PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU II – CHƯƠNG PĀCITTIYA: PHẨM NÓI DỐI – ĐIỀU HỌC VỀ NÓI ĐÂM THỌC

Phân Tích Giới Tỳ Khưu II

Chương 6: Pācittiya

Điều học về nói đâm thọc

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư tạo ra sự đâm thọc giữa các tỳ khưu đã nảy sanh sự xung đột, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận, sau khi nghe từ vị này rồi kể lại cho vị kia đưa đến sự chia rẽ với vị này, sau khi nghe từ vị kia rồi kể lại cho vị này đưa đến sự chia rẽ với vị kia; vì thế các sự xung đột chưa sanh khởi được sanh khởi, và các sự xung đột đã sanh khởi càng phát triển rộng lớn và tăng thêm nhiều hơn nữa. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)―, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại tạo ra sự đâm thọc giữa các tỳ khưu đã nảy sanh sự xung đột, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận, sau khi nghe từ vị này rồi kể lại cho vị kia đưa đến sự chia rẽ với vị này, sau khi nghe từ vị kia rồi kể lại cho vị này đưa đến sự chia rẽ với vị kia; vì thế các sự xung đột chưa sanh khởi được sanh khởi, và các sự xung đột đã sanh khởi càng phát triển rộng lớn và tăng thêm nhiều hơn nữa?”

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi tạo ra sự đâm thọc giữa các tỳ khưu đã nảy sanh sự xung đột, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận, sau khi nghe từ vị này rồi kể lại cho vị kia đưa đến sự chia rẽ với vị này, sau khi nghe từ vị kia rồi kể lại cho vị này đưa đến sự chia rẽ với vị kia; vì thế các sự xung đột chưa sanh khởi được sanh khởi, và các sự xung đột đã sanh khởi càng phát triển rộng lớn và tăng thêm nhiều hơn nữa, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: – “Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi lại tạo ra sự đâm thọc giữa các tỳ khưu đã nảy sanh sự xung đột, đã nảy sanh sự cãi cọ, đã tiến đến sự tranh luận, sau khi nghe từ vị này rồi kể lại cho vị kia đưa đến sự chia rẽ với vị này, sau khi nghe từ vị kia rồi kể lại cho vị này đưa đến sự chia rẽ với vị kia; vì thế các sự xung đột chưa sanh khởi được sanh khởi, và các sự xung đột đã sanh khởi càng phát triển rộng lớn và tăng thêm nhiều hơn nữa vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:

Khi (tạo ra) sự đâm thọc giữa các tỳ khưu thì phạm tội pācittiya.”

Sự đâm thọc nghĩa là sự đâm thọc vì hai nguyên do: của vị ao ước được thương hoặc là của vị có ý định chia rẽ. Vị tạo ra sự đâm thọc theo mười biểu hiện: theo sự sanh ra, theo tên gọi, theo dòng họ, theo công việc, theo nghề nghiệp, theo bệnh tật, theo đặc điểm, theo phiền não, theo sự vi phạm, và bằng sự sỉ vả.

Sự sanh ra nghĩa là có hai sự sanh ra: sự sanh ra thấp kém và sự sanh ra cao quý. Sự sanh ra thấp kém nghĩa là sự sanh ra của hạng cùng đinh, sự sanh ra của hạng đan tre, sự sanh ra của hạng thợ săn, sự sanh ra của hạng làm xe, sự sanh ra của hạng hốt rác; sự sanh ra ấy gọi là sự sanh ra thấp kém. Sự sanh ra cao quý là sự sanh ra của hạng Sát-đế-lỵ và sự sanh ra của Bà-la-môn; sự sanh ra ấy gọi là sự sanh ra cao quý. ―(như trên)―

Sự sỉ vả nghĩa là có hai sự sỉ vả: sự sỉ vả thấp kém và sự sỉ vả cao quý. Sự sỉ vả thấp kém nghĩa là (nói rằng): “Ngươi là con lạc đà, ngươi là con cừu, ngươi là con bò, ngươi là con lừa, ngươi là loài thú, ngươi đi địa ngục, không có cõi trời cho ngươi, khổ cảnh chờ đợi ngươi,” đệm vào tiếng ‘ya,’ hoặc đệm vào tiếng ‘bha,’ hoặc gọi là ‘kāṭa’ đối với người nam và ‘koṭacikā’ đối với người nữ; sự sỉ vả ấy gọi là sự sỉ vả thấp kém. Sự sỉ vả cao quý nghĩa là (nói rằng): “Ngươi là người thông thái, ngươi là người có kinh nghiệm, ngươi là người thông minh, ngươi là người học rộng, ngươi là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi;” sự sỉ vả ấy gọi là sự sỉ vả cao quý.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là Avakaṇṇaka, là Javakaṇṇaka, là Dhaniṭṭhaka, là Saviṭṭhaka, là Kulavaḍḍhaka” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là Buddharakkhita, là Dhammarakkhita, là Saṅgharakkhita” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là Kosiya, là Bhāradvāja” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là Gotama, là Moggallāna, là Kaccāna, là Vāseṭṭha” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là thợ mộc, người hốt dọn bông hoa” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là nông phu, thương buôn, người chăn bò” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là thợ đan tre, thợ làm gốm, thợ dệt, thợ thuộc da, thợ hớt tóc” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là quản lý, kế toán, thư ký” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là người bệnh cùi, người bệnh mụt nhọt, người bệnh chàm, người bệnh lao phổi, người bệnh động kinh” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là người bệnh tiểu đường” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là quá cao, quá lùn, quá đen, quá trắng” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là không quá cao, không quá lùn, không quá đen, không quá trắng” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi bị tham khuấy nhiễu, bị sân khuấy nhiễu, bị si khuấy nhiễu” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi có tham đã lìa, có sân đã lìa, có si đã lìa” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi vi phạm tội pārājika, vi phạm tộisaṅghādisesa, vi phạm tội thullaccaya, vi phạm tội pācittiya, vi phạm tội pāṭidesanīya, vi phạm tội dukkaṭa, vi phạm tội dubbhāsita” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là vị vi phạm vào dòng Thánh” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là con lạc đà, con cừu, con bò, con lừa, loài thú, người địa ngục, không có cõi trời cho ngươi, khổ cảnh chờ đợi ngươi” thì phạm tộipācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói ngươi là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là vị Pháp sư, không có khổ cảnh cho ngươi, cõi trời chờ đợi ngươi” thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói: ‘Ở đây có một số vị là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác.’ Vị ấy chỉ nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói: ‘Ở đây có một số vị là Sát-đế-lỵ, là Bà-la-môn.’ Vị ấy chỉ nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói: ‘Ở đây có một số vị là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho những người ấy, cõi trời chờ đợi những người ấy.’ Vị ấy chỉ nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭatheo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói: ‘Có lẽ những người này là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác.’ Vị ấy chỉ nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói: ―(như trên)― ‘Có lẽ những người nào là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, những người ấy không có khổ cảnh, cõi trời chờ đợi những người ấy.’ Vị ấy chỉ nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói: ‘Chúng tôi không phải là hạng cùng đinh, hạng đan tre, hạng thợ săn, hạng làm xe, hạng hốt rác.’ Vị ấy chỉ nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói. ―(như trên)―

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên (nói rằng): “Vị tên (như vầy) nói: ‘Chúng tôi không phải là thông thái, có kinh nghiệm, thông minh, học rộng, là Pháp sư, không có khổ cảnh cho chúng tôi, cõi trời chờ đợi chúng tôi.’ Vị ấy chỉ nói điều ấy, không nói điều khác” thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ vị đã tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ người chưa tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với vị đã tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị đã tu lên bậc trên nghe từ người chưa tu lên bậc trên rồi tạo ra sự đâm thọc đối với người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa theo từng lời nói.

Vị không ao ước được thương, vị không có ý định chia rẽ, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *