PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU I – CHƯƠNG SAṄGHĀDISESA – ĐIỀU HỌC VỀ VIỆC MAI MỐI

Phân Tích Giới Tỳ Khưu I

Chương Saṅghādisesa

Điều học về việc mai mối

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Udāyi ở thành Sāvatthī là vị thường tới lui với các gia đình và đi đến nhiều gia đình. Tại nơi nào vị ấy nhìn thấy thanh niên chưa vợ hoặc thanh nữ chưa chồng thì vị ấy nói lời khen ngợi về cô con gái trước mặt cha mẹ của người con trai rằng: – “Cô con gái của gia đình kia là đẹp dáng, đáng nhìn, khả ái, có học thức, khôn ngoan, thông minh, giỏi giang, siêng năng. Cô gái ấy thì xứng đôi với người con trai này.” Các người ấy nói như vầy: – “Thưa ngài, những người này không biết chúng tôi: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Thưa ngài, nếu ngài có thể bảo họ cho cưới thì chúng tôi có thể rước cô con gái ấy về cho người con trai này.” Rồi vị ấy nói lời khen ngợi về cậu con trai trước mặt cha mẹ của người con gái rằng: – “Cậu con trai của gia đình kia là đẹp dáng, đáng nhìn, khả ái, có học thức, khôn ngoan, thông minh, giỏi giang, siêng năng. Cậu trai ấy thì xứng đôi với người con gái này.” Các người ấy nói như vầy: – “Thưa ngài, những người này không biết chúng tôi: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Thật xấu hổ khi rêu rao về con gái! Thưa ngài, nếu ngài có thể bảo họ xin cưới thì chúng tôi có thể gả cô con gái này cho người con trai ấy.” Bằng chính phương thức ấy, vị ấy cho người thực hiện các đoàn đi rước dâu, cho người thực hiện các đoàn đi đưa dâu, và cho người tiến hành các vụ cưới hỏi.”

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ trước đây (chồng) làm nghề thầy bói có cô con gái đẹp dáng, đáng nhìn, khả ái. Các đệ tử đạo lõa thể ở ngôi làng khác đã đi đến và nói với bà vợ người thầy bói ấy rằng: – “Thưa bà, hãy gả cô con gái này cho con trai của chúng tôi.” Bà ấy đã nói như vầy: – “Thưa các ông, quả thật tôi không biết các ông: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Và đây là đứa con gái duy nhất của tôi, không thể đi đến ngôi làng khác. Tôi sẽ không gả.” Dân chúng đã nói với các đệ tử đạo lõa thể ấy điều này: – “Thưa các ông, vì sao các ông đã đi đến?” – “Thưa các ông, ở đây chúng tôi đã xin bà vợ người thầy bói kia gả cô con gái cho người con trai của chúng tôi, bà ấy đã nói như vầy: – “Thưa các ông, quả thật tôi không biết các ông: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Và đây là đứa con gái duy nhất của tôi, không thể đi đến ngôi làng khác. Tôi sẽ không gả.” – “Thưa các ông, vì sao các ông lại xin bà vợ người thầy bói ấy gả cô con gái? Sao không nói với ngài Udāyi? Ngài Udāyi sẽ bảo người ta gả cho” Khi ấy, các đệ tử đạo lõa thể ấy đã đi đến gặp đại đức Udāyi, sau khi đến đã nói với đại đức Udāyi điều này: – “Thưa ngài, ở đây chúng tôi đã xin bà vợ người thầy bói kia gả cô con gái cho người con trai của chúng tôi, bà ấy đã nói như vầy: ‘Thưa các ông, quả thật tôi không biết các ông: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Và đây là đứa con gái duy nhất của tôi, không thể đi đến ngôi làng khác. Tôi sẽ không gả.’ Thưa ngài, tốt thay ngài hãy bảo bà vợ người thầy bói ấy gả cô con gái cho người con trai của chúng tôi.”

Sau đó, đại đức Udāyi đã đi đến gặp bà vợ người thầy bói ấy, sau khi đến đã nói với bà vợ người thầy bói ấy điều này: – “Sao bà lại không gả cô con gái cho những người này?” – “Thưa ngài, quả thật tôi không biết các người này: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Và đây là đứa con gái duy nhất của tôi, không thể đi đến ngôi làng khác. Tôi sẽ không gả.” – “Hãy gả cho những người này. Tôi biết những người này.” – “Thưa ngài, nếu ngài biết thì tôi sẽ gả.” Sau đó, bà vợ người thầy bói ấy đã gả cô con gái cho các đệ tử ngoại đạo ấy. Khi ấy, các đệ tử ngoại đạo ấy đã dẫn cô con gái ấy đi và đã đối xử như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái. Sau đó, cô con gái ấy đã phái người đưa tin đi đến gặp người mẹ (nhắn rằng): – “Vì bị đọa đày nên con bị khổ sở, không được yên ổn. Họ đã đối xử con như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái. Mẹ của con hãy đến và hãy dẫn con đi.”

Khi ấy, bà vợ người thầy bói ấy đã đi đến gặp các đệ tử ngoại đạo ấy, sau khi đến đã nói với các đệ tử ngoại đạo ấy điều này: – “Thưa các ông, chớ có sử dụng người con gái này như là đứa tớ gái, hãy đối xử người con gái này như là con dâu vậy.” Các người ấy đã nói như vầy: – “Chúng tôi không có cưới hỏi gì với bà; chúng tôi chỉ có cưới hỏi với vị Sa-môn thôi. Bà hãy đi, chúng tôi không biết bà.” Khi ấy, bà vợ người thầy bói ấy bị trách mắng bởi các đệ tử ngoại đạo ấy nên đã quay trở về lại thành Sāvatthī. Đến lần thứ nhì, cô con gái ấy đã phái người đưa tin đi đến gặp người mẹ (nhắn rằng): – “Vì bị đọa đày nên con bị khổ sở, không được yên ổn. Họ đã đối xử con như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái. Mẹ của con hãy đến và hãy dẫn con đi.”

Khi ấy, bà vợ người thầy bói ấy đã đi đến gặp đại đức Udāyi, sau khi đến đã nói với đại đức Udāyi điều này: – “Thưa ngài, nghe nói người con gái ấy bị đọa đày, bị khổ sở, không được yên ổn. Họ đã đối xử cô ấy như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái. Thưa ngài, ngài nên nói rằng: ‘Này các ông, chớ có sử dụng người con gái này như là đứa tớ gái, hãy đối xử người con gái này như là con dâu vậy.” Sau đó, đại đức Udāyi đã đi đến gặp các đệ tử ngoại đạo ấy, sau khi đến đã nói với các đệ tử ngoại đạo ấy điều này: – “Này các ông, chớ có sử dụng người con gái này như là đứa tớ gái, hãy đối xử người con gái này như là con dâu vậy.” Các người ấy đã nói như vầy: – “Chúng tôi không có cưới hỏi gì với ngài; chúng tôi chỉ có cưới hỏi với bà vợ người thầy bói thôi. Vị Sa-môn thì không nên vướng bận công việc. Là Sa-môn thì nên là vị Sa-môn tốt. Ngài hãy đi, chúng tôi không biết ngài.” Khi ấy, đại đức Udāyi bị trách mắng bởi các đệ tử ngoại đạo ấy nên đã quay trở về lại thành Sāvatthī. Đến lần thứ ba, cô con gái ấy đã phái người đưa tin đi đến gặp người mẹ (nhắn rằng): – “Vì bị đọa đày nên con bị khổ sở, không được yên ổn. Họ đã đối xử con như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái. Mẹ của con hãy đến và hãy dẫn con đi.”

Đến lần thứ nhì, bà vợ người thầy bói ấy đã đi đến gặp đại đức Udāyi, sau khi đến đã nói với đại đức Udāyi điều này: – “Thưa ngài, nghe nói người con gái ấy bị đọa đày, bị khổ sở, không được yên ổn. Họ đã đối xử cô ấy như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái. Thưa ngài, ngài nên nói rằng: ‘Này các ông, chớ có sử dụng người con gái này như là đứa tớ gái, hãy đối xử người con gái này như là con dâu vậy.’” – “Lần trước, tôi đã bị các đệ tử ngoại đạo ấy trách mắng. Bà hãy đi, tôi sẽ không đi.”

Khi ấy, bà vợ người thầy bói ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Ngài Udāyi hãy bị đọa đày như vầy! Ngài Udāyi hãy bị khổ sở như vầy! Ngài Udāyi chớ được yên ổn như vầy, giống như cô con gái của tôi bị đọa đày, khổ sở, không được yên ổn với bà gia tồi, với ông gia tồi, với người chồng tồi.” Và cô con gái ấy cũng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Ngài Udāyi hãy bị đọa đày như vầy! Ngài Udāyi hãy bị khổ sở như vầy! Ngài Udāyi chớ được yên ổn như vầy, giống như tôi bị đọa đày, khổ sở, không được yên ổn với bà gia tồi, với ông gia tồi, với người chồng tồi.” Những người nữ khác không được thuận thảo với các bà gia, hoặc với các ông gia, hoặc với những người chồng, các cô ấy nguyền rủa như vầy: – “Ngài Udāyi hãy bị đọa đày như vầy! Ngài Udāyi hãy bị khổ sở như vầy! Ngài Udāyi chớ được yên ổn như vầy, giống như chúng tôi bị đọa đày, khổ sở, không được yên ổn với các bà gia tồi, với các ông gia tồi, với những người chồng tồi.”

Trái lại, những người nữ nào được thuận thảo với các bà gia, hoặc với các ông gia, hoặc với những người chồng, các cô ấy cầu khẩn như vầy: – “Ngài Udāyi hãy được yên ổn như vầy! Ngài Udāyi hãy được chiều chuộng như vầy! Ngài Udāyi hãy đạt được sự an lạc như vầy, giống như chúng tôi được yên ổn, được chiều chuộng, và đạt được sự an lạc với các bà gia tốt, với các ông gia tốt, với những người chồng tốt.”

Các tỳ khưu đã nghe được một số người đàn bà thì đang nguyền rủa, một số người đàn bà thì đang cầu khẩn. Các tỳ khưu nào ít ham muốn, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao đại đức Udāyi lại tiến hành việc mai mối?” Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi đại đức Udāyi rằng: – “Này Udāyi, nghe nói ngươi tiến hành việc mai mối, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: – “Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại tiến hành việc mai mối vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào tiến hành việc mai mối ý định của người nam đến người nữ, hoặc ý định của người nữ đến người nam về việc trở thành vợ chồng, hoặc về việc trở thành nhân tình, thì tội saṅghādisesa.

Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.

[Sự quy định căn bản]

Vào lúc bấy giờ, có nhiều kẻ vô lại trong khi dạo chơi ở vườn hoa đã phái người đưa tin đi đến gặp cô kỷ nữ nọ (nói rằng): – “Hãy đến, chúng ta sẽ dạo chơi ở vườn hoa.” Cô ấy đã nói như vầy: – “Thưa các ông, quả thật tôi không biết các ông: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Vả lại, tôi có nhiều đồ đạc, có nhiều vật dụng, và tôi sẽ không đi ngoại thành cho dù là nên đi.” Sau đó, người đưa tin ấy đã kể lại sự việc ấy cho những kẻ vô lại ấy. Khi được nói như thế, có người đàn ông nọ đã nói với những kẻ vô lại ấy điều này: – “Này các ông, tại sao các ông lại nài nỉ cô kỷ nữ ấy? Sao không nói với ngài Udāyi? Ngài Udāyi sẽ tác hợp cho.” Khi được nói như thế, có nam cư sĩ nọ đã nói với người đàn ông ấy điều này: – “Thưa ông, chớ có nói như thế. Các Sa-môn Thích tử không được phép để làm việc như thế. Ngài Udāyi sẽ không làm như vậy. Khi được nói như thế, họ đã đánh cá với nhau rằng: “Sẽ làm! Sẽ không làm!” Sau đó, những kẻ vô lại ấy đã đi đến gặp đại đức Udāyi, sau khi đến đã nói với đại đức Udāyi điều này: – “Thưa ngài, ở đây chúng tôi trong khi dạo chơi ở vườn hoa đã phái người đưa tin đi đến gặp cô kỷ nữ kia (nói rằng): ‘Hãy đến, chúng ta sẽ dạo chơi ở vườn hoa.’ Cô ấy đã nói như vầy: ‘Thưa các ông, quả thật tôi không biết các ông: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Vả lại, tôi có nhiều đồ đạc, có nhiều vật dụng, và tôi sẽ không đi ngoại thành cho dù là nên đi.’ Thưa ngài, tốt thay xin ngài hãy tác hợp cô kỷ nữ ấy cho.”

Khi ấy, đại đức Udāyi đã đi đến gặp cô kỷ nữ ấy, sau khi đến đã nói với cô kỷ nữ ấy điều này: – “Sao cô không đi cho những người này?” – “Thưa ngài, quả thật tôi không biết những người này: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Vả lại, tôi có nhiều đồ đạc, có nhiều vật dụng, và tôi sẽ không đi ngoại thành cho dù là nên đi.” – “Cô hãy đi cho họ. Tôi biết họ.” – “Thưa ngài, nếu ngài biết thì tôi sẽ đi.” Sau đó, những kẻ vô lại ấy đã dắt cô kỷ nữ ấy đi đến vườn hoa. Khi ấy, vị nam cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Tại sao ngài Udāyi lại tiến hành việc mai mối cho cuộc tình phút chốc?” Các tỳ khưu đã nghe được nam cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu nào ít ham muốn, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao đại đức Udāyi lại tiến hành việc mai mối cho cuộc tình phút chốc?” Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi đại đức Udāyi rằng: – “Này Udāyi, nghe nói ngươi tiến hành việc mai mối cho cuộc tình phút chốc, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại tiến hành việc mai mối cho cuộc tình phút chốc vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Vị tỳ khưu nào tiến hành việc mai mối hoặc là ý định của người nam đến người nữ, hoặc là ý định của người nữ đến người nam trong việc trở thành vợ chồng, hoặc trong việc trở thành nhân tình, thậm chí chỉ là cuộc tình phút chốc thì phạm tội saṅghādisesa.

[Quy định lần hai]

Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―

Tỳ khưu ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Tiến hành việc mai mối: Hoặc là đi đến gặp người nam do người nữ phái đi, hoặc là đi đến gặp người nữ do người nam phái đi.

Hoặc là ý định của người nam đến người nữ: Hoặc là thông báo ý định của người nam đến người nữ.

Hoặc là ý định của người nữ đến người nam: Hoặc là thông báo ý định của người nữ đến người nam.

Hoặc trong việc trở thành vợ chồng: Cô sẽ trở thành người vợ.

Hoặc trong việc trở thành nhân tình: Cô sẽ trở thành nhân tình.

Cho dầu chỉ là cuộc tình phút chốc: Cô sẽ là người vợ trong giây lát.

Tội saṅghādisesa: ―(như trên)― cũng vì thế được gọi là ‘tội saṅghādisesa.’

Có mười hạng người nữ: người nữ được mẹ bảo hộ, người nữ được cha bảo hộ, người nữ được mẹ cha bảo hộ, người nữ được anh (em) trai bảo hộ, người nữ được chị (em) gái bảo hộ, người nữ được thân quyến bảo hộ, người nữ được dòng họ bảo hộ, người nữ được luân lý bảo hộ, người nữ có sự gìn giữ, người nữ bị quy định hình phạt.

Có mười hạng vợ: vợ được mua bằng của cải, vợ sống chung do tự nguyện, vợ sống chung vì tài vật, vợ sống chung vì y phục, vợ được cưới theo nghi thức,[1] vợ do nâng đỡ gánh nặng, vợ hạng nữ tỳ, vợ hạng nhân công, vợ hạng tù binh, vợ trong giây lát.

Người nữ được mẹ bảo hộ nghĩa là có mẹ bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.[2]

Người nữ được cha bảo hộ nghĩa là có cha bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Người nữ được mẹ cha bảo hộ nghĩa là có mẹ cha bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Người nữ được anh (em) trai bảo hộ nghĩa là có anh (em) trai bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Người nữ được chị (em) gái bảo hộ nghĩa là có chị (em) gái bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Người nữ được thân quyến bảo hộ nghĩa là có thân quyến bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Người nữ được dòng họ bảo hộ nghĩa là có dòng họ bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

 Người nữ được luân lý bảo hộ nghĩa là có các đồng đạo bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Người nữ có sự gìn giữ nghĩa là được giữ lại ngay ở trong phòng: ‘Cô ấy là của ta;’ thậm chí còn được đặt quanh bằng các bó hoa.[3]

Người nữ bị quy định hình phạt nghĩa là có những người nào đó quy định hình phạt rằng: ‘Ai đến với người đàn bà tên như vầy phải chịu phạt tới mức này.’

Vợ được mua bằng của cải nghĩa là sau khi mua bằng của cải, (người đàn ông) giữ (nàng) sống chung (như là vợ).

Vợ sống chung do tự nguyện nghĩa là người yêu giữ người yêu sống chung.

Vợ sống chung vì tài vật nghĩa là sau khi biếu xén tài vật, (người đàn ông) giữ (nàng) sống chung (như là vợ).

Vợ sống chung vì y phục nghĩa là sau khi biếu xén y phục, (người đàn ông) giữ (nàng) sống chung (như là vợ).[4]

Vợ được cưới theo nghi thức nghĩa là sau khi chạm vào bát nước, (người đàn ông) giữ (nàng) sống chung (như là vợ).[5]

Vợ do nâng đỡ gánh nặng nghĩa là sau khi lấy xuống tấm đệm lót ở đầu (để mang vác), (người đàn ông) giữ (nàng) sống chung (như là vợ).[6]

Vợ hạng nữ tỳ nghĩa là vừa là nữ tỳ vừa là vợ.[7]

Vợ hạng nhân công nghĩa là vừa là nhân công vừa là vợ.

Vợ hạng tù binh nghĩa là (nàng) được đem lại như tù binh.[8]

Vợ trong giây lát nghĩa là đề cập đến cuộc tình phút chốc.

Sự liệt kê và các từ ngữ.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Nghe nói cô hãy là vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được cha bảo hộ … nói với người nữ được mẹ cha bảo hộ … nói với người nữ được anh (em) trai bảo hộ … nói với người nữ được chị (em) gái bảo hộ … nói với người nữ được thân quyến bảo hộ … nói với người nữ được dòng họ bảo hộ … nói với người nữ được luân lý bảo hộ … nói với người nữ có sự gìn giữ … nói với người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Nghe nói cô hãy là vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ ―(như trên)― người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ … người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ … người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được thân quyến bảo hộ … người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được dòng họ bảo hộ … người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được luân lý bảo hộ … người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ … người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên từng phần.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được cha bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được cha bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ … người nữ được cha bảo hộ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ … người nữ được cha bảo hộ và người nữ được thân quyến bảo hộ … người nữ được cha bảo hộ và người nữ được dòng họ bảo hộ … người nữ được cha bảo hộ và người nữ được luân lý bảo hộ … người nữ được cha bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ … người nữ được cha bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được cha bảo hộ và người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên kết hợp.

Phần nhân tố đã được tóm lược.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được cha bảo hộ … người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được mẹ cha bảo hộ … người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được anh (em) trai bảo hộ … người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được chị (em) gái bảo hộ … người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được thân quyến bảo hộ … người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được dòng họ bảo hộ … người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được luân lý bảo hộ … người nữ bị quy định hình phạt và người nữ có sự gìn giữ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt phần một nhân tố.

Phần liên quan đến hai nhân tố, phần liên quan đến ba nhân tố, phần liên quan đến bốn nhân tố, phần liên quan đến năm nhân tố, phần liên quan đến sáu nhân tố, phần liên quan đến bảy nhân tố, phần liên quan đến tám nhân tố, phần liên quan đến chín nhân tố nên được thực hiện y như thế.

ĐÂY LÀ PHẦN MƯỜI NHÂN TỐ

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ, người nữ được cha bảo hộ, người nữ được mẹ cha bảo hộ, người nữ được anh (em) trai bảo hộ, người nữ được chị (em) gái bảo hộ, người nữ được thân quyến bảo hộ, người nữ được dòng họ bảo hộ, người nữ được luân lý bảo hộ, người nữ có sự gìn giữ, và người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tộisaṅghādisesa.

Dứt sự luân phiên của ‘Vợ được mua bằng của cải.’

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là vợ sống chung do tự nguyện … vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung vì y phục … vợ được cưới theo nghi thức … vợ do nâng đỡ gánh nặng … vợ hạng nữ tỳ … vợ hạng nhân công … vợ hạng tù binh … vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được cha bảo hộ … người nữ được mẹ cha bảo hộ nói rằng … người nữ được anh (em) trai bảo hộ nói rằng … người nữ được chị (em) gái bảo hộ nói rằng … người nữ được thân quyến bảo hộ nói rằng … người nữ được dòng họ bảo hộ nói rằng … người nữ được luân lý bảo hộ nói rằng … người nữ có sự gìn giữ nói rằng … người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự liệt kê và các từ ngữ.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ ―(như trên)― người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt sự luân phiên từng phần.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được cha bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được cha bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ … người nữ được cha bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được cha bảo hộ và người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên kết hợp.

Phần nhân tố đã được tóm lược.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được cha bảo hộ … người nữ bị quy định hình phạt và người nữ có sự gìn giữ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt phần một nhân tố.

Phần liên quan đến hai nhân tố, phần liên quan đến ba nhân tố, phần liên quan đến bốn nhân tố, phần liên quan đến năm nhân tố, phần liên quan đến sáu nhân tố, phần liên quan đến bảy nhân tố, phần liên quan đến tám nhân tố, phần liên quan đến chín nhân tố nên được thực hiện y như thế.

ĐÂY LÀ PHẦN MƯỜI NHÂN TỐ

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ, người nữ được cha bảo hộ, người nữ được mẹ cha bảo hộ, người nữ được anh (em) trai bảo hộ, người nữ được chị (em) gái bảo hộ, người nữ được thân quyến bảo hộ, người nữ được dòng họ bảo hộ, người nữ được luân lý bảo hộ, người nữ có sự gìn giữ, và người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt sự luân phiên của ‘Hạng vợ trong giây lát.’

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ sống chung do tự nguyện … vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung vì y phục … vợ được cưới theo nghi thức … vợ do nâng đỡ gánh nặng … vợ hạng nữ tỳ … vợ hạng nhân công … vợ hạng tù binh … vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự liệt kê và các từ ngữ.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung do tự nguyện của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung vì tài vật … vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung vì y phục … vợ được mua bằng của cải và vợ được cưới theo nghi thức … vợ được mua bằng của cải và vợ do nâng đỡ gánh nặng … vợ được mua bằng của cải và vợ hạng nữ tỳ … vợ được mua bằng của cải và vợ hạng nhân công … vợ được mua bằng của cải và vợ hạng tù binh … vợ được mua bằng của cải và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên từng phần.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ sống chung do tự nguyện và vợ sống chung vì tài vật ―(như trên)― vợ sống chung do tự nguyện và vợ trong giây lát ―(như trên)― vợ sống chung do tự nguyện và vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên kết hợp.

Phần nhân tố đã được tóm lược.

28 Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là vợ trong giây lát và vợ được mua bằng của cải ―(như trên)― vợ trong giây lát và vợ sống chung do tự nguyện ―(như trên)― vợ trong giây lát và vợ hạng tù binh của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt phần một nhân tố.

Phần hai nhân tố cho đến phần chín nhân tố nên được thực hiện như thế.

 PHẦN MƯỜI NHÂN TỐ

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ được mua bằng của cải, vợ sống chung do tự nguyện, vợ sống chung vì tài vật, vợ sống chung vì y phục, vợ được cưới theo nghi thức, vợ do nâng đỡ gánh nặng, vợ hạng nữ tỳ, vợ hạng nhân công, vợ hạng tù binh, và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt sự luân phiên của “Người nữ được mẹ bảo hộ.”

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được cha bảo hộ … người nữ được mẹ cha bảo hộ nói rằng … người nữ được anh (em) trai bảo hộ nói rằng … người nữ được chị (em) gái bảo hộ nói rằng … người nữ được thân quyến bảo hộ nói rằng … người nữ được dòng họ bảo hộ nói rằng … người nữ được luân lý bảo hộ nói rằng … người nữ có sự gìn giữ nói rằng … người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ sống chung do tự nguyện … vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung vì y phục … vợ được cưới theo nghi thức … vợ do nâng đỡ gánh nặng … vợ hạng nữ tỳ … vợ hạng nhân công … vợ hạng tù binh … vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự liệt kê và các từ ngữ.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung do tự nguyện của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung vì tài vật … vợ được mua bằng của cải và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên từng phần.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ sống chung do tự nguyện và vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung do tự nguyện và vợ trong giây lát … vợ sống chung do tự nguyện và vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên kết hợp.

Phần nhân tố được tóm tắt.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là vợ trong giây lát và vợ được mua bằng của cải … vợ trong giây lát và vợ hạng tù binh của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt phần một nhân tố.

Phần hai nhân tố cho đến phần chín nhân tố nên được thực hiện y như thế.

ĐÂY LÀ PHẦN MƯỜI NHÂN TỐ

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ được mua bằng của cải, vợ sống chung do tự nguyện, vợ sống chung vì tài vật, vợ sống chung vì y phục, vợ được cưới theo nghi thức, vợ do nâng đỡ gánh nặng, vợ hạng nữ tỳ, vợ hạng nhân công, vợ hạng tù binh, và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tộisaṅghādisesa.

Dứt sự luân phiên của “Người nữ bị quy định hình phạt.”

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung do tự nguyện của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ, người nữ được cha bảo hộ, và người nữ được mẹ cha bảo hộ tên như vầy rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ được mua bằng của cải, vợ sống chung do tự nguyện, và vợ sống chung vì tài vật của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự triển khai cả hai phần nên được thực hiện như thế.

Người nam phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người nữ được mẹ bảo hộ, người nữ được cha bảo hộ, người nữ được mẹ cha bảo hộ, người nữ được anh (em) trai bảo hộ, người nữ được chị (em) gái bảo hộ, người nữ được thân quyến bảo hộ, người nữ được dòng họ bảo hộ, người nữ được luân lý bảo hộ, người nữ có sự gìn giữ, và người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ được mua bằng của cải, vợ sống chung do tự nguyện, vợ sống chung vì tài vật, vợ sống chung vì y phục, vợ được cưới theo nghi thức, vợ do nâng đỡ gánh nặng, vợ hạng nữ tỳ, vợ hạng nhân công, vợ hạng tù binh, và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt sự triển khai cả hai phần.

Người mẹ của người nam phái vị tỳ khưu đi ―(như trên)― Cha của người nam phái vị tỳ khưu đi ―(như trên)― Mẹ cha của người nam phái vị tỳ khưu đi ―(như trên)― Anh (em) trai của người nam phái vị tỳ khưu đi ―(như trên)― Chị (em) gái của người nam phái vị tỳ khưu đi ―(như trên)― Thân quyến của người nam phái vị tỳ khưu đi ―(như trên)― Dòng họ của người nam phái vị tỳ khưu đi ―(như trên)― Các đồng đạo của người nam phái vị tỳ khưu đi ―(như trên)―

Sự giản lược về người nam nên được giải chi tiết.

Phần triển khai cả hai của hai nhân tố nên được giải chi tiết

giống như cách thức về người nam.

Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ sống chung do tự nguyện … vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung vì y phục … vợ được cưới theo nghi thức … vợ do nâng đỡ gánh nặng … vợ hạng nữ tỳ … vợ hạng nhân công … vợ hạng tù binh … vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự liệt kê và các từ ngữ.

Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung do tự nguyện … vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung vì tài vật … vợ được mua bằng của cải và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên từng phần.

Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ sống chung do tự nguyện và vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung do tự nguyện và vợ trong giây lát … vợ sống chung do tự nguyện và vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên kết hợp.

Phần nhân tố đã được tóm lược.

Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là vợ trong giây lát và vợ được mua bằng của cải … vợ trong giây lát và vợ sống chung do tự nguyện … vợ trong giây lát và vợ hạng tù binh của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt phần một nhân tố.

Phần hai nhân tố cho đến chín nhân tố nên được thực hiện như thế.

 ĐÂY LÀ PHẦN MƯỜI NHÂN TỐ

Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ được mua bằng của cải, vợ sống chung do tự nguyện, vợ sống chung vì tài vật, vợ sống chung vì y phục, vợ được cưới theo nghi thức, vợ do nâng đỡ gánh nặng, vợ hạng nữ tỳ, vợ hạng nhân công, vợ hạng tù binh, và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt sự luân phiên của “Người mẹ.”

Người cha của người nữ được cha bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Mẹ cha của người nữ được mẹ cha bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Anh (em) trai của người nữ được anh (em) trai bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Chị (em) gái của người nữ được chị (em) gái bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Thân quyến của người nữ được thân quyến bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Dòng họ của người nữ được dòng họ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Các đồng đạo của người nữ được luân lý bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Sở hữu chủ của người nữ có sự gìn giữ phái vị tỳ khưu đi … Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (cô ta) là người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tộisaṅghādisesa.

Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (cô ta) là người vợ sống chung do tự nguyện … vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung vì y phục … vợ được cưới theo nghi thức … vợ do nâng đỡ gánh nặng … vợ hạng nữ tỳ … vợ hạng nhân công … vợ hạng tù binh … vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự liệt kê và các từ ngữ.

Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (cô ta) là người vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung do tự nguyện … vợ được mua bằng của cải và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên từng phần.

Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (cô ta) là người vợ sống chung do tự nguyện và vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung do tự nguyện và vợ trong giây lát … vợ sống chung do tự nguyện và vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên kết hợp.

Phần nhân tố đã được tóm lược.

Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (cô ta) là vợ trong giây lát và vợ được mua bằng của cải … vợ trong giây lát và vợ sống chung do tự nguyện … vợ trong giây lát và vợ hạng tù binh của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt phần một nhân tố.

Phần hai nhân tố, ba nhân tố cho đến chín nhân tố

nên được thực hiện y như thế.

ĐÂY LÀ PHẦN MƯỜI NHÂN TỐ

Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy nhận (cô ta) là người vợ được mua bằng của cải, vợ sống chung do tự nguyện, vợ sống chung vì tài vật, vợ sống chung vì y phục, vợ được cưới theo nghi thức, vợ do nâng đỡ gánh nặng, vợ hạng nữ tỳ, vợ hạng nhân công, vợ hạng tù binh, và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt sự luân phiên của “Người nữ bị quy định hình phạt.”

Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ sống chung do tự nguyện … vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung vì y phục … vợ được cưới theo nghi thức … vợ do nâng đỡ gánh nặng … vợ hạng nữ tỳ … vợ hạng nhân công … vợ hạng tù binh … vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự liệt kê và các từ ngữ.

Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung do tự nguyện của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa. Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung vì tài vật … vợ được mua bằng của cải và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên từng phần.

Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ sống chung do tự nguyện và vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung do tự nguyện và vợ trong giây lát … vợ sống chung do tự nguyện và vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên kết hợp.

Phần nhân tố được tóm tắt.

Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là vợ trong giây lát và vợ được mua bằng của cải … vợ trong giây lát và vợ sống chung do tự nguyện … vợ trong giây lát và vợ hạng tù binh của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt phần một nhân tố.

Các phần hai nhân tố, v.v… nên được thực hiện y như thế.

ĐÂY LÀ PHẦN MƯỜI NHÂN TỐ

Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ được mua bằng của cải, vợ sống chung do tự nguyện, vợ sống chung vì tài vật, vợ sống chung vì y phục, vợ được cưới theo nghi thức, vợ do nâng đỡ gánh nặng, vợ hạng nữ tỳ, vợ hạng nhân công, vợ hạng tù binh, và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt sự luân phiên thứ nhì của ‘Người nữ được mẹ bảo hộ.’

Người nữ được cha bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Người nữ được mẹ cha bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Người nữ được anh (em) trai bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Người nữ được chị (em) gái bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Người nữ được thân quyến bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Người nữ được dòng họ bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Người nữ được luân lý bảo hộ phái vị tỳ khưu đi … Người nữ có sự gìn giữ phái vị tỳ khưu đi … Người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ được mua bằng của cải … vợ sống chung do tự nguyện … vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung vì y phục … vợ được cưới theo nghi thức … vợ do nâng đỡ gánh nặng … vợ hạng nữ tỳ … vợ hạng nhân công … vợ hạng tù binh … vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự liệt kê và các từ ngữ.

Người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ được mua bằng của cải và vợ sống chung do tự nguyện ―(như trên)― vợ được mua bằng của cải và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên từng phần.

Người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ sống chung do tự nguyện và vợ sống chung vì tài vật … vợ sống chung do tự nguyện và vợ trong giây lát … vợ sống chung do tự nguyện và vợ được mua bằng của cải của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Sự luân phiên kết hợp.

Phần nhân tố đã được tóm lược.

Người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là vợ trong giây lát và vợ được mua bằng của cải … vợ trong giây lát và vợ sống chung do tự nguyện … vợ trong giây lát và vợ hạng tù binh của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Dứt phần một nhân tố.

Các phần hai nhân tố. v.v… nên được thực hiện y như thế.

ĐÂY LÀ PHẦN MƯỜI NHÂN TỐ

Người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỳ khưu đi: “Thưa ngài, hãy đi đến và nói với người có tên như vầy rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ được mua bằng của cải, vợ sống chung do tự nguyện, vợ sống chung vì tài vật, vợ sống chung vì y phục, vợ được cưới theo nghi thức, vợ do nâng đỡ gánh nặng, vợ hạng nữ tỳ, vợ hạng nhân công, vợ hạng tù binh, và vợ trong giây lát của người tên như vầy.’” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tộisaṅghādisesa.

Sự luân phiên của “Người nữ bị quy định hình phạt.”

Dứt tất cả các phần giản lược theo sự luân phiên.

 

Nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Nhận lời, thông báo, không hồi báo thì phạm tội thullaccaya.

Nhận lời, không thông báo, hồi báo thì phạm tội thullaccaya.

Nhận lời, không thông báo, không hồi báo thì phạm tội dukkaṭa.

Không nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội thullaccaya.

Không nhận lời, thông báo, không hồi báo thì phạm tội dukkaṭa.

Không nhận lời, không thông báo, hồi báo thì phạm tội dukkaṭa.

Không nhận lời, không thông báo, không hồi báo thì vô tội.

Người nam bảo nhiều vị tỳ khưu rằng: “Thưa các ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Tất cả nhận lời, tất cả thông báo, tất cả hồi báo thì tất cả phạm tộisaṅghādisesa.

Người nam bảo nhiều vị tỳ khưu rằng: “Thưa các ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Tất cả nhận lời, tất cả thông báo, rồi bảo một vị hồi báo thì tất cả phạm tội saṅghādisesa.

Người nam bảo nhiều vị tỳ khưu rằng: “Thưa các ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Tất cả nhận lời, rồi bảo một vị thông báo, tất cả hồi báo thì tất cả phạm tội saṅghādisesa.

Người nam bảo nhiều vị tỳ khưu rằng: “Thưa các ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Tất cả nhận lời, sau khi bảo một vị thông báo, rồi bảo một vị hồi báo thì tất cả phạm tội saṅghādisesa.

Người nam bảo vị tỳ khưu rằng: “Thưa ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị nhận lời, thông báo, hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam bảo vị tỳ khưu rằng: “Thưa ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị nhận lời, thông báo, bảo người học trò hồi báo thì phạm tội saṅghādisesa.

Người nam bảo vị tỳ khưu rằng: “Thưa ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị nhận lời, bảo người học trò thông báo, đích thân hồi báo thì phạm tộisaṅghādisesa.

Người nam bảo vị tỳ khưu rằng: “Thưa ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị nhận lời, bảo người học trò thông báo, người học trò sau khi thông báo (trở về) đứng ở bên ngoài rồi (đi) hồi báo thì cả hai phạm tội thullaccaya.[9]

Khi đi làm hoàn tất, khi trở về làm trái lời dặn thì phạm tội thullaccaya. Khi đi làm trái lời dặn, khi trở về làm hoàn tất thì phạm tội thullaccaya. Khi đi làm hoàn tất, khi trở về làm hoàn tất thì phạm tội saṅghādisesa. Khi đi làm trái lời dặn, khi trở về làm trái lời dặn thì vô tội.

Vị đi vì công việc cần thiết của hội chúng hoặc của bảo tháp hoặc của người bệnh, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

–ooOoo–

Chuyện dẫn giải kệ ngôn tóm lược 

Người nữ đã ngủ, đã chết, và đã đi khỏi, không phải người nữ, người nữ vô căn, sau khi gây gỗ, vị đã khuyên giải, và việc mai mối cho người vô căn.

 *****

Vào lúc bấy giờ, có người đàn ông nọ bảo vị tỳ khưu nọ rằng: “Thưa ngài, hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị ấy đã đi và đã hỏi mọi người rằng: – “Cô gái tên như vầy ở đâu?” – “Thưa ngài, cô ta đã ngủ.” Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội saṅghādisesa?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này tỳ khưu, không phạm tội saṅghādisesa mà phạm tội dukkaṭa.” (1)

Vào lúc bấy giờ, có người đàn ông nọ bảo vị tỳ khưu nọ rằng: “Thưa ngài, hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị ấy đã đi và đã hỏi mọi người rằng: – “Cô gái tên như vầy ở đâu?” – “Thưa ngài, cô ta đã chết.” ―(như trên)― “Thưa ngài, cô ta đã đi khỏi.” ―(như trên)― “Thưa ngài, cô ta không phải là người nữ.” ―(như trên)― “Thưa ngài, cô ta là người nữ vô căn.” Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ―(như trên)― “Này tỳ khưu, không phạm tội saṅghādisesa mà phạm tội dukkaṭa.” (2-5)

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ sau khi gây gỗ với chồng đã đi về nhà mẹ. Có vị tỳ khưu nọ thường tới lui với các gia đình đã làm công việc hòa giải. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ―(như trên)― “Này tỳ khưu, có phải cô ta đã bị chồng bỏ?”[10] – “Bạch Thế Tôn, cô ta không bị chồng bỏ.” – “Này tỳ khưu, trường hợp không bị chồng bỏ thì vô tội.” (6)

Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã tiến hành việc mai mối cho người vô căn. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội saṅghādisesa?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này tỳ khưu, không phạm tội saṅghādisesa mà phạm tội thullaccaya.” (7)

Dứt điều học về việc mai mối.

–ooOoo–

 [1] Phỏng dịch theo chú giải (Vin.A. iii, 555). Dịch sát từ là ‘người nữ mang bát nước.’

[2] Bảo hộ: không cho phép đi đến bất cứ nơi đâu. Canh giữ: giữ nàng ở nơi kín đáo, không để các người khác nhìn thấy. Thể hiện sự lãnh đạo: cấm đoán nàng sống ở chỗ theo ý thích. Vận hành sự quản lý: nói rằng: “Hãy làm điều này, chớ có làm điều kia” (VinA. iii, 555).

[3] Sớ Giải (Ṭīkā) giải thích là sasāmikā nghĩa là cô ấy đã có chồng, đã có sở hữu chủ.

[4] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Vợ sống chung vì y phục: đề cập đến người đàn bà nghèo trở thành vợ sau khi nhận lấy y phục cho dầu chỉ là tấm áo choàng.

[5] Vợ được cưới theo nghi thức: Sau khi cả hai người nhúng hai tay vào trong một bát nước nói rằng: “Hãy gắn bó như là nước này, đừng có chia lìa” thì nàng được chấp nhận là vợ theo phong tục.

[6] Vợ do nâng đỡ gánh nặng: Nàng là người kiếm củi, v.v… Sau khi lấy xuống từ đầu của nàng tấm đệm lót để đội vật nặng rồi đem về sống ở trong nhà.

[7] Vợ hạng nữ tỳ: Nàng được thuê làm việc trong nhà. Người đàn ông không hài lòng với vợ của mình rồi san sẽ cuộc sống gia đình với nàng.

[8] Vợ hạng tù binh: Khi đoàn quân dương cờ đi đến chiếm cứ một khu vực và nàng bị bắt đem lại, một người nào đó nhận nàng làm vợ nên được gọi là dhajāhaṭā (VinA. iii, 555).

[9] Người học trò khi quay trở về không báo cho thầy biết (đứng ở bên ngoài) và đích thân đem lại hồi báo cho người đàn ông. Người thầy bản thân nhận lời và bản thân bảo học trò thông báo nên phạm tộithullaccaya vì hai phần ấy; còn người học trò bản thân thông báo và bản thân đem lại (hồi báo) nên phạm tội thullaccaya vì hai phần ấy (VinA. iii, 559).

[10] Ngài Buddhaghosa giải thích alaṃvacanīyāpariccattā (bị từ bỏ). Theo như trong một số quốc độ người đàn bà bị mất đi tính chất làm vợ thì gọi là alaṃvacanīyā. Ý nghĩa của các từ được ghi như sau: alaṃ: vừa đủ, xứng đáng; vacanīya: nên được nói, cần phải nói; alaṃvacanīyā: được nói đủ rồi, hết nước nói, không còn gì để nói (VinA. iii, 561).

[11] Maṇikaṇṭha nghĩa là “cổ có ngọc ma-ni.” Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Nghe nói con rồng chúa ấy khi đi có trang điểm ở cổ một viên ngọc ma-ni lớn vĩ đại (có thể) ban cho tất cả các điều mong ước; vì thế được biết đến với tên Maṇikaṇṭha” (VinA. iii, 565).

[12] Sugatavidatthi (gang tay của đức Thiện Thệ): được ngài Buddhaghosa giải thích bằng ba lần gang tay của người bậc trung, với bàn tay của người thợ nề thì bằng một gang rưỡi (VinA. iii, 567). Cũng vậy, HT. Bửu Chơn ghi rằng 1 gang của người bậc trung là 0,25 mét và tính ra diện tích là 9,00 mét x 5,20 mét (Tứ Thanh Tịnh Giới, trang 33, ở phần chú thích). Trong tài liệu Vinayamukha, ngài Mahāsamaṇa Chao đề nghị rằng sugatavidatthi, tức là gang tay của đức Thiện Thệ, nên được tính theo kích thước trung bình là 0,25 mét; như vậy diện tích sẽ là 3,00 mét x 1,75 mét. Vì đây là kuṭi (cốc) nên chúng tôi nghĩ rằng kích thước thứ hai hợp lý hơn.

[13] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Ngoại trừ nhà ở cho mục đích trú ngụ của vị ấy (thì phạm tội). Nếu vị ấy cho xây dựng bảo rằng: “Sẽ là nhà làm lễ Uposatha, nhà tắm hơi, nhà ăn, nhà đốt lửa khác nữa,” trong mọi trường hợp thì vô tội. Tuy nhiên, nếu vị ấy nghĩ rằng: “Sẽ là nhà làm lễ Uposatha và ta sẽ trú ngụ,” hoặc “Sẽ là nhà tắm hơi, nhà ăn, nhà đốt lửa và ta sẽ trú ngụ,” trong khi được cho làm thì vị ấy phạm tội (VinA. iii, 574).

Đọc sách ebook: PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU I

–ooOoo–

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *