Mindfulness of Death (Maraṇānussati)

Niệm Sự Chết (Maraṇānussati)

According to the instructions given in Visuddhi Magga69 and Mahāsatipaṭṭhāna Sutta a meditator, who has successfully developed the first jhāna by reflecting on the foulness of a corpse (asubha-bhāvanā), can easily change his meditation to mindfulness of death. Theo hướng dẫn được đưa ra trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga70) và Kinh Đại Niệm Xứ(Mahāsatipaṭṭhāna Sutta), hành giả, là người tu tập thành công sơ thiền bằng cách quán xét sự bất tịnh của một xác chết (asubha-bhāvanā), có thể dễ dàng chuyển sang thiền Niệm Sự Chết.
The meditator first recalls the acquired sign or the counter sign of a corpse which he has developed before. He then reflects on its foulness to develop the first jhāna in asubha-bhāvanā. He then emerges from this jhāna and reflects on the nature of death thus, “This body of mine has the nature to disintegrate; I will surely die; I cannot escape from death.” Đầu tiên hành giả hồi tưởng học tướng hoặc tợ tướng của xác chết mà hành giả đã tu tập trước đây. Rồi hành giả quán xét sự bất tịnh của nó để tu tập đến sơ thiền quán bất tịnh (asubha-bhāvanā). Như vậy, sau đó, hành giả xuất khỏi thiền ấy và quán xét bản chất của sự chết “Thân này của ta đây có bản chất phải bị tiêu hoại. Ta chắc chắn sẽ chết. Ta không thể tránh khỏi cái chết.”
He should constantly focus his attention on the nature of his death, establishing mindfulness on death and developing a sense of urgency together with the knowledge of death. Soon he will observe with his mind-eye the disgusting corpse of his dead body in place of the external corpse. Then he discerns with his wisdom the nature of the cutting of life-faculty (jīvitindriya) in his dead body. Hành giả nên liên tục tập trung sự chú ý vào bản chất cái chết của chính mình, an trú niệm về sự chết và phát triển ý thức kinh cảm cùng với hiểu biết về sự chết. Hành giả sẽ sớm quan sát bằng cặp mắt của tâm rằng xác chết ghê tởm là thi thể của bản thân hành giả thay vì xác chết bên ngoài kia. Sau đó, hành giả phân biệt bằng trí tuệ bản chất của sự cắt đứt mạng căn (jīvitindriya) ở nơi xác chết của chính mình.
And focusing his meditative mind on the object of the cutting-off of life-faculty or in other words the cessation of bhāvaṅga consciousness which is associated with life-faculty (jīvita), he reflects repeatedly in one of the following ways that he likes best. Và tập trung tâm thiền vào đối tượng là sự cắt đứt mạng căn (life-faculty) hay nói cách khác là sự chấm dứt tâm hữu phần (bhāvaṅga) là tâm phối hợp với mạng (jīvita) căn, hành giả quán xét lặp đi lặp lại một trong các cách mà hành giả thích nhất sau đây.
1 Maraṇaṁ me dhuvaṁ, jīvitaṁ me adhvaṁ 1. Maraṇaṁ me dhuvaṁ, jīvitaṁ me adhvaṁ.
My death is certain, my being alive is uncertain. Cái chết của ta là chắc chắn, còn mạng sống của ta là không chắc chắn.
2 Maraṇaṁ me bhavissati 2. Maraṇaṁ me bhavissati.
My death will certainly occur. Chắc chắn ta sẽ chết.
3 Maraṇapariyosānaṁ me jīvitaṁ 3. Maraṇapariyosānaṁ me jīvitaṁ
My being alive has only death as its end. Mạng sống của ta sẽ chấm dứt trong cái chết.
4 Maraṇaṁ maraṇaṁ 4. Maraṇaṁ maraṇaṁ
Death, death. Chết, chết.
He should ardently strive to concentrate his meditative mind on the object of the cutting-off of life-faculty in his dead body for one hour, two hours or more. If he is successful, he will find that the jhāna factors become distinct. As the object of meditation is the nature of death and frightening, awaking the sense of urgency, only access jhāna (upacārajhāna) arises. Hành giả nên hăng hái, phấn đấu tập trung tâm thiền vào đối tượng là sự cắt đứt mạng căn trong xác chết của chính mình trong một giờ, hai giờ hay nhiều hơn. Nếu thành công, hành giả sẽ thấy rằng các chi thiền trở nên rõ ràng. Khi đối tượng thiền là bản chất của sự chết và sự khủng khiếp làm thức tỉnh ý thức kinh cảm, chỉ có cận định(upacārajhāna) phát sanh.
As the benefits of maraṇānussati, the yogi acquires the perception of disgust and disenchantment with all kinds of existences; he cuts off attachment to life and properties; he avoids evil doing and much storing; he develops the perception of impermanence (anicca-saññā), and consequently the perception of suffering (dukkha-saññā) and the perception of not-self (anatta-saññā). Finally he develops the sense of urgency (saṁvega) to undertake meditation promptly. Vì lợi lạc của thiền niệm sự chết (Maraṇānussati), hành giả đạt được tưởng về sự ghê tởm và tan biến ảo tưởng với tất cả các loại hiện hữu; vị ấy cắt đứt sự dính mắc với cuộc sống và các tài vật; tránh xa việc làm xấu ác và nhiều tích trữ; hành giả tu tập tưởng về vô thường (anicca-saññā) và kết quả là tưởng về khổ (dukkha-saññā) và tưởng về vô ngã (anatta-saññā). Cuối cùng, hành giả phát triển ý thức kinh cảm (saṁvegađộng tâm) để nhanh chóng thọ trì hành thiền.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *