Phần 10

Các bài Kinh bảo hộ (tụng trong 13 ngày) (tt)

Paṭiccasamuppādavibhaṅgo

DUYÊN KHỞI PHÂN TÍCH

Suttantabhājanīyaṃ

Phân tích theo Kinh

Dhammacakkappavattanasuttaṃ

Kinh Chuyển Pháp Luân

Paṭiccasamuppādavibhaṅgo

 

Suttantabhājanīyaṃ

 

Avijjāpaccayā saṅkhārā, saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ, viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ, nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṃ, upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

 

Tattha katamā avijjā? Dukkhe aññāṇaṃ, dukkhasamudaye aññāṇaṃ, dukkhanirodhe aññāṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya aññāṇaṃ– ayaṃ vuccati “avijjā”.

 

Tattha katame avijjāpaccayā saṅkhārā? Puññābhisaṅkhāro, apuññābhisaṅkhāro, āneñjābhisaṅkhāro, kāyasaṅkhāro, vacīsaṅkhāro, cittasaṅkhāro.

 

Tattha katamo puññābhisaṅkhāro? Kusalā cetanā kāmāvacarā rūpāvacarā dānamayā sīlamayā bhāvanāmayā– ayaṃ vuccati “puññābhisaṅkhāro”.

 

Tattha katamo apuññābhisaṅkhāro? Akusalā cetanā kāmāvacarā– ayaṃ vuccati “apuññābhisaṅkhāro”.

 

Tattha katamo āneñjābhisaṅkhāro? Kusalā cetanā arūpāvacarā– ayaṃ vuccati “āneñjābhisaṅkhāro”.

 

Tattha katamo kāyasaṅkhāro? Kāyasañcetanā kāyasaṅkhāro, vacīsañcetanā vacīsaṅkhāro, manosañcetanā cittasaṅkhāro. Ime vuccanti “avijjāpaccayā saṅkhārā”.

DUYÊN KHỞI PHÂN TÍCH

 

Phân tích theo Kinh

 

Hành có do duyên vô minh, thức có do duyên hành, danh sắc có do duyên thức, lục nhập có do duyên danh sắc, xúc có do duyên lục nhập, thọ có do duyên xúc, ái có do duyên thọ, thủ có do duyên ái, hữu có do duyên thủ, sanh có do duyên hữu, lão tử sầu bi khổ ưu ai có do duyên sanh; như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn nầy.

 

Ở đây, vô minh là như thế nào? Sự không hiểu về khổ, sự không hiểu về khổ tập, sự không hiểu về khổ diệt, sự không hiểu về khổ diệt hành lộ. Đây gọi là vô minh.

 

Ở đây, thế nào là hành do duyên vô minh? Tức là phúc hành, phi phúc hành, bất động hành, thân hành, khẩu hành, ý hành.

 

Ở đây, phúc hành là thế nào? Tư thiện dục giới, sắc giới tạo bố thí thành, trì giới thành, tu tiến thành. Đây gọi là phúc hành.

 

Ở đây, phi phúc hành là thế nào? Tư bất thiện dục giới, đây gọi là phi phúc hành.

 

Ở đây, bất động hành là thế nào? Tư thiện vô sắc giới. Đây gọi là bất động hành.

 

Ở đây, thân hành là thế nào? Tác ý khiến biểu hiện nơi thân gọi là thân hành, tác ý khiến biểu hiện ở khẩu gọi là khẩu hành, tác ý khiến biểu hiện ở tâm gọi là Tâm hành. Đây gọi là hành do duyên vô minh.

Tattha katamaṃ saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ? Cakkhuviññāṇaṃ, sotaviññāṇaṃ, ghānaviññāṇaṃ, jivhāviññāṇaṃ, kāyaviññāṇaṃ, manoviññāṇaṃ– idaṃ vuccati “saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ”.

 

Tattha katamaṃ viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ? Atthi nāmaṃ, atthi rūpaṃ. Tattha katamaṃ nāmaṃ? Vedanākkhandho, saññākkhandho, saṅkhārakkhandho– idaṃ vuccati “nāmaṃ”. Tattha katamaṃ rūpaṃ? Cattāro mahābhūtā, catunnañca mahābhūtānaṃ upādāya rūpaṃ– idaṃ vuccati “rūpaṃ”. Iti idañca nāmaṃ, idañca rūpaṃ. Idaṃ vuccati “viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ”.

 

Tattha katamaṃ nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ? Cakkhāyatanaṃ, sotāyatanaṃ, ghānāyatanaṃ, jivhāyatanaṃ, kāyāyatanaṃ, manāyatanaṃ– idaṃ vuccati “nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ”.

 

Tattha katamo saḷāyatanapaccayā phasso? Cakkhusamphasso sotasamphasso ghānasamphasso jivhāsamphasso kāyasamphasso manosamphasso– ayaṃ vuccati “saḷāyatanapaccayā phasso”.

 

Tattha katamā phassapaccayā vedanā? Cakkhusamphassajā vedanā, sotasamphassajā vedanā, ghānasamphassajā vedanā, jivhāsamphassajā vedanā, kāyasamphassajā vedanā, manosamphassajā vedanā– ayaṃ vuccati “phassapaccayā vedanā”.

 

Tattha katamā vedanāpaccayā taṇhā? Rūpataṇhā, saddataṇhā, gandhataṇhā, rasataṇhā, phoṭṭhabbataṇhā, dhammataṇhā– ayaṃ vuccati “vedanāpaccayā taṇhā”.

 

Tattha katamaṃ taṇhāpaccayā upādānaṃ? Kāmupādānaṃ, diṭṭhupādānaṃ, sīlabbatupādānaṃ, attavādupādānaṃ– idaṃ vuccati “taṇhāpaccayā upādānaṃ”.

Ở đây, thế nào là thức do duyên hành?

Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Đây gọi là thức do duyên hành.

 

Ở đây, thế nào là danh sắc do duyên thức? Có danh, có sắc. Ở đây, danh là thế nào? Tức thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý. Đây gọi là danh. Ở đây, sắc là thế nào? Tức bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Đây gọi là danh sắc do duyên thức.

 

Ở đây, thế nào là lục nhập do duyên danh sắc? Tức nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Đây gọi là lục nhập do duyên danh sắc.

 

Ở đây, thế nào là xúc do duyên lục nhập? Tức nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Đây gọi là xúc do duyên lục nhập.

 

Ở đây, thế nào là thọ do duyên xúc? Tức thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhĩ xúc, thọ sanh từ tỷ xúc, thọ sanh từ thiệt xúc, thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý xúc. Đây gọi là thọ do duyên xúc.

 

Ở đây, thế nào là ái do duyên thọ? Tức sắc ái, thinh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Đây gọi là ái do duyên thọ.

 

Ở đây, thế nào là thủ do duyên ái? Tức là dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã chấp thủ. Đây gọi là thủ do duyên ái.

Tattha katamo upādānapaccayā bhavo? Bhavo duvidhena– atthi kammabhavo, atthi upapattibhavo. Tattha katamo kammabhavo? Puññābhisaṅkhāro, apuññābhisaṅkhāro, āneñjābhisaṅkhāro– ayaṃ vuccati “kammabhavo”. Sabbampi bhavagāmikammaṃ kammabhavo.

 

Tattha katamo upapattibhavo? Kāmabhavo, rūpabhavo, arūpabhavo, saññābhavo, asaññābhavo, nevasaññānāsaññābhavo, ekavokārabhavo, catuvokārabhavo, pañcavokārabhavo– ayaṃ vuccati “upapattibhavo”. Iti ayañca kammabhavo, ayañca upapattibhavo. Ayaṃ vuccati “upādānapaccayā bhavo”.

 

Tattha katamā bhavapaccayā jāti? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jāti sañjāti okkanti abhinibbatti, khandhānaṃ pātubhāvo, āyatanānaṃ paṭilābho– ayaṃ vuccati “bhavapaccayā jāti”.

Tattha katamaṃ jātipaccayā jarāmaraṇaṃ? Atthi jarā, atthi maraṇaṃ. Tattha katamā jarā? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ pāliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko– ayaṃ vuccati “jarā”.

 

Tattha katamaṃ maraṇaṃ? Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo antaradhānaṃ maccu maraṇaṃ kālakiriyā khandhānaṃ bhedo kaḷevarassa nikkhepo jīvitindriyassupacchedo– idaṃ vuccati “maraṇaṃ”. Iti ayañca jarā, idañca maraṇaṃ. Idaṃ vuccati “jātipaccayā jarāmaraṇaṃ”.

 

Tattha katamo soko? Ñātibyasanena vā phuṭṭhassa, bhogabyasanena vā phuṭṭhassa, rogabyasanena vā phuṭṭhassa, sīlabyasanena vā phuṭṭhassa, diṭṭhibyasanena vā phuṭṭhassa, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa, aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa soko socanā socitattaṃ antosoko antoparisoko cetaso parijjhāyanā domanassaṃ sokasallaṃ– ayaṃ vuccati “soko”.

Ở đây, thế nào là hữu do duyên thủ? Hữu phân theo hai loại: có nghiệp hữu, có sanh hữu. Ở đây, nghiệp hữu là thế nào? Tức phúc hành, phi phúc hành, bất động hành. Đây gọi là nghiệp hữu. Tất cả nghiệp đưa đến hữu là nghiệp hữu.

 

Ở đây, sanh hữu là thế nào? Tức là dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, tưởng hữu, vô tưởng hữu, phi tưởng phi phi tưởng xứ hữu, nhất uẩn hữu, tứ uẩn hữu, ngũ uẩn hữu. Đây gọi là sanh hữu. Nghiệp hữu nầy là như thế, sanh hữu nầy là như thế, đây gọi là hữu do duyên thủ.

 

Ở đây, thế nào là sanh do duyên hữu? Đối với mỗi chúng sanh, có sự kiện sanh ra, sanh khởi, hiện ra, phát ra từ thân hữu tình ấy, hiện khởi các uẩn, thành tựu các xứ. Đây gọi là sanh do duyên hữu.

 

Ở đây, thế nào là lão tử do duyên sanh? Có lão, có tử. Ở đây, lão là thế nào? Đối với mỗi chúng sanh, có sự kiện cũ kỹ, già nua, răng long, tóc bạc, da nhăn, giảm thọ, chín mùi các căn trong thân hữu tình ấy. Đây gọi là già.

 

Ở đây, tử là thế nào? Đối với mỗi chúng sanh, từ thân hữu tình ấy có sự chuyển biến, đổi đời hư hoại, tiêu mất, chết, tán vong, quá vãng, tan rã ngũ uẩn, bỏ xác, dứt mạng quyền. Đây gọi là tử. Lão nầy là như thế, tử nầy là như thế. Đây gọi là lão tử.

 

Ở đây, sầu là thế nào? Mỗi khi xảy ra điều suy vong nào đó, hay gặp nỗi khổ nào đó: hoặc thân quyến qua đời, hoặc hư hoại tài sản, hoặc bệnh tật hành hạ, hoặc giới hạnh hư hỏng, hoặc tri kiến bị băng hoại… có sự lo âu sầu muộn (soka), sự buồn rầu (socanā), thái độ thương tiếc (socitatta), phiền muộn trong lòng (antosoko), nóng nảy ray rức trong lòng (antoparisoko), tâm tư chán nản thất vọng (domanassa), rầu rĩ (parijjhāyanā), có cây gai sầu (sokasalla) khởi lên. Đây gọi là sầu (soko)

Tattha katamo paridevo? Ñātibyasanena vā phuṭṭhassa, bhogabyasanena vā phuṭṭhassa, rogabyasanena vā phuṭṭhassa, sīlabyasanena vā phuṭṭhassa, diṭṭhibyasanena vā phuṭṭhassa, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa, aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa ādevo paridevo ādevanā paridevanā ādevitattaṃ paridevitattaṃ vācā palāpo vippalāpo lālappo lālappanā lālappitattaṃ– ayaṃ vuccati paridevo”.

 

Tattha katamaṃ dukkhaṃ? Yaṃ kāyikaṃ asātaṃ kāyikaṃ dukkhaṃ kāyasamphassajaṃ asātaṃ dukkhaṃ vedayitaṃ kāyasamphassajā asātā dukkhā vedanā– idaṃ vuccati “dukkhaṃ”.

Tattha katamaṃ domanassaṃ? Yaṃ cetasikaṃ asātaṃ, cetasikaṃ dukkhaṃ, cetosamphassajaṃ asātaṃ dukkhaṃ vedayitaṃ, cetosamphassajā asātā dukkhā vedanā– idaṃ vuccati “domanassaṃ”.

 

Tattha katamo upāyāso? Ñātibyasanena vā phuṭṭhassa, bhogabyasanena vā phuṭṭhassa, rogabyasanena vā phuṭṭhassa, sīlabyasanena vā phuṭṭhassa, diṭṭhibyasanena vā phuṭṭhassa, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa, aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa āyāso upāyāso āyāsitattaṃ upāyāsitattaṃ– ayaṃ vuccati “upāyāso”.

 

Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotīti, evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa saṅgati hoti, samāgamo hoti, samodhānaṃ hoti, pātubhāvo hoti. Tena vuccati “evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hotī”ti.

Ở đây, bi là thế nào? Ở đây, sầu là thế nào? Mỗi khi xảy ra điều suy vong nào đó, hay gặp nỗi khổ nào đó: hoặc thân quyến qua đời, hoặc hư hoại tài sản, hoặc bệnh tật hành hạ, hoặc giới hạnh hư hỏng, hoặc tri kiến bị băng hoại… có sự khóc than ai (ādevo), khóc than kể lể (parideva), thái độ khóc than ai (ādevitatta), thái độ khóc than kể lể (paridevitatta), kêu la (vācā), nói bậy (palāpa), kêu gào cãi vã (vipalāpa), ai oán than vãn (lālapa), sự ai oán than vãn (lālappanā), thái độ ai oán than vãn (lālappitatta). Đây gọi là bi.

 

Ở đây, khổ là thế nào? Tức là sự khó chịu trên thân, sự đau đớn thuộc về thân, tình trạng cảm thọ khó chịu đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác khó chịu đau đớn sanh từ thân xúc. Đây gọi là khổ.

Ở đây, ưu là thế nào? Tức là sự bất an thuộc về tâm, sự đau đớn thuộc về tâm, tình trạng cảm thọ bất an đau đớn sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ tâm xúc. Đây gọi là ưu.

 

Ở đây, ai là thế nào? Mỗi khi xảy ra điều suy vong nào đó, hay gặp nỗi khổ nào đó: hoặc thân quyến qua đời, hoặc hư hoại tài sản, hoặc bệnh tật hành hạ, hoặc giới hạnh hư hỏng, hoặc tri kiến bị băng hoại … có sự thẩn thờ mệt mõi (āyāso), rã rời, kiệt sức, tuyệt vọng (upāyāso), trạng thái thẩn thờ mệt mõi (āyassitatta), trạng thái rã rời, kiệt sức, tuyệt vọng (upāyāsitatta). Đây gọi là ai.

 

Nói rằng: “như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn nầy”, tức là sự hợp nhất, sự tựu trung, sự kết hợp, sự hình thành (rõ ràng) của toàn bộ khổ uẩn nầy là như vậy. Bởi lẽ ấy nên được nói: “như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn nầy”.

Dhammacakkappavattanasuttaṃ

 

Ekaṃ samayaṃ bhagavā bārāṇasiyaṃ viharati isipatane migadāye. Tatra kho bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi– “dveme, bhikkhave, antā pabbajitena na sevitabbā. Katame dve? Yo cāyaṃ kāmesu kāmasukhallikānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasaṃhito, yo cāyaṃ attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṃhito. Ete kho, bhikkhave, ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

 

Katamā ca sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ– sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammā-ājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi. Ayaṃ kho sā, bhikkhave, majjhimā paṭipadā tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

 

Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ– jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, byādhipi dukkho, maraṇampi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ– saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ– yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandirāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ– kāmataṇhā, bhavataṇhā, vibhavataṇhā. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ– yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo. Idaṃ kho pana, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ– ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ– sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammā-ājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi.

Kinh Chuyển Pháp Luân

 

Một thời Thế Tôn trú ở Bārāṇasi, tại Isipatana, chỗ Vườn Nai. Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm Tỷ-kheo – Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai? Một là đắm say trong các dục (kāmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

 

Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

 

Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ. Đây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Đây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước. Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định..

‘Idaṃ dukkhaṃ ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññātan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

 

‘Idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabban’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahīnan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

 

‘Idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabban’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikatan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ cần phải liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ đã được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

 

Đây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ tập cần phải đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ tập đã được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh..

 

Đây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ diệt cần phải chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ diệt đã được chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

‘Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabban’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi. ‘Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitan’ti me, bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

Yāvakīvañca me, bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ na suvisuddhaṃ ahosi, neva tāvāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya ‘anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ.

Yato ca kho me, bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi, athāhaṃ, bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya ‘anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ. Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi– ‘akuppā me vimutti‚ ayamantimā jāti, natthidāni punabbhavo’”ti. Idamavoca bhagavā. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne āyasmato koṇḍaññassa virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi– “yaṃ kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodhadhamman”ti.

Pavattite ca pana bhagavatā dhammacakke bhummā devā saddamanussāvesuṃ– “etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt đã được tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, trong bốn Thánh đế này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật không khéo thanh tịnh ở nơi Ta; thời này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Đẳng Giác.

Và cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, trong bốn Thánh đến này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật đã được khéo thanh tịnh ở nơi Ta; cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta mới chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Đẳng Giác. Tri kiến khởi lên nơi Ta: “Bất động là tâm giải thoát của Ta. Đây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa”.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Chúng năm Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Phật dạy. Trong khi lời dạy này được tuyên bố, Tôn giả Koṇḍañña khởi lên pháp nhãn thanh tịnh, không cấu uế như sau: “Phàm vật gì được tập khởi, tất cả pháp ấy cũng bị đoạn diệt”.

Và khi Pháp luân này được Thế Tôn chuyển vận như vậy, chư Thiên cõi đất này lớn tiếng nói lên: “Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư Tiên đọa xứ, tại Vườn Nai, chuyển vận một Pháp luân chưa từng được ai chuyển vận, Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, hay bất cứ một ai ở đời”.

Bhummānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā cātumahārājikā devā saddamanussāvesuṃ– “etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ, appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

Cātumahārājikānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā tāvatiṃsā devā …pe… yāmā devā …pe… tusitā devā …pe… nimmānaratī devā …pe… paranimmitavasavattī devā …pe… brahmakāyikā devā saddamanussāvesuṃ– “etaṃ bhagavatā bārāṇasiyaṃ isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

Itiha tena khaṇena (tena layena) tena muhuttena yāva brahmalokā saddo abbhuggacchi. Ayañca dasasahassilokadhātu saṅkampi sampakampi sampavedhi, appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pāturahosi atikkamma devānaṃ devānubhāvanti.

Atha kho bhagavā imaṃ udānaṃ udānesi– “aññāsi vata, bho, koṇḍañño, aññāsi vata, bho, koṇḍañño”ti! Iti hidaṃ āyasmato koṇḍaññassa ‘aññāsikoṇḍañño’ tveva nāmaṃ ahosīti.

 

Atha kho āyasmā aññāsikoṇḍañño diṭṭhadhammo pattadhammo viditadhammo pariyogāḷhadhammo tiṇṇavicikiccho vigatakathaṃkatho vesārajjappatto aparappaccayo satthusāsane bhagavantaṃ etadavoca– “Labheyyāhaṃ bhante, bhagavato santike pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampadan”ti.

“Ehi bhikkhū”ti bhagavā avoca– “Svākkhāto dhammo, cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāyā”ti. Sāva tassa āyasmato upasampadā ahosīti.

Sau khi được nghe tiếng chư Thiên ở cõi đất, Tứ đại Thiên vương thiên lên tiếng nói lên: “Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư Tiên đọa xứ, tại Vườn Nai, chuyển vận một Pháp luân chưa từng được ai chuyển vận, Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay bất cứ một ai ở đời”.

Sau khi được nghe tiếng của chư Thiên ở Tứ đại Thiên vương thiên, thời chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba… chư Thiên Yàmà… chư Thiên Tusità… chư Hóa lạc thiên… chư Tha hóa tự tại thiên… chư Thiên ở Phạm thiên giới lớn tiếng nói lên: “Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư Tiên đọa xứ, tại Vườn Nai, chuyển vận… bất cứ một ai ở đời”.

 

Như vậy, trong sát-na ấy, trong khoảnh khắc ấy, trong giây phút ấy, tiếng ấy lên đến Phạm thiên giới. Và mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và một hào quang vô lượng, quảng đại phát chiếu ra ở đời, vượt quá uy lực chư Thiên.

Rồi Thế Tôn thốt lên lời cảm hứng sau đây: “Chắc chắn đã giác hiểu là Koṇḍañña (Kiều-trần-như)! Chắc chắn đã giác hiểu là Koṇḍañña!” Như vậy Tôn giả Koṇḍañña được tên là Aññākoṇḍañña (A-nhã Kiều-trần-như).

 

Sau khi đã thấy Pháp, đã thành tựu Pháp, đã hiểu Pháp, đã thấm nhuần Pháp, hoài nghi đã không còn, sự lưỡng lự đã dứt hẳn, thành tựu niềm tin vào Giáo Pháp của bậc Đạo Sư, không còn cần sự trợ duyên của người khác, Tôn giả Aññākoṇḍañña đã nói với đức Thế Tôn điều này: – Bạch ngài, con có thể xuất gia trong sự hiện diện của đức Thế Tôn không? Con có thể tu lên bậc trên không?

Đức Thế Tôn đã nói rằng: – Này tỳ khưu, hãy đến. Pháp đã được khéo thuyết giảng, hãy thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau. Đấy đã là sự tu lên bậc trên của Tôn giả.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *