PHẦN 4 – BỐN THIỀN BẢO HỘ (CATURĀRAKKHA-KAMMAṬṬHĀNA) – TU TẬP THIỀN TÂM TỪ (METTĀ-BHĀVANĀ)

Four Guardian Meditations (Caturārakkha-kammaṭṭhānas)49

Bốn Thiền Bảo Hộ (Caturārakkha-kammaṭṭhāna)

The four guardian meditation subjects are: Bốn đề mục thiền bảo hộ là:
1 Mettā bhāvana – development of loving-kindness; 1. Thiền Tâm Từ (Mettā-bhāvanā): tu tập tâm từ;
2 Buddhānussati – recollection of the Buddha’s attributes; 2. Niệm ân đức Phật (Buddhānussati): quán tưởng ân đức Phật;
3 Asubha bhāvana – recollection of foulness; 3. Quán bất tịnh (Asubha bhāvanā): quán tưởng sự bất tịnh;
4 Maraṇānussati – recollection of death. 4. Niệm sự chết (Maraṇānussati): quán tưởng sự chết.
These four meditation subjects serve as “sabbatthaka kammaṭṭhānas”; that is, the meditation subjects generally desireable in all matters. They are developed to protect oneself from internal dangers (kilesās) and external dangers. Bốn đề mục thiền này phục vụ như là Nhất thiết xứ Nghiệp xứ – “sabbatthaka kammaṭṭhāna”; nghĩa là, các đề mục thiền đáng được mong muốn trong tất cả các lý do. Tu tập chúng để bảo hộ bản thân hành giả khỏi các hiểm nguy (kilesa – phiền não) bên trong và các hiểm nguy bên ngoài.

Developing Loving-Kindness (Mettā-bhāvana)51

Tu Tập Thiền Tâm Từ (Mettā-Bhāvanā)

To make oneself an example and develop sympathy and consideration for others, one should first pervade oneself with loving-kindness for some time as follows. Để lấy chính mình làm ví dụ nhằm tu tập sự cảm thông và quan tâm đến người khác, trước tiên hành giả phải làm ngập tràn từ tâm với bản thân mình một lúc như sau.
(1) Ahaṁ avero homi,
(2) Abyāpajjo homi,
(3) Anīgho hoti,
(4) Sukhī attānaṁ pariharāmi.
(1) Ahaṁ avero homi,
(2) Abyāpajjo homi,
(3) Anīgho hoti,
(4) Sukhī attānaṁ pariharāmi.
1. May I be free from enmity,
2. May I be free from mental suffering,
3. May I be free from bodily pain,
4. May I be well and happy.
1. Cầu mong cho tôi thoát khỏi hận thù,
2. Cầu mong cho tôi thoát khỏi khổ tâm,
3. Cầu mong cho tôi thoát khỏi khổ thân,
4. Cầu mong cho tôi được an vui, hạnh phúc.
Next the meditator should develop loving-kindness towards his teacher or preceptor or a person like him whom he adores and respects and who has the same sex like him. He should call to mind that person’s generosity, affectionate words, etc., to inspire love and endearment and also that person’s morality, learning, etc., to inspire respect and reverence. Then he should develop loving-kindness towards that person in the following manner. Tiếp theo hành giả nên tu tập tâm từ hướng đến thầy tế độ hoặc vị giáo thọ hoặc một người tương tự mà hành giả kính mến và kính trọng và có cùng giới tính với hành giả. Hành giả nên hồi tưởng đến sự rộng lượng và những lời trìu mến… của người đó để khơi dậy lòng yêu thương và quý mến, cũng như giới hạnh, sự hiểu biết… của người đó để khơi gợi lòng tôn kính và kính trọng. Rồi hành giả nên tu tập tâm từ hướng đến người đó theo cách sau.
Ayaṁ sappuriso
1. Avero hotu,
2. Abyāpajjo hotu,
3. Anīgho hotu,
4. Sukhī attānaṁ
pariharātu.
Ayaṁ sappuriso
1. Avero hotu,
2. Abyāpajjo hotu,
3. Anīgho hotu,
4. Sukhī attānaṁ
pariharātu.
May this good man be(1) free from enmity,
(2) free from mental suffering,
(3) free from bodily pain and
(4) well and happy.
Cầu mong con người hiền thiện này
1. thoát khỏi hận thù,
2. thoát khỏi khổ tâm,
3. thoát khỏi khổ thân,
4. được an vui và hạnh phúc.
If the meditator has already attained the fourth jhāna by his practice of Ānāpānassati, he first develops that jhāna by reflecting on the counter sign of ānāpānassati. When the meditation light becomes very brilliant and dazzling, he emerges from the fourth jhāna and focuses his mind on the person whom he loves and respects. The person will clearly t appears in the brilliant light. He should visualize the person to be about six feet in front of him. Then focussing his attention on that person, he develops loving-kindness in four ways as mentioned earlier. Nếu hành giả đã chứng đắc tứ thiền (jhāna) bằng thực hành Niệm hơi thở (Ānāpānassati), trước tiên, hành giả phát triển bậc thiền (jhāna) ấy bằng cách quán xét tợ tướng của niệm hơi thở (ānāpānassati). Khi ánh sáng của bậc thiền bắt đầu trở nên rất sáng rực và chói lọi, hành giả xuất khỏi thiền ấy và tập trung tâm mình vào người mà hành giả yêu mến và tôn kính. Người đó sẽ xuất hiện rõ ràng trong ánh sáng chói lọi. Hành giả nên hình dung người đó ở khoảng cách 1,8m trước mặt mình. Rồi tập trung sự chú ý vào người đó, hành giả tu tập tâm từ theo bốn cách như đã đề cập ở trên.
This development of loving-kindness will progress smoothly and quickly as it has the powerful support of the fourth jhāna samādhi of ānāpānassati. After developing loveing-kindness in four ways, the meditator chooses one way, e.g., ‘May this good man be free from mental suffering.’ He should visualize the happiest form of that person and reflect repeatedly ‘may this good man be free from mental suffering.’ Việc tu tập tâm từ sẽ tiến triển một cách trôi chảy và nhanh chóng khi nó có được sự hỗ trợ mạnh mẽ của tứ thiền hơi thở. Sau khi tu tập tâm từ theo bốn cách, hành giả chọn một cách, ví dụ “Cầu mong con người hiền thiện này thoát khỏi khổ tâm”. Hành giả nên hình dung ra dáng vẻ hạnh phúc nhất của người đó và quán xét lặp đi lặp lại “Cầu mong con người hiền thiện này thoát khỏi khổ tâm”.
When his mind is calm, quiet, tranquil, and well concentrated on the form of the respectable person for one hour or more, he should examine the jhāna factors in his mind-door. If all the five jhāna factors appear clearly in his wisdom-eye, it can be assumed that the first jhāna in mettābhāvanā is attained. He should practise to gain mastery in five ways with respect to this jhāna and then develop the second and third mettā jhānas as described in ānāpānassati. Khi tâm của hành giả lặng lẽ, yên lặng, bình lặng và tập trung tốt vào hình dáng của nhân vật đáng kính trong một giờ đồng hồ hoặc hơn nữa, hành giả nên kiểm tra các thiền chi trong ý môn của mình. Nếu tất cả năm thiền chi xuất hiện rõ ràng trong con mắt trí tuệ của hành giả, lúc đó có thể công nhận rằng hành giả đã chứng đạt sơ thiền tâm từ (mettābhāvanā). Hành giả nên thực hành để đạt được năm pháp thuần thục đối với bậc thiền(jhāna) này và rồi tu tập nhị thiền và tam thiền tâm từ (mettā jhāna) như đã mô tả trong niệm hơi thở(ānāpānassati).
According to the instructions given in Visuddhi Magga53 and Mahāṭikā54 one should develop loving-kindness up to the third jhāna towards each person. As there are four ways of developing loving-kindness, one should attain the third jhāna in each way. Theo hướng dẫn được đưa ra trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga)55Mahāṭikā56, hành giả nên tu tập tâm từ đến tam thiền (jhāna) hướng đến từng người. Vì có bốn cách tu tập thiền tâm từ, hành giả nên chứng đạt tam thiền (jhāna) theo từng cách.
When the meditator attains success in the manner described above, he should develop loving-kindness in the same way towards another respectable and adorable person. He should develop loving-kindness successfully towards at least ten such persons. Khi hành giả đạt được thành công như cách mô tả ở trên, hành giả nên tu tập tâm từ theo cách tương tự hướng đến người đáng kính và đáng quý mến khác. Hành giả nên tu tập thành công tâm từ hướng đến ít nhất mười người như vậy.
Then he should develop loving-kindness in the same way towards very dear persons including parents, brothers, sisters, relatives and friends, one after another. The person should be of the same sex as the yogi, and the third jhāna should be attained in each of the four ways of developing loving-kindness. Rồi hành giả nên tu tập tâm từ theo cách tương tự hướng đến những người rất thân yêu bao gồm cha mẹ, anh em trai, chị em gái, bà con họ hàng và bạn bè, từng loại người một. Đối tượng phải cùng giới tính với hành giả và phải chứng đắc tam thiền theo từng cách một trong bốn cách tu tập tâm từ.
Next the yogi should develop loving-kindness in the same way towards at least ten neutral persons and then to his enemies, one after another. Before one develops mettā towards an enermy, one should develop it first towards respectable and adorable persons, then towards dear persons, and then towards neutral persons. When the mind is tender, malleable, and well-developed, and the meditation light is very intense and bright, then one visualizes the enemy in the meditation light and develops loving-kindnes towards him. Tiếp theo, hành giả nên tu tập tâm từ theo cách tương tự hướng đến ít nhất mười người không thương, không ghét và rồi đến những người thù địch, từng người một. Trước khi hành giả tu tập tâm từ (mettā) hướng đến một kẻ thù, đầu tiên hành giả nên tu tập tâm từ với người đáng kính và đáng quý mến khác, rồi đến người thân yêu, và rồi đến những người không thương, không ghét. Khi tâm hành giả mềm mại, dễ uốn nắn và được khéo tu tập, và ánh sáng của thiền là rất mạnh và chói sáng, rồi hành giả hình dung ra người thù địch trong ánh sáng của thiền và tu tập tâm từ hướng đến người đó.
If one cannot attain jhāna due to resentment towards the enemy, one must drive away the resentment by reflecting in ten ways as described in Visuddhi Magga.57 One should cultivate mettā in this way towards all one’s enemies one after another. Nếu hành giả không thể đắc thiền vì sự phẫn uất đối với kẻ thù, hành giả phải xua đuổi sự phẫn uất bằng cách quán xét theo mười cách đã được miêu tả trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga58). Hành giả nên trau dồi tâm từ (mettā) theo cách này hướng đến tất cả các kẻ thù, từng người một.
When one can develop mettā equally towards the four types of persons: Khi hành giả có thể tu tập tâm từ (mettā) một cách bình đẳng hướng đến bốn loại người:
1. Atta – oneself 1. Atta: bản thân hành giả,
2. Pīya – dear person including adorable and respectable persons, 2. Pīya: người thân yêu bao gồm những người đáng kính và đáng quý mến,
3. Majjhatta – neutral person whom one neither loves nor hates, 3. Majjhatta: người trung tính tức là người không thương, không ghét,
4. Verī – enemy or person one hates, 4. Verī: kẻ thù hay người mà hành giả căm ghét.
and when one can eliminate the demarcations differentiating them, then one is said to have broken the barriers between persons or attained ‘sīmāsambheda’. và khi hành giả có thể phá bỏ ranh giới khác biệt giữa chúng, lúc đó hành giả được nói là đã phá bỏ ranh giới giữa mọi người hoặc chứng đạt sự phá bỏ ranh giới (sīmāsambheda).
Thus the sign and access are obtained by this yogi simultaneously with the breaking down of the barriers. But when the breaking down of the barriers has been effected, he reaches absorption in the way described before without trouble by cultivating and developing respeatedlly that same sign. Như vậy, tướng và cận hành đạt được bởi hành giả đồng thời với việc phá bỏ các ranh giới. Nhưng khi việc phá bỏ ranh giới có kết quả, hành giả đạt tới an chỉ định theo cách mô tả trước đây mà không có khó khăn gì bằng cách trau dồi và tu tập cũng tướng đó lặp đi lặp lại.
According to Visuddhi Magga the attainment of sīmāsambheda is successsful only in one whose mind has reached jhāna in developing mettā towards the four types of persons. Again the development of 528 modes of mettā can be fully succesful only in one whose mind has reached absorption and who has attained sīmāsambheda. The yogi can now develop 528 modes of metta as described in Paṭisambhidā Magga59 and dwell in the sublime state pervading any quarter with metta. Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga), việc chứng đạt sự phá bỏ ranh giới (sīmāsambheda) chỉ thành công với hành giả nào mà tâm của vị ấy đã đạt đến bậc thiền (jhāna) khi tu tập tâm từ (mettā) hướng đến bốn loại người. Lại nữa, sự tu tập 528 cách từ tâm chỉ có thể thành tựu trọn vẹn trong tâm những ai đã đạt được an chỉ định và đã chứng đắc sự phá bỏ ranh giới (sīmāsambheda). Giờ đây hành giả có thể tu tập 528 loại tâm từ(mettā) như được miêu tả trong Phân Tích Đạo(Paṭisambhidā Magga60) và an trú trong trạng thái vi diệu tỏa khắp mọi hướng với tâm từ.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *