PHẬT SỬ – LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT: Lịch Sử Đức Phật Dīpaṅkara

LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT 

Lịch Sử Đức Phật Dīpaṅkara

  1. Lúc bấy giờ, sau khi đã dâng vật thực đến đấng Lãnh Đạo Thế Gian cùng với hội chúng (tỳ khưu), họ đã đi đến nương nhờ (quy y) bậc Đạo Sư Dīpaṅkara ấy.
  2. Đức Như Lai đã an trú người này vào việc đi đến nương nhờ (quy y), người kia vào năm giới, người khác vào mười giới.
  3. Ngài ban cho vị này tư cách Sa-môn trong bốn quả vị tối thượng. Ngài ban cho vị kia tuệ phân tích thuộc về các pháp không gì sánh kịp.
  4. Đấng Nhân Ngưu ban cho người này tám tầng thiền quý báu, ban tặng cho người kia ba minh, sáu thắng trí (lục thông).
  5. Bậc Đại Hiền Triết ấy đã giáo huấn đám đông bằng phương thức ấy. Nhờ vậy, Giáo Pháp của đấng Lãnh Đạo Thế Gian đã được phổ biến rộng rãi.
  6. Vị có tên Dīpaṅkara, có quai hàm lớn vai rộng, giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua, giúp cho họ hoàn toàn thoát khỏi khổ cảnh.
  7. Sau khi nhìn thấy chúng sanh có thể giác ngộ dầu ở cách trăm ngàn do-tuần, bậc Đại Hiền Triết đi đến trong khoảnh khắc và giác ngộ người ấy.
  8. Trong sự lãnh hội lần thứ nhất, đức Phật đã giác ngộ một trăm koṭi (1 tỷ) vị. Trong sự lãnh hội lần thứ nhì, bậc Lãnh Đạo đã giác ngộ chín mươi koṭi (chín trăm triệu) vị.
  9. Và khi đức Phật thuyết giảng Giáo Pháp ở tại cung trời, đã có sự lãnh hội lần thứ ba là của chín mươi ngàn koṭi (chín trăm tỷ) vị.
  10. Bậc Đạo Sư Dīpaṅkara có ba lần tụ hội. Cuộc tụ hội lần thứ nhất là của một trăm ngàn koṭi (một ngàn tỷ, một triệu triệu) vị.
  11. Hơn nữa, khi đấng Chiến Thắng sống biệt cư tại đỉnh núi Nārada, một trăm koṭi bậc Lậu Tận không còn ô nhiễm đã tụ hội lại.
  12. Vào thời gian đấng Đại Hùng ngự ở ngọn núi Sudassana, bậc Đại Hiền Triết đã hành lễ Pavāraṇā[24] với chín mươi ngàn koṭi vị.
  13. Vào lúc bấy giờ, ta là đạo sĩ bện tóc có khổ hạnh cao tột, đi lại ở trên không trung, toàn hảo về năm thắng trí.
  14. Đã có sự lãnh hội Giáo Pháp của mười ngàn, hai mươi ngàn vị. Sự lãnh hội của một hai vị là không kể đến theo cách thức tính toán.
  15. Khi ấy, Giáo Pháp vô cùng thanh tịnh của đức Thế Tôn Dīpaṅkara đã được phát triển, thành công, và phổ biến rộng rãi đến số đông người.
  16. Bốn trăm ngàn vị Lục Thông có đại thần lực luôn luôn tề tựu xung quanh bậc Thông Suốt Thế Gian Dīpaṅkara.
  17. Vào lúc bấy giờ, những ai từ bỏ bản thể nhân loại còn là những bậc Hữu Học có tâm trí chưa được thành đạt, những người ấy bị chê trách.
  18. Nhờ vào các vị A-la-hán có các lậu hoặc đã tận không còn ô nhiễm như thế ấy, lời tuyên thuyết được khéo léo đươm hoa luôn luôn sáng chói.
  19. Thành phố có tên là Rammavatī, vị vua dòng Sát-đế-lỵ tên là Sudeva, người mẹ của đấng Đạo Sư Dīpaṅkara tên là Sumedhā.
  20. Đấng Chiến Thắng đã ở giữa gia đình trong mười ngàn năm. Có ba tòa lâu đài tuyệt vời gọi tên là Haṃsā, Koñcā, và Mayūrā.
  21. Có ba trăm ngàn phụ nữ được trang điểm. Nữ nhân ấy (người vợ) tên là Padumā. Con trai tên là Usabhakkhandha.
  22. Sau khi nhìn thấy bốn điều báo hiệu, đấng Chiến Thắng đã ra đi bằng phương tiện voi và đã ra sức nỗ lực mười tháng không thiếu sót.
  23. Sau khi thực hành hạnh nỗ lực, bậc Hiền Triết đã giác ngộ bằng tâm. Bậc Đại Hiền Triết Dīpaṅkara đã được đấng Phạm Thiên thỉnh cầu.
  24. Bậc Đại Hùng, đấng Chiến Thắng oai lực, có bánh xe (Chánh Pháp) được chuyển vận tại tu viện Nandā. Ngồi ở gốc cây Sirisa, Ngài đã khuất phục hàng ngoại đạo.
  25. Sumaṅgala và Tissa đã là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả của bậc Đạo Sư Dīpaṅkara tên là Sāgata.
  26. Nandā và luôn cả Sunandā đã là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là “Pipphalī.”
  27. Tapussa và Bhallika đã là (hai) thí chủ hộ độ hàng đầu. Sirimā và Soṇā đã là (hai) nữ thí chủ hộ độ của bậc Đạo Sư Dīpaṅkara.
  28. Cao tám mươi cánh tay,[25] vị Đại Hiền Triết Dīpaṅkara sáng ngời như cây cột đèn, như là cây Sālā chúa đã được trổ hoa.
  29. Tuổi thọ của vị Đại Ẩn Sĩ ấy là một trăm ngàn năm. Trong khi tồn tại đến chừng ấy, vị ấy đã giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
  30. Ngài đã làm rạng rỡ Chánh Pháp và đã giúp cho dân chúng vượt qua. Sau khi rực cháy như là khối lửa, Ngài cùng với các vị Thinh Văn đã Niết Bàn.
  31. Thần thông ấy, danh tiếng ấy, và các bánh xe châu báu ấy ở hai bàn chân, tất cả đều hoàn toàn biết mất; phải chăng tất cả các hành là trống không?
  32. Đấng Chiến Thắng, bậc Đạo Sư Dīpaṅkara đã Niết Bàn tại tu viện Nandā. Bảo tháp của đấng Chiến Thắng dành cho vị ấy có chiều cao ba mươi sáu do-tuần là ở ngay tại nơi ấy.”

Lịch sử đức Phật Dīpaṅkara là phần thứ nhất.

–ooOoo–

2. Lịch Sử Đức Phật Koṇḍañña

  1. Sau (đức Phật) Dīpaṅkara, vị Lãnh Đạo tên Koṇḍañña có vinh quang vô tận, danh tiếng vô cùng, không thể đo lường, khó thể đạt đến.
  2. Vị ấy được ví như trái đất về sự kham nhẫn, như biển cả về giới hạnh, như núi Meru về thiền định, như bầu trời về trí tuệ.
  3. Vì lợi ích của tất cả chúng sanh, đức Phật luôn luôn giảng giải bài giảng về Căn Quyền, về Lực, về các Chi Phần đưa đến Giác Ngộ, về Đạo Lộ, về Chân Lý.
  4. Trong khi đấng Lãnh Đạo Thế Gian Koṇḍañña đang chuyển vận bánh xe Chánh Pháp, đã có sự lãnh hội lần thứ nhất là của một trăm ngàn koṭi vị.
  5. Về sau vào lúc khác, trong khi thuyết giảng ở cuộc tụ hội của loài người và chư thiên, đã có sự lãnh hội lần thứ nhì là của chín chục ngàn koṭi vị.
  6. Trong khi khuất phục các ngoại đạo, lúc ấy đức Phật đã thuyết giảng Giáo Pháp; đã có sự lãnh hội Giáo Pháp của tám chục ngàn koṭi vị.
  7. Bậc Đại Ẩn Sĩ Koṇḍañña đã có ba lần tụ hội gồm các vị Lậu Tận, không còn ô nhiễm, có tâm thanh tịnh như thế ấy.
  8. Cuộc hội tụ thứ nhất gồm có một trăm ngàn koṭi vị, thứ nhì gồm có một ngàn koṭi vị, thứ ba gồm có chín mươi koṭi vị.
  9. Vào lúc bấy giờ, ta là vị Sát-đế-lỵ tên Vijitāvī. Ta thể hiện quyền thống trị từ đầu này đến đầu kia của biển cả.
  10. Ta đã làm hài lòng một trăm ngàn koṭi vị đại ẩn sĩ không còn ô nhiễm cùng với đấng Lãnh Đạo Tối Thắng của thế gian bằng vật thực tuyệt hảo.
  11. Đức Phật ấy, đấng Lãnh Đạo Thế Gian Koṇḍañña, cũng đã chú nguyện cho ta rằng: “Trong vô lượng kiếp tính từ thời điểm này, (người này) sẽ trở thành vị Phật ở thế gian.
  12. Sau khi rời khỏi (thành phố) xinh đẹp tên là Kapila, đức Như Lai ra sức nỗ lực và thực hiện hành động khó thực hành được (khổ hạnh).
  13. Sau khi ngồi xuống ở cội cây của những người chăn dê, đức Như Lai nhận lấy món cơm sữa ở tại nơi ấy rồi đi đến Nerañjarā (Ni-liên-thiền).
  14. Ở tại bờ sông Nerañjarā, đấng Chiến Thắng ấy thọ thực món cơm sữa rồi đi đến cội cây Bồ Đề bằng đạo lộ cao quý đã được dọn sẵn.
  15. Kế đó, sau khi nhiễu quanh khuôn viên của cội Bồ Đề, bậc Vô Thượng, vị có danh tiếng vĩ đại sẽ được giác ngộ ở tại cội cây Assattha.
  16. Người mẹ sanh ra vị này sẽ có tên là Māyā. Người cha tên là Suddhodana. Vị này sẽ là Gotama.
  17. Kolita và Upatissa sẽ là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả tên là Ānanda sẽ phục vụ đấng Chiến Thắng ấy.
  18. Khemā và Uppalavaṇṇā sẽ là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là ‘Assattha.’
  19. Citta và Haṭṭhāḷavaka sẽ là (hai) nam thí chủ hộ độ hàng đầu. Uttarā và Nandamātā sẽ là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu. Tuổi thọ (vào thời) của vị Gotama có danh tiếng ấy là một trăm năm.”
  20. Sau khi nghe được lời nói này của vị Đại Ẩn Sĩ không ai sánh bằng, chư thiên và nhân loại vui mừng (nghĩ rằng): “Vị này là chủng tử mầm mống của chư Phật.”
  21. Họ thốt lên những tiếng reo hò, vỗ tay, và nở nụ cười. Mười ngàn thế giới luôn cả chư thiên chắp tay cúi lạy (nói rằng):
  22. Nếu chúng tôi thất bại với lời giáo huấn của đấng Lãnh Đạo Thế Gian này thì chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.
  23. Giống như những người đang băng ngang giòng sông không đạt được bến bờ đối diện, họ vượt qua giòng sông rộng lớn sau khi đạt được bến bờ ở bên dưới.
  24. Tương tợ y như thế, nếu tất cả chúng tôi lỡ dịp với đấng Chiến Thắng này thì chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.”
  25. Sau khi nghe được lời nói của vị ấy, ta đã tăng thêm niềm tín tâm. Trong khi làm hoàn mỹ cho chính mục đích ấy,[26] ta đã dâng lên đấng Chiến Thắng vương quốc rộng lớn. Sau khi từ bỏ vương quốc rộng lớn, ta đã xuất gia trong sự chứng minh của vị ấy.
  26. Sau khi học tập toàn bộ Kinh và luôn cả Luật tức là Giáo Pháp của bậc Đạo Sư gồm chín thể loại, ta đã làm rạng rỡ Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng.
  27. Trong khi sống không xao lãng trong Giáo Pháp ấy trong khi ngồi, đứng, đi kinh hành, sau khi làm toàn hảo các thắng trí, ta đã đi đến thế giới của Phạm Thiên.
  28. Thành phố có tên là Rammavatī, vị vua dòng Sát-đế-lỵ tên là Sunanda, người mẹ của vị Đại Ẩn Sĩ Koṇḍañña tên là Sujātā.
  29. Vị ấy đã ở giữa gia đình mười ngàn năm. Có ba tòa lâu đài tuyệt vời là Suci, Suruci, và Subha.
  30. Có ba trăm ngàn phụ nữ được trang điểm. Nữ nhân ấy (người vợ) tên là Rucidevī. Con trai tên là Vijitasena.
  31. Sau khi nhìn thấy bốn điều báo hiệu, đấng Chiến Thắng đã ra đi bằng phương tiện cỗ xe và đã ra sức nỗ lực mười tháng không thiếu sót.
  32. Được đấng Phạm Thiên thỉnh cầu, bậc Tối Thượng Nhân, đấng Đại Hùng Koṇḍañña đã chuyển vận bánh xe (Chánh Pháp) ở khu rừng lớn của chư thiên.
  33. Bhadda và luôn cả Subhadda đã là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả của bậc Đại Ẩn Sĩ Koṇḍañña tên là Anuruddha.
  34. Tissā và Upatissā đã là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của vị Đại Ẩn Sĩ Koṇḍañña là giống cây Sālā tốt lành (sāla-kalyāṇika).
  35. Soṇa và Upasoṇa đã là (hai) thí chủ hộ độ hàng đầu. Nandā và luôn cả Sirimā đã là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu.
  36. Cao tám mươi tám cánh tay (40 mét), bậc Đại Hiền Triết ấy sáng ngời tợ như mặt trăng,[27] giống như mặt trời lúc chính ngọ.
  37. Tuổi thọ được biết là kéo dài đến một trăm ngàn năm. Trong khi tồn tại đến chừng ấy, vị ấy đã giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
  38. Trái đất được điểm tô với những bậc Lậu Tận không còn ô nhiễm giống như là bầu trời được tô điểm bởi các vì tinh tú, và vị ấy đã rạng rỡ như thế.
  39. Các bậc long tượng ấy là vô lượng, không bị dao động, khó thể đạt đến. Sau khi thị hiện giống như là tia chớp, các vị có danh tiếng vĩ đại ấy đã Niết bàn.
  40. Thần thông ấy và (thiền) định đã được phát triển toàn diện bằng trí tuệ của đấng Chiến Thắng là vô song, tất cả đều hoàn toàn biết mất; phải chăng tất cả các hành là trống không?
  41. Đức Phật Koṇḍañña, bậc có niềm vinh quang, đã Niết Bàn tại tu viện Canda. Ngôi bảo tháp đẹp đẽ (dành cho vị ấy) đã được dựng lên cao bảy do-tuần ở ngay tại nơi ấy.

Lịch sử đức Phật Koṇḍañña là phần thứ nhì.

–ooOoo–

3. Lịch Sử Đức Phật Maṅgala

  1. Sau (đức Phật) Koṇḍañña, vị Lãnh Đạo tên là Maṅgala đã hủy diệt bóng tối ở thế gian và nâng cao ngọn đuốc Chánh Pháp.
  2. Hào quang của vị ấy là vô song, vượt trội các đấng Chiến Thắng khác, tiêu diệt ánh sáng mặt trăng mặt trời, và rọi sáng mười ngàn thế giới.
  3. Đức Phật ấy cũng đã giảng giải về bốn Chân Lý cao quý tối thượng. Những ai đã uống chất tinh túy của Chân Lý, những vị ấy xua tan bóng tối mịt mùng.
  4. Sau khi đạt đến quả vị Giác Ngộ vô song, trong buổi thuyết giảng Giáo Pháp lần đầu tiên, đã có sự lãnh hội lần thứ nhất của một trăm ngàn koṭi vị.
  5. Đức Phật đã thuyết giảng Giáo Pháp ở cung điện của vị Chúa Trời. Khi ấy đã có sự lãnh hội lần thứ nhì của chín trăm ngàn koṭi vị.
  6. Khi đức Chuyển Luân Vương Sunanda đi đến gặp đấng Toàn Giác, khi ấy đấng Toàn Giác đã gióng tiếng trống cao quý tối thượng của Giáo Pháp.
  7. Và khi ấy, những người tùy tùng của (đức vua) Sunanda gồm có chín mươi koṭi vị. Tất cả những người ấy không thiếu sót ai đã trở thành tỳ khưu theo hình thức gọi đến.[28]
  8. Vị Đại Ẩn Sĩ Maṅgala đã có ba lần tụ hội. Cuộc hội tụ thứ nhất gồm có một trăm ngàn koṭi vị.
  9. Lần thứ nhì gồm có một ngàn koṭi vị. Lần thứ ba gồm có chín mươi koṭi vị. Khi ấy, là cuộc hội tụ của các bậc Lậu Tận không còn ô nhiễm.
  10. Vào lúc bấy giờ, ta là Bà-la-môn tên Suruci, là vị trì tụng, nắm vững chú thuật, thành thạo ba bộ Vệ Đà.
  11. Ta đã đi đến gặp và đã quy y bậc Đạo Sư ấy. Ta đã cúng dường hương thơm và tràng hoa đến hội chúng có bậc Toàn Giác đứng đầu. Sau khi cúng dường hương thơm và tràng hoa, ta đã làm hài lòng (các vị) với món gavapāna.[29]
  12. Vị Phật ấy, đấng Tối Thượng Nhân Maṅgala, cũng đã chú nguyện cho ta rằng: “Trong vô lượng kiếp tính từ thời điểm này, người này sẽ trở thành vị Phật.
  13. Sau khi rời khỏi (thành phố) xinh đẹp tên là Kapila, đức Như Lai ra sức nỗ lực và thực hiện hành động khó thực hành được (khổ hạnh).
  14. Sau khi ngồi xuống ở cội cây của những người chăn dê, đức Như Lai nhận lấy món cơm sữa ở tại nơi ấy rồi đi đến Nerañjarā (Ni-liên-thiền).
  15. Ở tại bờ sông Nerañjarā, đấng Chiến Thắng ấy thọ thực món cơm sữa rồi đi đến cội cây Bồ Đề bằng đạo lộ cao quý đã được dọn sẵn.
  16. Kế đó, sau khi nhiễu quanh khuôn viên của cội Bồ Đề, bậc Vô Thượng, vị có danh tiếng vĩ đại sẽ được giác ngộ ở tại cội cây Assattha.

 17.Người mẹ sanh ra vị này sẽ có tên là Māyā. Người cha tên là Suddhodana. Vị này sẽ là Gotama.Kolita và Upatissa sẽ là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả tên là Ānanda sẽ phục vụ đấng Chiến Thắng ấy.

  1. Khemā và Uppalavaṇṇā sẽ là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là ‘Assattha.’
  2. Citta và Haṭṭhāḷavaka sẽ là (hai) thí chủ hộ độ hàng đầu. Uttarā và Nandamātā sẽ là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu. Tuổi thọ (vào thời) của vị Gotama có danh tiếng ấy là một trăm năm.”
  3. Sau khi nghe được lời nói này của bậc Đại Ẩn Sĩ không ai sánh bằng, chư thiên và nhân loại vui mừng (nghĩ rằng): “Vị này là chủng tử mầm mống của chư Phật.”
  4. Họ thốt lên những tiếng reo hò, vỗ tay, và nở nụ cười. Mười ngàn thế giới luôn cả chư thiên chắp tay cúi lạy (nói rằng):
  5. Nếu chúng tôi thất bại với lời giáo huấn của đấng Lãnh Đạo Thế Gian này thì chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.
  6. Giống như những người đang băng ngang giòng sông không đạt được bến bờ đối diện, họ vượt qua giòng sông rộng lớn sau khi đạt được bến bờ ở bên dưới.
  7. Tương tợ y như thế, nếu tất cả chúng tôi lỡ dịp với đấng Chiến Thắng này thì chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.”
  8. Nghe được lời nói của vị ấy, ta đã tăng thêm niềm tín tâm. Ta đã quyết định sự thực hành tối thắng để làm tròn đủ sự toàn hảo về mười pháp.
  9. Khi ấy, trong lúc đang tăng trưởng niềm hoan hỷ đối với việc đạt đến quả vị Toàn Giác cao quý, ta đã cúng dường ngôi nhà của ta đến đức Phật và đã xuất gia trong sự chứng minh của vị ấy.
  10. Sau khi học tập toàn bộ Kinh và luôn cả Luật tức là Giáo Pháp của bậc Đạo Sư gồm chín thể loại, ta đã làm rạng rỡ Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng.
  11. Trong khi sống không xao lãng trong Giáo Pháp ấy, sau khi tu tập pháp hành của Phạm Thiên và làm toàn hảo các thắng trí, ta đã đi đến thế giới của Phạm Thiên.
  12. Thành phố có tên là Uttara, vị vua dòng Sát-đế-lỵ tên là Uttara, người mẹ của vị Đại Ẩn Sĩ Maṅgala tên là Uttarā.
  13. Vị ấy đã sống ở giữa gia đình trong chín ngàn năm. Có ba tòa lâu đài tuyệt vời là Yasavā, Sucimā, và Sirimā.
  14. Có đầy đủ ba mươi ngàn phụ nữ được trang điểm. Nữ nhân ấy (người vợ) tên là Yasavatī. Con trai tên là Sīvala.
  15. Sau khi nhìn thấy bốn điều báo hiệu, đấng Chiến Thắng đã ra đi bằng phương tiện ngựa và đã ra sức nỗ lực tám tháng không thiếu sót.
  16. Được đấng Phạm Thiên thỉnh cầu, vị Lãnh Đạo Thế Gian, đấng Đại Hùng Maṅgala, đã chuyển vận bánh xe (Chánh Pháp) ở khu rừng Siri cao quý tối thượng.
  17. Sudeva và Dhammasena đã là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả của bậc Đại Ẩn Sĩ Maṅgala tên là Pālita.
  18. Sīvalā và Asokā đã là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi là “Cây Nāga.”
  19. Nanda và luôn cả Visākha đã là (hai) thí chủ hộ độ hàng đầu. Anulā và luôn cả Sutanā đã là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu.
  20. Bậc Đại Hiền Triết cao tám mươi tám ratana.[30] Từ thân vị ấy phát ra hàng trăm ngàn ánh hào quang.
  21. Tuổi thọ được biết là kéo dài đến chín mươi ngàn năm. Trong khi tồn tại đến chừng ấy, vị ấy đã giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
  22. Cũng giống như sóng ở biển, không thể nào tính đếm chúng được; tương tợ y như thế, các Thinh Văn của Ngài không thể nào tính đếm các vị ấy được.
  23. Trong khi bậc Toàn Giác, đấng Lãnh Đạo Thế Gian Maṅgala còn hiện tiền, vào khi ấy không có cái chết vẫn còn phiền não ở trong Giáo Pháp của vị ấy.
  24. Sau khi đã nâng đỡ ngọn đuốc Chánh Pháp, sau khi đã giúp cho đại chúng vượt qua, sau khi rực cháy như là cây cột khói, vị có danh tiếng lớn lao ấy đã Niết Bàn.
  25. Sau khi đã chỉ cho thế gian luôn cả chư thiên thấy được bản chất cơ bản của các hành, (vị ấy) đã phát cháy như là khối lửa, tương tợ như mặt trời đã lặn.
  26. Đức Phật Maṅgala đã Niết Bàn tại công viên tên là Vessara. Ngôi bảo tháp của đấng Chiến Thắng dành cho vị ấy đã được dựng lên cao ba mươi do-tuần ở ngay tại nơi ấy.

Lịch sử đức Phật Maṅgala là phần thứ ba.

–ooOoo–

4. Lịch Sử Đức Phật Sumana

  1. Sau (đức Phật) Maṅgala, vị Lãnh Đạo tên Sumana là bậc Tối Thượng của tất cả chúng sanh, không ai sánh bằng về tất cả các pháp (giới, định, tuệ).
  2. Khi ấy ở thành phố Mekhala, Ngài đã gióng lên tiếng trống bất tử được liên kết với những hồi tù và Giáo Pháp là lời giáo huấn của đấng Chiến Thắng gồm chín thể loại.
  3. Sau khi chiến thắng các phiền não, đấng Đạo Sư ấy đã đạt đến quả vị Toàn Giác tối thượng và đã tạo lập thành phố là thành phố Chánh Pháp cao quý tối thượng.
  4. Vị ấy đã tạo ra con đường lớn không bị cách khoảng, không khúc khuỷu, thẳng tắp, dài và rộng, (ấy là) Tứ Niệm Xứ cao quý tối thượng.
  5. Nơi đó, ở tại con đường Ngài đã trưng bày bốn quả vị Sa-môn, bốn tuệ phân tích, sáu thắng trí, và tám thiền chứng.
  6. Những ai không dễ duôi, (tâm) không bị ngăn trở, có được sự hổ thẹn tội lỗi và sự tinh tấn, chính những người ấy đạt được các đức hạnh cao quý này một cách dễ dàng.
  7. Như thế bằng phương thức ấy, bậc Đạo Sư, trong lúc nâng đỡ đại chúng, đã giác ngộ trước tiên một trăm ngàn koṭi vị.
  8. Trong thời điểm đấng Đại Hùng đã giáo huấn các đồ chúng ngoại đạo, là lúc thuyết giảng Giáo Pháp lần thứ nhì, một trăm ngàn koṭi người đã lãnh hội.
  9. Vào lúc chư thiên và nhân loại có sự đồng lòng nhất trí đã vấn câu hỏi về sự Tịch Diệt và luôn cả sự nghi ngờ ở trong tâm nữa.
  10. Khi ấy, cũng vào dịp thuyết giảng Giáo Pháp giải thích rõ ràng về sự Tịch Diệt, đã có sự lãnh hội lần thứ ba là của chín mươi ngàn koṭi vị.
  11. Bậc Đại Ẩn Sĩ Sumana đã có ba lần tụ hội gồm các vị Lậu Tận không còn ô nhiễm, có tâm thanh tịnh như thế ấy.
  12. Khi đức Thế Tôn đã trải qua mùa (an cư) mưa, vào ngày lễ Pavāraṇā đã được công bố, đức Như Lai đã hành lễ Pavāraṇā cùng với một trăm ngàn koṭi vị.
  13. Sau đó vào lúc khác, khi các vị không còn ô nhiễm đã tụ hội ở ngọn núi Kañcana, đã có cuộc hội tụ thứ nhì của chín mươi ngàn koṭi vị.
  14. Khi Chúa Trời Sakka đi đến chiêm ngưỡng đức Phật, đã có cuộc hội tụ thứ ba của tám mươi ngàn koṭi vị.
  15. Vào lúc bấy giờ, ta là vị Long Vương tên Atula, có đại thần lực, có sự tích lũy các thiện pháp được dồi dào.
  16. Khi ấy, sau khi rời khỏi long cung ta đã cùng thân quyến phục vụ đấng Chiến Thắng cùng với hội chúng bằng các nhạc cụ thiên đình của loài rồng.
  17. Ta đã làm hài lòng một trăm ngàn koṭi vị với thức ăn và nước uống. Sau khi dâng mỗi một vị hai xấp vải, ta đã quy y vị ấy.
  18. Đức Phật ấy, đấng Lãnh Đạo Thế Gian Sumana, cũng đã chú nguyện cho ta rằng: “Trong vô lượng kiếp tính từ thời điểm này, người này sẽ trở thành vị Phật.
  19. Sau khi rời khỏi (thành phố) xinh đẹp tên là Kapila, đức Như Lai ra sức nỗ lực và thực hiện hành động khó thực hành được (khổ hạnh).
  20. Sau khi ngồi xuống ở cội cây của những người chăn dê, đức Như Lai nhận lấy món cơm sữa ở tại nơi ấy rồi đi đến Nerañjarā (Ni-liên-thiền).
  21. Ở tại bờ sông Nerañjarā, đấng Chiến Thắng ấy thọ thực món cơm sữa rồi đi đến cội cây Bồ Đề bằng đạo lộ cao quý đã được dọn sẵn.
  22. Kế đó, sau khi nhiễu quanh khuôn viên của cội Bồ Đề tối thắng, vị có danh tiếng vĩ đại sẽ được giác ngộ ở tại cội cây Assattha.
  23. Người mẹ sanh ra vị này sẽ có tên là Māyā. Người cha tên là Suddhodana. Vị này sẽ là Gotama.
  24. Kolita và Upatissa sẽ là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả tên là Ānanda sẽ phục vụ đấng Chiến Thắng ấy.
  25. Khemā và Uppalavaṇṇā sẽ là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là ‘Assattha.
  26. Citta và Haṭṭhāḷavaka sẽ là (hai) nam thí chủ hộ độ hàng đầu. Uttarā và Nandamātā sẽ là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu. Tuổi thọ (vào thời) của vị Gotama có danh tiếng ấy là một trăm năm.”
  27. Sau khi nghe được lời nói này của vị Đại Ẩn Sĩ không ai sánh bằng, chư thiên và nhân loại vui mừng (nghĩ rằng): “Vị này là chủng tử mầm mống của chư Phật.”
  28. Họ thốt lên những tiếng reo hò, vỗ tay, và nở nụ cười. Mười ngàn thế giới luôn cả chư thiên chắp tay cúi lạy (nói rằng):
  29. Nếu chúng tôi thất bại với lời giáo huấn của đấng Lãnh Đạo Thế Gian này thì chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.
  30. Giống như những người đang băng ngang giòng sông không đạt được bến bờ đối diện,

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Pháp Sử“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Pháp Sử” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *