1 Āvajjanavasī – the ability to discern the jhāna factors by the wisdom associated with manodvārāvajjana citta;
1. Thuần thục quán xét chi thiền do ý môn hướng tâm (Āvajjanavasī) – khả năng phân biệt các thiền chi bằng trí tuệ liên kết với ý môn hướng tâm(manodvārāvajjana citta);
2 Samāpajjanavasī – the ability to enter upon the jhana at will at any desired period;
2. Thuần thục trong nhập định (Samāpajjanavasī) – khả năng nhập vào bậc thiền (jhāna) bất cứ khi nào hành giả muốn;
3 Adhiṭṭhānavasī – the ability to remain in jhāna-absorption for any desired period;
3. Thuần thục việc quyết định thời gian nhập định (Adhiṭṭhānavasī) – khả năng trú trong an chỉ thiền(jhāna) trong thời gian bất kỳ mà hành giả muốn;
4 Vuṭṭhānavasī – the ability to emerge from the jhāna absorption at the end of the specified period;
4. Thuần thục trong xuất định (Vuṭṭhānavasī) – khả năng xuất khỏi bậc thiền (jhāna) an chỉ vào cuối thời gian đã định;
5 Paccavekkhaṇavasī – the ability to review the jhāna factors at will by the wisdom associated with the javana cittas.
5. Thuần thục quán xét chi thiền theo tốc hành tâm (Paccavekkhaṇavasī) – khả năng xét duyệt các thiền chi bằng trí tuệ liên kết với các tốc hành tâm(javana citta)
After the meditator has acquired mastery in five ways with respect to the first jhāna, he can develop the second jhāna by eliminating vitakka and vicāra. Again after acquiring mastery in five ways with respect to the second jhāna, he can develop the third jhāna by further eliminating pīti. Similarly after acquiring mastery in five ways with respect to the third jhāna, he can develop the fourth jhāna by further eliminating sukha. He can also make certain of attaining the fourth jhana by discerning the jhāna factors (upekkhā and ekaggatā) and other special characteristics of the fourth jhāna.
Sau khi hành giả thuần thục theo năm cách đối với sơ thiền, hành giả có thể tu tập nhị thiền bằng cách loại bỏ chi thiền tầm (vitakka) và tứ (vicāra). Lại nữa sau khi thuần thục theo năm cách đối với nhị thiền, hành giả có thể tu tập tam thiền bằng cách loại bỏ tiếp chi thiền hỷ (pīti). Tương tự, sau khi thuần thục theo năm cách đối với tam thiền, hành giả có thể tu tập tứ thiền bằng cách loại bỏ tiếp chi thiền lạc (sukha). Hành giả cũng có thể làm vững chắc sự chứng đạt tứ thiền (jhāna) bằng cách phân biệt các thiền chi (xả – upekkhā và nhất tâm – ekaggatā) và các đặc tính riêng biệt khác của tứ thiền (jhāna).