– CHƯƠNG 8 –
QUAN SÁT DUYÊN TRỢ
Ở giai đoạn này, ‘sắc’ (rūpa) đã được quan sát theo bằng cách của ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa), ‘sắc do tâm trợ sanh’ (cittaja rūpa), ‘sắc do quí tiết trợ sanh’ (utuja rūpa) và ‘sắc do vật thực trợ sanh’ (āhāraja rūpa). Về phần ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa), Khi nào nghiệp đã tạo trợ cho ‘sắc nghiệp’ (kammaja rūpa) sinh khởi? Điều này được trình bày ở trang 50 trong Paṭisambhidāmagga. Purima kamma bhavasmiṃ moho avijjā, ayūhana saṅkhārā, nikanti taṅhā, upagamana upādānaṃ, cetanā bhāvo, ime pañca dhamma purima kamma bhavasmiṃ idha Paṭisandhiya paccaya. Trong Chú giải Purima kamma bhavasmiṃ giải thích là Purima kamma bhave, atītajātiyaṃ kamma bhave karīyamāneti attho.
Cho nên, theo Paṭisambhidāmagga, do vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) đã xảy ra trong kiếp sống quá khứ, tâm tái tục (paṭisandhi) sinh khởi trong kiếp này. Khi nào những nhân do ‘vô minh’, ‘ái’, ‘thủ’, ‘hành’, ‘nghiệp’ có thể trợ cho 5 ‘uẩn tái tục’ (paṭisandhi khandha) hiện tại sanh cho chúng sanh nhân loại? Điều này được nói chính xác là ‘sanh trong quá khứ’ (atītā jātiyaṃ). ‘Danh sắc’ hiện tại sinh khởi do ‘vô minh’, ‘ái’, ‘thủ’, ‘hành’, ‘nghiệp’ hiện tại phải chăng? Không. ‘vô minh’, ‘ái’, ‘thủ’, ‘hành’, ‘nghiệp’ đã sanh trong quá khứ. Chúng là phần của 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ. Cho nên, nếu không quan sát 5 ‘uẩn’ quá khứ, có thể nào vị ấy quan sát ‘vô minh’, ‘ái’, ‘thủ’, ‘hành’, ‘nghiệp’ là phần của 5 ‘uẩn’ quá khứ hay chăng?
Mặt khác, nếu bậc tu tiến có thể quan sát vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) của kiếp quá khứ, chúng được bao gồm như 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ từ khi chúng là phần của 5 ‘uẩn’ quá khứ. Điều này được hướng dẫn để quan sát theo sự liên quan trong sự sanh của quả hiện tại do nhân quá khứ; sự sanh của quả vị lai do nhân hiện tại; và sự sanh của quả vị lai xa hơn do nhân vị lai gần hơn. Atitepi paccaya ceva paccaya samupannā dhamma ca anāgatepi etarahipi paccaya ceva paccaya samupannā dhammaca – điều này được hướng dẫn để quan sát theo sự liên quan của nhân và quả giữa 3 thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Nếu pháp quá khứ được quan sát chỉ có nhân và quả; nếu pháp vị lai được quan sát chỉ có nhân và quả.
Cho nên, để có khả năng thấy rõ nhân quá khứ, là phần của 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ, bậc tu tiến phải quan sát theo 5 ‘uẩn’ quá khứ. Tương tự, để có khả năng thấy rõ nhân vị lai, là phần của 5 ‘uẩn’ vị lai, bậc tu tiến phải quan sát theo 5 ‘uẩn’ vị lai. Nếu bậc tu tiến mong muốn quan sát theo một quả quá khứ gần hơn, là 5 ‘uẩn’ bị trợ tạo bởi nhân quá khứ tương ứng xa hơn của nó, vị ấy cần quan sát theo 5 ‘uẩn’ quá khứ. Nếu vị ấy mong muốn quan sát theo quả vị lai, là 5 ‘uẩn’ vị lai bị trợ tạo bởi nhân hiện tại, thì vị ấy cần quan sát theo 5 ‘uẩn’ vị lai. Cho nên, đó là điều cần thiết để thấy, biết rõ. Hơn nữa, như đã nêu trong Chương 7, thiền sinh phải làm điều gì để không có ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) về 5 ‘uẩn’ liên quan đến Chú giải Uparipannasa (Majjhima Nikāya) và Bhadekarattha Sutta? Điều này được nói rằng bậc tu tiến bị kiệt sức/ không tự chủ bởi ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) vì tuệ quán (vipassanā) không sanh theo vị ấy. Bậc tu tiến không bị kiệt sức bởi ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) vì tuệ ‘minh sát’ theo 5 ‘uẩn’ sinh khởi theo vị ấy. Vipassanāya bhavena taṅhā diṭṭhihi nākaddhiyati – do tuệ ‘minh sát’ sinh khởi, bậc tu tiến không bị kéo lê bởi ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi). Cho nên, để không có ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) về 5 ‘uẩn’ hiện tại, bậc tu tiến phải tinh cần để đạt đến tuệ ‘minh sát’ về 5 ‘uẩn’ hiện tại. Nếu vị ấy không mong muốn có ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) về 5 ‘uẩn’ quá khứ, vị ấy sẽ phải làm điều gì? Vị ấy phải thiền quán theo 5 ‘uẩn’ quá khứ; nếu vị ấy cũng mong muốn không có ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi) về 5 ‘uẩn’ vị lai, vị ấy phải thiền quán theo 5 ‘uẩn’ vị lai.
Đức Phật Buddha cũng dạy trong Mahānidāna Sutta: Gambhīro cayaṃ ānanda paṭiccasamuppādo gambhīrāva bhāso ca. Etassa ānanda dhammassa ananubodha appaṭivedha evamayaṃ pajā tantākuḷakajāta kulagaṇṭhikajāta muñjapabbaja bhutā apayaṃ duggatiṃ vinipātaṃ saṃsāraṃ nati vattati. Đức Phật dạy Kinh này vì một lần lúc đêm đến Tôn giả Ānanda đã hỏi Đức Phật. Tại sao Tôn giả Ānanda đến gặp Đức Phật hỏi về pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda)? Bởi vì trong ngày ấy, Tôn giả Ānanda thiền ‘quán, minh sát’ (vipassanā) về pháp ‘liên quan tương sinh’ theo bốn cách: theo cách thuận (anuloma), quán là ‘hành’ (saṅkhāra) sinh khởi do vô minh (avijjā), thức sinh khởi do hành (saṅkhāra), v.v…. Vị ấy cũng thiền ‘quán’ về những pháp ấy theo cách ngược lại (paṭiloma). Vị ấy cũng thiền ‘quán’ theo tất cả những chi pháp ‘liên quan tương sinh’ bằng cách quán từ giữa đến phần đầu; và kế đến từ giữa đến cuối. Cho nên, pháp ‘liên quan tương sinh’ trở nên rất rõ với tuệ của vị ấy.
Kế đến, với sự mong đợi nghe một thời thuyết pháp đúng, lợi lạc, Ngài đi đến Đức Phật để nói về pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda). Với sự mong đợi ấy, Ngài nói với Đức Phật, ‘Thưa Thế Tôn, mặc dù pháp ‘liên quan tương sinh’ được nói là sâu sắc và thâm thúy, nó dường như dễ và rõ ràng với trí của con.’ Đức Phật nói với Tôn giả Ānanda, ‘Không nên nói như thế, không nên nói như thế.’ Rồi Đức Phật dạy pháp (dhamma) (đoạn Pāḷi trên) – Chúng sanh có sự sống, vì họ không tự nhận thức thấu suốt pháp ‘liên quan tương sinh’ bằng ‘tùy giác trí/tuệ’ (anubodha ñāṇa) và ‘thông đạt trí’ (paṭivedha ñāṇa), họ bị vướng mắc trong vòng luân hồi (saṃsāra) như một sợi chỉ dệt, như một tổ chim sâu, như cỏ munja hay cỏ pabbaja (những miếng chùi chân bằng cỏ, sau khi được dùng một thời gian dài, sẽ trở nên rách nát và rối ren. Khi ấy, nếu bạn mở nó bạn không thể biết đâu là phần đầu hay cuối của cỏ). Chúng sanh có sự sống là sống trong vòng luân hồi (saṃsāra) như vậy. Họ không thể thoát khỏi cõi khổ (Apāya) và vòng luân hồi (saṃsāra). Đức Phật thuyết như vậy.
Trong trường hợp này, ‘tùy giác trí/tuệ’ (anubodha ñāṇa) được nói là ‘ý nghĩa đạt tri’ (ñāta[60]pariññā[61]). Nếu cả hai ‘tùy giác trí’ (anubodha ñāṇa) và ‘thông đạt trí’ (paṭivedha ñāṇa) được kết hợp được kể là ‘ý nghĩa đạt tri’ (ñātapariññā), ‘tam tướng đạt tri’ (tīraṇapariññā), ‘đoạn trừ đạt tri’ (pahānapariññā). ‘Chỉ định danh sắc tuệ’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) và ‘hiển duyên tuệ’ (paccaya pariggaha ñāṇa) được gọi là ‘ý nghĩa đạt tri’ (ñāta pariññā). Khả năng quan sát theo tất cả những chi pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) bằng cách trạng thái, phận sự, và nhân cận của nó được gọi là ‘chỉ định danh sắc tuệ’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa). Nếu bạn có thể quan sát theo mối nối giữa ba thời, bạn có thể thấy rõ sự liên quan của nhân và quả; đó là, quả sanh do nhân và do quả, nhân sanh lần nữa. Sự thấy rõ nhân và quả này là ‘hiển duyên tuệ’ (paccaya pariggaha ñāṇa). ‘Chỉ định danh sắc tuệ’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) và ‘hiển duyên tuệ’ (paccaya pariggaha ñāṇa) là ‘ý nghĩa đạt tri’ (ñāta pariññā). Chúng được gọi như vậy do biết thấu suốt tất cả cảnh của thiền quán cần thiết. Sau ‘ý nghĩa đạt tri’ (ñāta pariññā) là ‘tam tướng đạt tri’ (tīraṇapariññā), đó là ‘phổ thông tuệ’ (sammāsana ñāṇa) và ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). ‘Đoạn trừ đạt tri’ (pahānapariññā) là ‘tuệ’ (ñāṇa) từ ‘diệt một tuệ’ (bhaṅga ñāṇa) đến ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) khác cao hơn. ‘Phổ thông tuệ’ (sammāsana ñāṇa) và ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa) được gọi là ‘tuệ tam tướng’ (tīraṇa ñāṇa) vì nó biết thấu rõ pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) sau khi có khả năng thẩm tra, xem xét và phân định tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của những chi pháp ‘liên quan tương sinh’. ‘Diệt một tuệ’ (bhaṅga ñāṇa) và ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) khác cao hơn được gọi là ‘đoạn trừ đạt tri’ vì vào sát-na của những tuệ này thấu rõ sự đoạn tận những phiền não (kilesa) phải được đoạn tận và ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma), ‘danh pháp’ (nāmadhamma), pháp hành (saṅkhāra dhamma) phải được biết ở giai đoạn này. Đây là ba ‘đạt tri hiệp thế’ (lokiya pariññā).
Trong ‘đạt tri hiệp thế’ (lokiya pariññā), khi ‘pháp Thánh đạo’ (Ariya magga dhamma) bắt ‘Nibbāna vô vi’ (asaṅkhata Nibbāna) làm cảnh, thiền sinh chỉ biết ‘Nibbāna vô vi’ là ‘thể nhập, thông suốt cảnh’ (ārammaṇa paṭivedha). Thiền sinh thấu biết rõ ‘bốn Thánh đế’ là ‘thể nhập, thông suốt vô si’ (asammoha paṭivedha). Bằng cách của ‘thành tựu phận sự’ (kicca siddhi), phận sự biết ‘khổ đế’ (dukkha sacca), ‘tập đế’ (samudaya sacca), ‘đạo đế’ (magga sacca) đã được hoàn thành bởi ‘thành tựu phận sự’ (kicca siddhi). Đó có nghĩa là khi ‘Thánh đạo thất lai’ (sotapatti Ariya magga) biết/ thấy ‘Nibbāna vô vi’, ‘Thánh đạo’ (Ariya magga) này hoàn toàn trừ tiệt ‘si’ (moha), là pháp che đậy đến nỗi chúng sanh không biết bốn Thánh đế. Cho nên, thiền sinh có thể thiền theo bốn Thánh đế dễ dàng vào một thời gian sau. Tại sao? Bởi vì vị ấy đã đoạn tận ‘si’, là pháp che đậy bốn Thánh đế để cho bậc tu tiến không biết về bốn Thánh đế. Cho nên, phận sự tự động biết được thực hiện.
Đó cũng có thể được gọi ‘ý nghĩa đạt tri’ (ñāta pariññā) vì biết bốn Thánh đế đã được hoàn thành bởi ‘thành tựu phận sự’ (kicca siddhi) và do biết có thể nhận rõ ‘khổ đế’ (dukkha sacca) và ‘tập đế’ (samudaya sacca). ‘Pháp Thánh đạo’ (Ariya magga dhamma) này cũng được gọi là ‘ý nghĩa đạt tri’ (ñāta pariññā) bởi ý nghĩa ‘thành tựu phận sự’ (kicca siddhi).
‘Thánh đạo’ (Ariya magga) này cũng trừ tiệt si (moha) là pháp che đậy trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của khổ đế (dukkha sacca) và tập đế (samudaya sacca) này. Cho nên, bất cứ khi nào thiền sinh thiền lần nữa theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭicca samuppāda) gọi là ‘tập đế’ (samudaya sacca) và ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) ‘danh pháp’ (nāmadhamma) gọi là ‘khổ đế’ (dukkha sacca), thì trạng thái vô thường, khổ, vô ngã xuất hiện rõ ràng. Cho nên, nó cũng được gọi là ‘tam tướng đạt tri’ (tīraṇapariññā) bởi ý nghĩa ‘thành tựu phận sự’ (kicca siddhi).
‘Pháp Thánh đạo’ (Ariya magga dhamma) này cũng được gọi là ‘đoạn trừ đạt tri’ (pahānapariññā), là quan trọng nhất (mukhya) vì nó đoạn tận cấp độ phiền não (kilesa) tương ứng. Nó cũng được biết là cấp độ Nibbāna vô vi (asaṅkhāta Nibbāna) tương ứng. Cho nên, nó được gọi là ‘đoạn trừ đạt tri’ (pahānapariññā). Đức Phật dạy do thiếu tuệ thấu rõ về pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) bằng ba ‘đạt tri’ (pariññā) về ‘hiệp thế’ (lokiya) và ‘siêu thế’ (lokuttara). Chúng sanh có sự sống không thể thoát khỏi vòng luân hồi (saṃsāra).
Theo lời dạy này, phụ Chú giải đã trình bày, Ñāṇasinā samādhi pavarasīlayaṃ sunisitena, :: Bhava cakkamapadāḷetvā, asanivicakkamiva niccanimmathanaṃ, :: Saṃsāra bhayamatīto, na koci supinantarepyatthi (Vism, XVII, 344). Pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) là thực tính luôn áp bức chúng sanh có sự sống như tiếng sét. Đây là thực tính có già và bệnh liên tục. Vòng xoay của pháp ‘liên quan tương sinh’ làm cho chúng sanh có sự sống bị già trong ‘vòng luân hồi’ (saṃsāra); bị bệnh trong ‘vòng luân hồi’; bị chết trong ‘vòng luân hồi’. Nó được nhấn mạnh rằng không có người nào, dù trong mơ, có thể thoát khỏi ‘vòng luân hồi’, vòng khổ não mà không cắt đứt pháp ‘liên quan tương sinh’ (có tính chất áp bức chúng sanh) bằng gươm, đó là ‘tuệ’ (ñāṇa), được mài bén cẩn thận trên đá mài, đó là ‘định’ (samādhi). Điều này được nêu trong Visuddhimagga, quyển 2, trang 220. Tương tự, điều này được nói trong Chú giải Sammoha Vinodanī về Bhava cakka kathā ở cuối Paṭiccasamuppāda Vibhaṅga. Cho nên, đó là điều cần thiết để quan sát theo pháp ‘liên quan tương sinh’. Để biết pháp ‘liên quan tương sinh’, pháp này không thể được quán mà không quan sát theo ‘uẩn’ (khandha) quá khứ và vị lai. Cho nên, Đức Phật dạy rằng không có người nào có thể thoát khỏi ‘vòng luân hồi’ mà không biết pháp ‘liên quan tương sinh’. Điều này cũng được nêu trong Chú giải.
Kế đến, làm sao quan sát theo nhân quá khứ và nhân vị lai? Về việc này, Đức Phật dạy quan sát theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) theo 4 cách, đó là:
1) Hành (saṅkhāra) sinh khởi do vô minh (avijjā), ‘thức’ (viññāṇa) sinh khởi do hành (saṅkhāra), v.v…, cho đến ‘sanh’ (jāti), ‘lão’ (jarā), ‘tử’ (maraṇa), ‘sầu’ (soka), ‘khóc’ (parideva) bằng cách thuận (anuloma).
2) Quan sát theo cách nghịch. Giả dụ có thể có một kiếp vị lai. Nhân của ‘lão’, ‘tử’ trong kiếp vị lai ấy là chi? Chúng sinh khởi do ‘sanh’. Kế đến, ‘sanh’ sinh khởi do ‘hữu’ (bhava), v.v…, cho đến ‘vô minh’; theo cách nghịch này.
3) Quan sát từ giữa đến cuối (vị lai).
4) Quan sát từ giữa đến đầu (quá khứ).
Cả thảy 4 cách. Cách khác được nêu trong Chú giải như
5) Atīte hetavo pañca, idāni phalapañcakaṃ, :: idāni hetavo pañca, āyatiṃ phalapañcakanti (Vism, XVII, 291). Điều này được đề cập trong Visuddhimagga, quyển 2, trang 214. Tương tự như phần đề cập trong Chú giải Sammoha vinodanī. Kệ này được đề cập phù hợp với Paṭisambhidāmagga. Theo cách này, phương pháp nhóm nhân và quả. Như vậy, có 5 cách. Bậc tu tiến có thể chọn bất cứ 1 trong 5 cách để quan sát theo pháp ‘liên quan tương sinh’. Hầu hết thiền sinh ở đây quan sát từ giữa cho đến khởi đầu, đó là quá khứ.
Ví dụ, một người đàn ông đang tìm cây leo trong rừng, thấy gốc của cây leo trước. Kế đến vị ấy cắt cây leo ở gốc và bắt đầu kéo nó từ gốc đến ngọn. Khi hoàn thành đến ngọn, vị ấy cắt những gì đủ cho vị ấy. Cũng vậy, Đức Phật dạy quan sát theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) từ vô minh (avijjā) đến ‘sanh’ (jāti), ‘lão’ (jarā), ‘tử’ (maraṇa). Kế đến, người đàn ông khác đang tìm kiếm một cây leo, thấy ngọn của cây leo trước và vị ấy kéo dần từ ngọn đến gốc. Rồi vị ấy cắt ở gốc và có thể dùng nó. Theo cách này, Đức Phật dạy quan sát theo từ ‘lão’ (jarā), ‘tử’ (maraṇa) cho đến vô minh (avijjā) theo cách nghịch. Một người đàn ông khác tìm kiếm cây leo thấy phần giữa của cây leo trước. Vị ấy dùng cây leo sau khi kéo nó từ giữa cho đến gốc và cắt nó. Theo cách này có phương pháp trong quan sát theo pháp ‘liên quan tương sinh’ từ giữa cho đến đầu, quá khứ. Một người đàn ông khác cũng tìm kiếm phần giữa của cây leo trước, nhưng vị ấy dùng cây leo sau khi kéo nó từ giữa cho đến ngọn và cắt nó. Cũng vậy, có quan sát theo từ giữa cho đến vị lai cuối. Bậc tu tiến có thể thiền bằng một trong những cách này.
Giả dụ về cách quán từ giữa. Về việc này, Đức Phật có dạy về ‘nghiệp luân’ (kamma vaṭṭa) hiện tại là nhân cho kiếp sống vị lai. Theo lời dạy này, chúng ta lập nguyện hay mong mỏi đạt Nibbāna ở vị lai có thể xảy ra. Mỗi lần một nghiệp thiện được thực hiện, nguyện vọng hay mong mỏi đạt Nibbānađược lập thì chắc chắn có thể đạt được Nibbāna, không có một kiếp vị lai. Tuy nhiên, nếu chưa thể đạt được Nibbāna, có nguyện vọng hay mong mỏi nhỏ như là, ‘Mong cho tôi được tái tục là một người nhân loại’, ‘Mong cho tôi được tái tục là một người Trời-Deva’, ‘Mong cho tôi được tái tục là một người Phạm thiên-Brahmā’ v.v…, trong vị lai trước khi đạt Nibbāna. Những nguyện này được lập sau khi thực hiện một nghiệp lành. Quan sát theo nghiệp (kamma), nhân đang hướng về luân hồi (saṃsāra).
Nếu sự mong muốn được lập sau khi nhập thiền (jhāna) thì ‘thiền’ này được gồm trong ‘nghiệp luân’ (kamma vaṭṭa). Nếu bạn tha thiết mong mỏi về kiếp sống vị lai là Phạm thiên-Brahmā sau khi nhập thiền thì sự không biết (hay biết sai) về Phạm thiên (Brahmā) là vô minh (avijjā). Theo thực tính siêu lý thì ‘đàn ông’, ‘đàn bà’, ‘chúng sanh có sự sống’, ‘chúng sanh nhân loại’, ‘chư Thiên-Deva’, ‘chư Phạm thiên-Brahmā’ không thật sự tồn tại. Vậy, nếu họ không tồn tại, cái gì thật sự tồn tại? Họ chỉ là một đống ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma), một đống ‘danh pháp’ (nāmadhamma) và đó cũng là một đống ‘danh sắc’ (nāma rūpa) được hòa hợp lẫn nhau. Đúng vậy, nếu biết rằng chúng chỉ là một đống ‘sắc pháp’, một đống ‘danh pháp’ và đó cũng là một đống ‘danh sắc’ được hòa hợp lẫn nhau. Cũng đúng nếu biết chúng chỉ là một đống nhân và một đống quả bởi vì ‘danh sắc’ này sinh khởi do những nhân tương ứng của chúng. Cả hai nhân và quả cũng là vô thường (anicca), đó là đang sanh và đang diệt; khổ (dukkha) bị áp bức bởi sự liên tục sanh và diệt; vô ngã (anatta), không có linh hồn, không có bản chất/ cốt lõi bền vững. Cho nên, nó đúng nếu biết rằng ‘sắc pháp’, ‘danh pháp’, nhân và quả là vô thường, khổ, vô ngã. Không có sự thấy rõ này, nếu vị ấy biết hướng ngược lại thì cái biết này được gọi là sai.
Điều này được đề cập trong Visuddhimagga, quyển 2, trang 157 về định nghĩa của vô minh (avijjā). Đó là một sự giải thích dễ dàng được hiểu bởi thiền sinh. Paramatthato avijjamānesu itthi purisādīsu javati, vijjamānesupi khandhadīsu na javatīti avijjā (Vism, XVll, 43). Tâm bắt cảnh không thật sự tồn tại theo thực tính siêu lý như là ‘đàn ông’, ‘đàn bà’, ‘chúng sanh có sự sống’, ‘chúng sanh nhân loại’, ‘chư Thiên-Deva’, ‘chư Phạm thiên-Brahmā’. Cảnh thật sự tồn tại theo thực tính siêu lý như là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma), ‘danh pháp’ (nāmadhamma), nhân và quả không sanh trong tâm. Đó có nghĩa là không thật sự biết ‘sắc pháp’, ‘danh pháp’, nhân và quả theo thực tính siêu lý; không thực sự biết vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta). Có hiểu biết sai về ‘đàn ông’, ‘đàn bà’, ‘chúng sanh có sự sống’, ‘chúng sanh nhân loại’, ‘chư Thiên-Deva’, ‘chư Phạm thiên-Brahmā’ không thật sự tồn tại theo thực tính siêu lý. Sự hiểu biết sai về điều này gọi là gì? Đó được gọi là vô minh (avijjā).
Tham khảo ngược về ví dụ của chúng tôi về người sau khi nhập ‘thiền’ (jhāna), lập nguyện để được tái tục là một Phạm thiên-Brahmā; ‘thiền’ đó có thể là ‘thiền thứ nhất’ (1st jhāna), ‘thiền thứ hai’ (2ndjhāna), ‘thiền thứ ba’ (3rd jhāna), ‘thiền thứ tư’ (4th jhāna) hoặc bất cứ thiền vô sắc (arūpa jhāna) nào cao hơn. Khát vọng, nguyện vọng có thể là như vầy: ‘Mong tôi được tái tục là một Phạm thiên-Brahmā’, thì sự hiểu biết sai về Phạm thiên-Brahmā là vô minh (aviijā). Dính mắc vào đời sống Phạm thiên-Brahmā là ái (taṅhā). Giữ chặt, nắm chặt vào đời sống Phạm thiên-Brahmā là thủ (upādāna). Ba chi này là phần của nhóm ‘ái kiến’ (lobha diṭṭhi) đối với phàm phu (puthujjana). Có 20 ‘danh pháp’ (nāmadhamma) nếu ‘hỷ’ (pīti) được bao gồm; 19 ‘danh pháp’ nếu ‘hỷ’ (pīti) bị loại ra. Nếu sự mong muốn được nhiệt tình nguyện thì ‘hôn trầm’ (thina), ‘thùy miên’ (middha) bị loại ra. Nếu sự mong muốn được nguyện hời hợt, không nhiệt tình thì ‘hôn trầm’ (thina), ‘thùy miên’ (middha) có thể được gồm vào. Có sự sinh khởi của tâm khai ý môn (manodvārāvajjana) và 7 sát-an tâm ‘đổng lực’ (javana). Na cảnh (tadārammaṇa) có thể hoặc không thể sanh. Như vậy, tâm lộ đổng lực ý môn (manodvārika javana vīthi citta) có thể sanh nhiều lần như khai ý môn (manodvārāvajjana), 7 sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana) và 2 sát-na tâm na cảnh (tadārammaṇa). Đây được gọi là ‘phiền não luân’ (kilesa vaṭṭa). Bị vây quanh bởi ba pháp này [vô minh (aviijā), ái (taṅhā), thủ (upādāna)], người tích lũy. Vị ấy tích lũy những gì? (Hành vi của) Nhập vào ‘thiền’ (jhāna). ‘Thiền’ này là gì? Đó là ‘pháp hành’ (saṅkhāra). ‘Tâm, sở hữu tâm thiền’ (jhāna citta cetasika) hay ‘danh pháp thiền (jhāna nāmadhamma) là gì? Chúng là chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) diệt ngay sau khi chúng sanh. Chúng cũng là vô thường (anicca). Chúng diệt dứt chỉ sau khi chuyền sức mạnh hay tiềm lực (satti) có thể trợ cho ‘uẩn Phạm thiên’ (Brahmā khandha) sanh ở vị lai theo tiến trình ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sau. Sức mạnh hay tiềm lực (satti) này được gọi là gì? Nó được gọi là nghiệp (kamma). Tất cả có một nhóm 5 nhân: vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Thiền sinh phải quan sát theo 5 nhân này.
Trong trường hợp này, trước khi nhập vào thiền, lập nguyện mong muốn đi đến cuộc sống là một Phạm thiên-Brahmā. Sau khi nhập, xuất khỏi ‘thiền’ (jhāna) này, quan sát theo vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) mà làm cho mong mỏi đi đến đời sống Phạm thiên-Brahmā. Cũng quan sát có bao nhiêu ‘danh pháp’ thiền (jhāna nāmadhamma) trong thiền này. Cũng quan sát theo sức mạnh hay tiềm lực (satti) để lại bởi những ‘danh pháp’ thiền (jhāna nāmadhamma) này sau khi diệt. Sau đó, quan sát theo rằng ‘Tại sao nghiệp hữu (kamma bhava) sanh? Do thủ (upādāna); thủ là giữ chặt, nắm chặt về kiếp sống là Phạm thiên-Brahmā ở vị lai. Tại sao thủ sanh? Do ái (taṅhā). Tại sao ái sanh? Do ‘thọ’ (vedanā), thọ sanh lấy ‘danh sắc’ (nāma rūpa) của kiếp sống là Phạm thiên-Brahmā ở vị lai làm cảnh. Tại sao thọ sanh? Do ‘xúc’ (phassa). Tại sao xúc sanh? Do sáu xứ (salāyatana), v.v…, Quan sát theo chiều nghịch.
Đã quan sát ‘danh sắc’ (nāma rūpa) theo chiều nghịch cho đến giai đoạn đầu hình thành bào thai (sắc thụ thai – kalala rūpa), thì ở giai đoạn đầu hình thành bào thai ấy có ba loại ‘bọn sắc’ (rūpa kalapa): ‘bọn thân mười pháp’ (kāya dasaka kalāpa), ‘bọn ý vật mười pháp’ (hadaya dasaka kalāpa) và ‘bọn sắc tính mười pháp’ (bhāva dasaka kalāpa) hoặc 30 thứ ‘sắc’ (rūpa). Về phần ‘danh pháp’ (nāma) của nó, nếu ‘tuệ’ (ñāṇa) và ‘hỷ’ (pīti) được gồm vào thì có 34 ‘danh pháp’ (nāmadhamma). Những ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) này là ‘sắc uẩn’ (rūpa khandha) và ‘danh pháp’ (nāma dhamma) là ‘danh uẩn’ (nāma khandha). Nếu ‘danh pháp’ được chia thành bốn nhóm thì có 4 ‘danh uẩn’. Cả thảy ‘sắc’ (rūpa) và ‘danh’ (nāma) trở thành 5 ‘uẩn’ (khandha). Ở phần quán này, từ khi nó đang quan sát ‘danh sắc’ quá khứ theo chiều nghịch, đôi lúc hình ảnh của thiền sinh khi vị ấy còn trẻ xuất hiện. Nếu hình ảnh này xuất hiện thì quan sát và phân tích 4 ‘giới’ (dhātu) của hình ảnh đó; từng bước phân tích chủ yếu theo tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ và quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hướng về quá khứ. Đây là trường hợp dựa vào sự mong mỏi được tái tục là một Phạm thiên-Brahmā.
Nếu thiền sinh không tha thiết mong mỏi về kiếp sống là một Phạm thiên-Brahmā mà thay vào đó tha thiết mong mỏi trở thành một bhikkhu ở kiếp sống vị lai thì hiểu biết sai của vị bhikkhu là vô minh (avijjā), sự dính mắc vào kiếp sống thành một bhikkhu là ái (taṅhā), Nắm chặt, giữ chặt vào nó là thủ (upādāna). Việc lập nguyện mong mỏi này bị vây quanh bởi vô minh (avijjā), ái (taṅhā) và thủ (upādāna) theo cách dâng hoa và đèn ở tại một ngôi chùa, bảo tháp. Tâm thiện (kusala citta) đang dâng hoa và đèn dầu là hành (saṅkhāra). Sức mạnh hay tiềm lực (satti) duy trì sau khi hành diệt là nghiệp (kamma). Cả thảy có 5 nhân: vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Sau khi thành công trong việc quan sát theo 5 nhân này, thiền sinh phải quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) theo chiều nghịch cho đến giai đoạn đầu của hình thành bào thai (sắc thụ thai – kalala rūpa), như trên.
Giả dụ trước khi thiền, bạn dâng hoa hay đèn dầu tại một ngôi chùa hay bảo tháp. Lập nguyện mong có thể được thành một bhikkhu hay tu nữ, người nhân loại, chư Thiên-Deva hay là người trước khi đạt Nibbāna. Chỉ sau khi lập nguyện, nhớ sự sanh của ‘danh pháp’ kỹ lưỡng trong tự thân. Thì vào lúc ngồi thiền, sau khi củng cố định (samādhi), quan sát theo ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa) trong hiện tại, nội phần và ngoại phần. Sau đó, chiếu ánh sáng theo hình ảnh lúc lập nguyện ở Bảo tháp như một cảnh ngoại phần (bahiddhā). Nếu hình ảnh xuất hiện, chuyển sang quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của hình ảnh. Phân tích ‘danh sắc’ (nāma rūpa). Quan sát theo sắc ở 6 ‘xứ’ (āyatana), 42 phần (koṭṭhāsa) như một tổng thể. Đặc biệt phân tích 54 thứ ‘sắc’ (rūpa) tại ‘ý vật’ (hadaya vatthu) một cách hệ thống. Nếu có khả năng quan sát theo ‘ý vật’ (hadaya vatthu), thì tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ được thấy. Quan sát theo tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ xuôi và ngược. ‘Tâm, sở hữu tâm’ (citta cetasika) của ‘tâm lộ đổng lực’ (javana vīthi citta) đang dâng hoa và đèn dầu sẽ sinh khởi giữa hai tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ. Khi chúng sinh khởi, tự kiểm tra dù ‘tâm, sở hữu tâm lộ đổng lực’ (javana vīthi citta cetasika) này là đúng ‘tâm lộ’ (vīthi citta) sanh khi vị lấy lập nguyện. Nếu có khả năng kiểm tra, thiền sinh sẽ nhận ra dù nó đúng hay sai. Nếu nó là đúng, nó có khả năng quan sát theo quá khứ gần nhất hay chăng? Vâng, nó có thể.
Nhóm vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) (khi lập nguyện) sanh là ‘hướng/ khai ý môn’ (manodvārāvajjana), bảy sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana) và nếu ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) sinh khởi thì sanh 2 sát-na tâm ‘na cảnh’ (tadārammaṇa). ‘Hướng/ khai ý môn’ (manodvārāvajjana) có 12 danh pháp; nếu ‘hỷ’ (pīti) được gồm vào, ‘đổng lực’ (javana) có 20 ‘danh pháp’ của nhóm ‘tham tà kiến’ (lobha diṭṭhi); ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) cũng có 20 danh pháp. ‘Tâm lộ đổng lực ý môn’ (manodvārika javana vīthi citta) là ‘danh pháp’ (nāma dhamma). Sắc ý vật (hadaya vatthu rūpa), nương trên sắc này ‘tâm lộ đổng lực’ (javana vīthi citta) sinh khởi, là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma). ‘Sắc’ (rūpa) của sáu ‘xứ’, 42 phần (koṭṭhāsa) trong toàn thân là ‘sắc pháp’. Vì vậy có hai: ‘Sắc pháp’ (rūpa dhamma) và ‘danh pháp’ (nāma dhamma).
Đối với ‘tâm, sở hữu tâm thiện’ (kusala citta cetasika) đang dâng hoa và đèn dầu, nó sanh như ‘hướng/ khai ý môn’ (manodvārāvajjana), bảy sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana) và nếu ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) sinh khởi thì sanh 2 sát-na tâm ‘na cảnh’ (tadārammaṇa). ‘Khai hay hướng ý môn’ (manodvārāvajjana) có 12 ‘danh pháp’ (nāmadhamma). Về phần ‘đổng lực’ (javana), nếu ‘hỷ’ (pīti) và ‘tuệ’ (ñāṇa) được gồm vào thì có 34 ‘danh pháp’. ‘Tuệ’ này là Kammassakatā sammādiṭṭhi[62] đó là tin và hiểu về nghiệp và quả của nghiệp. Nếu nghiệp thiện được hoàn thành một cách hạnh phúc và vui mừng, thì ‘hỷ’ (pīti) được bao gồm; cả thảy 34 danh pháp. ‘Na cảnh’ (tadārammaṇa) có thể sanh. ‘Tâm lộ đổng lực ý môn’ (manodvārika javana vīthi citta) là ‘danh pháp’ (nāmadhamma). Nương trên ‘sắc’ (rūpa) này ‘tâm lộ đổng lực’ (javana vīthi citta) sinh khởi và những sắc còn lại ở 6 xứ, 42 phần (koṭṭhāsa) trong toàn thân là ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma). Cả thảy có ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) và ‘danh pháp’ (nāma dhamma). Nếu có khả năng quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) quá khứ gần nhất, thêm nữa quan sát theo ‘danh sắc’ hướng dần về quá khứ như là ‘danh sắc’ hôm qua, ‘danh sắc’ ngày trước hôm qua, ‘danh sắc’ 1 tháng qua, ‘danh sắc’ 2 tháng qua, ‘danh sắc’ 1 năm qua, ‘danh sắc’ 2 năm qua, v.v… Quan sát theo ‘danh sắc’ cho đến giai đoạn đầu hình thành bào thai (sắc thụ thai – kalala rūpa).
Quan Sát Theo ‘Danh Sắc’ Của Kiếp Quá Khứ
Ở giai đoạn này, một số thiền sinh thừa nhận rằng vào lúc đầu khóa thiền họ từng hoài nghi dù họ có mong mỏi thiền. Tuy nhiên, sau khi có khả năng quan sát theo như trên thì họ thấy họ dần trở nên trẻ, họ đã tin như vậy. Đó có nghĩa là thiền sinh là một người trưởng thành, trong khi quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) quá khứ thì khí chất của tuổi trẻ sanh lần nữa. Vị ấy chấp nhận rằng quá khứ có thể được quan sát. Vị ấy tiếp tục quan sát theo ‘danh sắc’ của tuổi trẻ cho đến ‘danh sắc’ khi vị ấy trong bào thai và cho đến giai đoạn đầu hình thành bào thai. Sau khi quan sát theo ‘sắc thụ thai’ (kalala rūpa), giai đoạn đầu hình thành bào thai, nếu vị ấy soi bằng ánh sáng đến phía bên kia với sự mong mỏi biết nơi những ‘danh sắc’ này có nguồn gốc từ, kế đến nhân trợ cho những ‘danh sắc’ này sanh có thể được thấy như thường.
Tuy nhiên, một số thiền sinh có thể bị kẹt ở giai đạn này. Mặc dù vị ấy soi bằng ánh sáng, vị ấy không tìm thấy gì ở phía bên kia. Họ nói ‘ánh sáng không thể xuyên qua’. Nếu như vậy, từng bước củng cố lại ‘định’ (samādhi). Khi ‘định’ trở nên mạnh mẽ, soi sáng lần nữa. Nếu không thành công, dù sau khi cố gắng lặp đi lặp lại, thì quan sát theo ‘danh pháp’ (nāmadhamma) và ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) lặp đi lặp lại, nội phần và ngoại phần. Điều đó có thể xảy ra như vậy vì ‘danh sắc’ (nāma rūpa) không được rõ ở giai đoạn đầu của quan sát theo chúng. Vì vậy, lần này quan sát theo ‘danh pháp’ và ‘sắc pháp’ chi tiết hơn hướng về quá khứ, nội phần và ngoại phần.
Không có sát-na tâm (cittakhaṇa) giữa tâm ‘tử’ (cuti) của kiếp quá khứ và tâm ‘tái tục’ (paṭisandhi) của kiếp sống hiện tại. Nếu bạn có thể quan sát theo ‘danh sắc tái tục’ (paṭisandhi nāma-rūpa) của kiếp sống hiện tại thì bạn cũng có thể quan sát theo ‘danh sắc tử’ (cuti nāma-rūpa) của kiếp sống quá khứ. Thêm nữa, quan sát theo chỉ là ‘danh sắc’ (nāma rūpa). Trong việc quan sát theo như vậy, hình ảnh hay hình dạng vào lúc cận tử, rất gần ‘tử’ (cuti) thường xuất hiện. Hoặc cảnh nghiệp (kamma) hoặc ‘nghiệp tướng hay điềm nghiệp’ (kamma nimitta) hay ‘thú tướng hay điềm sinh’ (gati nimitta) là cảnh sắp sửa trợ cho sanh kiếp sống hiện tại, xuất hiện ở tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ có thể sanh. Nếu hình dạng lúc cận tử xuất hiện, quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của nó. Khi nó trở thành những hạt hay bọn (kalāpa) nhỏ, phân tích ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma). Quan sát theo ‘ý vật’ (hadaya vatthu) và phân tích những ‘sắc’ (rūpa) của ‘ý vật’.
Nếu ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa) không được thấy ở đó thì chỉ quan sát thêm một chút ngược về quá khứ. Nếu bạn có thể phân tích ‘sắc’ (rūpa) của thời điểm ngay trước khi tử thì bạn có thể quan sát theo ‘ý vật’ (hadaya vatthu). Nếu có khả năng quan sát theo ‘ý vật’ thì tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) chủ sáng tỏ nương trên ‘ý vật’ sẽ được tìm thấy. Kế đến thiền sinh cần phải làm gì sau khi tìm thấy tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ? Vị ấy sẽ tìm một trong những cảnh tướng (nimitta) [hoặc cảnh nghiệp (kamma) hoặc ‘nghiệp tướng/ điềm nghiệp’ (kamma nimitta) hay ‘thú tướng/ điềm sinh’ (gati nimitta)] sinh khởi trong thời điểm trước hay ở ‘đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana) bằng sức mạnh của nghiệp (kamma), là pháp sẽ trợ cho quả sanh.
Ví Dụ Thứ Nhất Về Một Báo Cáo Của Thiền Sinh
Để hiểu giai đoạn này tốt hơn, ví dụ của hai thiền sinh sẽ được nêu ở đây. Một trong những thiền sinh được hướng dẫn quan sát theo kiếp quá khứ thứ nhất gần nhất. Vị ấy là một người đàn ông trong kiếp hiện tại này. Nghiệp (kamma) tích lũy trong kiếp quá khứ thứ nhất gần nhất không luôn trợ cho quả trong kiếp sống hiện tại. Thiền sinh này từng là một tu sĩ trong kiếp sống quá khứ thứ hai xa hơn. Vị ấy đã tu tập thiền trong kiếp sống đó. Thiền vị ấy đã từng tu tập là thiền 4 ‘giới’ (dhātu), thiền 32 phần của thân , thiền xương và thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. Sau khi thiền, vị ấy (vị tu sĩ trong kiếp sống quá khứ thứ hai) lập nguyện mong mỏi được tái tục trong một cõi vui như nhân loại. Về phần thiền sinh này (người đàn ông trong kiếp sống hiện tại) khi vị ấy đã quan sát theo kiếp sống quá khứ thứ nhất gần nhất của vị ấy, cảnh ‘nghiệp’ (kamma) của nghiệp đã tích lũy trong kiếp sống quá khứ thứ hai xa hơn trong lúc đang tu tập thiền xuất hiện. ‘Tâm, sở hữu tâm lộ đổng lực thiện’ (kusala javana vīthi citta cetasika) đang tu tập thiền xuất hiện vào lúc ‘đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana). Nhưng vào lúc ấy ‘tâm lộ đổng lực thiện’ (kusala javana vīthi citta) (1) lúc đang thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu) sinh khởi; (2) lúc đang thiền theo 32 phần của thân cũng sinh khởi; (3) lúc đang thiền theo xương cũng sinh khởi; (4) lúc đang thiền theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng cũng sinh khởi. Cho nên, vị ấy đã được hướng dẫn quan sát theo chính xác nghiệp nào là nghiệp trợ cho quả sanh. Kế đến vị ấy có thể quan sát rằng cảnh của ‘đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana) là nghiệp của thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu).
Về việc nghiệp (kamma) của thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu), có tiến trình sinh khởi của ‘tâm lộ đổng lực ý môn’ (manodvārika javana vīthi citta) như ‘khai hay hướng ý môn’ (manodvārāvajjana), 7 sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana) và có thể ‘na cảnh’ (tadārammaṇa), lấy 4 ‘giới’ (dhātu) làm cảnh. ‘Hướng/ khai ý môn’ (manodvārāvajjana) có 12 ‘danh pháp’ (nāmadhamma). ‘Đổng lực’ biết 4 ‘giới’ (dhātu) một cách sắc sảo. Đây là ‘tâm đổng lực đại thiện’ (mahākusala javana citta) biết từng trạng thái thực tính của 4 ‘giới’ (dhātu). Nếu ‘tuệ’ (ñāṇa) và ‘hỷ’ (pīti) được gồm vào thì có 34 ‘danh pháp’. Đối với thiền sinh này, đó là 34 ‘danh pháp’. Bởi vì có 34 ‘danh pháp’ đối với thiền sinh này, cho nên ‘hỷ’ (pīti) được gồm vào. Nghiệp (kamma) này trợ cho sanh kiếp sống hiện tại. Nghiệp này được tách ra hay cách xa một kiếp sống. Cho nên, nghiệp tích lũy trong kiếp quá khứ gần nhất đã không trợ cho kiếp sống hiện tại. Mà nghiệp đã tích lũy trong kiếp sống quá khứ thứ hai xa hơn trợ cho kiếp sống hiện tại. Như vậy, lúc cảnh nghiệp (kamma) xuất hiện, nó có thể là đã cách nhau nhiều kiếp. Nó cũng được đề cập trong nguyên bản. Có một trường hợp nói về việc dâng hoa, người ấy không tái tục trong cõi khổ (apāya) 91 kiếp (kappa)[63]. Nếu nghiệp được gieo trên ruộng màu mỡ và nếu nghiệp thật mạnh thì nó có thể theo và trợ cho quả đến nhiều kiếp sống.
Thiền sinh (là một tu sĩ trong kiếp sống quá khứ đó) lập nguyện mong mỏi để có khả năng thiền trong kiếp sống nhân loại cho đến khi đạt Nibbāna trong khi vị ấy đang tích lũy nghiệp này. Khi vị ấy lập nguyện mong muốn như vậy, sự hiểu sai về ‘chúng sanh nhân loại’ là vô minh (avijjā); dính mắc vào kiếp sống nhân loại là ái (taṅhā); nắm chặt, giữ chặt vào nó là thủ (upādāna). Trong nhóm vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) này, ‘hướng/ khai ý môn’ (manodvārāvajjana) có 12 ‘danh pháp’ (nāmadhamma). ‘Đổng lực’ (javana) có 20 ‘danh pháp’, đó là nhóm ‘tham tà kiến’ (lobha diṭṭhi). Không có ‘na cảnh’ (tadārammaṇa). Tiến trình ‘tâm lộ’ (vīthi citta) này là ‘nghiệp luân’ (kilesa vaṭṭa). Bị vây quanh bởi ‘nghiệp luân’ vị ấy tu tập thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu). Thiền khác không trợ cho quả sanh mà thiền 4 ‘giới’ (dhātu) trợ. ‘Tâm thiện’ của thiền có 34 ‘danh pháp’. Những ‘danh pháp’ này là hành (saṅkhāra). Sức mạnh hay tiềm lực để lại trong tiến trình ‘danh sắc’ (nāma rūpa) vào lúc chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) diệt là nghiệp (kamma). Cả thảy có 5 nhân gồm vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Sau khi có khả năng thấy rõ chư pháp này, thiền sinh phải làm gì? Khi vị ấy đã thấy tiềm lực, nghiệp thì kết nối nghiệp và 30 ‘sắc do nghiệp trợ sanh’ (kammaja rūpa) tồn tại trong giai đoạn đầu ‘tái tục’ (paṭisandhi) của hình thành bào thai bằng cách quan sát theo phía đó (quá khứ) và phía này (hiện tại), nhân và quả. Quan sát theo nó ra sao? Quan sát theo dù có bất cứ sự liên quan nào giữa chúng.
Nói rằng, nếu thấy hai người đang ngồi với nhau thì bạn điều tra họ liên quan lẫn nhau ra sao. Thấy hai người đàn ông là một mặt, việc điều tra là mặt khác. Điều tra về sự liên quan giữa hai người thì tợ như quan sát theo sự liên quan giữa nhân và quả.
‘Danh sắc’ (nāma rūpa) quá khứ đã được quan sát theo. Làm sao nó được thấy rõ? (1) cả hai ‘danh’ (nāma) gọi là vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) và ‘sắc vật’ (vatthu rūpa) mà nương trên đó chúng sinh khởi là ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa); (2) ‘danh’ (nāma) gọi là hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) và ‘sắc vật’ (vatthu rūpa) mà nương trên đó chúng sinh khởi là ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa). Chúng là phần của ‘danh sắc’ kiếp sống quá khứ. Nói cách khác, Chúng là phần của 5 ‘uẩn’ (khandha) kiếp sống quá khứ. Ở giai đoạn này, ‘danh sắc’ quá khứ và ‘danh sắc’ hiện tại giai đoạn đầu hình thành bào thai đã được thấy biết rõ. Cho nên, nhân quá khứ là ‘danh sắc’ hay 5 ‘uẩn’ đã sanh trong kiếp sống quá khứ. Tuy nhiên, không phải tất cả 5 ‘uẩn’ của kiếp sống quá khứ. Chúng chỉ là một phần của 5 ‘uẩn’ quá khứ. Cũng có ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) hay ‘danh pháp’ (nāmadhamma) hay 5 ‘uẩn’ trong giai đoạn đầu hình thành bào thai. Cho nên, chỉ nếu có khả năng quan sát theo 5 ‘uẩn’ quá khứ, bậc tu tiến có thể quan sát thêm chúng liên quan ra sao với 5 ‘uẩn’ hiện tại. Nếu bạn chưa từng thấy hai người đàn ông (đã đề cập trên), thì khó để điều tra sự liên quan lẫn nhau giữa họ. Bậc tu tiến phải tu tập thấy hai người đàn ông trước. Chỉ sau khi thấy họ, bậc tu tiến phải biết thêm (hay điều tra) họ liên hệ ra sao.
Ở giai đoạn này có một điểm cho thiền sinh hiểu tốt hơn. Đến đó, thiền sinh đã có khả năng quan sát một cách hệ thống theo ‘sắc’ (rūpa) đang sanh do nghiệp trợ (sắc do nghiệp trợ sanh – kammaja rūpa); sắc do tâm trợ (cittaja rūpa); sắc do quí tiết trợ (utuja rūpa); sắc do vật thực trợ (āhāraja rūpa) sanh ở 6 ‘xứ’ (āyatana), 42 phần (koṭṭhāsa). Cho nên, đối với thiền sinh đã từng thấy rõ những sắc này thì có ‘sắc do tâm trợ’ (cittaja rūpa) sinh khởi liên tục. ‘Tâm’ là nhân, ‘sắc do tâm trợ sanh’ là quả. Hiểu như vậy nếu vị ấy quan sát thấy rõ ‘nghiệp lực’ (kamma satti) (sức mạnh hay tiềm lực của ‘nghiệp’) của phía bên kia và kế đến quan sát theo 30 sắc tái tục (paṭisandhi rūpa) của giai đoạn đầu thụ thai của phía bên này; bây giờ quan sát theo quá khứ, bây giờ quan sát theo hiện tại, lặp đi lặp lại, kế đến thiền sinh sẽ thấy biết được dù ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sinh khởi do ‘nghiệp lực’ hay không. Còn như những ‘sắc do tâm trợ’ (cittaja rūpa) sinh khởi liên tục do ‘tâm’, cũng vậy tự thấy rõ rằng ‘sắc do nghiệp trợ’ (kammaja rūpa) sinh khởi liên tục do ‘nghiệp lực’. Thấy rõ như vậy, vị ấy biết được rằng nghiệp đó đã trợ cho quả này.
Tuy nhiên, cũng có nghiệp không trợ cho quả sanh. Về việc này, thiền sinh này trong kiếp sống quá khứ thứ hai của vị ấy tích lũy nghiệp trong tu tập về thiền 32 phần của thân . Vị ấy cũng tích lũy nghiệp trong thiền về xương. Nếu vị ấy đã tu tập thiền về xương cho đến khi vị ấy đã đạt bậc ‘thiền’ (jhāna) thì bậc ‘thiền’ (jhāna) này không trợ cho kiếp sống nhân loại. Nhưng đổng lực đại thiện sinh khởi ở giai đoạn cận định (upacāra samādhi) trước thiền có sức mạnh trợ sanh kiếp sống ‘Dục giới’ (kāmāvacara), ví dụ chúng sanh nhân loại. Vị ấy cũng tu tập phát triển định cho đến ‘thiền thứ ba’ (3rd jhāna) theo thiền ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. ‘Thiền thứ ba’ (3rd jhāna) này đã được vị ấy tu tập phát triển không trợ cho kiếp sống nhân loại. Tuy nhiên, ‘đổng lực thiện’ (kusala javana) sanh vào lúc ‘chuẩn bị định’ (parikamma samādhi) và ‘đổng lực thiện’ sanh vào lúc ‘cận định’ (upacāra samādhi) trước ‘thiền’ có sức mạnh trợ sanh kiếp sống nhân loại. Bởi vì tất cả những nghiệp (kamma) này có sức mạnh trợ sanh kiếp sống nhân loại. Thiền sinh này đã được hướng dẫn quan sát theo sự liên quan của nhân và quả của ‘tâm, sở hữu tâm đổng lực thiện dục giới’ (kāmāvacara kusala javana citta cetasika) trong lúc đang tu tập thiền theo 32 phần của thân; để quan sát theo sự liên quan của nhân và quả của ‘tâm, sở hữu tâm đổng lực thiện dục giới’ gọi là ‘chuẩn bị định’ và ‘cận định’ trong tu tập thiền theo xương; để quan sát theo sự liên quan của nhân và quả của ‘tâm, sở hữu tâm đổng lực thiện dục giới’ gọi là ‘chuẩn bị định’ và ‘cận định’ trong tu tập thiền theo ‘biến xứ’ trắng. Sau khi lần lượt quan sát theo như vậy, thiền sinh thấy rõ rằng nghiệp của thiền theo 32 phần của thân đã không trợ cho quả này; nghiệp của thiền theo xương đã không trợ cho quả này; nghiệp của thiền theo ‘biến xứ’ trắng đã không trợ cho quả này. Chỉ sau sự thấy rõ này, cuối cùng khi vị ấy quan sát lặp đi lặp lại theo nghiệp của thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu), vị ấy thấy rõ rằng nghiệp của thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu) đã trợ cho quả sanh trong kiếp sống này.
Sau sự thấy rõ này, thiền sinh cần phải làm điều gì? Quan sát bằng tuệ nhãn thấy rằng do nhân vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) thì quả sắc tái tục (paṭisandhi rūpa) của giai đoạn đầu thụ thai đang liên tục sinh khởi. Sau khi quan sát theo như vậy bằng tuệ nhãn rồi quan sát thêm:
– ‘Vì có vô minh, sắc (rūpa) sanh. Vô minh là nhân, ‘sắc uẩn’ (rūpa khandha) là quả;
– Vì có ái, sắc (rūpa) sanh. Ái là nhân, sắc uẩn (rūpa khandha) là quả;
– Vì có thủ, sắc (rūpa) sanh. Thủ là nhân, sắc uẩn (rūpa khandha) là quả;
– Vì có hành, sắc (rūpa) sanh. Hành là nhân, sắc uẩn (rūpa khandha) là quả;
– Vì có nghiệp, sắc (rūpa) sanh. Nghiệp là nhân, sắc uẩn (rūpa khandha) là quả.’
Đây là phương pháp quan sát theo sự liên quan giữa nhân và quả. Những chi khác của 5 ‘uẩn tái tục’ (paṭisandhi khandha) [thọ uẩn vedanakkhandha, tưởng uẩn saññakhandha, hành uẩn saṅkhārakkhandha, thức uẩn viññāṇakkhandha] có thể được quan sát theo cùng cách. Như trong khả năng quan sát theo 5 ‘uẩn tái tục’, bậc tu tiến có thể quan sát theo nhân và quả của ‘danh pháp’ (nāmadhamma) sanh trong ‘lộ nhãn môn’ (cakkhudvāra vīthi), ‘lộ nhĩ môn’ (sotadvāra vīthi), ‘lộ tỷ môn’ (ghānadvāra vīthi), ‘lộ thiệt môn’ (jivhādvāra vīthi), ‘lộ ý môn’ (manodvāra vīthi) theo mỗi sát-na tâm bằng cách nhóm là 5 ‘uẩn’ (khandha).
Tuy nhiên, trong số những ‘tâm, sở hữu tâm lộ’ (vīthi citta cetasika) chỉ là ‘danh pháp quả’ (vipāka nāmadhamma) và ‘sắc nghiệp’ (kammaja rūpa) sinh khởi do vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) của kiếp sống quá khứ. Ví dụ ‘tâm tố’ (kiriya citta), ‘đổng lực thiện (kusala javana), ‘đổng lực bất thiện (akusala javana) sanh không do ‘nghiệp’. Vì vậy, điều đó không cần thiết để quan sát theo sự liên quan của chúng với kiếp sống quá khứ. Nó chỉ cần quan sát thấy rõ sự liên quan với nhân hiện tại tương ứng. Như một ví dụ trong ‘lộ nhãn môn’ (cakkhudvāra vīthi) có sự sinh khởi của ‘khai ngũ môn’ (pañcadvārāvajjana), ‘nhãn thức’ (cakkhu viññāṇa), ‘tiếp thâu’ (sampaṭicchana), ‘thẩm tấn’ (santīraṇa), ‘phân đoán, đoán định’ (voṭṭhappana), 7 sát-na tâm ‘đổng lực’ (javana) và ‘na cảnh’ (tadārammaṇa) hai lần. [‘lộ nhãn môn’ (cakkhudvāra vīthi): K-Nhãn-T-TH-P-C-C-C-C-C-C-C-N-N]. ‘Khai ngũ môn’ là một ‘tâm tố’. Nó không liên quan đến nhân quá khứ. Phân đoán, đoán định’ là một ‘tâm tố’. Nó cũng không liên quan đến nhân quá khứ. ‘Đổng lực thiện’ (kusala javana) hoặc ‘đổng lực bất thiện’ (kusala javana) cũng không liên quan đến nhân quá khứ. ‘Tâm, sở hữu tâm quả’ (vipāka citta cetasika) của ‘tâm lộ’ (vīthi citta) được quan sát thấy rõ với nhân quá khứ là ‘nhãn thức’, ‘tiếp thâu’, ‘thẩm tấn’ và ‘na cảnh’. ‘Khai ngũ môn’, ‘phân đoán, đoán định’ và ‘đổng lực’ được quan sát theo với nhân hiện tại như là ‘xứ/vật’ (vatthu), ‘cảnh’ (ārammaṇa), ‘xúc’ (phassa), v.v…
Phương pháp đã đề cập trên trong việc quan sát theo sự liên quan giữa nhân và quả bằng cách nhóm chư pháp nhân là một nhóm và nhóm chư pháp quả là một nhóm được hướng dẫn bởi Chú giải phù hợp với những quy tắc đã đề cập trong Paṭisambhidā Pāḷi là Atīte hetavo pañca, idāni phalapañcakaṃ, :: idāni hetavo pañca, āyatiṃ phalapañcakaṃ. Nhóm của chư pháp nhân và nhóm của chư pháp quả được quan sát thấy rõ dễ dàng theo ‘liên quan tương sinh’ phương pháp thứ năm này. Đức Phật đã dạy 4 phương pháp trực tiếp như trong việc so sánh việc người đàn ông tìm cây leo; cũng thế, cùng với phương pháp đã đề cập trong Paṭisambhidāmagga, có 5 phương pháp. Cũng có đề cập trong Visuddhimagga để quan sát theo ba luân (vaṭṭa): ‘phiền não luân’ (kilesa vaṭṭa), ‘nghiệp luân’ (kamma vaṭṭa) và ‘quả luân’ (vipāka vaṭṭa), mà không quá khó từ phương pháp thứ năm. Về việc thấy rõ này, thiền sinh phải quan sát theo sự liên quan, mối nối nhân quá khứ với quả hiện tại ở tất cả 6 ‘xứ’ (āyatana). Sau đây, nó được dạy thêm là Atitepi paccaya ceva paccaya samuppanna dhamma ca. Khi pháp quá khứ được quan sát thì vị ấy thấy rõ rằng chỉ có nhân và quả trong quá khứ. Để thấy rõ như vậy, điều cần thiết để quan sát theo kiếp sống quá khứ xa hơn kế tiếp vì thiền sinh phải quan sát theo để thấy rõ rằng do chư pháp nhân trong kiếp quá khứ xa hơn, chư pháp quả sinh khởi trong kiếp quá khứ gần nhất. Chúng ta có thể nào nói đây là đủ hay chăng? Đó là chưa đủ. Nếu có thể, tốt hơn là quan sát thêm về kiếp sống quá khứ. Tại sao tốt hơn? 1) Khi chúng sanh có sự sống thấy làm sao họ phải chèo với loại mái chèo gì và làm sao họ bị sống đánh (pháp thế gian trong vòng luân hồi (saṃsāra)), bậc tu tiến sẽ thất vọng phải chăng? Họ sẽ bị thất vọng. Ngã mạn (māna) cũng có thể bị hạ thấp. Vị ấy luôn quở trách bằng chính sự lo ưu (saṃvega) của vị ấy. Đây là một lý do.
2) Lý do kế tiếp là nếu thiền sinh có thể quan sát thấy nhiều kiếp quá khứ, sự chán nản/ phiền yểm của vị ấy về vòng luân hồi (saṃsāra) khổ dần dần hoàn thiện. Hoàn thiện về sự chán nản, phiền yểm này, ‘tuệ chán nản, phiền yểm’ (nibbidā ñāṇa) là tuệ ủng hộ mạnh mẽ trong ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa). Đây là sự ủng hộ mạnh mẽ nhất để đạt ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa) và ‘quả tuệ’ (phala ñāṇa). Vì thế, cho nên bậc tu tiến cần phải cố gắng để cho ‘tuệ chán nản/ phiền yểm’ (nibbidā ñāṇa) hoàn thiện. Với mục đích này tốt hơn nếu có khả năng quan sát thấy rõ nhiều kiếp quá khứ.
Khi thiền sinh này đã được hướng dẫn để quan sát theo pháp quá khứ, trong kiếp quá khứ thứ hai xa hơn của vị ấy là một tu sĩ vị ấy tu tập thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu), thiền theo 32 phần của thân , thiền theo xương và thiền theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. Vị ấy lập nguyện mong mỏi được tái tục trong một cõi vui là một chúng sanh nhân loại, là một vị Trời Deva. Biết sai về ‘chúng sanh nhân loại’, vị Trời Deva là vô minh (avijjā). Dính mắc vào đời sống ‘chúng sanh nhân loại’, vị Trời Deva là ái (taṅhā). Nắm chặt, giữ chặt vào nó là thủ (upādāna). Bị vây quanh bởi 3 pháp này, vị ấy tích lũy pháp hành (saṅkhāra). Khi vị ấy quan sát thấy rõ nhân trợ cho kiếp sống quá khứ gần nhất, vị ấy thấy rõ rằng nó cũng bị trợ tạo bởi nghiệp (kamma) của thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu). Nghiệp (kamma) của thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu) này cũng trợ cho sanh kiếp sống hiện tại này.
Khi vị ấy quan sát thấy rõ kiếp quá khứ xa hơn thứ ba, vị ấy quan sát thấy rõ rằng vị ấy từng là một ông già. Thiền sinh được hướng dẫn quan sát theo tướng/ cảnh (nimitta) xuất hiện lúc cận tử. Kế đến vị ấy thấy rõ rằng cảnh nghiệp (kamma) đặt bát vật thực đến một vị tu sĩ xuất hiện ở tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ của ông già. Kế đến vị ấy được hướng dẫn chuyển sang quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) của hình ảnh đặt bát vật thực. Kế đến, phân tích thêm ‘danh sắc’ (nāmadhamma) ở đó. Khi quan sát thấy rõ tiến trình ‘tâm, sở hữu tâm lộ’ (vīthi citta cetasika) sanh giữa hai tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ, vị ấy được hướng dẫn quan sát thấy rõ vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) của việc nguyện mà vị ấy đã lập vào lúc ấy. Sự mong mỏi được tái tục là một tu sĩ trong giáo pháp (sāsana) như người mới tu đó. Biết sai về ‘tu sĩ’ là vô minh (avijjā). Dính mắc vào kiếp sống là tu sĩ là ái (taṅhā). Nắm chặt, giữ chặt vào nó là thủ (upādāna). Bị vây quanh bởi ba pháp này, vị ấy đã làm gì? Vị ấy đặt bát/ dâng vật thực. Đây là ‘hành’ (saṅkhāra) và nghiệp (kamma). ‘Tâm, sở hữu tâm thiện’ (kusala citta cetasika) là hành (saṅkhāra); sức mạnh hay tiềm lực để lại sau khi họ tử là nghiệp (kamma). Cả thảy thành năm nhân: vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Vì 5 nhân này được hoàn thành, vị ấy phải thành một tu sĩ trong kiếp sống quá khứ thứ hai của vị ấy.
Khi vị ấy quan sát thêm xa hơn đến kiếp sống quá khứ thứ tư, vị ấy từng là một người đàn ông. Trong kiếp sống đó, vị ấy lập nguyện mong mỏi được tái tục là một người đàn ông bằng cách dâng hoa ở tại một tượng Phật. ‘Tư thiện’ (kusala cetanā) này là hành (saṅkhāra). Sức mạnh hay tiềm lực để lại khi chúng diệt là nghiệp (kamma). Cả thảy là vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Khi yêu cầu quan sát theo những gì vị ấy đã làm trong kiếp sống đó thì vị ấy thấy rõ rằng vị ấy cũng có từng tu tập thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu) lên đến ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Tuy nhiên, vị ấy có thể đạt đến giai đoạn phân tích ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa). Vị ấy cũng từng tu tập thiền theo 32 phần của thân , thiền theo xương và thiền theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. Vị ấy có thể đạt đến thiền thứ ba theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng. Theo cách này, vị ấy có thể thấy ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) ở giai đoạn quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) sau khi củng cố ‘định’ (samādhi); nhưng vị ấy không có khả năng phân tích ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) và vì vậy không với tới thực tính siêu lý (paramattha). Nhưng vì vị ấy đã tu tập thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu), vị ấy đã gieo một nhân thiện là ‘minh’ (vijja).
Gieo Nhân Thiện – ‘Minh’ (Vijja), ‘Điều Khiển Hành Vi’ (Cāraṇa)
Trưởng lão Ledi Sayadaw, trong quyển “Pāramī Dīpanī” đã đề cập rằng có hai điểm quan trọng đối với ‘tuệ tròn đủ của Thinh văn đệ tử’ (sāvaka pāramī ñāṇa). Adhikaro ca chandata adhikara kusala – là nhân thiện ‘điều khiển hành vi’ (cāraṇa) và ‘minh’ (vijja) đã tích lũy để đạt ‘đạo’ (magga), ‘quả’ (phala), ‘Nibbāna’. Không có loại ‘thiện’ (kusala) nắm chặt, giữ chặt theo vòng luân hồi (saṁsāra) khổ. Trong số những pháp ‘thiện’ (kusala), pháp mà được tích lũy với mục đích đạt ‘đạo’ (magga) ‘quả’ (phala) ‘Nibbāna’, tu tập xả thí (dāna), tu tập giới (sīla), tu tập chỉ tịnh (samatha) là phần của nhân ‘điều khiển hành vi’ (cāraṇa). Nhân của sự thấy rõ từ 4 ‘giới’ (dhātu) lên đến ‘danh sắc’ (nāma rūpa), nhân, quả và nhân của ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) là phần của ‘minh’ (vijja). Nhiệm vụ của nhân ‘điều khiển hành vi’ (cāraṇa) là hướng, đẩy bậc tu tiến đến gặp và có người thầy giỏi, người cha tốt, người mẹ tốt, là những người có thể dạy ‘pháp’ (dhamma) để đạt Nibbāna. Khi gặp thầy giỏi, cha mẹ tốt, bạn tốt, khả năng chấp nhận sự dạy bảo của họ là nhiệm vụ của nhân ‘minh’ (vijja). Trưởng lão Ledi Sayadaw đã đề cập rằng trong số những nhân, nếu thiền sinh tu tập thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu), nó có sức mạnh ủng hộ (sức mạnh cận y – upanissaya satti) để giúp đạt ‘Đạo’ (magga), ‘Quả’ (phala), ‘Nibbāna’. Nhân nào là tốt nhất? Nếu đạt được ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) thì nó là tốt nhất. Nếu vị ấy không có được đến nỗi một nhân tốt thứ hai là nhân của ‘hiển duyên tuệ’ (paccaya pariggaha ñāṇa). ‘Tích trữ phước tròn đủ’ (pāramī puññasambhāra) là tu tập xả thí (dāna), giữ ‘giới’ (sīla), chỉ tịnh (samatha) được gọi là nhân ‘điều khiển hành vi’ (cāraṇa) và tu tập ‘quán’ (vipassanā) được gọi là nhân ‘minh’ (vijja) được tích lũy với sự mong mỏi đến Nibbāna. Điều này được nói rằng bậc tu tiến có thể đạt ‘đạo’ (magga), ‘quả’ (phala), ‘Nibbāna’ chỉ nếu vị ấy có những nhân ‘tròn đủ’ (pāramī) này. Trong nhiều lời dạy (desanā) điều này được nói rằng ‘pháp tròn đủ’ (pāramī) là cần thiết.
Quan Sát Theo Kiếp Sống Vị Lai Của Vị Ấy
Về phần thiền sinh đã đề cập ở trên, sau khi quan sát thấy rõ theo pháp quá khứ, vị ấy đã quan sát theo pháp vị lai. Vị ấy đã lập nguyện mong mỏi điều gì, thực hiện những điều ‘thiện’ (kusala) gì? Vị ấy lập nguyện mong mỏi được tái tục là một tu sĩ sau khi dâng đèn dầu ở tại bảo tháp trong tu viện này. Biết sai về ‘tu sĩ’ là vô minh (avijjā). Dính mắc vào kiếp sống tu sĩ là ái (taṅhā). Nắm chặt, giữ chặt váo nó là thủ (upādāna). Bị vây quanh bởi ba pháp này, vị ấy tích lũy ‘hành thiện’ (kusala saṅkhāra). Nghiệp (kamma), đang dâng đèn dầu tại bảo tháp. Nhóm ‘tư thiện’ (kusala cetanā) là hành (saṅkhāra). Sức mạnh hay tiềm lực để lại bởi chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) khi họ tử là nghiệp (kamma). Cả thảy có 5 nhân đã hoàn thành là: vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Khi đã hướng dẫn để quan sát thấy rõ vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) đúng, ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana) của nó có 12 ‘danh pháp’ và ‘đổng lực’ (javana) có 20 danh pháp. Trong nhóm hành (saṅkhāra), vị ấy có thể quan sát thấy chính xác có 12 ‘danh pháp’ ở ‘khai ý môn’ (manodvārāvajjana) và 34 ‘danh pháp’ ở ‘đổng lực’ (javana). Trong thời ngồi thiền vị ấy quan sát thấy rõ sự mong mỏi đã nguyện tại bảo tháp bằng cách dâng đèn dầu. Khi đã hướng dẫn kết nối nhân và quả, vị ấy có thể quan sát thấy rõ sự liên quan giữa nghiệp (kamma) dâng đèn dầu và 5 ‘uẩn’ (khandha) vị lai.
Sau đó, vị ấy quan sát hoặc có kiếp sống vị lai sau khác xa hơn hoặc không. Tại sao vị ấy được hướng dẫn quan sát theo một kiếp sống vị lai sau xa hơn? Về chi tiết của mục ‘sanh diệt/ tiến thoái’ (udayabbaya). Đức Phật dạy rằng là ‘do vô minh (avijjā) sanh, ‘sắc’ (rūpa) sanh’, cũng ‘vì vô minh (avijjā) diệt, ‘sắc’ (rūpa) diệt’ – Avijjā, Samudaya, Rūpa samudayo, … Avijjā nirodha Rūpa nirodho. Khi nào ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) diệt? Ở giai đoạn khi vô minh (avijjā) diệt thì ‘sắc’ (rūpa) diệt. Điều này được nói trong phụ chú giải (Mahātīkā) đến Visuddhimagga, quyển 2, trang 421. Avijjā, nirodha rūpanirodhoti aggamagga ñāṇena avijjāya anuppāda nirodhato anāgatassa rūpassa anuppādanirodho hoti paccaya bhāve abhāvato. Trong Satipaṭṭhāna Desanā, ở giai đoạn ‘pháp hoại tùy quán’ (vayadhammānupassi), đó là quan sát thấy rõ ‘do vô minh (avijjā) diệt, ‘sắc’ (rūpa) diệt’ v.v… Theo những giai đoạn tuệ quán, tu tập thiền này được gồm trong ‘sanh diệt/ tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa). Khi thiền sinh quan sát thấy rõ ‘do vô minh (avijjā) sanh, ‘sắc’ (rūpa) sanh’ cũng vậy vị ấy quan sát thấy rõ ‘do vô minh (avijjā) diệt, ‘sắc’ (rūpa) diệt’. Sự diệt này đó là nếu vô minh (avijjā) bị đoạn trừ trong tự thân thì tất cả ‘phiền não’ (kilesa) bị đoạn trừ. Khi nào tất cả ‘phiền não’ (kilesa) bị đoạn trừ? Khi bậc tu tiến đạt ‘đạo tuệ Ứng cúng’ (arahatta magga ñāṇa). Nó có thể được nói rằng nếu vị ấy chưa đạt tuệ ấy trong kiếp hiện tại thì khi đạt ‘đạo tuệ Ứng cúng’ là trong vị lai phải chăng? Vâng, ‘sắc pháp’ hoàn toàn diệt khi đạt được ‘đạo Ứng cúng’. Chúng diệt dứt mà không sanh trở lại. Vì không có pháp nhân, nên không có pháp quả.
Có hai loại diệt của ‘sắc’ (rūpa) và cũng có hai loại diệt của ‘danh’ (nāma). Tính chất liên tục sanh và diệt được gọi là ‘sát-na diệt’ (khaṇika nirodha). Mặc dù chúng sanh, chúng diệt; nếu chư pháp nhân không diệt, chúng sanh lần nữa và diệt lần nữa. Đây là tính chất liên tục sanh và diệt. ‘Sát-na diệt’ (khaṇika nirodha) này được gọi là ‘sanh diệt’ (uppāda nirodha). ‘Diệt sanh’ nghĩa là diệt mà có sanh lần nữa. Nhưng sự diệt đã đề cập ở trên thì không là ‘sát-na diệt’ (khaṇika nirodha). Đó là ‘diệt vô sanh’ (auppāda nirodha). ‘Diệt vô sanh’ nghĩa là diệt là diệt dứt mà sẽ không bao giờ sanh trở lại. Đối với thiền sinh lúc đạt được ‘tử hoàn toàn níp-bàn’ (Parinibbāna cuti), ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sẽ không bao giờ sanh trở lại. Thiền sinh phải quan sát thấy rõ cho đến ‘tử hoàn toàn níp-bàn’ (Parinibbāna cuti), điểm mà ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sẽ không bao giờ sanh trở lại. Nếu có khả năng quan sát thấy rõ nó và vì bậc tu tiến chưa đạt đến ‘hoàn toàn níp-bàn’ (Parinibbāna), thì đó có phải là vị lai?
Cho nên, bậc tu tiến không thể thấy rõ những gì Đức Phật dạy phương pháp quan sát theo pháp vị lai trong tu tập ‘niệm xứ’ (satipaṭṭhāna) phải chăng? Bậc tu tiến có thể thấy rõ nó.
Về phần thiền sinh đã đề cập trên, lập nguyện mong mỏi được tái tục là một tu sĩ ở vị lai, vị ấy có khả năng quan sát thấy rõ rằng vị ấy sẽ cắt đứt vòng luân hồi (saṃsāra) trong kiếp sống vị lai thứ hai xa hơn là một tu sĩ. Sau khi có khả năng quan sát thấy rõ như vậy, thiền sinh phải quan sát thấy rõ chi tiết phương pháp ‘sanh diệt/ tiến thoái’ (udayabbaya) như ‘do vô minh (avijjā) sanh, ‘sắc’ (rūpa) sanh’; ‘do vô minh (avijjā) diệt, ‘sắc’ (rūpa) diệt’ một cách hệ thống theo như sách hướng dẫn. Phương pháp chi tiết để quan sát thấy rõ được dạy với biểu đồ (trong sách hướng dẫn). Nếu bạn muốn có kinh nghiệm thực hành thì bạn cần phải tu tập theo.
Ví Dụ Thứ Hai Về Một Báo Cáo Khác Của Thiền Sinh
Để hiểu thêm về phương pháp quan sát thấy rõ pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda), ví dụ về kinh nghiệm khác của thiền sinh sẽ được nêu. Trong kiếp sống hiện tại này, cô ấy là một người đàn bà. Khi cô ấy quan sát thấy rõ kiếp quá khứ gần nhất và phân tích ‘danh sắc’ trong kiếp đó, cô ấy từng là một người đàn ông. Cô ấy đã từng làm gì khi còn là một người đàn ông trong kiếp đó? Cha mẹ của anh ấy cố gắng xếp đặt cuộc hôn nhân của anh ấy. Anh ấy đồng ý bằng lời để làm vừa lòng cha mẹ của anh ấy, nhưng thật ra anh ấy rất miễn cưỡng để lập gia đình. Ngay khi anh ấy gặp người con gái sắp cưới, sự mong mỏi không cưới trở nên mạnh mẽ. Cho nên một ngày anh ấy đã chạy trốn khỏi nhà bằng cách cởi một con ngựa mà không quan tâm về hậu quả. Vì anh ấy hơi khéo trong kinh doanh, anh ấy đã làm bất cứ việc gì ở bất cứ nơi nào và trở nên giàu có. Khi anh ấy đã giàu có, anh ấy có ý định thiền, sinh sống ở một nơi. Kế đến, điều gì đã xảy ra? Sau khi sống ở một nơi với ý định thiền, tâm của anh ấy vẫn dính mắc vào việc kinh doanh của anh ấy. Tâm của anh ấy không thật yên theo thiền. Dù anh ấy ngồi thiền, anh ấy không thể tập trung thiền sâu vì tâm của anh ấy trôi đi đến việc kinh doanh của anh ấy; vì vậy, anh ấy đã quay trở lại nhà. Theo cách này, anh ấy không thể thiền. Đây là kiếp sống quá khứ gần nhất của cô ấy.
Cũng trong kiếp sống đó, anh ấy đã viếng bảo tháp Shwe Dagon và lễ bái tại bảo tháp. Vị ấy lập nguyện mong mỏi thành một người mà vị ấy có thể thiền, bằng cách dâng đèn dầu ở tại gốc Thứ sáu của bảo tháp. Khi anh ấy khoảng 55 tuổi, bịnh tật đè bẹp anh ấy và anh ấy tử. Trong kiếp này, khi cô ấy cố gắng quan sát thấy rõ ‘đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana) của kiếp sống đó, cô ấy thấy rằng một mặt tâm của anh ấy dính mắc vào tài sản của anh ấy và mặt khác cũng có không thích vì không thể thiền. Vào lúc cận tử, hình ảnh về lập nguyện mong mỏi để có thể được thiền bằng cách dâng đèn đến bảo tháp Shwe Dagon xuất hiện. Cảnh (nimitta) của nghiệp (kamma) này xuất hiện ở ‘đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana) của anh ấy như thể là anh ấy đang dâng đèn dầu tại bảo tháp Shwe Dagon lần nữa. Từ khi anh ấy không thể thiền do việc kinh doanh của anh ấy, nếu anh ấy được tái tục là một người nam lần nữa thì anh ấy sẽ phải làm việc như vậy lần nữa và cũng sẽ không có cơ hội để thiền. Vì vậy, tâm của anh ấy có khuynh hướng hướng về là một người đàn bà thì tốt hơn.
Khi anh ấy lập nguyện mong muốn bằng cách dâng đèn không có phân biệt giữa đàn ông và đàn bà mà chỉ mong kiếp sống của người có thể thiền. Khi cảnh nghiệp (kamma) này xuất hiện với tâm cận tử, điều gì xảy ra? Tâm của vị ấy có khuynh hướng hướng về kiếp sống là một người đàn bà. Tại sao? Vì ‘người đàn ông phải làm việc để được kết quả phúc lợi kinh tế, thành ra không có thời gian để thiền; tốt hơn là làm một người đàn bà’, anh ấy nghĩ như vậy. Kế đến, khi quan sát thấy rõ chính xác những ‘danh pháp’ biết sai về ‘người đàn bà’, chỉ có 19 danh pháp. Hỷ (pīti) bị loại trừ. Mặc dù có ý nghĩ về kiếp sống của người đàn bà, anh ấy tha thiết mong mỏi về nó. Đó chỉ là khuynh hướng hướng về kiếp sống là một người đàn bà để cho anh ấy sẽ có cơ hội thiền.
Quan Sát Thấy Rõ Khuynh Hướng Là Phần Của Phiền Não Luân (Kilesa Vaṭṭa)
Như một sự giải thích, ‘phiền não luân’ (kilesa vaṭṭa) vốn là vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) sinh khởi trước kế đến ‘hành’ (saṅkhāra) và nghiệp (kamma), ‘nghiệp luân’ (kamma vaṭṭa) sinh khởi. Kế đến theo sau bằng ‘quả luân’ (vipāka vaṭṭa). 3 ‘luân’ (vaṭṭa) này liên tục xoay. Nếu bậc tu tiến không thiền quán (vipassanā) theo ‘quả luân’ (vipāka vaṭṭa) đúng lúc rồi kế đến do ‘quả luân’ (vipāka vaṭṭa), ‘phiền não luân’ (kilesa vaṭṭa) sẽ sinh khởi lần nữa. Do ‘nghiệp luân’ (kamma vaṭṭa), ‘quả luân’ (vipāka vaṭṭa) sinh khởi lần nữa. Nó xoay vòng như vậy.
Về việc này, Đức Phật dạy trong Cetanā sutta trong Nidāna Vagga, Saṃyutta. No ce bhikkhave ceteti, no ce pakappeti, atha ce anuseti. Ārammaṇametaṃ hoti viññāṇassa thitiyā. Dù có ‘nghiệp hành’ (saṅkhāra kamma), hoặc có ‘hành thiện’ (kusala saṅkhāra) hoặc ‘hành bất thiện’ (akusala saṅkhāra) đã tích lũy mà không có mong mỏi về một kiếp sống trong vòng ‘luân hồi’ (saṃsāra) khổ và không có mong mỏi thành đàn ông, đàn bà, người nhân loại hay chư Thiên Deva với ‘ái kiến’ (taṅhā diṭṭhi), nếu những ‘giới tiềm thùy hay ngủ ngầm’ (anusaya dhātu) không được đoạn trừ, Đức Phật dạy đó là phiền não luân (kilesa vaṭṭa).
Đối với thiền sinh này thì sự việc đã xảy ra như lời dạy ấy. Theo nghiệp của anh ấy về việc dâng đèn ở tại bảo tháp, nó bị vây quanh bởi vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) để có một kiếp sống có thể thiền. Không có sự mong mỏi chính xác để thành một người đàn bà. Khi ấy có sức mạnh tiềm tàng nghiêng hướng về kiếp sống đàn bà nếu duyên thích hợp. Bởi vì sức mạnh này tồn tại, tâm nghiêng hướng về kiếp sống người đàn bà đã sanh. Sức mạnh này được gọi là pháp ‘tiềm thùy hay ngủ ngầm’ (anusaya). Nhưng vì nghiệp (kamma), pháp ‘ngủ ngầm’ (anusaya) này rất khó nhận thấy rõ. Ở giai đoạn quan sát theo nhân và quả, quan sát theo pháp ‘ngủ ngầm’ (anusaya) là phiền não luân (kilesa vaṭṭa). Như vòng xoay của bánh xe ‘luân hồi’ (saṃsāra) quan sát theo để thấy rõ rằng pháp ‘ngủ ngầm’ (anusaya) tồn tại là phiền não luân (kilesa vaṭṭa), ấy là vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna).
Cũng trong kiếp sống đó, anh ấy đã từng là một người mới tập tu khi anh ấy còn trẻ và khi cha mẹ của anh ấy vẫn còn sống. Anh ấy đã thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu) và đã đạt ‘thiền thứ nhất’ (1st jhāna) về ‘bất tịnh nghiệp xứ’ (asubha kammaṭṭhāna). Do đà hay quả của thiền này, sự không thích cưới vợ sinh khởi sau đó. Khi anh ấy khoảng 15 tuổi, anh ấy đã cởi bỏ quần áo sau khi cha mẹ của anh ấy sắp đặt hôn nhân của anh ấy ở khoảng tuổi 20 đến 25. Vào lúc đó, anh ấy chạy trốn khỏi nhà và phải làm việc. Khi anh ấy gần chết ở tuổi khoảng 55, tâm anh ấy nghiêng hướng về cuộc sống là một người đàn bà.
Chúng ta không thể nói chính xác nghiệp (kamma) đã đóng vai trò trong một kiếp sống bao nhiêu. Nghiệp (kamma) mà sắp sửa trợ cho quả sanh sẽ xuất hiện trong tâm cận tử. Đối với một số thiền sinh 3 hoặc 4 cảnh nghiệp (kamma) có thể xuất hiện. Ở ví dụ thứ nhất của chúng ta ở trên, 3 hoặc 4 cảnh nghiệp (kamma) đã xuất hiện. Nếu như vậy thì quan sát theo sự liên quan của nhân và quả của tất cả chúng để thấy nó có trợ cho quả hay không. Nhưng đối với ví dụ hiện tại chỉ có một cảnh ‘nghiệp’ (kamma) là dâng đèn ở tại bảo tháp, xuất hiện ở ‘đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana).
Khi cô ấy quan sát thấy rõ nghiệp quá khứ thứ hai, cô ấy từng là một vị Trời Deva. Anh ấy (vị Trời) thì luôn được nhiều vị thiên nữ và 4 vị thiên nam vây quanh. Thân của anh ấy sáng hơn vị trời khác. Anh ấy không thấy được thiền. Nhưng trong kiếp sống đó anh ấy đã dính mắc vào kiếp sống nhân loại không có lập nguyện mong mỏi chính xác bằng cách dâng hoa và đèn đến bảo tháp, là việc có thể làm được trong thế giới chư Thiên. Không cần lập nguyện mong mỏi vì tâm nghiêng, hướng về là đủ. Khi vị ấy được kiếp sống nhân loại sau khi tử rời khỏi kiếp sống chư Thiên Deva, như thế khi quan sát thấy rõ chính xác nó đã là vậy, vì ở đó đã sanh ý nghiêng hướng về kiếp sống nhân loại. Sự dính mắc vào kiếp sống của một người đàn ông đã sanh. Biết sai về ‘người đàn ông’ là vô minh (avijjā). Dính mắc vào kiếp sống của một ‘người đàn ông’ là ái (taṅhā). Nắm chặt, giữ chặt vào nó là thủ (upādāna). Chư pháp thiện về dâng hoa và đèn ở tại bảo tháp là chư hành (saṅkhāra). Sức mạnh hay tiềm lực để lại sau khi chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) diệt là nghiệp (kamma). Cả thảy 5 nhân: vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Cô ấy có thể quan sát thấy rõ sự liên quan giữa 5 nhân này và 5 ‘quả hành’ (vipāka saṅkhāra) của kiếp sống quá khứ gần nhất là một ‘người đàn ông’. Trong việc quan sát theo kiếp sống quá khứ thứ 3 của cô ấy. Anh ấy đã thiền bắt đầu với thiền theo 4 ‘giới’ (dhātu). Kế đến bằng ánh sáng của tuệ, anh ấy có thể quan sát thấy rõ theo 32 phần của thân và kế đến thiền theo xương. Anh ấy cũng đã thiền theo ‘biến xứ’ (kasiṇa) trắng cho đến thiền thứ tư (4th jhāna). Anh ấy phân tích ‘danh sắc’ (nāma rūpa) thêm nữa cho đến khi đạt tới thực tính siêu lý. Anh ấy đã có khả năng quan sát thấy rõ, xác định ‘chỉ định danh sắc’ (nāma-rūpa pariccheda) từ kiếp sống đó. Có nhiều thiền sinh cũng như cô ấy.
Khi đã hướng dẫn để quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) của kiếp sống quá khứ thứ tư, cô ấy đã quan sát thấy rõ rằng cô ấy từng là một ông già. Ở tuổi khoảng 80, ông ấy lập nguyện mong mỏi về kiếp sống tu sĩ bằng cách đặt bát/ dâng vật thực mỗi ngày. Ông ấy đã sống chỉ một cặp vợ chồng già. Họ dường như không được giàu. Do sự mong mỏi đó ông ấy đạt được kiếp sống của một tu sĩ trong kiếp sống vị lai (tức là kiếp sống quá khứ thứ ba của thiền sinh nữ này).
Khi cô ấy đã quan sát thấy rõ kiếp sống quá khứ thứ năm, cô ấy từng là một người đàn bà. Dâng hoa đến một bảo tháp, cô ấy đã lập nguyện mong mỏi về một kiếp sống của một người đàn ông. Biết sai về ‘người đàn ông’ là vô minh (avijjā). Dính mắc vào kiếp sống của một ‘người đàn ông’ là ái (taṅhā). Nắm chặt, giữ chặt vào nó là thủ (upādāna). Bị vây quanh bởi ba pháp này, nhóm ‘tư thiện’ (kusala cetanā) lúc đang dâng hoa ở tại bảo tháp là ‘hành’ (saṅkhāra) để lại sức mạnh hay tiềm lực trong tiến trình ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sau khi họ tử. Sức mạnh này là nghiệp (kamma). Cả thảy 5 nhân: vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma).
Theo nghiên cứu với những thiền sinh, rất hiếm một người đàn ông mong mỏi về một kiếp sống là một người đàn bà. Nhưng đôi khi nó xảy ra, ví dụ thiền sinh đã đề cập trên. Tại sao một người nam nghiêng hướng về kiếp sống là một người đàn bà? Nếu thiền sinh gần với kiếp sống là người đàn bà (tức là gần với một kiếp sống quá khứ là một người đàn bà) thì sự mong mỏi thành một người đàn bà đôi khi xuất hiện. Nếu thiền sinh là một người đàn bà và nếu cô ấy gần với kiếp sống là người đàn ông (tức là gần với một kiếp sống quá khứ là một người đàn ông) thì sự mong mỏi thành một người đàn ông có thể sanh. Nhưng cả hai sự mong mỏi ấy đều tốt phải chăng? Không tốt.
Chính Đức Phật dạy trong Mātugāma saṃyutta. Người đàn bà không thể chiến thắng sự mong mỏi về kiếp sống người đàn bà, không thể vượt xa hơn kiếp sống là người đàn bà. Người đàn ông không thể chiến thắng sự mong mỏi về kiếp sống người đàn ông, không thể vượt xa hơn kiếp sống là người đàn ông. Đối với thiền sinh này, cô ấy đã không mong mỏi về một kiếp sống người đàn bà trong kiếp quá khứ thứ năm của cô ấy, vì vậy cô ấy đã không vượt xa hơn kiếp sống là người đàn bà phải chăng? Phải rồi. Nhưng mặt khác vì cô ấy đã mong mỏi về kiếp sống là người đàn ông, có thể nào cô ấy vượt xa hơn kiếp sống là người đàn ông hay chăng? Không, cô ấy không thể. Cho nên, hãy cẩn trọng về việc này. Chừng nào còn trong vòng luân hồi (saṃsāra), khi nào chúng ta đang tích lũy nghiệp (kamma) như vậy, nếu tâm thay đổi một chút, cả tiến trình ‘danh sắc’ (nāma rūpa) cũng thay đổi. Chúng thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) vây quanh trong lúc tích lũy nghiệp (kamma).
Giả sử nếu tích lũy nghiệp (kamma) với sự mong mỏi thành một bàng sanh và nếu nghiệp (kamma) là bất thiện (akusala), nó có thành tệ hơn hay không? Cho nên, tốt hơn là cẩn thận về sự vây quanh của vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna). Nhưng từ nghiên cứu dựa vào nhiều thiền sinh, thói quen của họ đi theo với họ. Khi đã hướng dẫn quan sát theo tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ, phân tích ‘danh sắc’ chi tiết, nhiều thiền sinh nói rằng quan điểm về kiếp sống quá khứ và thái độ hay quan điểm về kiếp sống vị lai hầu như giống nhau. Ví dụ nếu quan sát theo một người trong quá khứ có tính khí sân, người ấy có thể quan sát thấy rõ nhiều thái độ giận dữ trong quá khứ. Theo đà đó cho đến kiếp sống này thì vị ấy có thể trở thành một người có tính khí sân trong kiếp này. Tương tự, một người tính khí tham (lobha) trong quá khứ và nếu đã tích lũy nghiệp bị vây quanh bởi tham và nếu nghiệp này trợ cho quả sanh thì anh ấy sẽ trở thành một người tính khí tham. Về phần tính khí sân, nếu anh ấy tích lũy nghiệp vây quanh bởi sân thì anh ấy có thể trở thành một người tính khí sân. Tại sao? Vì quả bị trợ tạo dựa theo bất cứ pháp nào đang vây quanh nghiệp (kamma). Nếu nghiệp được tích lũy bị vây quanh bởi ái (taṅhā) là pháp dính mắc vào tài sản thì khi nghiệp trợ cho quả sanh, sự dính mắc vào tài sản trở nên mạnh mẽ.
Quả của hành động nghiệp (kamma) thiện nhưng bị vây quanh bởi tham. Ví dụ triệu phú Jotika. Vào một lần, có hai anh em là con của một người đàn ông giàu có. Người anh đã lập nguyện chỉ mong về Nibbāna khi dâng đường mía. Người em trai mong được 3 pháp hạnh phúc là trở thành một chúng sanh nhân loại, Trời (Deva) và Nibbāna. Cùng người nhận là một vị Phật độc giác (Pacceka Buddha). Cảnh dâng cúng cũng giống nhau, một đường mía mỗi người. Những tâm, sở hữu tâm (citta, cetasika) lúc đang dâng đường mía, lập nguyện và vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) vây quanh đã không giống nhau. Từ khi người anh trai lập nguyện chỉ đạt đến Nibbāna anh ấy đã tái tục trong kiếp sống anh ấy sẽ đạt đến Nibbāna, anh ấy được thọ giới (sīla) trong giáo pháp (sāsana), từ bỏ tất cả tài sản. Anh ấy trở thành một bậc Ứng cúng (Arahatta). Người em trai trở thành triệu phú Jotika trong vị lai, lập nguyện mong mỏi trộn lẫn với ái (taṅhā) về kiếp sống nhân loại vui và dính mắc vào một kiếp sống vui Deva. Có thể nào vị ấy tách ra khỏi kiếp sống nhân loại và khỏi kiếp sống cõi trời hay không? Không, vị ấy không thể tách khỏi chúng. Cái nào tốt hơn? Có thể tách hay không? Người có thể tách khỏi chúng đã đề cập trên (tức là người anh trai) đạt đến bậc Ứng cúng (Arahatta) trong Giáo pháp Đức Phật Vipassi. Khổ có diệt hay không? Nó đã diệt.
Trở thành triệu phú Jotika trong quá khứ (tức là khi ấy người em trai) lập nguyện mong mỏi về 3 pháp hạnh phúc là một kiếp sống vui nhân loại, một kiếp sống vui cõi trời (Deva) và Nibbāna, vị ấy phải trải qua hơn 91 kappa ‘kiếp’ từ thời Đức Phật Vipassi cho đến thời giáo pháp của Đức Phật Gotama (Gotama Buddha sāsana). Trong 1 kappa ‘kiếp’ chất đống xương của một chúng sanh có sự sống (sanh và tử lặp đi lặp lại, hết kiếp này sang kiếp khác) có thể là cao như núi Vepulla. Anh Jotika phải trải qua khoảng 91 núi đống xương. Anh ấy phải đối diện với sự tử chất đống như 91 núi xương vì anh ấy tích lũy nghiệp (kamma) vây quanh bởi sự dính mắc vào kiếp sống vui nhân loại, kiếp sống vui cõi trời (Deva). Điều này có tốt hay không? Không tốt. Cho nên tích lũy nghiệp vây quanh bởi vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) là không tốt.
Về phần thiền sinh này, khi cô ấy quan sát thêm kiếp sống quá khứ thứ sáu của cô ấy, cô ấy từng tà một vị vua. Trong kiếp sống đó đương kim Hoàng hậu chết trước. Bị dính mắc vào Hoàng hậu, điều gì đã xảy ra lúc cận tử của vị Vua sau đó? Tâm của vị ấy chỉ bị dính mắc vào Hoàng hậu. Có một lần vị Vua cùng với Hoàng hậu đã đặt bát/ dâng vật thực đến Tăng đoàn (Saṅgha). Vị ấy đã lập nguyện mong mỏi tình cờ gặp cô ấy trong mỗi kiếp sống. Biết sai về ‘kiếp sống’ nơi mà vị ấy có thể gặp cô ấy là vô minh (avijjā). Dính mắc vào kiếp sống ấy là ái (taṅhā). Nắm chặt, giữ chặt vào nó là thủ (upādāna). Bị vây quanh bởi vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), vị ấy đã tích lũy ‘tư thiện’ (kusala cetanā) bằng việc dâng vật thực, đó là hành (saṅkhāra). Khi những ‘tư thiện’ (kusala cetanā) này diệt, chúng được ẩn/ chèn sức mạnh hay tiềm lực nghiệp (kamma) vào tiến trình ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sẽ trợ cho quả ở vị lai sinh khởi. Sức mạnh này là nghiệp (kamma). Cả thảy 5 nhân đã hoàn thành: vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma). Trong khi đang tử, nghiệp này xuất hiện ở ‘đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana) của vị Vua. Do nghiệp này, vị ấy đã tái tục về đâu? Kiếp sống quá khứ thứ năm (của thiền sinh này) đã đề cập trên; tức là vị ấy trở thành một người đàn bà.
Trong trường hợp này, vị ấy chỉ mong gặp và sống với Hoàng hậu. Vị ấy đã không lập nguyện mong được tái tục là một người đàn bà. Tại sao vị ấy đã nhận được một kiếp sống của người đàn bà? Khi đã dạy quan sát chính xác hơn, vị ấy đã thấy rõ rằng trong tiến trình ‘tâm’ (citta) ở ‘đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana), tâm bị dính mắc vào Hoàng hậu rất nhiều. Cho nên vào lúc cảnh Hoàng hậu sinh khởi ở tại tâm; mặt khác, nghiệp (kamma) dâng vật thực cũng sanh. Vào lúc nghiệp (kamma) sinh khởi, khi cảnh Hoàng hậu sinh khởi thì cảnh này trở thành ‘cầu nối’ làm tâm của vị ấy nghiêng hướng về kiếp sống của một người đàn bà. Khi thấy cảnh người đàn bà, tâm nghiêng hướng về kiếp sống của một người đàn bà không rõ rệt. Cho nên, do sự nghiêng về không rõ rệt này, vị vua đạt đến kiếp sống người đàn bà trong kiếp sống quá khứ thứ năm (của thiền sinh này). Theo việc này, thật ra đó không phải là sự mong mỏi về kiếp sống người đàn bà; đó chỉ là một khuynh hướng/ nghiêng hướng về trong tâm. Loại khuynh hướng/ nghiêng hướng về như vậy đã không xảy ra trong lúc đang tích lũy ‘nghiệp thiện’ (kusala kamma). Chỉ khi cảnh nghiệp xuất hiện lần nữa vào lúc cận tử, khuynh hướng, nghiêng hướng về này xảy ra. Cho nên, trong việc quan sát theo nhân và quả biết sự nghiêng hướng về đó là ‘giới ngủ ngầm’ (anusaya dhātu). Theo báo cáo của cô ấy (thiền sinh này), vị ấy có nên để tâm của vị ấy được thả lỏng, không bị kiềm chế hay không? Không, vị ấy không nên. Cũng vậy, khi tích lũy ‘nghiệp thiện’ (kusala kamma), không nên thả lỏng tâm.
Khi quan sát thấy rõ kiếp sống quá khứ thứ bảy, cô ấy từng là một con voi Hoàng gia trắng. Con voi phải mang theo Vua trên lưng đến nơi vị Vua muốn đi. Cho nên, tâm của vị ấy có tính nghiêng hướng về cuộc sống của một vị vua. Có một lần nó nhổ một hoa sen dâng đến một tượng Phật (Buddha rūpa). Nó đã lập nguyện mong mỏi về kiếp sống là một vị Vua bằng việc dâng hoa ấy. Làm sao voi có thể làm điều như vậy và cũng lập nguyện mong mỏi? Vì nó rất gần với cuộc sống nhân loại (tức là trong một kiếp quá khứ gần là một người nhân loại). Đó là điều không dễ để sanh một tâm như vậy nếu nó không từng gần với cuộc sống nhân loại và nó không thông minh. Theo nghiên cứu ở những thiền sinh, nhiều thiền sinh đã từng là một bàng sanh trong kiếp sống quá khứ, trong kiếp sống bàng sanh đó đã từng không vui, họ biết đến từ kiếp sống nào để trở thành một bàng sanh; họ từng có sự mong mỏi về một kiếp sống nhân loại. Về phần con Voi này, nó lập nguyện trở thành một vị Vua trong kiếp sống nhân loại bằng việc dâng hoa sen đến một tượng Phật (Buddha rūpa). Biết sai về ‘Vua’ là vô minh (avijjā). Dính mắc vào kiếp sống của một vị vua là ái (taṅhā). Nắm chặt, giữ chặt vào nó là thủ (upādāna). Bị vây quanh bởi ba pháp này, nó đã tích lũy nhóm ‘tư thiện’ (kusala cetanā) lúc đang dâng hoa sen đến tượng Phật, đây là hành (saṅkhāra). Sức mạnh hay tiềm lực để lại sau khi ‘tư thiện’ (kusala cetanā) diệt là nghiệp (kamma). Vào lúc cận tử cảnh dâng hoa sen đến tượng Phật xuất hiện ở ‘đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana). Như vậy, biết rằng làm sao sự mong mỏi được hoàn thành khi một nghiệp như vậy trợ cho quả của nó sanh. Vật dâng cúng chỉ là một hoa sen; nhưng sự dâng cúng hoa sen này có sức mạnh làm cho trở thành một vị Vua; như vậy có thể nào chúng ta đánh giá thấp về nghiệp (kamma)? Kusalesu dhammesu cittuppādamattampi bahu pakāranti vadāmi. Trong Mulapannasa Pāḷi (Majjhima Nikāya), Đức Phật Buddha dạy rằng có nhiều lợi ích dù chỉ nghĩ về ‘pháp thiện’ (kusala dhamma).
Kế đến, thiền sinh quan sát thấy rõ thêm kiếp sống quá khứ thứ tám của cô ấy. Khi quan sát thấy tại sao cô ấy trở thành một con voi, Cô ấy đã quan sát thấy rõ trong kiếp sống quá khứ thứ tám đó, cô ấy từng là thành viên bộ lạc cổ xưa sống trong rừng. Anh ấy luôn có một cái cung và mủi tên và chỉ mặc khố[64]. Anh ấy sống ở đó săn bắn thú và ăn bằng cách nướng. Về phần nghiệp (kamma) của anh ấy – một ngày trong khi đang tìm kiếm thú anh ấy thấy một con voi trắng ở một khoảng cách xa. Trong khi anh ấy theo dõi con voi này, anh ấy mất dấu của nó.
Từ lúc đó, mỗi khi anh ấy săn tìm thú, anh ấy luôn nhớ tìm con voi trắng. Rồi vào lúc cận tử, hình ảnh những con thú bị anh ta giết và ăn xuất hiện. Đây là ‘Tướng, cảnh bất thiện’ (akusala nimitta). ‘Tướng, cảnh bất thiện’ xuất hiện với những ai đã tích lũy pháp ‘bất thiện’ (akusala) và nếu pháp ‘bất thiện’ đó sắp sửa trợ cho quả sanh. Anh ấy thấy một đống thịt thú mà anh ấy từng giết; mặt khác, hình ảnh của con voi trắng mà anh ấy từng tìm kiếm cũng xuất hiện. Anh ấy đột ngột qua đời khi hai cảnh này xuất hiện ở tâm của anh ấy. Khi anh ấy tìm kiếm con voi trắng anh ấy tức giận với chính anh ấy vì không thể tìm ra con voi. Cho nên sự tức giận vì không tìm ra con voi là một nghiệp và giết những con thú là một nghiệp khác. Đây là hai loại nghiệp (kamma). Khi quan sát để biết chính xác nghiệp nào trong hai nghiệp này đã trợ cho quả sanh, nó là nghiệp tức giận về việc không tìm ra con voi trắng xảy ra trợ cho quả sinh khởi.
Như vậy, bạn có từng giận dữ chăng? Chúng ta phải cân nhắc loại quả gì mà nghiệp (kamma) giận dữ sẽ trợ sanh. Vì hình ảnh của con voi trắng xuất hiện ở tâm cận tử, sự nghiêng hướng về kiếp sống con voi đã sanh. Nó trở thành một ‘cầu nối’ đến đó. ‘Tư bất thiện’ (akusala cetanā) ‘sân’ (dosa) đã làm cho anh ấy đi tái tục làm một con voi. Theo kinh nghiệm này, kiếp sống xảy ra theo cách xoay. Nếu một người là một thợ săn ở một thời gian nào đó thì anh ấy phải đối diện khả năng bị tái tục là một bàng sanh phải chăng? Nếu một người là một thợ săn thì nó có thể sẽ có người khác giết anh ấy ở vị lai. Về việc con voi này, vì nó gần với kiếp sống nhân loại (tức là kiếp sống quá khứ gần nhất), mặc dù không thể nói nó có trí. Bởi vì trí này anh ấy đạt đến kiếp sống của một chúng sanh nhân loại lần nữa. Khi quan sát theo cách này, cô ấy thấy rõ sự liên quan của chư pháp nhân và chư pháp quả.
Đối với trường hợp này, từ khi tâm đã nghiêng hướng về kiếp sống của một con voi, biết sai về ‘con voi’ là vô minh (avijja). Dính mắc vào kiếp sống là con voi là ái (taṅhā). Nắm chặt, giữ chặt vào nó là thủ (upādāna). Kế đến, nhóm ‘tư bất thiện’ (akusala cetanā) ‘sân’ (dosa) là nhóm ‘nghiệp hành’ (saṅkhāra kamma) trợ cho quả sanh. Có xuất hiện tâm hơi nghiêng hướng về cảnh con voi vào lúc cận tử. Nhưng đôi khi không có sự nghiêng hướng về kiếp sống mà chỉ phạm vào hành vi sai trái. Khi phạm như vậy có thể không có sự mong mỏi tái tục là bàng sanh hay địa ngục. Nhưng không có sức mạnh để tránh ‘nghiệp bất thiện’ (akusala kamma) đẩy cho tái tục là bàng sanh, ngạ quỉ (peta) hay chúng sanh địa ngục. Có sự dính mắc vào hành vi sai trái là vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) trở thành ‘phiền não luân’ (kilesa vaṭṭa). Đây không phải là ‘phiền não’ (kilesa) dính mắc vào kiếp sống là bàng sanh, ngạ quỉ (peta) hay chúng sanh địa ngục. Tuy nhiên, nó là vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) dính mắc vào hành vi sai trái; là nhân để tái tục vào loại kiếp sống này.
Đối với thiền sinh này, khi cô ấy quan sát thấy chính xác nhân và quả của tất cả 8 kiếp quá khứ này, cô ấy thấy rằng kiếp quá khứ thứ ba trước đây của cô ấy là một tu sĩ, anh ấy (vị tu sĩ) từng có khả năng quan sát theo nhân và quả trong 5 kiếp quá khứ của anh ấy (tức là từ kiếp quá khứ thứ tư đến thứ 8 của thiền sinh nữ hiện tại). Nữ thiền sinh này đã đạt đến ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) và ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) từ kiếp sống quá khứ thứ ba của cô ấy. Nó có thể được nói rằng cô ấy có nhân pháp tròn đủ (Pāramī) tốt.
Sau khi quan sát theo những kiếp quá khứ, cô ấy đã được hướng dẫn để quan sát theo những kiếp sống vị lai của cô ấy. Mặc dù cô ấy là một người nữ trong kiếp sống này, cô ấy đã lập nguyện mong mỏi thành một tu sĩ ở kiếp sống vị lai sau khi dâng đèn đến bảo tháp. Để quan sát thấy rõ dù nghiệp (kamma) này sẽ sanh hay không khi cô ấy ở lúc cận tử, cô ấy quan sát thấy rõ theo từ ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hiện tại hướng về ‘danh sắc’ (nāma rūpa) vị lai. Khi cô ấy quan sát theo tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ vào lúc ‘đổng lực cận tử’ (maraṇāsanna javana), nghiệp (kamma) dâng đèn này đã xuất hiện. Nghiệp này sẽ trợ cho quả sanh. Kế đến cô ấy có thể quan sát theo nhân và quả giữa 5 ‘uẩn’ (khandha) vị lai của vị tu sĩ và nhân hiện tại. Cô ấy đã quan sát thêm để biết hoặc sẽ có kiếp sống vị lai sau khác hay không. Kế đến cô ấy thấy rõ rằng cô ấy có thể hoàn toàn cắt đứt hành trình ‘luân hồi’ (saṁsāra) trong kiếp sống vị lai gần nhất đó là một tu sĩ. Cô ấy có thể quan sát thấy rõ sự diệt của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) là chư pháp sẽ không bao giờ sanh trở lại lần nữa sau khi ‘tử’ (cuti), do vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma).
Khi đi theo vòng ‘luân hồi’ (saṁsāra), không biết hình dạng gì chúng ta sẽ mang, con đường nào chúng ta sẽ đi, xứ nào chúng ta sẽ đi đến, điều này có đáng sợ hay không? Nó thật đáng sợ. Nhưng chưa, chúng sanh phải đi hợp với hành trình ‘luân hồi’ (saṁsāra) chưa được kết thúc. Vì vậy, bây giờ có bất cứ phương pháp nào để biết chính xác con đường hay chăng? Có. Theo phương pháp Đức Phật dạy này, đối với những ai có ‘giới’ (sīla), vị ấy mong điều gì về vị lai có thể được mãn nguyện. Tañca kho sīlavato vadami no dusīlassa v.v… Sự mong mỏi có thể được mãn nguyện đối với những ai có ‘giới’ (sīla). Nó không được mãn nguyện đối với những ai không có sīla.
Một người sau khi đã gặp một ‘đại phú gia của dòng chiến sĩ’ (khattiya mahāsāla), ‘đại phú gia của dòng cao cấp Brahma’ (Brahmana mahāsāla) hay ‘đại phú gia chủ’ (gahapati mahāsāla) thì nghiêng về đó tốt hơn để được tái tục là bạn của họ hay cộng tác sau khi tử có thể sanh. Những loại ý nghĩ này sanh. Vị ấy làm gì với những ý định này? So taṃ cittaṃ dahatti taṃ cittaṃ adhitthāti taṃ cittaṃ bhaveti. Vị ấy tu tập và xác định những ý nghĩ này lặp đi lặp lại. Về ngôn ngữ hiện nay của chúng ta nó có nghĩa là lập nguyện hay mong mỏi. Điều gì xảy ra khi điều này sanh? So kā sabbetā parāmaranā khattiya mahāsālanavā brahmana mahāsālanavā gahapati mahāsālanavā sahavyatā uppajjati. Sau khi tử vị ấy đến kiếp sống là bạn hay người cộng tác của ‘đại phú gia của dòng chiến sĩ’, ‘đại phú gia của dòng cao cấp Brahma’ hay ‘đại phú gia chủ’. Hạng người gì có thể trở thành như vậy? Tañca kho sīlavato vadāmi no dusīlassa icchati bhikkhave sīlavato cetopanidhi visuddhatā. Đức Phật đã dạy rằng nó chỉ cho những ai có giới (sīla) và không cho những ai không có sīla.
Đối với những ai có giới (sīla) hay sīla của anh ấy được trong sạch thì do vậy, tất cả những mong mỏi trong tâm của anh ấy trở thành toại nguyện. Tương tự, Đức Phật dạy chính xác rằng nếu một người lập nguyện để được tái tục là một vị Trời Deva trong cõi Catumaharajika, Tāvatiṃsa, Yāmā, Tusita, Nimmānarati hay Paranimmita-vasavatti sau khi thực hiện pháp ‘thiện’ (kusala) và nếu nghiệp đó trợ cho quả sanh thì vị ấy có thể đạt đến cõi trời vui (Deva sugati) mà vị ấy muốn; nhưng đây chỉ cho những ai có sīla. Những ai không có sīla không thể đạt được nó. Cho nên, nếu vị ấy lập nguyện mong mỏi bằng cách thực hiện pháp ‘thiện’ (kusala) giữ vững theo sīla, vị ấy có thể đến kiếp sống mà vị ấy mong ước hay chăng? Vâng, vị ấy có thể. Nhưng nếu vị ấy mong mỏi để đạt đến cõi Phạm thiên (Brahmā) khi nền tảng là ‘xả thí’ (dāna), tâm trở nên dễ dạy và vị ấy thiền thêm theo bốn Phạm trú (Brahma vihāra) đó là ‘từ’ (mettā), ‘bi’ (karunā), ‘tùy hỷ’ (muditā), ‘xả’ (upekkhā); thì nếu vị ấy lập nguyện mong mỏi vị ấy có thể đạt đến cõi Phạm thiên (Brahmā). Nhưng có tốt để đạt đến những kiếp sống này hay chăng? Nó không phải là tốt nhất. Nhưng nếu bậc tu tiến mong mỏi về nó, vị ấy có thể đạt đến những kiếp sống này. Tại sao nó không là tốt nhất? Nó không được thoát khỏi: già, bệnh, chết, sầu, khóc, khổ thân, khổ tâm, ai oán. Bậc tu tiến không thể thoát khỏi những khổ (dukkha) này. Cho nên, Đức Phật nhắc nhở, động viên rằng thực hiện pháp thiện phải với mục tiêu Nibbāna. Đức Phật chủ trương thực hiện để có ‘thiện nương vào ly luân hồi’ (vivaṭṭa nissita kusala) chớ chẳng phải ‘thiện nương vào luân hồi’ (vaṭṭa nissita kusala). Đó là, nếu vị ấy thực hiện pháp ‘thiện’ (kusala), sự khát vọng cần phải được cho đạt đến Nibbāna.
Nếu vậy, tại sao quan sát theo pháp vị lai? Kiếp sống quá khứ được quan sát thấy rõ để đoạn trừ sự dính mắc vào nhân và quả trong nhiều kiếp quá khứ; cũng vậy, chư pháp vị lai được quan sát thấy rõ để đoạn trừ sự dính mắc vào kiếp sống vị lai. Đôi khi người trong hoàn cảnh xấu họ ao ước kéo dài hạnh phúc quá khứ phải chăng? Họ có thể ao ước về nó. Đôi khi, khi người trong hoàn cảnh xấu, họ trông mong được một cuộc sống tốt hơn hiện tại phải chăng? Họ trông mong như vậy. Cho nên, do ao ước đối với pháp quá khứ và trông mong pháp vị lai, ba thời phải được quan sát thấy rõ: 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ thì vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta); 5 ‘uẩn’ hiện tại thì anicca, dukkha, anatta; 5 ‘uẩn’ vị lai thì anicca, dukkha, anatta để đạt đến ‘tuệ vô thường tùy quán’ (aniccanupassanā ñāṇa), ‘tuệ khổ não tùy quán’ (dukkhanupassanā ñāṇa), ‘tuệ vô ngã tùy quán’ (anatta nupassanā ñāṇa). Bằng cách quan sát thấu rõ theo như vậy, nếu vị ấy thấy sự sai lỗi đó là vô thường, khổ, vô ngã của 5 ‘uẩn’ (khandha) quá khứ, hiện tại, vị lai liện tục thì thiền sinh này sẽ trở nên mệt mỏi, chán ngán, ghê tởm với 5 ‘uẩn’ quá khứ, hiện tại, vị lai. Cũng do đã từng quan sát thấy rõ theo pháp ngoại phần, vị ấy sẽ trở nên mệt mỏi, chán ngán và ghê tởm với 5 ‘uẩn’ ngoại phần.
Vị ấy cũng quan sát thấy rõ theo cảnh chư pháp ‘hành’ (saṅkhāra) của vật không có sự sống ngoại phần. Sau khi quan sát và phân tích 4 ‘giới’ (dhātu) của vàng, bạc, nông trại, đất, nhà, tòa lầu v.v… chúng trở thành những bọn (kalāpa) sắc. Phân tích những bọn (kalāpa) này. Chúng là những ‘sắc do quí tiết trợ tạo’ (utuja rūpa). Nếu âm thanh được bao gồm, 9 thứ ‘sắc’ (rūpa); nếu loại trừ thì chỉ 8 thứ ‘sắc’ (rūpa). Bậc tu tiến phải thiền quán (vipassanā) liên tục để thấu rõ 3 trạng thái vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) của chúng. Bằng cách tu tập như vậy khi vị ấy thấy sự sai lỗi đó là vô thường, khổ, vô ngã của chư pháp hành (saṅkhāra dhamma) không có sự sống, vị ấy sẽ trở nên mệt mỏi và ghê tởm vể chư ‘pháp hành’ này. Với ý định cho sự trưởng thành của ‘tuệ phiền yểm’ (nibbīda ñāṇa) thiền sinh được hướng dẫn quan sát theo pháp quá khứ, hiện tại, vị lai; cả ba thời. Đối với thiền sinh chỉ đang thiền quán (vipassanā) theo pháp hiện tại, nó có thể chán ngán về kiếp quá khứ và kiếp vị lai hay chăng? Không dễ để làm như vậy.
Sau khi thành công trong việc quan sát theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) như vậy, thiền sinh được hướng dẫn quan sát thêm về nhân và quả bằng phương pháp thứ nhất trong giai đoạn ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) này. Nếu thiền sinh mong muốn, vị ấy sẽ được hướng dẫn để tu tập theo những phương pháp còn lại. Bậc tu tiến có thể hỏi lợi ích trong việc quan sát thấy rõ sự liên quan giữa nhân và quả là gì? Ở giai đoạn này, 2 tuệ (ñāṇa) đạt được là ‘Tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) và ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa). ‘Tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) có sức mạnh đoạn trừ ‘thân kiến’ (sakkāya diṭṭhi). ‘Thân kiến’ (sakkāya diṭṭhi) này là pháp dính mắc và tin rằng đàn ông, đàn bà, người, chúng sanh, nhân loại, trời Deva, Phạm thiên Brahmā thật sự có tồn tại bên ngoài và bên trong, trong 31 cõi. Cũng vậy, đối với thiền sinh nào có thể quan sát thấy rõ theo 5 ‘uẩn’ (khandha) vị lai, ‘thân kiến’ (sakkāya diṭṭhi) theo 5 ‘uẩn’ vị lai bị đoạn trừ. ‘Tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) là vũ khí có thể làm tiêu tan (nhổ bỏ) ‘thân kiến’ (sakkāya diṭṭhi) thuộc ba thời – quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhưng ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) không có sức mạnh để nhổ bỏ nó hoàn toàn. Nó chỉ có thể nhổ bỏ tạm thời (tadanga).
Vũ khí có thể làm tiêu tan (nhổ bỏ) ‘thân kiến’ (sakkāya diṭṭhi) hoàn toàn là ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa). Tuy nhiên, ‘đạo tuệ’ (magga ñāṇa) không sanh bằng không có cái gì[65]. Nó cũng như cái lọng vàng trên đỉnh của một bảo tháp. Nó không thể giữ trên không mà không có tòa bảo tháp. ‘Đạo tuệ’ (magga ñāṇa) ví như cái lọng vàng trên đỉnh của Bảo tháp, sẽ chỉ sanh khi có ‘tuệ quán’ (vipassanā ñāṇa) ví như tòa bảo tháp phía dưới, ủng hộ bằng ‘sức mạnh ủng hộ’ hay sức mạnh cận y’ (upanissaya satti), từng bước một. Kế đến, pháp nào bị đoạn trừ ở giai đoạn quan sát theo nhân và quả trong ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa)? ‘Ngã kiến’ (atta diṭṭhi) (thấy/quan niệm sai về ‘bản ngã’, ‘linh hồn’) và ‘hoài nghi’ (vicikicchā) bị đoạn trừ. Khi ấy 16 loại hoài nghi như là ‘Từng có quá khứ hay chăng? Sẽ có vị lai hay chăng? Thật sự có sự liên quan giữa nhân và quả hay chăng? v.v… sẽ bị đoạn trừ. Nó không chỉ đoạn trừ những pháp này mà cũng biết 4 cách quan trọng về vấn đề quan sát thấy rõ pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda). Bốn pháp này là ‘đồng nhất’ (ekatta), ‘khác biệt’ (ñāṇatta), ‘không tầm cầu’ (abyāpāda)[66] và ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā).
1) ‘Đồng nhất’ ‘ekatta’ là chi? Tattha Avijjāpaccaya saṅkhārā, saṅkhāra paccayaviññāṇanti evaṃ bījassa ankurādibhavena rukkha bhāvapatti viya santānānupacchedo ekattanayo nāma (Vism, XVII, 310). Do vô minh (avijjā), ‘hành’ (saṅkhāra) sanh. Do hành (saṅkhāra), ‘thức’ (viññāṇa) sanh. Do thức (viññāṇa), ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sanh. Do ‘danh sắc’ (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana) sanh. Pháp quả sanh do pháp nhân. Do pháp quả, pháp nhân sanh lần nữa. Do pháp nhân, pháp quả sanh lần nữa; một sự liên tục không gián đoạn hay không cùng tận của tiến trình ‘danh sắc’ (nāma rūpa). Sự xoay của sự liên quan giữa nhân và quả được gọi là tiến trình liên tục không gián đoạn, không cùng tận. Nếu vị ấy tìm thấy một tiến trình liên tục không cùng tận nghĩa là vị ấy biết phương pháp, cách ‘đồng nhất’ ‘ekatta’. Ví dụ hạt giống được gieo trước; kế đến nó trở nên tăng trưởng; kế đến chồi cây xuất hiện; kế đến lá xuất hiện; kế đến cuống lá xuất hiện; kế đến cành cây xuất hiện, v.v… nó mọc dần dần cho đến khi nó trở thành một cây. Vì vậy, có thể chúng ta nói rằng tiến trình từ hạt giống đến cây là một tiến trình liên tục không gián đoạn phải chăng? Vâng, chúng ta có thể nói như vậy. Theo cách này, khi quan sát theo tiến trình ‘danh sắc’ (nāma rūpa) của chúng sanh, có vô minh (avijjā) trong quá khứ. Do ‘hành’ (saṅkhāra) quá khứ, ‘thức tái tục’ (paṭisandhi viññāṇa) hiện tại sanh. Do thức (viññāṇa), ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sanh. Do ‘danh sắc’ (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana) sanh v.v… Pháp quả sanh do pháp nhân. Do pháp quả, pháp nhân sanh lần nữa. Nếu quan sát thấy rõ tiến trình của pháp nhân và pháp quả đó thì sự liên quan liên tục được thấy là một tiến trình liên tục không gián đoạn.
Nói cách khác, đối với thiền sinh quan sát theo pháp quá khứ nếu vị ấy quan sát theo tâm ‘hữu phần’ (bhavaṅga) sáng tỏ, nó là một tiến trình liên tục không gián đoạn đang sanh và đang diệt. Nó chỉ là một sự liên tục mà không chỉ một tâm. Để hiểu dễ dàng, khi đàn kiến đang bò hướng về một nơi, bạn sẽ thấy chúng như một hàng, dòng những con kiến; mà không chỉ là một con kiến. Tương tự, tiến trình ‘danh sắc’ (nāma rūpa) đang sanh và đang diệt chỉ là một sự liên tiếp.
Một số thiền sinh có thể tìm thấy 3 hoặc 4 người trong quá khứ khi vị ấy quan sát thấy theo pháp quá khứ. Rồi khi ấy quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) và phân tích ‘danh sắc’ (nāma rūpa) của tất cả từng người một. Sau khi quan sát, vị ấy sẽ biết được tiến trình ‘danh sắc’ (nāma rūpa) liên tục của một người trong quá khứ đó là hàng/ dòng với sự liên tiếp ‘danh sắc’ (nāma rūpa) của vị ấy. Vị ấy thấy biết rõ tiến trình liên tục của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) thì cùng hàng/ dòng với tiến trình liên tục ‘danh sắc’ (nāma rūpa) của vị ấy. Khi vị ấy quan sát tổng thể 4 ‘giới’ (dhātu) và phân tích ‘danh sắc’ (nāma rūpa) của người khác không có kết nối hay liên quan giữa những ‘danh sắc’ (nāma rūpa) này và ‘danh sắc’ (nāma rūpa) của vị ấy. Cho nên tiến trình liên tục của tự thân và tiến trình liên tục của người khác giống nhau phải chăng? Nó không giống nhau. Tiến trình liên tục của tự thân là một tiến trình. Tiến trình liên tục của người khác là một tiến trình khác. Có sự ngưng hay dừng trong một tiến trình liên tiếp đó là xoay theo sự liên quan giữa nhân và quả hay chăng? Không có. Có sự xảy ra là một tiến trình liên tiếp. Thấy biết rõ như vậy được gọi là phương pháp/ cách ‘đồng nhất’ ‘ekatta’.
Yaṃ Sammā passanto hetuphalasambandhena santānassa anupacchedāvabodhato uccheda diṭṭhiṃ pajahati. Đối với thiền sinh nào thấy biết rõ theo phương pháp, cách ‘đồng nhất’ ‘ekatta’ thật tốt, từ khi vị ấy biết rằng tiến trình ‘danh sắc’ (nāma rūpa) thì liên tục xảy ra bởi ý nghĩa của sự liên quan giữa nhân và quả, vị ấy có sức mạnh đoạn trừ ‘đoạn kiến’ (uccheda diṭṭhi), quan điểm thấy rằng không có chi hiện hữu sau khi tử phải chăng? Vị ấy có sức mạnh ấy. Đối với thiền sinh nào có khả năng quan sát thấy rõ theo sự xảy ra của nhân và quả trong những kiếp quá khứ và sự sinh khởi của nhân và quả trong những kiếp vị lai như “do vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) trong quá khứ, ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hiện tại sanh; do vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) tích lũy trong kiếp hiện tại, ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sẽ sanh trong vị lai”, vị ấy chấp nhận quan điểm thấy ‘đoạn kiến’ (uccheda diṭṭhi) sai lầm không có chi hiện hữu sau khi tử này phải chăng? Vị ấy không chấp nhận.
Micchā passanto hetuphalasambandhena pavattamānassa santānānupacchedassa ekattagahaṇato sassata diṭṭhiṃ upādiyati. Nếu một người đã hiểu sai về tiến trình không gián đoạn của nhân và quả, chấp cứng sự đồng nhất (ekatta gahana), kế đến vị ấy có thể nghiêng đến ‘thường kiến’ (sassata diṭṭhi). Vị ấy có thể bị nghiêng đến ‘thường kiến’ ra sao? Ekattaggahanato ti hetuphalānaṃ bhedaṃ anupadhāretvā hetuṃ phalañca abhinnaṃ katva ubhinnaṃ ekabhāvassa abhedassa gahanena `Tadeva viññāṇaṃ sandhāvati saṃsāratī’ti adinā sassata diṭṭhiṃ upādiyati (phụ Chú giải Mahā Tīka). Một người có thể chấp nhận sai rằng chỉ có một ‘danh sắc’ (nāma rūpa). Nó giống ‘danh sắc’ lúc tái tục. Nó giống ‘danh sắc’ lúc trưởng thành. Nó giống ‘danh sắc’ lúc tử. Nó giống ‘danh sắc’ lúc đi đến kiếp sống kế. Vị ấy nắm chặt, giữ chặt quan điểm thấy rằng tất cả là cùng ‘danh sắc’. Vị ấy không thấy rõ theo thực tính ‘danh sắc’ đang sanh và đang diệt. Vị ấy chấp nhận chỉ là một ‘danh sắc’ không thấy rõ sự đang sanh và đang diệt của nó.
Hetuphalānaṃ bhedaṃ anupadhāretvā – vị ấy không bao giờ xem xét sự diệt của nhân và quả. Hetuṃ phalañca abhinnaṃ katvā – vị ấy chấp nhận nó là đồng nhất không có sự tách biệt nhân và quả. Vị ấy có thể chấp cứng ‘thức’ (viññāṇa) này chỉ là sự thay đổi từ kiếp sống đó sang kiếp sống này và từ kiếp sống này sang kiếp sống đó. Do vậy, ở giai đoạn cách/ phương pháp ‘đồng nhất’ (ekatta), nó là điều cần thiết quan sát để có khả năng thấy biết rõ theo tiến trình đang sanh và đang diệt. Nếu chỉ thấy hàng/dãy tiến trình không thấy sanh và diệt, đó sẽ là sai. Cho nên nếu phương pháp ‘đồng nhất’ (ekatta) được thấy rõ, vị ấy có thể đoạn trừ ‘đoạn kiến’ (uccheda diṭṭhi). Nếu nó không được thấy rõ, ‘thường kiến’ (sassata diṭṭhi) có thể sanh. Nó sẽ xảy ra như ‘trong quá khứ đó từng là tôi’, ‘trong vị lai đó sẽ là tôi’, ‘tôi chỉ luân chuyển từ quá khứ đến vị lai’.
2) Kế đến, cách ‘khác biệt’ (ñāṇatta).
Avijjādīnampana yathāsakaṃ lakkhaṇa vavathānaṃ ñāṇattanayo nāma. Có những chi pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) như là vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa), ‘danh sắc’ (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), ‘xúc’ (phassa), ‘thọ’ (vedanā), v.v… Phân biệt, nhận biết rõ những chi này bằng cách của trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận được gọi là cách/ phương pháp ‘khác biệt’ (ñāṇatta). Cho nên, thiền theo 4 ý nghĩa này cũng cần thiết trong giai đoạn ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda). Yaṃ sammā passanto nava navānaṃ uppāda dassanto sassata diṭṭhiṃ pajahati. Từ khi vị ấy có thể thấy rõ bằng trí tuệ của vị ấy sự sinh khởi của mỗi trạng thái mới, vị ấy có thể đoạn trừ ‘thường kiến’ (sassata diṭṭhi). ‘Thường kiến’ là một loại quan điểm chấp nhận tính bền vững không thể phá hủy và tồn tại vĩnh viễn. Theo cách ‘khác biệt’ (ñāṇatta) khi quan sát theo sự liên tiếp của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) chỉ có sanh và diệt. Linh hồn nào có tính chất tồn tại bền vững hay chăng? Không có. Vì không có linh hồn trong ‘danh sắc’, không có chi ngoại trừ chỉ có ‘danh sắc’. Trong 31 cõi, nếu phân tích chỉ có một đống ‘danh sắc’. Không chi có thể được tìm thấy trong 31 cõi ngoại trừ ‘danh sắc’. Dù cho ai tìm kiếm một linh hồn là một tính chất bền vững trong ‘danh sắc’, nó không thể được tìm thấy. Cho nên thiền sinh nào thấy rõ sự liên tiếp như sanh và diệt liên tiếp có sức mạnh để đoạn trừ ‘thường kiến’ (sassata diṭṭhi), là pháp chấp nhận ‘danh sắc’ đó là vĩnh cửu.
Micchā passanto ekasantānapatitassa bhinna santānasseva ñāṇattaggahanato Uccheda diṭṭhiṃ upādiyati. ‘danh sắc’ (nāma rūpa) đang sanh trong một sự liên tục; nếu một người chấp nhận chúng một cách sai trái là xảy ra theo sự liên tục khác thì vị ấy có thể bị chấp thủ vào ‘đoạn kiến’ (uccheda diṭṭhi). Để hiểu hơn, một ví dụ sẽ được nêu. Từ lâu có một tác giả viết hai quyển sách. Cho phép gọi chúng ‘Quyển thứ thất’ và ‘Quyển thứ hai’. Khi vị ấy đã xuất bản ‘Quyển thứ thất’, đọc giả đã hài lòng và chấp nhận quyển sách này. Khi vị ấy xuất bản ‘Quyển thứ hai’. Lời dạy của hai quyển sách này trái ngược nhau. Sau đó ‘Quyển thứ thất’ đã được tái bản vì nhiều người rất thích. Vì lời dạy bị trái ngược, vị ấy đã viết một lời tựa cho lần xuất bản thứ hai của ‘Quyển thứ nhất’. Vị ấy đã viết như thế nào? Một điểm đáng chú ý trong lời tựa về việc chủ đề ở trên hiện tại là như vầy: Vị ấy đề cập rằng ý kiến của tác giả trong ‘Quyển thứ thất’ là quan điểm tồn tại theo tiến trình liên tục của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) quá khứ của tác giả. Đây không là tiến trình liên tục của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) hiện tại. Vị ấy đã tách một sự liên tục của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) thành hai sự liên tục phải chăng? Dựa vào việc tách như vậy, điều gì sẽ xảy ra? ‘Đoạn kiến’ (uccheda diṭṭhi) sanh phải chăng? Điều này được chấp nhận rằng khi vị ấy được sanh, nó là một người; khi vị ấy tử, nó là một người khác. Nó được chấp nhận rằng trong kiếp sống này một người thích thú, được hưởng nó; trong kiếp sống kế nữa sẽ khổ vì nó. Không có sự liên kết. Họ chấp nhận như vậy. Đây là ‘đoạn kiến’ (uccheda diṭṭhi). Cho nên nó là điều cần thiết để có khả năng chấp nhận rằng nếu nó là của một tiến trình liên tục thì nó là một tiến trình liên tục. Nó cũng là điều cần thiết để có khả năng thấy rõ theo tính vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) trong một sự liên tục. Nó được nói rằng người nào thấy rõ cách ‘đồng nhất’ (ekatta) nếu vị ấy chấp nhận tiến trình liên tục là một nếu nó là một. Vị ấy thấy rõ cách ‘khác biệt’ (ñāṇatta) nếu vị ấy có thể quan sát theo sự liên tục sanh và diệt của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) xảy ra trong một sự liên tục. Tiến trình liên tục thì chỉ một nhưng ‘sắc’ (rūpa) chỉ một hay ‘danh’ (nāma) chỉ một phải chăng? Không nên nói như thế. Nó có nghĩa chỉ tiến trình liên tục là một tiến trình liên tục.
3) Kế đến là cách ‘không tầm cầu’ (abyāpāda).
Avijjāya saṅkhāra mayā uppadetabbā, saṅkhārānaṃ vā viññāṇaṃ amhehīti evamādibyāparābhavo abyāpāranayo nāma. Về phần vô minh (avijjā), có sự cố gắng nào làm cho ‘chư pháp hành’ (saṅkhāra dhamma) sinh khởi như là “tôi sẽ làm cho ‘chư pháp hành’ sinh khởi hay chăng?” Không có sự cố gắng như vậy. Cũng không có sự cố gắng từ ‘hành’ (saṅkhāra) để làm cho ‘thức’ (viññāṇa) sanh, như là “tôi sẽ làm cho thức sinh khởi”. Mặt khác cũng không có sự cố gắng từ ‘hành’ (saṅkhāra) như là “nếu vô minh (avijjā) sanh chúng ta sẽ sanh”. Về phần ‘thức’ (viññāṇa) không có sự cố gắng như là “nếu ‘hành’ (saṅkhāra) sanh chúng ta sẽ sanh”. Không có sự cố gắng về cả hai nhân và quả. Nếu bậc tu tiến thấy rõ không tồn tại của sự cố gắng này, nó được nói rằng vị ấy thấy rõ cách ‘không tầm cầu’ (abyāpāda). Nó là điều cần thiết để có khả năng quan sát theo điều này ở giai đoạn quan sát theo sự liên quan giữa nhân và quả.
Yaṃ sammā passanto kārakassa abhāvāvabodhato Atta diṭṭhiṃ pajahati. Về phần nhân không có sự cố gắng để làm cho quả sanh và cũng về phần quả không có sự cố gắng theo sự sinh khởi khi nhân sanh. Nếu thấy rất rõ và đúng theo thực tính, không có sự tồn tại của ‘không tầm cầu’ (abyāpāda). Tại sao? `Nirīhā nijjīva dhamma matta’ti passanto. Về phần nhân đó là vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), chúng chỉ là thực tính siêu lý (paramattha). Và chư pháp quả như là thức (viññāṇa), ‘danh sắc’ (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), ‘xúc’ (phassa), ‘thọ’ (vedanā), v.v… cũng chỉ là thực tính siêu lý. Pháp nhân không dùng sự cố gắng để trợ cho pháp quả sanh. Đối với pháp quả, không có sự cố gắng sinh khởi khi pháp nhân sanh. Không có ‘mạng ngã’ (jīva atta) trong cả nhân và quả. Thấy rất rõ và đúng theo thực tính như vậy, từ khi vị ấy đã thấy rõ, thấu suốt không có sự tồn tại của ‘ngã’ (atta) là tạo hóa/ người tạo nên, nó có sức mạnh đoạn trừ ‘ngã kiến’ (atta diṭṭhi). ‘Cực ngã’ (parama atta) nghĩa là ‘ngã’ (atta) tạo hóa và ‘mạng ngã’ (jīva atta) nghĩa là ‘ngã’ (atta) bị tạo. Cả hai ‘ngã’ (atta) này đều không tồn tại. Cho nên nếu bậc tu tiến thấy thật rõ và đúng theo cách ‘không tầm cầu’ (abyāpāda) đó là không có sự tồn tại của hai ‘ngã’ (atta) này; mà chỉ có thực tính siêu lý (paramattha) ở cả hai khía cạnh nhân và quả thì cách ‘không tầm cầu’ (abyāpāda) có sức mạnh đoạn trừ ‘ngã kiến’ (atta diṭṭhi).
Micchā passanto yo asatipi byāpāre avijjādinaṃ sabhāva niyama siddho hetubhāvo. Tassa aggahanato Akiriya diṭṭhiṃ upādiyati. Nếu cách ‘không tầm cầu’ (abyāpāda) không được thấy rõ, ‘vô hành kiến’ (akiriya[67] diṭṭhi) có thể sanh. Vô minh không có sự cố gắng để làm cho ‘chư pháp hành’ (saṅkhāra dhamma) sanh. Nếu bậc tu tiến có quan điểm sai về không có sự cố gắng này, thấy rõ sự sai trái này là gì? `Sasambhāraggino uddhamukhatā sasambharā vāyuno tiriyagamana‘Nếu một tòa nhà đang cháy với một ngọn lửa lớn, khói đi lên hay đi xuống? Khói đi lên. Đây là định luật tự nhiên. Gió mạnh thổi ngang cũng là một định luật tự nhiên. Vì những sự kiện này cũng xảy ra theo định luật tự nhiên như vậy cũng là nhân như là vô minh (avijjā) và quả hành (saṅkhāra). Sức mạnh của nhân này có thể trợ cho quả hành (saṅkhāra) sanh, là sức mạnh tồn tại tự nhiên. Thực tính có sức mạnh như vậy được gọi là nhân. Có quan niệm sai, ‘vô hành kiến’ (akiriya diṭṭhi), vị ấy có thể không chấp nhận sự tồn tại của những nhân này. Kassaci kattuno abhāvā na kāci kiriyā phala pabandhinī ti. Nếu vị ấy có quan điểm sai trái rằng vì không có chúng sanh là người tạo nên, tất cả những hành động không liên quan với quả thì vị ấy có thể rơi vào ‘vô hành kiến’ (akiriya diṭṭhi). Nó có nghĩa vì không có sự cố gắng trong nhân để làm cho quả như là hành (saṅkhāra) sanh, bậc tu tiến có thể có cái nhìn, quan niệm rằng không có sự liên quan giữa nhân và quả và không chấp nhận định luật tự nhiên rằng quả sinh khởi do nhân mà chấp nhận rằng vì không có sự liên quan giữa nhân và quả, tất cả sự kiện sinh khởi như vậy thì[68] không có nhân, kế đến vị ấy có thể nghiêng về ‘vô hành kiến’ (akiriya diṭṭhi).
Nói đúng là không có sự cố gắng trong nhân làm cho quả sanh. Kế đến bậc tu tiến có thể hỏi tại sao chúng ta nói “do vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra) sanh”. Trả lời là chỉ khi nhân vô minh (avijjā) sanh, sẽ trợ cho quả hành (saṅkhāra) sanh. Ngay khi nhân vô minh (avijjā) diệt, quả hành (saṅkhāra) cũng diệt. Nói cách khác, thông thường nếu chư pháp nhân, đó là vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) sanh thì chư pháp quả thức (viññāṇa), ‘danh sắc’ (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā) sẽ sanh. Ngay khi chư pháp nhân vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) diệt thì chư pháp quả thức (viññāṇa), danh sắc (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā) cũng sẽ hoàn toàn diệt. Thiền sinh nào có khả năng thiền ở giai đoạn ‘tiến thoái tuệ’ (udayabbaya ñāṇa) theo một cách rộng hơn sẽ thấy rõ điều này. Ở giai đoạn của thiền đó, đó là quan sát theo ‘do vô minh (avijjā) sanh, sắc (rūpa) sanh’, ‘do vô minh (avijjā) diệt, sắc (rūpa) diệt’. Khi nào vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) diệt? Chư pháp ấy sẽ diệt ở vị lai khi vị ấy đạt ‘đạo Ứng cúng’ (Arahatta magga). Khi sự diệt của vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma), chúng sanh không bao giờ sanh trở lại sau khi tử hoàn toàn Níp-bàn (Parinibbāna cuti) đã được quan sát, thì thiền sinh này có thể quan sát theo sự diệt của ‘danh sắc’ (nāma rūpa), là pháp sẽ không bao giờ sanh trở lại. Nếu vị ấy thấy rất rõ theo thực tính ‘khi nhân sanh, quả sanh’ và ‘khi nhân hoàn toàn diệt, quả cũng hoàn toàn diệt’ thì vị ấy chấp nhận rằng chư pháp nhân vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) là những nhân có thể trợ cho chư pháp quả thức (viññāṇa), danh sắc (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā), mặc dù không có sự cố gắng trong pháp siêu lý (paramattha dhamma).
Nếu vị ấy không chấp nhận như vậy mà chấp nhận rằng không có sự liên quan giữa nhân và quả và mỗi sự sinh khởi là do tự mỗi pháp thì vị ấy có thể chấp thủ vào ‘vô hành kiến’ (akiriya diṭṭhi) tà kiến. Cho nên nếu bậc tu tiến thấy rõ cách ‘không tầm cầu’ (abyāpāda) thì vị ấy có thể đoạn trừ ‘ngã kiến’ (atta diṭṭhi). Mặt khác, nếu vị ấy không thấy cách ‘không tầm cầu’ (abyāpāda) thật rõ, quan điểm gì sẽ sanh? ‘Vô hành kiến’ (akiriya diṭṭhi) sẽ sanh. Như vậy trong giai đoạn ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa), thiền sinh nào đang quan sát theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) cần thấy pháp ‘không tầm cầu’ (abyāpāda) thật rõ. Cho nên nếu thiền sinh chưa bao giờ quan sát thấy rõ sự liên quan giữa nhân và quả, pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) thì vị ấy không có khả năng đoạn trừ ‘ngã kiến’ (atta diṭṭhi) và ‘hành kiến’ (kiriya diṭṭhi).
4) Kế đến, cách ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā)
Avijjādīhi pana kāranehi saṅkhārādīnaṃ yeva sambhavo khīradīhi dadhiādinaṃ viya, na aññesanti ayaṃ evaṃ dhamma tānayo nāma (Vism.XVII, 312). Nếu quả sanh do vô minh (avijjā) thì quả là hành (saṅkhāra). Do vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra) sanh. Do hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa) sanh. Do thức (viññāṇa), danh sắc (nāma rūpa) sanh v.v…, kế đến nếu chư pháp nhân là vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) sanh, chư pháp quả là thức (viññāṇa), danh sắc (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā) sẽ sanh. Không có định luật tự nhiên (dhammatā) mà quả khác sẽ sanh. Khīradīhi dadhiādinaṃ viya – ví dụ sữa đông, bơ sữa v.v… hình thành từ sữa đã làm lên men. Nó sẽ không thay đổi sang bất cứ dạng nào khác ngoại trừ sữa đông v.v… Cũng tợ như vậy, chư pháp nhân vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) chỉ trợ cho thức (viññāṇa), danh sắc (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā) sinh khởi. Mặt khác, nếu bạn quan sát bằng cách của pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) phương pháp thứ nhất thì bạn quan sát thấy rõ rằng ‘nếu vô minh (avijjā) sanh thì hành (saṅkhāra) sẽ sanh’, ‘nếu hành (saṅkhāra) sanh, thức (viññāṇa) sẽ sanh’, ‘nếu thức (viññāṇa) sanh, danh sắc (nāma rūpa) sẽ sanh’ v.v… Chỉ có chư pháp nhân và chư pháp quả. Nếu thấy rõ như vậy thì bạn đã thấy rõ cách ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā).
Lợi ích của việc thấy rõ cách ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā) là gì? Yaṃ sammā passanto paccayānurūpato phalāvabodhā ahetuka diṭṭhiṃ akiriya diṭṭhiñca pajahati. Đối với thiền sinh thấy rõ, thấu suốt rằng “do những nhân vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) thì chỉ kết nối chư pháp quả thức (viññāṇa), danh sắc (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā) sẽ sanh” kế đến vị ấy có khả năng đoạn trừ hai tà kiến ấy là chối bỏ nghiệp (kamma) và quả của nghiệp đó là: (1) ‘vô nhân kiến’ (ahetuka diṭṭhi), chấp thủ quan điểm không có nhân và (2) ‘vô hành kiến’ (akiriya diṭṭhi), chấp thủ quan điểm dù có làm cũng như không làm (tức là không có quả của hành động nghiệp). Cho nên, vũ khí tốt để đoạn trừ ‘vô nhân kiến’ (ahetuka diṭṭhi) và ‘vô hành kiến’ (akiriya diṭṭhi) là quan sát về sự liên quan của nhân và quả xảy ra tự nhiên (dhammatā) như ‘do vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra) sanh’; ‘do hành (saṅkhāra), thức (viññāṇa) sanh’. Nó có khả năng đoạn trừ 2 tà kiến này. Đối với những ai chưa từng quan sát theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) sẽ không có khả năng đoạn trừ hai tà kiến này. Cho nên quan sát về sự liên quan của nhân và quả pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭicca samuppāda) là vũ khí tốt nhất để đoạn trừ nhiều loại tà kiến (diṭṭhi).
Micchā passanto paccayānurūpaṃ phalappavattiṃ aggahetvā yato kutoci yassa kassaci asambhavaggahanato ahetuka diṭṭhiñceva niyata vadañca upādiyatī. Nếu bậc tu tiến hiểu sai không chấp nhận cách ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā), điều gì có thể xảy ra với vị ấy? Nó là tự nhiên sữa đông hình thành từ sữa; nó không hình thành từ nước. Dầu hình thành từ hạt mè; nó không hình thành từ cát. Đó là tự nhiên. Nhưng vị ấy không thể chấp nhận định luật tự nhiên này. Vị ấy không thể chấp nhận sự sinh khởi của mỗi pháp quả do nhân tương ứng của chúng. Vị ấy chấp nhận sự sai trái. Kế đến điều gì xảy ra với vị ấy nếu vị ấy không chấp nhận rằng pháp quả sanh do liên quan pháp nhân?
Yadi aññasmā aññassa uppatti siyā, vālikato telassa, ucchuto khīrassa kasmā uppatti na siya. Tasmā na koci kassaci hetu atthīti ahetuka Diṭṭhiṃ. Vị ấy rơi vào sự thấy sai trái ‘vô nhân kiến’ (ahetuka diṭṭhi) là chấp nhận không có nhân. Avijjāmanepi hetumhi niyatāya tilagāvīsu-kkasonitādīhi telakhirasarīrādīni pavattantāti niyati vādañca upādiyatīti viññatabbaṃ yathārahaṃ. Vì chư pháp nhân không rõ với vị ấy, vị ấy chấp thủ vào ‘luận thuyết cố định’ (niyata vāda)[69] là chấp nhận mọi vật là chỉ tính đến hoàn cảnh hiện tại. Ví dụ từ hạt mè chúng ta có được dầu, từ con bò chúng ta có được sữa, từ sự thụ tinh bởi cha mẹ chúng ta có thân thể vật chất của chúng ta. Vị ấy chấp nhận rằng đây chỉ là tự nhiên. Pháp quả sanh không do pháp nhân. Vị ấy chấp thủ vào tà kiến, thấy sai trái của ‘luận thuyết cố định’ (niyata vāda). Điều này xảy ra khi vị ấy không thấy đúng theo cách ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā). Cách ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā) là gì? Nó như vậy là ‘do vô minh (avijjā), hành (saṅkhāra) sanh’. Nếu một pháp sinh khởi do vô minh (avijjā) thì đó chỉ là quả hành (saṅkhāra). Do vô minh (avijja) không có sự sinh khởi của quả khác thêm nữa. Đây là pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭicca samuppāda) theo phương pháp thứ nhất. Theo phương pháp thứ năm, nếu quả sanh do những nhân vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) thì những pháp quả đó chỉ là thức (viññāṇa), danh sắc (nāma rūpa), sáu xứ (salāyatana), xúc (phassa), thọ (vedanā). Nó không gây ra những pháp quả khác. Đây là định luật tự nhiên (dhammatā) của nhân và quả tồn tại. Định luật tự nhiên này được gọi là cách ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā). Chỉ nếu bậc tu tiến thấy rõ cách ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā) thật đúng sẽ có khả năng đoạn trừ ‘vô nhân kiến’ (ahetuka diṭṭhi) và ‘luận thuyết cố định’ (niyata vāda).
Cho nên đối với thiền sinh nào thiền theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) nếu vị ấy thấy rõ một cách đúng đắn và thấu rõ những cách ‘đồng nhất’ (ekatta), ‘khác biệt’ (ñāṇatta), ‘không tầm cầu’ (abyāpāda) và ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā) thì khả năng đoạn trừ nhiều loại tà kiến (micchā diṭṭhi) sẽ sanh.
– Nếu bậc tu tiến thấy rõ cách ‘đồng nhất’ (ekatta) thật kỹ thì ‘đoạn kiến’ (uccheda diṭṭhi) có thể bị đoạn trừ; nếu không ‘thường kiến’ (sassata diṭṭhi) có thể sanh.
– Nếu bậc tu tiến thấy rõ cách ‘khác biệt’ (ñāṇatta) thật kỹ, ‘thường kiến’ (sassata diṭṭhi) có thể bị đoạn trừ; nếu không ‘đoạn kiến’ (uccheda diṭṭhi) có thể sanh.
– Nếu bậc tu tiến thấy rõ cách ‘không tầm cầu’ (abyāpāda) thật kỹ, ‘ngã kiến’ (atta diṭṭhi) có thể bị đoạn trừ; nếu không ‘vô hành kiến’ (akiriya diṭṭhi) có thể sanh.
– Nếu bậc tu tiến thấy rõ cách ‘tự nhiên’ (evaṃ dhammatā) thật kỹ, ‘vô nhân kiến’ (ahetuka diṭṭhi) và ‘vô hành kiến’ (akiriya diṭṭhi) có thể bị đoạn trừ; nếu không ‘vô nhân kiến’ (ahetuka diṭṭhi) và ‘luận thuyết cố định’ (niyata vāda), ‘tà kiến cố định’ (niyata diṭṭhi) có thể sanh.
Cho nên đối với những ai chưa từng quan sát thấy rõ sự liên quan giữa nhân và quả theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda), họ không thể đạt được khả năng đoạn trừ những loại tà kiến như vậy. Cho nên trong Mahā Nidāna Sutta Đức Phật dạy rằng bậc tu tiến có thể không bao giờ thoát khỏi vòng ‘luân hồi’ (saṃsāra) nếu vị ấy không biết thấu rõ sự liên quan giữa nhân và quả theo pháp ‘liên quan tương sinh’ bằng hai trí/ tuệ (ñāṇa): ‘tùy giác trí’ (anubodha ñāṇa) và ‘thông đạt trí’ (paṭivedha ñāṇa). Chú giải cũng đề cập rằng không có ai có thể thoát khỏi vòng ‘luân hồi’ (saṃsāra), dù trong giấc mơ mà không có khả năng cắt đứt sự liên quan của nhân và quả ‘liên quan tương sinh’ bằng gươm của tuệ. Cho nên thiền sinh muốn thoát khỏi vòng ‘luân hồi’ (saṃsāra) phải làm gì? Vị ấy phải cố gắng thấu biết rõ sự liên quan của nhân và quả ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) bằng ‘tùy giác trí’ (anubodha ñāṇa) và ‘thông đạt trí’ (paṭivedha ñāṇa).
‘Tùy giác trí’ (anubodha ñāṇa) là chi? Thầy Mahā Gandhayoong Sayadawgyi đã giải thích ý nghĩa của nó theo phụ Chú giải. Biết hai trí/ tuệ (ñāṇa) [‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) và ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa)] chỉ một hay hai lần thì việc làm chưa được hoàn thành. Chỉ khi bậc tu tiến có khả năng quan sát nhiều lần, lặp đi lặp lại thì hai ‘tuệ’ (ñāṇa) này trở nên hoàn hảo. Hai ‘tuệ’ (ñāṇa) này là ‘tuệ’ liên kết. Bậc tu tiến sẽ hiểu rõ hơn nếu phân theo trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận được kể ra. Vì rằng ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) và ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) đã đạt được, bạn phải làm thêm điều gì? Kế đến chuyển sang tu tập ‘quán’ (vipassanā) như là ‘phổ thông tuệ’ (sammasana ñāṇa), ‘tiến thoái tuệ’[70](udayabbaya ñāṇa). Tuy nhiên, như đã đề cập trước hai ‘trí/ tuệ’ (ñāṇa) này là ‘tùy giác trí’ (anubodha ñāṇa); như vậy chưa đủ. Trong Visuddhimagga quyển thứ hai, trang 222, nó được hướng dẫn là Lakkhaṇa rasadivasena pariggahetabbā – quan sát theo ‘danh pháp’ (nāma) và ‘sắc pháp’ (rūpa) bằng con đường trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận. Nó tương tự như được hướng dẫn trong chú giải Saṃyutta.
Đại đức Anuruddha soạn quyển ‘Vô Tỷ Pháp Tập Yếu (Abhidhammatthasaṅgaha), với lòng tôn kính sự hướng dẫn này đã đề cập trong chương về ‘Nghiệp xứ’ (kammaṭṭhāna) của quyển sách đó là Lakkhaṇa-rasa-paccupatthāna padatthāna vasena nāma-rūpa pariggaho diṭṭhivisuddhi nāma – quan sát theo ‘danh pháp’ (nāma) và ‘sắc pháp’ (rūpa) bằng con đường trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận là ‘tịnh kiến’ (diṭṭhi visuddhi). Cho nên chúng ta phải quan sát theo ‘danh pháp’ (nāma) và ‘sắc pháp’ (rūpa) bằng con đường trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận. Trong tu viện này, thiền sinh được hướng dẫn quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) bằng con đường trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận chỉ khi vị ấy đã đạt đến giai đoạn hiện tại (tuệ hiển duyên – paccaya pariggaha ñāṇa). Tại sao? Nó như một cú tấn công đưa đến hai vết đứt (tương tự tục ngữ tiếng Anh ‘hạ hai con chim bằng một viên đá’)[71]. Một số trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận rất khó quan sát nếu bậc tu tiến không thấy rõ một cách thấu suốt sự liên quan của nhân và quả pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭicca samuppāda).
Chúng ta hãy lấy ví dụ về ‘nhãn giới thanh triệt’ (cakkhu pasāda). Trạng thái thực tính riêng của ‘nhãn thanh triệt’ được đề cập là Rūpābhi-ghātārahatabhūtappasāda lakkhaṇaṃ datthukāmatānidāna Kammasamutthana-bhūtappasāda lakkhaṇaṃ vā Cakkhu (Vism, XIV, 37). Về trạng thái của ‘nhãn giới thanh triệt’ (cakkhu pasāda) hai điểm được đề cập ở đây:
1/. Điểm thứ nhất – Rūpābhighātārahatabhūtappasāda lakkhaṇaṃ
Nó có nghĩa trạng thái mà làm cho 4 giới thanh triệt nhạy cảm với sự dội vào của những ‘cảnh sắc’. Theo sự trình bày này khi quan sát theo bốn ‘giới’ (dhātu) trong mắt, thiền sinh ở giai đoạn này đã có khả năng thấy những bọn sắc. Khi quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) trong một bọn (kalāpa) thanh triệt trong mắt và phân tích nó. Một mặt chú tâm theo giới thanh triệt sau khi phân tích nó. Mặt khác lấy màu của một bọn (kalāpa) hay nhóm của bọn (kalāpa) làm cảnh. Màu của cảnh sắc đến dội (chạm) vào giới thanh triệt. Giới thanh triệt chiếu sáng đó được gọi là ‘nhãn giới thanh triệt’. Vì nó là thực tính trong suốt của 4 ‘giới’ (dhātu) là phần nhạy cảm bị cảnh sắc dội vào, bậc tu tiến phải có khả năng quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu) tồn tại trong bọn (kalāpa) đó. Vị ấy cũng phải có khả năng quan sát để thấy theo thực tính của thanh triệt. Vị ấy cũng phải có khả năng quan sát theo màu của cảnh sắc dội vào giới thanh triệt của bọn (kalāpa) gần với nó. Chỉ nếu bậc tu tiến có khả năng quan sát như vậy vị ấy có thể thấy rõ trạng thái thực tính riêng của ‘nhãn giới thanh triệt’ (cakkhu pasāda) theo cách đúng. Đây là điểm thứ nhất.
2/. Điểm thứ hai – Datthukāmatānidāna Kamma-samutthana-bhu-tappasāda lakkhaṇaṃ.
Có nghiệp (kamma) tích lũy với ý định mong muốn thấy cảnh sắc. Sự mong muốn thấy cảnh sắc này là gì? Nó là ‘ái sắc’ (rūpa taṅhā). Đó là sự dính mắc vào cảnh sắc. Nhưng theo Nguyên bản Pāḷi, sự dính mắc vào một phần của thân thì giống với sự dính mắc vào toàn thân. Như một ví dụ, để chúng tôi nói một người đã thực hiện một ‘nghiệp thiện’ (kusala kamma) với sự mong muốn được tái tục là một chúng sanh nhân loại. Biết (jānanta) sai về ‘nhân loại’ là vô minh (avijjā). Dính mắc vào ‘nhân loại’ là ái (taṅhā). Nắm chặt, giữ chặt vào nó là thủ (upādāna). Trong ‘vô minh’, ái (taṅhā), thủ (upādāna) này, nếu một người bị dính mắc vào cả kiếp sống của chúng sanh nhân loại hay toàn thân của chúng sanh nhân loại thì giống như dính mắc vào một phần của thân của chúng sanh nhân loại. Cho nên, nhãn giới thanh triệt là một phần của kiếp sống nhân loại hay thân thể nhân loại phải chăng? Nó thì giống như nói dính mắc vào ‘nhãn giới thanh triệt’ trong thân thể nhân loại thì tương tự như dính mắc vào toàn thân của chúng sanh nhân loại. Cho nên vị ấy có sự dính mắc vào sự thấy cảnh sắc. Vị ấy đã tích lũy nghiệp bằng sự hướng vào để thấy cảnh sắc. Nghiệp (kamma) này được dựa vào ‘sắc ái’ (rūpa taṅhā). Ái (taṅhā) không sanh ngoài vô minh (avijjā). Nếu có vô minh (avijjā) và ái (taṅhā), thì thủ (upādāna) cũng sẽ sanh. Nghiệp (kamma) bị vây quanh bởi vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) là nhóm hành (saṅkhāra). Nó được tích lũy bởi tự thân. Sự trong suốt của bốn ‘giới’ (dhātu) bị trợ tạo bởi nghiệp (kamma), điều này được nói như vậy.
Theo phần trình bày trên (trạng thái thực tính riêng của ‘nhãn thanh triệt’ – cakkhupasāda) là sự trong suốt của 4 ‘giới’ (dhātu) sanh do nghiệp bị vây quanh bởi vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna) đã tích lũy bằng sự mong muốn thấy ‘cảnh sắc’ (rūpārammaṇa). Đối với thiền sinh không có khả năng quan sát một cách hệ thống như thế 4 ‘giới’ (dhātu) bị trợ tạo bởi vô minh (avijjā), ái (taṅhā), thủ (upādāna), hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) này, vị ấy không thể hiểu hay nhận thức rõ ý nghĩa của phần trình bày này. Chỉ nếu vị ấy đã quan sát sự liên quan của nhân và quả pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) thì thiền sinh sẽ biết được bằng tuệ của chính vị ấy. Nó không dễ biết được bằng chính tuệ của vị ấy nếu vị ấy không có khả năng quan sát sự liên quan của nhân và quả pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda). Cho nên chỉ sau khi quan sát theo 4 ‘giới’ (dhātu), vị ấy nên quan sát thêm tính trong suốt của chúng. Có hành (saṅkhāra), nghiệp (kamma) đã tích lũy dựa vào ái (taṅhā) như là ‘ái sắc’ (rūpa taṅhā) bao gồm ‘ái thinh’ (sadda taṅhā), ‘ái khí’ (gandhataṅhā), ‘ái vị’ (rasa taṅhā), ‘ái xúc’ (phoṭṭhabba taṅhā), ‘ái pháp’ (dhamma taṅhā). Nó được giải thích rằng tính trong suốt của 4 ‘giới’ (dhātu) bị trợ tạo bởi ‘nghiệp hành’ (saṅkhāra kamma) và có tính trong ngần được gọi là ‘nhãn giới thanh triệt’ (cakkhu pasāda dhātu). Hai phần trình bày này có thể được quan sát và biết được chỉ sau khi đã quan sát pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭicca samuppāda).
Cho nên tục ngữ ‘một cú tấn công đưa đến hai vết đứt’ được đề cập ở trên về việc tu tiến ở đây. Trong tu viện này, thiền sinh quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) và ‘danh’ (nāma) theo cách trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận chỉ sau giai đoạn ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa). Tuy nhiên nó không như vậy đối với mọi người. Đối với một số thiền sinh, họ không thể tìm thấy nhân quá khứ. Vị ấy không có khả năng chuyển sang giai đoạn ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa). Vì vị ấy không thể chuyển, vị ấy được hướng dẫn quan sát thấy rõ theo trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận xa nhất vị ấy có thể. Trong trường hợp này, xa nhất vị ấy có thể đi là để quan sát thấy rõ theo trạng thái thứ nhất của 2 trạng thái ‘nhãn giới thanh triệt’. Đó là, vị ấy được hướng dẫn chỉ quan sát thấy rõ theo trạng thái thứ nhất của ‘nhãn giới thanh triệt’ là sắc trong ngần dễ hay nhạy để cảnh sắc dội vào. Trạng thái thứ hai tạm thời phải bị loại ra. Sau khi quan sát thấy rõ theo trạng thái này, vị ấy được hướng dẫn quan sát thêm trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận còn lại. Nó cũng như vậy đối với ‘sắc’ (rūpa) và ‘danh’ (nāma) khác. Đó có nghĩa là bất cứ sự quan sát nào về trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận mà liên kết với những nhân quá khứ sẽ bị loại ra đối với vị ấy. Vị ấy được hướng dẫn quan sát theo trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận nào không liên kết với những nhân quá khứ. Sau khi quan sát như vậy, kế đến vị ấy được hướng dẫn quan sát thấy theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) lần nữa vì hầu hết thiền sinh đồng ý rằng giữa quan sát về ‘danh sắc’ (nāma rūpa) sau khi quan sát trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận của nó, và quan sát về ‘danh sắc’ (nāma rūpa) ngoài trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận thì tuệ thấy biết trước rõ hơn. Cho nên thiền sinh nào không có khả năng hay gặp khó khăn trong việc tìm thấy nhân quá khứ được hướng dẫn quan sát thấy theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) bằng cách của trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận để cho tuệ quán thấy theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) của họ trở nên rõ hơn. Nếu thiền sinh có thể tìm thấy nhân quá khứ dễ dàng, vị ấy được hướng dẫn quan sát ‘danh sắc’ (nāma rūpa) bằng trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận chỉ sau khi quan sát sự liên quan giữa nhân và quả. Pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭicca samuppāda) theo ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai.
Như một ví dụ, phương pháp quan sát theo trạng thái, phận sự, thành tựu, nhân cận của một thứ ‘sắc’ (rūpa) (tức là ‘địa giới’ – paṭhavī dhātu sẽ được trình bày).
1) Trạng thái – Kakkhalatta Lakkhaṇa Paṭhavī dhātu. Nó có nghĩa là cứng. Cứng là trạng thái của ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu). Theo Dhammasaṅganī, cứng, mềm, nhám, mịn, nặng và nhẹ là trạng thái của ‘địa giới’ (paṭhavī dhātu).
2) Phận sự – Patiṭṭhānarasā. Ví dụ nếu chúng ta phân tích ‘bọn nhãn mười pháp’ (Cakkhu dasaka kalāpa) có 10 thứ ‘sắc’ (rūpa). ‘Địa’ (paṭhavī) trong đó có phận sự duy trì, đóng vai trò là một nền tảng hay làm vững 9 thứ sắc còn lại (trong cùng ‘bọn’ (kalāpa)). Chỉ khi bậc tu tiến thấy 9 thứ sắc còn lại có thể vị ấy biết được phận sự của ‘địa’ (paṭhavī) mà không thấy bọn (kalāpa) và ngoài khả năng phân tích nó bậc tu tiến không thể hiểu việc quan sát này.
3) Thành tựu/hiện bày – Sampaṭicchana paccupaṭṭhāna. Thành tựu là tiếp nhận 9 thứ ‘sắc’ (rūpa) còn lại phía dưới (của cùng ‘bọn’ (kalāpa)). Paccupaṭṭhāna nghĩa là hiện bày vào tuệ của thiền sinh. Nó xuất hiện đến tuệ của thiền sinh bằng cách nào? Nó xuất hiện đến tuệ của thiền sinh giống như tiếp nhận 9 thứ ‘sắc’ (rūpa) còn lại phía dưới của cùng ‘bọn’ (kalāpa). Cho nên nếu bậc tu tiến chưa tìm thấy 9 thứ ‘sắc’ (rūpa) còn lại, paccupaṭṭhāna sự hiện bày này không thể được quan sát. Vì vậy, thiền sinh nào có ý định quan sát theo trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận cần có khả năng phân tích ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) sau khi thấy ‘bọn’ (kalāpa). Nếu kalāpa là bọn 8 pháp do tâm trợ sanh (atthaka cittaja kalāpa) thì loại trừ ‘địa’ (paṭhavī) có 7 thứ. Nếu kalāpa là bọn mạng 9 pháp (jīvita navaka kalāpa), thì loại trừ ‘địa’ (paṭhavī) có 8 ‘sắc’ (rūpa). Khi ấy phận sự của ‘địa’ (paṭhavī) làm nền tảng hay làm vững 8 thứ sắc còn lại và sự hiện bày của nó giống như cách tiếp nhận 9 thứ sắc còn lại phía dưới được thiền sinh thấy rõ.
4) Nhân cận – Avasesadhātuttayapadatthāna. Nó có nghĩa nhân gần, là 3 ‘đại giới’ khác. Ba ‘giới’ (dhātu) khác là thủy giới (āpo dhātu), hỏa giới (tejo dhātu) và phong giới (vāyo dhātu) trong cùng bọn, không bao giờ ủng hộ ‘giới’ (dhātu) nào khác của bọn (kalāpa) khác. 4 ‘giới’ (dhātu) của một bọn (kalāpa) ủng hộ lẫn nhau. Một ‘giới’ (dhātu) ủng hộ 3 ‘giới’ (dhātu) khác; 3 ‘giới’ (dhātu) ủng hộ 1 ‘giới’ (dhātu); 2 ‘giới’ (dhātu) ủng hộ 2 ‘giới’ (dhātu); Không có định luật tự nhiên nào mà chúng ủng hộ những ‘giới’ (dhātu) của một bọn (kalāpa) khác. Vì vậy, thấy rõ nhân cận này là điều cần thiết để phân tích ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa).
Vì có sự hướng dẫn tỉ mỉ để quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) bằng trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận trong Chú giải, đó là điều cần thiết để có khả năng thấy ‘bọn sắc’ (rūpa kalāpa) rõ để đạt đến siêu lý (paramattha) đến mức có khả năng quan sát bằng trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận. Theo cách này, bậc tu tiến phải quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) ở sáu xứ là 54 ở nhãn, 54 ở nhĩ, 54 ở tỷ, 44 ở thân và 54 ở tim theo cách trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận, nội phần và ngoại phần. Sau khi quan sát như vậy, quan sát thêm những ‘sắc’ (rūpa) phi thực tính. Sau khi quan sát những sắc thực tính và phi thực tính này theo cách trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận nội phần và ngoại phần, thiền sinh phải quan sát theo ‘danh pháp’ (nāma dhamma).
Ở giai đoạn quan sát theo ‘danh pháp’ (nāma dhamma) theo cách trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận, tuệ quán sẽ được rõ ràng nếu bạn quan sát ‘danh pháp’ (nāma dhamma) theo ý nghĩa ‘xứ môn’ (āyatana dvāra). Lấy ví dụ trong lộ nhãn môn (cakkhu dvāra vīthi), có 11 ‘danh pháp’ ở sát-na khai ngũ môn (pañcadvārāvajjana). Bắt đầu bằng việc quan sát theo tâm. Kế đến lần lượt quan sát theo ‘xúc’ (phassa), ‘thọ’ (vedanā), ‘tưởng’ (saññā), tư (cetanā), nhất hành (ekaggatā), mạng quyền (jīvita), tác ý (manasikāra), tầm (vitakka), tứ (vicāra), thắng giải (adhimokkha). Theo cách này, quan sát từng pháp của 11 ‘danh pháp’ theo cách này bằng cách trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận.
Sau khi quan sát các ‘sắc pháp’ (rūpa dhamma) và ‘danh pháp’ (nāma dhamma) ở mỗi sát-na tâm tại sáu ‘xứ’ theo cách trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận tốt hơn cho thiền sinh, nếu có thể và nếu vị ấy có khả năng, để quan sát pháp quá khứ và vị lai theo cùng một cách bằng trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận. Tuệ quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) ở quá khứ, hiện tại và vị lai trở nên rõ ràng chỉ sau khi quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) của 3 thời theo cách này. Kế đến, thiền sinh nên quan sát lần nữa chỉ theo ‘sắc pháp’, kế đến lần nữa chỉ theo ‘danh pháp’; rồi phân biệt ‘danh sắc’ (nāma rūpa) và kế đến xác định ‘danh sắc’. Tu tập 4 thiền này đến mức đạt ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa).
Trước đây vào lúc quan sát theo ‘danh pháp’ (nāma dhamma), trước khi thiền sinh đã quan sát theo nhân quá khứ, vị ấy đã không có khả năng quan sát theo ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta) sinh khởi giữa các lộ (vīthi). Ở giai đoạn hiện tại từ khi thiền sinh đã tìm thấy những nhân quá khứ và đã có khả năng quan sát thấy biết nhân cho sự sinh khởi của ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta), phá vỡ từng khối vững chắc tốt và đúng đắn, kế đến vị ấy nên quan sát theo ‘tâm hữu phần’ (bhavaṅga citta), ‘danh pháp hữu phần’ (bhavaṅga nāmadhamma) đang sinh khởi giữa hai lộ (vīthi), đan xen nhau.
Sau khi thành công ở 4 pháp này đối với kiếp hiện tại, nội phần và ngoại phần, thiền sinh phải chỉ quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) một cách chi tiết như một tổng thể bắt đầu từ kiếp sống quá khứ xa nhất vị ấy đã từng quan sát; nếu 5 kiếp sống quá khứ thì bắt đầu từ kiếp sống quá khứ thứ năm; nếu 10 kiếp sống quá khứ thì bắt đầu từ kiếp sống quá khứ thứ mười; chỉ quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) trong mỗi kiếp sống quá khứ từ tái tục (paṭisandhi) đến tử (cuti) của kiếp sống quá khứ đó. Rồi trong kiếp sống hiện tại từ tái tục (paṭisandhi) đến tử (cuti) và nếu có bất cứ kiếp sống vị lai nào, chỉ quan sát ‘sắc’ (rūpa) theo cùng cách từ tái tục (paṭisandhi) đến tử (cuti). Nếu có một kiếp sống vị lai, quan sát theo một kiếp sống vị lai; nếu có hai thì quan sát theo hai. Theo cách này chỉ quan sát theo ‘sắc’ (rūpa) một cách chi tiết như một tổng thể từ những kiếp sống quá khứ cho đến kiếp sống hiện tại, rồi từ kiếp sống hiện tại đến những kiếp sống vị lai, nhiều kiếp sống nhất vị ấy có thể quan sát.
Cũng chỉ quan sát theo ‘danh’ (nāma) như một tổng thể, nhất là tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ. Bắt đầu quan sát theo ‘danh pháp’ tái tục (paṭisandhi nāmadhamma) tại tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ. Sau khi quan sát theo ‘danh pháp’ tái tục (paṭisandhi nāmadhamma), quan sát, phân tích từng tâm lộ (vīthi citta) đang sanh giữa hai tâm hữu phần (bhavaṅga) sáng tỏ bằng tuệ như vậy để có khả năng phá vỡ khối vững chắc của chúng như một tổng thể. Theo cách này thiền sinh chỉ quan sát theo ‘sắc’ (rūpa), từ kiếp sống quá khứ liên tiếp đến kiếp sống hiện tại và từ kiếp sống hiện tại đến kiếp sống vị lai cuối. Kế đến chỉ quan sát theo ‘danh’ (nāma). Kế đến phân biệt ‘danh’ (nāma) và ‘sắc’ (rūpa). Kế đến xác định ‘danh sắc’ (nāma rūpa) nội phần và ngoại phần. Sau khi tu tập như vậy, ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa) được hoàn thành.
Thiền sinh nào đạt được tuệ này phải quan sát thêm nhân và quả ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) lần nữa. Do nó dễ hơn, thiền sinh được hướng dẫn bắt đầu bằng phương pháp thứ năm. Đối với thiền sinh nào đã thành công bằng phương pháp thứ năm thì sẽ dễ dàng chuyển sang phương pháp thứ nhất. Đối với thiền sinh nào không quen thuộc, không biết rõ về phần ‘Vô Tỷ Pháp’ (Abhidhamma), nếu vị ấy được hướng dẫn phương pháp thứ nhất trước thì vị ấy có thể bị lúng túng. Cho nên trong tu viện này thiền sinh trước tiên được hướng dẫn phương pháp thứ năm và kế đến chuyển sang quan sát theo bằng phương pháp thứ nhất. Nhưng một số thiền sinh có thể khác. Họ khác ra sao? Nó tùy thuộc vào nhân quá khứ. Đối với một số thiền sinh, họ thích phương pháp thứ năm hơn về kiếp sống quá khứ của họ. Cho nên những thiền sinh này trong kiếp sống này được làm vừa ý để quan sát theo bằng phương pháp thứ năm. Nhưng họ có thể bị lúng túng bởi phương pháp thứ nhất. Đối với một số thiền sinh, nếu họ đã từng tu tập theo phương pháp thứ nhất trong kiếp sống quá khứ của họ thì bây giờ khi họ được dạy phương pháp thứ nhất, họ được vừa ý để quan sát theo bằng phương pháp thứ nhất. Những trường hợp như vậy là có thật. Đây là căn tánh của chúng sanh có sự sống. Sự ưa thích hay mong muốn của họ thì khác nhau tùy theo căn tánh của họ.
Nhiều thiền sinh hiểu nhanh khi họ được hướng dẫn phương pháp thứ năm. Do phương pháp thứ năm này được hướng dẫn chắc chắn. Sau đây nếu thiền sinh có thể quan sát theo bằng phương pháp thứ nhất thật tốt, vị ấy có thể được dạy 3 phương pháp của pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭicca samuppāda) còn lại một cách dễ dàng. Thiền sinh cũng có thể phải quan sát từ những kiếp sống quá khứ liên tục cho đến vị lai bằng phương pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) thứ năm. Đó là tại sao cả hai phương pháp được dạy ở đây. Thiền sinh trước tiên được dạy quan sát theo sự liên quan của nhân và quả chủ yếu theo tiến trình liên tục của ‘danh sắc’ (nāma rūpa) nội phần. Nhưng khi vị ấy vươn tới/ đạt được giai đoạn này, vì vị ấy dự định chuyển sang thiền quán (vipassanā), vị ấy phải quan sát không chỉ theo pháp nội phần mà cả pháp ngoại phần như một tổng thể.
Ở giai đoạn quan sát theo pháp ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) ngoại phần, quan sát theo ‘danh sắc’ (nāma rūpa) như một tổng thể vì pháp ngoại phần thì giống nhau. ‘Tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa) này không phải là loại tuệ có thể quan sát tất cả sự liên quan của nhân và quả ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) của một chúng sanh bằng một chúng sanh khác. Ở giai đoạn quan sát theo pháp ngoại phần, là trong giai đoạn ‘tuệ chỉ định danh sắc’ (nāma rūpa pariccheda ñāṇa), nó không quan sát theo tiến trình liên tục của tâm sinh khởi hiện thời của chúng sanh ngoại phần khác; quan sát như một tổng thể vì tất cả là bên ngoài. Biết chính xác ‘danh sắc’ (nāma rūpa), nhất là ‘danh’ (nāma), sinh khởi trong mỗi chúng sanh là phạm vi của tâm thông khác (para citta abhiññā). Biết sự liên quan của nhân và quả ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) nhất là bên ngoài là phạm vi của tuệ tùy theo hạnh nghiệp (yathākammupaga ñāṇa) là phần của thiên nhãn (dibba cakkhu). Nếu thiền sinh có sức mạnh của thắng trí/ thông (abhiññā) này vị ấy có thể quan sát chính xác sự liên quan của nhân và quả ‘liên quan tương sinh’ (paṭiccasamuppāda) của những chúng sanh khác do sức mạnh của thiên nhãn (dibba cakkhu) như Đức Phật đã dạy – Yathākammūpage satte pajānati, v.v… Đây là tuệ (ñāṇa) có khả năng biết theo phép phân tích chúng sanh nào được những kiếp sống khác nhau tùy theo nghiệp (kamma) riêng của họ. Như vậy tuệ quán (vipassanā ñāṇa) có sức mạnh để quan sát theo tổng quát chỉ như một tổng thể. Sau khi đã quan sát theo nhân và quả từ những kiếp quá khứ liên tiếp và những kiếp vị lai liên tiếp, vị ấy đạt ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya pariggaha ñāṇa).