không cùng giới tính, tham ái (rāga) có thể sanh. Cho nên chỉ được chỉ dẫn thiền dựa vào tử thi có cùng giới tính để cho thiền không bị hoại bởi ‘tham ái’ (rāga). Tuy nhiên, trong pháp ‘quán, minh sát’ (vipassanā), thiền này không đạt đến (bậc) thiền (jhāna) mà chỉ là giai đoạn quan sát thấy biết rõ sự sai lỗi, tội lỗi, bất lợi (ādīnava). Trong giai đoạn quan sát theo tội lỗi đó, bậc tu tiến có thể thiền dựa vào bất cứ tử thi nào. Người nam có thể thiền dựa vào bất cứ tử thi nào; người nữ có thể thiền dựa vào bất cứ tử thi nào. Vấn đề này sẽ được nói thêm về phương pháp ‘quán’ (vipassanā) trong mục ‘quán’ (vipassanā). Bây giờ sắp nói về phương pháp ‘chỉ tịnh’ (samatha).
Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga) hướng dẫn bắt đầu thiền ‘bất tịnh’ (asubha) cho những ai chưa đạt đến bất cứ (bậc) thiền (jhāna) nào. Tuy nhiên trong tu viện này đối với những ai có khả năng tu tập ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng đến ‘thiền thứ tư’ (4th jhāna), thiền ‘bất tịnh’ (asubha) có thể được tu tập với sự trợ giúp của ‘thiền thứ tư’ (4th jhāna). Thiền sinh được hướng dẫn lấy sự ghê tởm nhất của tử thi cùng giới tính làm cảnh mà thiền sinh đã từng thấy. Thiền sinh không cần đi đến nghĩa địa để thấy tử thi, tại sao? Bởi vì sau khi củng cố ‘thiền thứ tư’ (4th jhāna) bằng ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng, khi ánh sáng trở nên rực rỡ, soi sáng về phía tử thi cùng giới tính ghê tởm nhất mà thiền sinh từng thấy trước đó. Vào lúc soi sáng, nếu thiền sinh đã từng thấy tử thi từ bên hong, thì có khả năng quan sát thấy biết rõ tử thi từ bên hong bằng ánh sáng; Nếu thiền sinh đã từng thấy tử thi từ chân, thì có khả năng quan sát thấy biết rõ tử thi từ chân. Chỉ khi tử thi trở nên trong suốt với tuệ thì thiền là ‘paṭikūla, paṭikūla, …’ hay ‘ghê tởm, ghê tởm, …’ bằng tuệ.
Một số thiền sinh có thể gặp vài khó khăn. Họ nói rằng không có thấy một tử thi cùng giới tính. Đối với những người ấy họ cần đi và thấy một tử thi cùng giới tính để lấy tướng bất tịnh (asubha nimitta). Trong trường hợp này, khi thiền sinh đã thuần thục trong việc nhập vào ‘thiền thứ tư’ (4th jhāna) bằng ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng, vị ấy có thể được thành công dễ dàng lấy tử thi là tướng (nimitta) bằng cách nhìn tử thi với đôi mắt mở sau khi xuất khỏi ‘thiền thứ tư’ (4th jhāna). Nếu không có đủ thời gian để nhập vào thiền bằng ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng, vị ấy có thể chỉ nhìn tử thi bằng mắt thường, lấy nó làm cảnh, thầm gán cho là ‘ghê tởm, ghê tởm, …’. Kế đến, bằng sức mạnh của ‘thiền định thứ tư’ (4th jhāna samādhi), ấn tướng (nimitta) này có thể là trong suốt trong thời gian ngắn (khi vị ấy ngồi thiền). Khi tử thi trở nên trong suốt trong tuệ của vị ấy là ghê tởm, thiền giữ tâm tập trung định theo nó, thầm gán cho là/ tâm niệm ‘ghê tởm, ghê tởm, …’.
Khi thiền như vậy, không để tâm hướng về giai đoạn vị lai của tử thi. Nếu vị ấy có khuynh hướng như vậy, tử thi có thể trở thành xương và từ xương trở thành bụi. Nhưng nó không như vậy đối với mỗi tử thi. Nó có thể thành như vậy đối với tử thi mà thiền sinh từng thấy một thời gian dài trước và tử thi đó ở tình trạng ghê tởm nhất, giữ tâm theo cảnh đề mục mà không để hướng đến vị lai, thầm gán cho là ‘ghê tởm, ghê tởm, …’. Vẽ ghê tởm phải được rõ ràng với tuệ quán. Hầu hết có thể đạt ‘định’ (samādhi) trong một thời ngồi do sự ủng hộ từ ‘thiền định thứ tư’ (4th jhāna samādhi) từ ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. Nếu không thể thì tu tập như vậy đến 2 hoặc 3 thời ngồi.
Khi tâm trở nên tập trung định theo tử thi ghê tởm đến khoảng 1 giờ đồng hồ thì tâm định này sinh khởi nương vào ‘sắc ý vật’ (hadaya vatthu) trong tim, nếu vị ấy quan sát thấy biết rõ bằng tuệ hướng về ‘sắc ý vật’ (hadaya vatthu), những chi thiền có thể được quan sát. 1) ‘tầm’ (vitakka) là trạng thái ban đầu đưa tâm áp vào tử thi ghê tởm, 2) ‘tứ’ (vicāra) là trạng thái tiếp tục duy trì tâm hướng về tử thi ghê tởm, 3) ‘hỷ’ (pīti) là trạng thái hài lòng hướng về tử thi ghê tởm, 4) ‘lạc’ (sukha) là trạng thái thọ vui phối hợp với vẽ ghê tởm của tử thi, 5) ‘định’ (ekaggatā) là trạng thái nhất tâm hướng về tử thi ghê tởm.
Khi nảy sinh câu hỏi: vào lúc thiền dù hướng về xương hay tử thi, làm sao ‘hỷ’ (pīti) có thể sanh? làm sao ‘lạc’ (sukha) có thể sanh? Đó là do sức mạnh của tu tiến (bhāvanā) thiền nên ‘hỷ’ (pīti) và ‘lạc’ (sukha) sanh, trong trường hợp này lấy tử thi ghê tởm làm cảnh đề mục. Lấy ví dụ ngapi (trong ngôn ngữ Malaysia gọi là belacan: giữ vị của cá hay giữ vị của tôm) mà bạn luôn ăn. Nó có ghê tởm không? Vâng, nhưng vì bạn pha chế nó bằng cách chiên nên không có vẽ ghê tởm. Tương tự vì sức mạnh của tu tiến (bhāvanā) nên ‘hỷ’ (pīti) và ‘lạc’ (sukha) có thể sanh. Khi tâm được cố định theo tử thi ghê tởm và khi tu tiến dần trở nên hoàn thiện, thì sẽ đạt ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta). Nói cách khác là ‘định’ (samādhi) tiến tới giai đoạn ‘cận định’ (upacāra samādhi). Nếu ‘tợ tướng’ (paṭibhāga nimitta) sanh, tử thi ghê tởm có thể trở nên đẹp nhất thời. Khi ấy, do sức mạnh tu tiến (bhāvanā), những chi thiền (jhānaṅga) ‘hỷ’ (pīti) và ‘lạc’ (sukha) có thể sanh.
4) Maranānussati – Niệm Theo Sự Chết
Thiền sinh nào có khả năng đạt đến thiền thứ nhất (1st jhāna) bằng đề mục tử thi ghê tởm có thể dễ dàng chuyển sang thiền ‘niệm theo sự chết’ (maranānussati). Trong Mahā satipaṭṭhāna sutta Đức Phật có dạy: So imameva kāyaṃ upasaṃharati `Ayaṃpi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃ anatīto’ti. Thiền sinh nào có khả năng đạt đến thiền thứ nhất (1st jhāna) bằng thiền bất tịnh (asubha), nếu vị ấy quán tự thân là một tử thi thì cảnh đối tượng là “tôi cũng sẽ chết. Sự chết là chắc chắn. Tôi không thể thoát khỏi sự chết. Tính chất ghê tởm (asubha) này chắc chắn sẽ xảy ra. Tôi có thể không bao giờ thoát khỏi sự bất tịnh (asubha) này” – kế đến, hình dáng thối rữa của tự thân có thể xuất hiện. Nếu nó xuất hiện, thiền theo hình dáng này, giữ tâm tu tiến (bhāvanā citta) theo nó như Maranāṃ me dhuvaṃ. Jivitā me adhuvaṃ – ‘sự chết của tôi thì chắc chắn, mạng sống thì không chắc chắn’. Bậc tu tiến có thể thiền như vậy hoặc ‘mạng sống của tôi chỉ có chết là cuối cùng’. Đây là phương pháp thiền ‘niệm theo sự chết’ (maranānussati).
Bậc tu tiến phải giữ tâm tập trung định theo tử thi thối rữa, ghê tởm. Sau đó, vị ấy phải chuyển sang quan sát thấy biết rõ theo sự cắt đứt mạng quyền (jīvitindriya) là một thực tính siêu lý (paramattha). Nếu tâm được tập trung định đến một giờ đồng hồ, v.v…, kế đến nếu vị ấy quan sát theo tâm định, 5 chi thiền (jhānaṅga) sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, những chi thiền (jhānaṅga) không phải là những chi thiền an chỉ (appanā jhānaṅga). Chúng chỉ là những chi thiền của ‘cận định’ (upacāra samādhi). Đây là phương pháp ‘niệm theo sự chết’ (maranānussati).
Cả thảy có 4 thiền bảo hộ: Thiền ‘lòng từ’ (mettā), thiền ‘niệm theo ân Đức Phật’ (Buddhānussati), thiền ‘bất tịnh’ (asubha), thiền ‘niệm theo sự chết’ (maranānussati). Thiền sinh cần phải nhập vào ‘thiền lòng từ’ (mettā jhāna) một thời ngồi một ngày, thiền là ‘Sabbe sattā’ hướng đến chúng sanh trong tu viện, trong làng, trong vũ trụ vô tận. Đó là cách thoát khỏi những nguy hiểm vào lúc thiền. Thiền ‘niệm theo ân Đức Phật’ (Buddhānussati) tự thoát khỏi những nguy hiểm và cũng để cho tâm trở nên trong sáng. Để tự bảo vệ khỏi sự nhiễu loạn bởi những ma quỉ (yakkha), phi nhân, v.v… hay khi tâm không trong sáng, thiền ‘niệm theo ân Đức Phật’ (Buddhānussati). ‘Niệm theo sự chết’ (maranānussati) cần phải được tu tập khi không có sự lo ưu (saṃvega) và khi vị ấy muốn làm những kế hoạch khác. Tu tiến thiền bất tịnh (asubha bhāvanā) đặc biệt khi tham ái (rāga) sinh khởi. Như đã đề cập trên sau tử thi, mà vị ấy từng thấy trước đó, sinh khởi trong tuệ quán của vị ấy, vị ấy cũng sẽ thấy tử thi của tự thân nếu vị ấy quan sát bằng tuệ. Tương tự nếu vị ấy cũng quan sát người mà vị ấy có tham ái (rāga) thì vị ấy có thể thấy người này cũng bất tịnh (asubha). Đức Phật dạy thiền ‘bất tịnh’ (asubha) đặc biệt cắt đứt ‘tham ái’ (rāga).