CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN SỰ ĐOẠN DIỆT HOÀN TOÀN CỦA THÂN KIẾN VÀ TẤT CẢ NHỮNG PHIỀN NÃO KHÁC

Kinh Gaddulabaddha Dây Trói Buộc

Con Đường Dẫn Đến Sự Đoạn Diệt Hoàn Toàn Của Thân Kiến Và Tất Cả Những Phiền Não Khác

Chúng ta đã bàn về cách làm thế nào  để phân biệt mười một loại của năm thủ uẩn, vốn là các pháp thuộc khổ đế (dukkha-sacca dhammas). Chúng ta cũng đã bàn về cách làm thế nào để phân biệt duyên khởi, vốn là các pháp thuộc về nhân  sanh khổ hay tập đế (samudaya-sacca dhammas). Các pháp ấy là các hành (saukhāras) và là đối  tượng của Minh-sát (Vipassana). Các hành thì không thường, không lạc và không tự ngã. Quý vị phải thấy chúng đúng như thực theo cách này. Để  có thể thấy chúng là rỗng không, quý vị phải luân phiên quán chúng như vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta).  Tôi sẽ trích dẫn ra  đây câu trả lời của Đức Phật cho Mogharāja để xác nhận thêm lời tuyên bố này.

Mogharāja là một trong mười sáu người học trò được Bāvarī gởi tới Đức Phật. Trước  đây  Bāvarī là giáo sỹ của Vua Pasenadi và lúc  ấy đã quá già để có thể tự mình đi gặp Đức Phật. Ông đã hỏi Đức Phật phải nhìn đời này (tức nhìn năm thủ uẩn này) như thế nào để thoát khỏi tử vong. Đức Phật trả lời như sau:

Suđđato lokan avekkhasu, Mogharāja sadā sato

AttānudiIIhim ūhacca, evan maccutaro siyā

Evan lokan avakkhantan, maccurājā na passati.

Ý nghĩa của bài kệ trên là như vầy: Này Mogharāja, ông hãy nhìn đời này, đó là nhìn mười một loại năm thủ uẩn, như không thường, không  lạc và không có tự ngã. Hãy luôn luôn chánh niệm như vậy. Ai quán các thủ uẩn theo cách này, họ có thể thoát khỏi sự nắm bắt của thần chết nhờ từ bỏ niềm tin vào tự ngã. Tử thần không thể thấy được người nhìn thế gian theo cách này.

Đây là câu trả lời của Đức Phật. Vì thế khi một người hành thiền đã phân biệt các hành bằng cách gán ba đặc tính (tam  tướng) vào chúng và  thấy chúng là không thường hằng, không an lạc và không có tự ngã theo cách này, minh sát trí của người ấy sẽ cải thiện và dần dần người ấy từ bỏ được hai thái độ — kinh sợ và thích thú đối với các hành. Từ đó người ấy trở nên lãnh đạm và giữ thái độ vô tư đối với chúng. Người ấy không xem  chúng như là ‘tôi’ cũng không xem chúng như ‘của tôi’ hay ‘tự ngã của tôi’ nữa. Người ấy cũng giống như một người đã ly dị vợ và do đó trở nên lãnh đạm với cô ta vậy.

Giả sử một người kia lấy được một cô vợ đáng yêu, đáng mong muốn, rất quyến rũ và yêu  say đắm cô ta đến độ không thể chịu đựng  được  khi phải xa cô, dù chỉ ít phút. Anh ta sẽ lo lắng, sẽ cảm thấy không hài lòng, và rất khổ sở khi thấy cô ta đứng, hay thấy cô ta nói chuyện hay thấy cô ta cười cợt với một người đàn ông khác. Nhưng sau đó, anh ta khám phá ra những khuyết điểm của cô ta, và muốn được tự do, nên đã ly dị vợ, lúc đó anh ta sẽ không còn xem cô ta như là “của tôi’ nữa. Về sau, cho dù anh ta có thấy cô ta làm điều gì với ai, anh ta cũng không còn lo lắng và bất mãn nữa, mà trái lại sẽ lãnh đạm và giữ thái độ vô tư. Cũng vậy, người hành thiền, sau khi đã phân biệt các hành bằng cách quán tam tướng (ti-lakkhana) và muốn thoát khỏi chúng; sẽ thấy không có gì đáng để xem như “tôi’ hay ‘của tôi’ hay ‘tự ngã của tôi’, người ấy từ bỏ cả sự sợ hãi lẫn thích thú, và trở nên lãnh đạm, giữ thái độ vô tư đối với các hành.

Khi người ấy biết và thấy như vậy; tâm người ấy rút lui, rút lại, và co vào khỏi ba loại hữu – dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu. Tâm người ấy không còn đi ra ngoài đến các hữu ấy nữa. Lúc đó xả hay sự ghê tởm đã được thiết lập. Cũng như những giọt nước rút lui, rút lại, và co vào trên một lá sen  hơi  nghiêng  và  không  chảy  ra  ngoài, tâm người ấy cũng vậy rút lui, rút lại,  và co vào khỏi  ba loại hữu. 

Và giống như chiếc lông chim hay một sợi dây gân ném vào lửa sẽ rút lui, rút lại, và co vào, chứ không trải ra, tâm vị ấy cũng vậy, rút lui, rút  lại, và co vào khỏi ba loại hữu. Xả hoặc sự ghê tởm đã được thiết lập. Theo cách này, những gì được  gọi là hành xả trí (saukhāruppekhāđāua) khởi lên nơi người ấy.

Nhưng nếu minh sát trí của người ấy thấy Niết-bàn, trạng thái bình yên vĩnh cửu, là bình yên, nó sẽ không chú ý đến sự xảy ra của các hành nữa, mà chỉ nhập vào Niết-bàn. Còn nếu nó không thấy Niết-bàn, nó sẽ khởi lên, khởi lên liên tục với các hành kể như đối tượng của nó. Và nếu vị ấy vẫn kiên trì trong việc quán tam tướng như vậy, rồi khi ngũ căn trở nên thành thục, minh sát trí của vị ấy chỉ nhập vào Niết-bàn mà thôi.

Tất cả bốn loại Đạo Trí (Tuệ) đều thấy Niết- bàn. Thánh Đạo Trí thứ nhất gọi là Nhập Lưu  Thánh Đạo Trí (Sotāpattimaggađāua) diệt hoàn  toàn không còn dư tàn thân kiến và hoài nghi. Thánh Đạo Trí thứ hai gọi là Nhất Lai Thánh Đạo Trí (Sakadāgāmimaggađāua) làm  suy yếu dục ái  và sân. Thánh Đạo Trí thứ ba gọi là Bất Lai Thánh Đạo Trí (Anāgāmimaggađāua) diệt không còn dư tàn dục ái và sân. Thánh Đạo Trí thứ tư gọi là A-la- hán Thánh Đạo  Trí  (Alahattamaggađāua)  diệt hoàn toàn không còn dư tàn mọi dính mắc vào các cõi sắc và vô sắc, hôn trầm và thuỵ miên, ngã mạn, trạo cử và vô minh.

Để trở thành một bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna), hành giả phải quán các hành là rỗng không (không có) thường, lạc và tự ngã. Để trở thành bậc thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī), một bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī), một bậc Thánh A-la-hán, hành giả cũng phải quán các hành theo cùng cách thức như trên.

Nếu một hành giả thấy Niết-bàn  với  bốn loại Đạo Trí theo tuần tự từng giai đoạn một, họ chắc chắn sẽ thoát khỏi sự nắm bắt của tử thần nhờ từ bỏ thân kiến. Tử Thần không thể thấy được người nhìn đời theo cách này. Đây là con đường  dẫn đến sự đoạn diệt hoàn toàn của kiến chấp sai lầm về cá nhân (thân kiến) và tất cả những phiền não khác.

Cầu mong quý vị sớm chứng ngộ Pháp (Dhamma)!

Cầu mong quý vị sớm thoát khỏi tất cả mọi cấu uế

(lậu hoặc)!

Cầu mong quý vị sớm chứng đắc Niết-bàn!

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *