ĐẠI KINH THIẾT LẬP NIỆM – MAHĀSATIPAṬṬHĀNASUTTA: PHÁP TUỲ QUÁN – PHẦN XỨ & YẾU TỐ GIÁC NGỘ

Đại Kinh Thiết Lập Niệm – Mahāsatipaṭṭhānasutta: Pháp Tuỳ Quán – Phần Xứ & Yếu Tố Giác Ngộ

(Bản dịch trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo (Bhikkhu Vāyāma) hướng dẫn)

 

Dhammānupassanā āyatanapabbaṃ

(Pháp tuỳ quán, phần Xứ)

26. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu?

(Và lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên sáu pháp nội và ngoại xứ. Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên sáu pháp nội và ngoại xứ như thế nào?)

27. ‘Idha, bhikkhave, bhikkhu cakkhuñca pajānāti, rūpe ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu biết rõ mắt/nhãn; biết rõ các màu sắc; biết rõ kiết sử/sự trói buộc khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

28. ‘Sotañca pajānāti, sadde ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu biết rõ tai/nhĩ; biết rõ các âm thanh/thinh; biết rõ kiết sử/sự trói buộc khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

29. ‘Ghānañca pajānāti, gandhe ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu biết rõ mũi/tỷ; biết rõ các mùi/khí; biết rõ kiết sử/sự trói buộc ấy khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

30. ‘Jivhañca pajānāti, rase ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu biết rõ lưỡi/thiệt; biết rõ các vị chất; biết rõ kiết sử/sự trói buộc ấy khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

31. ‘Kāyañca pajānāti, phoṭṭhabbe ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu biết rõ thân; biết rõ các xúc chạm; biết rõ kiết sử/sự trói buộc ấy khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

32. ‘Manañca pajānāti, dhamme ca pajānāti, yañca tadubhayaṃ paṭicca uppajjati saṃyojanaṃ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṃyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṃyojanassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṃyojanassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu biết rõ ý thức; biết rõ các pháp; biết rõ kiết sử/sự trói buộc ấy khởi sanh do hai pháp ấy; sự sanh khởi của sự trói buộc chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự đoạn trừ của sự trói buộc đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; sự không sanh khởi trong tương lai của sự trói buộc đã được đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

33. ‘Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati. ‘Atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya, anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu.

(Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán pháp trên các pháp ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán pháp sanh khởi trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp hoại diệt trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp sanh khởi và hoại diệt trong các pháp. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có pháp đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên sáu pháp nội và ngoại xứ.)

Āyatanapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần Xứ)

Dhammānupassanā bojjhaṅgapabbaṃ

(Pháp tuỳ quán, Giác chi)

34. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu? Idha, bhikkhave, bhikkhu santaṃ vā ajjhattaṃ satisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ satisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa satisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa satisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Và lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên bảy pháp giác chi. Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên bảy pháp giác chi như thế nào? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu biết rõ có niệm giác chi bên trong là ‘Ta có niệm giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có niệm giác chi bên trong là ‘Ta không có niệm giác chi bên trong, sự sanh khởi của niệm giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của niệm giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

35. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ dhammavicayasambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ dhammavicayasambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ dhammavicaya-sambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ dhammavicayasambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa dhammavicayasambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa dhammavicayasambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có trạch/phân tích pháp giác chi bên trong là ‘Ta có trạch/phân tích pháp giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có trạch/phân tích pháp giác chi bên trong là ‘Ta không có trạch/phân tích pháp giác chi bên trong, sự sanh khởi của trạch/phân tích pháp giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của trạch/phân tích pháp giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

36. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ vīriyasambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa vīriyasambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa vīriyasambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có tinh tấn giác chi bên trong là ‘Ta có tinh tấn giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có tinh tấn giác chi bên trong là ‘Ta không có tinh tấn giác chi bên trong, sự sanh khởi của tinh tấn giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của tinh tấn giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

37. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ pītisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa pītisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa pītisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có hỷ giác chi bên trong là ‘Ta có hỷ giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có hỷ giác chi bên trong là ‘Ta không có hỷ giác chi bên trong, sự sanh khởi của hỷ giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của hỷ giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

38. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ passaddhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa passaddhisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa passaddhisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có tịnh giác chi bên trong là ‘Ta có tịnh giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có tịnh giác chi bên trong là ‘Ta không có tịnh giác chi bên trong, sự sanh khởi của tịnh giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của tịnh giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

39. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ samādhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa samādhisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa samādhisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có định giác chi bên trong là ‘Ta có định giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có định giác chi bên trong là ‘Ta không có định giác chi bên trong, sự sanh khởi của định giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của định giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

40. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ upekkhāsambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa upekkhāsambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa upekkhāsambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy biết rõ có xả giác chi bên trong là ‘Ta có xả giác chi bên trong’, hoặc biết rõ không có xả giác chi bên trong là ‘Ta không có xả giác chi bên trong, sự sanh khởi của xả giác chi chưa được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy; và sự phát triển và viên mãn/hoàn chỉnh của xả giác chi đã được sanh như thế nào, vị ấy biết rõ như vậy.)

41. ‘Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu.

(Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán pháp trên các pháp ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán pháp sanh khởi trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp hoại diệt trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp sanh khởi và hoại diệt trong các pháp. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có pháp đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên bảy pháp giác chi.)

Bojjhaṅgapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần Giác chi.)

Ngữ vựng:

khandha (nt): yếu tố hợp thành, nhân tố, uẩn

āyatana (trut): lĩnh vực nhận thức, dục căn và cảnh, xứ 

atthaṅgama (nt): sự diệt trừ/tiêu diệt

ajjhattikabāhira = ajjhattika (tt) cá nhân, bên trong, chủ thể + bāhira (tt) bên ngoài, khách thể

tadubhaya = taṃ + ubhaya (tt) cả hai, hai phần

paṭicca (bbqkpt của pacceti): dựa vào, do, vì, liên quan đến 

saṃyojana, saññojana (trut): gông cùm, sự giam cầm/trói buộc, kiết sử

sota (trut): tai

ghāna (trut): mũi

jivhā (nut): lưỡi

mana (nt, trut): ý/tâm thức

bojjhaṅga, sambojjhaṅga (trut): nhân/yếu tố của trí tuệ/giác ngộ = bodhi+aṅga

bhāvanā (nut): sự an trú/trau dồi/phát triển/tu tập nội tâm

pāripūrī (nut): sự hoàn thành/làm cho đầy đủ

dhammavicaya (nt): sự thẩm sát/quán xét pháp = dhamma+vicaya

vīriya, viriya (trut): sự cố gắng/nỗ lực/tinh tấn 

pīti (nut): sự vui thích/vui sướng/hân hoan, hỷ 

passaddhi (nut): sự yên/điềm tĩnh, sự tịnh lặng

samādhi (nt): sự tập trung/định tâm

upekkhā (nut): sự hững hờ/thờ ơ/bình thản/không vui không buồn, xả

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *