Tập Yếu I

Phần sự hư hỏng

Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? – Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

―(như trên)―

Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? – Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm.

Dứt phần Sự Hư Hỏng là thứ ba.

*****

12. PHẦN ĐƯỢC TỔNG HỢP

Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? – Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được tổng hợp vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa.

―(như trên)―

Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? – Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được tổng hợp vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa.

Dứt phần Được Tổng Hợp là thứ tư.

*****

Phần nguồn sanh tội

Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? – Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

―(như trên)―

Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? – Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.

Dứt phần Nguồn Sanh Tội là thứ năm.

*****

Phần sự tranh tụng

Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

―(như trên)―

Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? – Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng.

Dứt phần Sự Tranh Tụng là thứ sáu.

*****

Phần dàn xếp

Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp? – Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

―(như trên)―

Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp? – Tội vi phạm do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Dàn Xếp là thứ bảy.

*****

Phần sự quy tụ

Các tội vi phạm do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bao nhiêu tội? Do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội: Vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể chưa bị (thú) ăn phạm tội pārājika; vị thực hiện việc đôi lứa nơi thi thể đã bị (thú) ăn nhiều phần phạm tội thullaccaya; vị đưa dương vật vào miệng đã được mở ra nhưng không bị va chạm phạm tội dukkaṭa; trong (trường hợp) gậy ngắn bằng nhựa cây phạm tội pācittiya. Do duyên của sự thực hiện việc đôi lứa vi phạm bốn tội này.

Các tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Các tội ấy liên hệ với hai sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng: có thể là sự hư hỏng về giới, có thể là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào bốn nhóm tội trong bảy nhóm tội: có thể là nhóm tội pārājika, có thể là nhóm tội thullaccaya, có thể là nhóm tội pācittiya, có thể là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

―(như trên)―

Do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội dukkaṭa. Do duyên của hành động đại tiện, hoặc tiểu tiện, hoặc khạc nhổ vào trong nước do không có sự tôn trọng vi phạm một tội này.

Tội ấy liên hệ với bao nhiêu sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng? Được tổng hợp vào bao nhiêu nhóm tội trong bảy nhóm tội? Được sanh lên do bao nhiêu nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội? Là sự tranh tụng nào trong bốn sự tranh tụng? Được làm lắng dịu bởi bao nhiêu cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp?

– Tội ấy liên hệ với một sự hư hỏng trong bốn sự hư hỏng là sự hư hỏng về hạnh kiểm. Được tổng hợp vào một nhóm tội trong bảy nhóm tội là nhóm tội dukkaṭa. Được sanh lên do một nguồn sanh tội trong sáu nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. Là sự tranh tụng liên quan đến tội trong bốn sự tranh tụng. Được làm lắng dịu bởi ba cách dàn xếp trong bảy cách dàn xếp: có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và việc phán xử theo tội đã được thừa nhận, có thể là hành xử Luật với sự hiện diện và cách dùng cỏ che lấp.

Dứt phần Sự Quy Tụ là thứ tám.

Dứt tám phần về Nguyên Nhân.

*****

DỨT MƯỜI SÁU PHẦN CHÍNH THUỘC BỘ ĐẠI PHÂN TÍCH.

VÀ BỘ ĐẠI PHÂN TÍCH ĐƯỢC CHẤM DỨT.

–ooOoo–

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *