The Development of Absorption (appanā)

Tu Tập An Chỉ (appanā)

From the time the counter sign appears, the hindrances (nīvaraṇas) are removed from the mind. The remaining defilements are subdued. The mind is pure and the mindfulness (sati) remains attentively and closely fixed at the ānāpānapaṭibhāga nimitta. Từ thời điểm tợ tướng xuất hiện, các triền cái(nīvaraṇa) bị diệt trừ khỏi tâm. Các phiền não còn lại bị đè nén. Tâm được thanh tịnh và niệm (sati) vẫn bám chặt vào tợ tướng hơi thở(ānāpānapaṭibhāga nimitta) một cách chăm chú và khắng khít.
A precaution should be pointed out here. In both the steps when the acquired sign and then the counter sign become stable and homogenious with the in-breath and the out-breath, and the meditator is trying to establish his mindfulness firmly and calmly on the sign, he should avoid looking at the sign and then at the breath. He should completely stop looking at the breath as before, and fix his meditating mind at the ānāpāna nimitta entirely. Một lưu ý nên được chỉ ra ở đây. Trong cả hai bước, khi mà học tướng và sau đó là tợ tướng trở nên ổn định và đồng nhất với hơi thở vào và hơi thở ra, và hành giả đang cố gắng an trú niệm của mình một cách vững chắc và lặng lẽ trên tướng, hành giả nên tránh xem xét tướng rồi lại xem xét hơi thở. Hành giả nên dừng hoàn toàn việc xem xét hơi thở như trước đây, và gắn chặt tâm thiền của mình vào tướng hơi thở (ānāpāna nimitta) một cách trọn vẹn.
In case the nimitta disappears, he should watch the in-breath and the out-breath as before. When the nimitta reappears and becomes stable, he should again try to be aware of the nimitta only. If he practises in this way, the nimitta will be firm, and the concentration will gradually rise to the neighbourhood concentration. Trong trường hợp tướng (nimitta) biến mất, hành giả nên quan sát hơi thở vào và hơi thở ra như trước đây. Khi tướng (nimitta) xuất hiện trở lại và trở nên ổn định, hành giả lại chỉ nên cố gắng nhận biết tướng (nimitta) mà thôi. Nếu hành giả thực hành theo cách này, tướng (nimitta) sẽ vững chắc và định sẽ dần tăng trưởng đến cận định.
In reality just as the chief queen takes great care to guard the embryo of the future universal monarch, and just as farmers diligently guard their rice-plants and barley-plants with ripe grains, so should the meditator carefully guard ānāpāna paṭibhāga nimitta. Trong thực tế, giống như chánh cung hoàng hậu hết lòng chăm sóc để bảo vệ phôi thai một vị chuyển luân thánh vương tương lai, và giống như người nông dân chăm chỉ bảo vệ ruộng lúa gạo và lúa mạch với các hạt chín, cũng vậy hành giả nên bảo vệ cẩn thận tợ tướng hơi thở (ānāpāna paṭibhāga nimitta).
He should reflect on that counter sign again and again many times. By such repeated reflection, he should try to guard the access concentration so that it is not destroyed. He should balance the five faculties (Indriyas) by keeping them under control with mindfulness and balancing energy (vīriya) with concentration (samādhi) and faith (saddhā) with understanding (paññā). Hành giả nên quán xét (reflect) trên tợ tướng ấy lặp đi lặp lại nhiều lần. Bằng cách quán xét lặp lại như vậy, hành giả nên cố gắng bảo vệ cận định để nó không bị mất đi. Hành giả nên quân bình ngũ căn (indriya) bằng cách giữ chúng dưới sự kiểm soát của niệm và cân bằng tinh tấn (vīriya) với định(samādhi) và tín (saddhā) với tuệ (paññā).
He should also balance the seven enlightenment factors (Bojjhaṅgas). At the time when the meditating mind slackens from the meditation object (counter sign) and his morale is low, he should develop the three enlightenment factors concerning the investi-gating wisdom (dhammavicaya), energy (vīriya) and joy (pīti). By doing so, he is upholding his mind and uplifting his slackening morale. Hành giả cũng nên quân bình thất giác chi(Bojjhaṅga). Vào lúc tâm thiền lơi lỏng khỏi đối tượng thiền (tợ tướng) và tinh thần lui sụt, hành giả nên tu tập ba giác chi liên quan đến trạch pháp(dhammavicaya), tinh tấn (vīriya) và hỷ (pīti). Bằng cách làm như vậy, hành giả giữ vững tinh thần và nâng cao ý chí đang lơi lỏng của mình lên.
On the other hand, when the meditating mind is enthusiastic, restless and wandering for such reasons as the energy is in great excess, he should develop the three factors concerning tranquillity (passaddhi), concentration (samādhi) and equanimity (upekkhā). By doing so, the meditator is suppressing his enthusiastic and restless mind and restraining his wandering mind. Mặt khác, khi tâm thiền quá hăng hái, trạo cử và phóng dật vì các lý do như tinh tấn quá mức, hành giả nên tu tập ba giác chi liên quan đến tịnh(passaddhi), định (samādhi) và xả (upekkhā). Bằng cách làm như vậy, hành giả chế ngự được tâm hăng hái và trạo cử của mình và ngăn chặn phóng tâm.
Mindfulness (sati) controls and guards the meditation object from disappearing. It also controls and guards the meditating mind to be constantly aware of the meditation object and not to get lost from meditation. So it is desirable at all times (sabbathīka).47 Niệm (sati) kiểm soát và bảo vệ đối tượng thiền không bị lạc mất. Nó cũng kiểm soát và bảo vệ tâm thiền nhận biết liên tục đối tượng thiền và không để bị rơi khỏi thiền. Như vậy, nó luôn luôn cần thiết vào mọi lúc (sabbathīka)48.
When the meditator can develop concentration so that he can calmly and firmly establish his meditating mind on the very clear and bright object of the counter sign for one hour, two hours, etc.,the sign should become extraordinarily clear and bright at the full absorption stage. Emerging from full absorption, he should then turn his attention towards the heart-base (hadaya-vatthu) in the heart. If he practises several times, he can easily discern with his wisdom the clear mind-door (bhavaṅga citta) which depends on the heart-base for its arising. He can also discern with his wisdom the counter sign that appears at the mind-door. Khi hành giả có thể tu tập định để có thể an trú tâm thiền của mình một cách lặng lẽ và vững chắc trên đối tượng tợ tướng rất trong sáng và sáng rực trong một, hai… giờ đồng hồ, tướng trở nên trong sáng và sáng rực phi thường ở giai đoạn an chỉ định đầy đủ. Xuất khỏi an chỉ định, hành giả nên chuyển sự chú ý đến sắc ý vật hay tâm cơ(hadaya-vatthu, heart-base) trong trái tim. Nếu hành giả thực hành nhiều lần, hành giả có thể phân biệt dễ dàng bằng trí tuệ của mình ý môn(bhavaṅga citta – tâm hữu phần hay tâm hộ kiếp) sáng trong vốn nương vào sắc ý vật để khởi sanh. Hành giả cũng có thể phân biệt bằng trí tuệ của mình tợ tướng xuất hiện ở nơi ý môn.
Then he should try to develop his concentration so that it rises higher and higher and observing the mind-door and the counter sign together he should reflect on the jhāna factors which take the counter sign as their object. He will gradually discern them with his wisdom without much difficulty. Rồi hành giả nên cố gắng tu tập định để nó tăng trưởng ngày càng cao hơn và quan sát ý môn cùng với tợ tướng, hành giả nên quán xét các thiền chi vốn lấy tợ tướng làm đối tượng của chúng. Hành giả sẽ dần phân biệt được chúng bằng trí tuệ của mình mà không gặp nhiều khó khăn.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *