Recollection of Foulness (Asubha Bhāvanā)

Quán Bất Tịnh (Asubha Bhāvanā)

The recollection of foulness is also a very benefical meditation subject. It is much praised by the Buddha for it is the most effective meditation subject for subduing lust (rāga). Indeed the rāga ogre is most afraid of foulness for it is conquerred by the perception of foulness (asubha-saññā). Quán bất tịnh cũng là một đề mục thiền rất hữu ích. Đề mục này được nhiều lời tán dương của Đức Phật vì nó là đề mục thiền để chinh phục tham ái (rāga). Thực vậy, con quỷ tham ái (rāga) sợ nhất là sự bất tịnh vì nó bị chế ngự bởi tưởng bất tịnh (asubha-saññā).
Again for a meditator, who has already attained the ānāpāna-fourth jhāna, he can easily and quickly develop the first jhāna in asubha bhāvanā. He first develops the fourth jhāna that he has attained. When the meditation wisdom associated with the fourth jhāna samādhi radiates very bright, glittering light in all directions illuminating the surroundings, the meditator recalls the sign of the most repulsive corpse having the same sex as he does that he has seen formerly. He strives to observe that corpse under the bright light. Lại nữa, với hành giả đã chứng đạt tứ thiền (jhāna) hơi thở (ānāpāna), hành giả ấy có thể tu tập dễ dàng và nhanh chóng sơ thiền quán bất tịnh(asubha bhāvanā). Trước tiên, hành giả phát triển đến tứ thiền đã chứng đắc. Khi thiền trí hợp với định tứ thiền tỏa ánh sáng rất rực rỡ, chói lọi theo mọi hướng phát sáng xung quanh, hành giả hồi tưởng tướng của xác chết ghê tởm nhất có cùng giới tính như hành giả đã thấy trước đây. Hành giả cố gắng quan sát xác chết đó dưới ánh sáng sáng rực ấy.
When he can see the corpse clearly under the bright, penetrative light, he focuses his meditative mind calmly on the corpse in its most repulsive position, trying to discern the sign of foulness in the corpse as directed in Visuddhi Magga.65 Khi hành giả có thể thấy xác chết rõ ràng dưới ánh sáng sáng rực, xuyên thấu, hành giả tập trung tâm thiền của mình một cách lặng lẽ trên xác chết ở vị trí gớm ghiếc nhất, cố gắng phân biệt tướng bất tịnh nơi xác chết như đã được chỉ dẫn trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga66).
He reflects on the sign of foulness repeatedly: “patikula, patikula” or “repulsive, repulsive”. When the meditating mind remains calmly fixed on the sign of foulness for one hour, two hours, etc., the sign of the corpse changes from the acquired sign to the counter sign. The sign of the corpse which the meditator sees clearly as if he is looking at the corpse with open eyes is the acquired sign. This sign appears as a hideous, ugly, dreadful and frightening sight. Hành giả quán xét lặp đi lặp lại tướng bất tịnh: “paṭikūla, paṭikūla” hoặc “bất tịnh, bất tịnh”. Khi tâm thiền vẫn lặng lẽ gắn chặt trên tướng bất tịnh trong một, hai giờ đồng hồ…, tướng của xác chết thay đổi từ học tướng sang tợ tướng. Tướng xác chết mà hành giả thấy rõ ràng như thể hành giả đang nhìn xác chết với cặp mắt mở là học tướng. Tướng này xuất hiện như một cảnh tượng gớm guốc, xấu xí, dễ sợ và khủng khiếp.
When the counter sign arises, the bhāvanā-manasikāra is well developed and exalted, and the sign of the corpse becomes calm and steady. So the counter sign appears like a prosperous man with plump limbs lying down after eating his fill.67 Khi tợ tướng phát sanh, tác ý thiền (bhāvanā-manasikāra) sẽ được khéo tu tập và quảng đại, và tướng của xác chết trở nên lặng lẽ và vững chắc. Như vậy, tợ tướng xuất hiện như một người đàn ông giàu có với tứ chi tròn trĩnh nằm nghỉ sau khi ăn uống no nê68.
Observing the counter sign the yogi reflects many times as “patikula, patikula” or “repulsive, repulsive” untill his meditating mind remains established calmly on the sign for one hour, two hours, or more. Then he reviews the jhāna factors to find them clearly evident. It is assumed that the yogi now attains the first jhāna. He should practise well to gain mastery in five ways with respect to this jhāna. Quan sát tợ tướng, hành giả quán xét nhiều lần như là “paṭikūla, paṭikūla” hoặc “bất tịnh, bất tịnh” đến khi tâm thiền vẫn an trú lặng lẽ trên tướng được một, hai giờ đồng hồ hoặc hơn nữa. Rồi hành giả suy xét năm thiền chi để nhận thấy chúng hiển hiện rõ ràng. Đến đây có thể cho rằng hành giả đã chứng đắc sơ thiền. Hành giả nên thực hành tốt để đạt được năm pháp thuần thục đối với bậc thiền này.
A meditator who has reached jhāna in any one of the ten kinds of corpses attains the perception of foulness (asubha-saññā) and can well suppress his greed (lobha). So he is free from lust, passions, and frivolity, and resembles an Arahant. Một hành giả mà đã đắc bất kỳ một trong mười đề mục thiền xác chết thì đạt được tưởng bất tịnh(asubha-saññā) và có thể trấn áp được tham ái(lobha) của mình. Như vậy, hành giả thoát khỏi tham ái, say mê, phù phiếm và giống như một vị A-la-hán.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *