1. Vitakka – initial application of the mind to the counter sign;
1. Tầm (vitakka): hướng và đặt tâm trên tợ tướng.
2. Vicāra – sustained application of the mind and repeated reflection of the counter sign;
2. Tứ (vicāra): duy trì tâm và quán xét lặp đi lặp lại trên tợ tướng.
3. Pīti – joy and fondness of the counter sign, or rapture;
3. Hỷ (pīti): hân hoan, vui thích hoặc sung sướng với tợ tướng.
4. Sukha – pleasant feeling and blissful enjoyment of the counter sign;
4. Lạc (sukha): cảm giác an vui, thích thú hạnh phúc với tợ tướng.
5. Ekaggatā – unification and establishment of the mind calmly on the counter sign.
5. Nhất tâm (ekaggatā): hợp nhất và an trú tâm lặng lẽ trên tợ tướng.
When the jhāna factors are fully developed, it can be assumed that the first rūpavacara kusala jhāna has arisen in the meditator. He should then enter upon the jhāna often without reviewing it much. He should also practise to develop mastery in five ways with respect to the first jhāna.
Khi các thiền chi được tu tập đầy đủ, khi đó có thể công nhận rằng sơ thiền thiện sắc giới (rūpāvacara kusala jhāna) đã phát sanh nơi hành giả. Sau đó, hành giả nên nhập vào bậc thiền (jhāna) thường xuyên mà không phải suy xét nó nhiều. Hành giả cũng nên thực hành tu tập năm pháp thuần thục đối với sơ thiền.