THÁNH NHÂN KÝ SỰ

PHẨM CITAKAPŪJAKA

 291. Ký Sự về Trưởng Lão Citakapūjaka

  1. Lúc bấy giờ, tôi đã là vị Bà-la-môn tên Ajita. Có ý định dâng tặng vật hiến cúng, tôi đã thu thập nhiều loại bông hoa.
  2. Sau khi nhìn thấy giàn hỏa thiêu của đấng quyến thuộc thế gian Sikhī đang bốc cháy, tôi đã đem số bông hoa ấy lại và đã rải rắc ở giàn hỏa thiêu.
  3. (Kể từ khi) tôi đã cúng dường bông hoa trước đây ba mươi mốt kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc cúng dường đức Phật.
  4. Trước đây hai mươi bảy kiếp, bảy vị thống lãnh loài người (cùng) tên Supajjalita ấy đã là các đấng Chuyển Luân Vương có oai lực lớn lao.
  5. Bốn (tuệ) phân tích, tám giải thoát, và sáu thắng trí đã được (tôi) đắc chứng; tôi đã thực hành lời dạy của đức Phật.

Đại đức trưởng lão Citakapūjaka[85] đã nói lên những lời kệ này như thế ấy.

Ký sự về trưởng lão Citakapūjaka là phần thứ nhất.

–ooOoo–

292. Ký Sự về Trưởng Lão Pupphadhāraka

  1. Tôi đã là vị mang y phục bằng vỏ cây, có y choàng là tấm da dê, có năm thắng trí đã được phát sanh, là người chạm đến mặt trăng.
  2. Sau khi nhìn thấy đấng Quang Đăng của thế gian Vipassī đã ngự đến chỗ tôi, tôi đã nắm giữ những bông hoa san hô (hình chiếc lọng) che cho bậc Đạo Sư.
  3. (Kể từ khi) tôi đã nắm giữ bông hoa trước đây chín mươi mốt kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc nắm giữ.
  4. Trước đây tám mươi bảy kiếp, tôi đã là vị lãnh chúa độc nhất tên Samantadhāraṇa, là đấng Chuyển Luân Vương có oai lực lớn lao.
  5. Bốn (tuệ) phân tích, tám giải thoát, và sáu thắng trí đã được (tôi) đắc chứng; tôi đã thực hành lời dạy của đức Phật.

Đại đức trưởng lão Pupphadhāraka[86] đã nói lên những lời kệ này như thế ấy.

Ký sự về trưởng lão Pupphadhāraka là phần thứ nhì.

–ooOoo–

293. Ký Sự về Trưởng Lão Chattadāyaka

  1. Lúc bấy giờ, người con trai của tôi đã xuất gia, có trang phục là y ca-sa. Và vị ấy đã đạt được bản thể của vị Phật, đã Niết Bàn, được thế gian tôn vinh.
  2. Trong lúc tìm hiểu về (tăm tích) người con trai của mình, tôi đã đi lần theo ở phía sau. Tôi đã đi đến giàn hỏa thiêu của con người vĩ đại đã được Niết Bàn.
  3. Ở tại nơi ấy, tôi đã chắp tay lên và đã đảnh lễ giàn hỏa thiêu. Khi ấy, tôi đã cầm lấy chiếc lọng trắng và đã dâng lên.
  4. (Kể từ khi) tôi đã dâng lên chiếc lọng trước đây chín mươi bốn kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc dâng cúng chiếc lọng.
  5. Trước đây hai mươi lăm kiếp, bảy vị thống lãnh dân chúng (cùng) tên Mahāraha ấy đã là các đấng Chuyển Luân Vương có oai lực lớn lao.
  6. Bốn (tuệ) phân tích, tám giải thoát, và sáu thắng trí đã được (tôi) đắc chứng; tôi đã thực hành lời dạy của đức Phật.

Đại đức trưởng lão Chattadāyaka[87] đã nói lên những lời kệ này như thế ấy.

Ký sự về trưởng lão Chattadāyaka là phần thứ ba.

–ooOoo–

294. Ký Sự về Trưởng Lão Saddasaññaka

  1. Khi mặt trời còn chưa mọc lên, đã có tiếng gầm rú dữ dội (báo hiệu) sự xuất hiện của đức Phật tối thượng bậc Đại Ẩn Sĩ ở trên thế gian.
  2. Tại nơi ấy, tôi đã nghe được tiếng động nhưng tôi không nhìn thấy đấng Chiến Thắng ấy. Và khi sự chết đã gần kề, tôi đã nhớ lại sự suy tưởng về đức Phật.
  3. Kể từ khi tôi đã đạt được sự suy tưởng ấy trước đây chín mươi bốn kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc suy tưởng về đức Phật.
  4. Bốn (tuệ) phân tích, tám giải thoát, và sáu thắng trí đã được (tôi) đắc chứng; tôi đã thực hành lời dạy của đức Phật.

Đại đức trưởng lão Saddasaññaka[88] đã nói lên những lời kệ này như thế ấy.

Ký sự về trưởng lão Saddasaññaka là phần thứ tư.

–ooOoo–

295. Ký Sự về Trưởng Lão Gosīsanikkhepaka

  1. Sau khi rời khỏi cánh cổng của tu viện, tôi đã trải lót xương sọ của loài bò (ở con đường lầy lội). Tôi thọ hưởng nghiệp của mình; điều này là quả báu của nghiệp quá khứ.
  2. (Tôi có) các loài ngựa dòng Sindhu thuần chủng có tốc độ của gió, có các phương tiện di chuyển nhanh chóng, tôi thọ hưởng tất cả (các) thứ này; điều này là quả báu của (việc trải lót) xương sọ của loài bò.
  3. Ôi hành động đã khéo được thực hiện bởi tôi ở thửa ruộng tốt là hành động tuyệt vời. Việc khác không có giá trị bằng một phần (mười sáu) so với hành động đã được thực hiện ở nơi Hội Chúng.
  4. (Kể từ khi) tôi đã trải lót xương sọ của loài bò trước đây chín mươi bốn kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc trải lót.
  5. (Trước đây) bảy mươi lăm kiếp, tôi đã là vị tên Suppatiṭṭhita, là người độc nhất có quyền uy vĩ đại, là đấng Chuyển Luân Vương có oai lực lớn lao.
  6. Bốn (tuệ) phân tích, tám giải thoát, và sáu thắng trí đã được (tôi) đắc chứng; tôi đã thực hành lời dạy của đức Phật.

Đại đức trưởng lão Gosīsanikkhepaka[89] đã nói lên những lời kệ này như thế ấy.

Ký sự về trưởng lão Gosīsanikkhepaka là phần thứ năm.

–ooOoo–

296. Ký Sự về Trưởng Lão Pādapūjaka

  1. Lúc bấy giờ, tôi đã là loài kim-sỉ-điểu ở ngọn núi Hi-mã-lạp. Tôi đã nhìn thấy đức Phật, bậc Vô Nhiễm, tợ như mặt trời có tia sáng màu vàng.
  2. Khi đức Phật Vipassī đấng Lãnh Đạo Thế Gian ấy đi đến gần tôi, khi ấy tôi đã rải rắc trầm hương và luôn cả cỏ thơm ở bàn chân (Ngài).
  3. (Kể từ khi) tôi đã cúng dường bàn chân ấy trước đây chín mươi mốt kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc cúng dường ở bàn chân.
  4. Bốn (tuệ) phân tích, tám giải thoát, và sáu thắng trí đã được (tôi) đắc chứng; tôi đã thực hành lời dạy của đức Phật.

Đại đức trưởng lão Pādapūjaka[90] đã nói lên những lời kệ này như thế ấy.

Ký sự về trưởng lão Pādapūjaka là phần thứ sáu.

–ooOoo–

297. Ký Sự về Trưởng Lão Desakittaka

  1. 2702. Lúc bấy giờ, tôi đã là vị Bà-la-môn tên Upasāḷhaka. Sau khi nhìn thấy bậc Trưởng Thượng của thế gian, đấng Nhân Ngưu, đi sâu vào khu rừng rậm, tôi đã đảnh lễ vị thọ nhận các vật hiến cúng của thế gian ở hai bàn chân. Biết được tôi có tâm đã được tịnh tín, đức Phật đã biến mất.
  2. Sau khi lìa khỏi khu rừng rậm, tôi đã tưởng nhớ đến đức Phật tối thượng. Sau khi tán dương khu vực ấy, tôi đã sướng vui ở cõi trời một kiếp.
  3. (Kể từ khi) tôi đã tán dương khu vực ấy trước đây chín mươi hai kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc tán dương.
  4. Bốn (tuệ) phân tích, tám giải thoát, và sáu thắng trí đã được (tôi) đắc chứng; tôi đã thực hành lời dạy của đức Phật.

Đại đức trưởng lão Desakittaka[91] đã nói lên những lời kệ này như thế ấy.

Ký sự về trưởng lão Desakittaka là phần thứ bảy.

–ooOoo–

298. Ký Sự về Trưởng Lão Saraṇagamaniya

  1. Tôi đã là người thợ săn ở ngọn núi Hi-mã-lạp. Tôi đã nhìn thấy đức Phật Vipassī, bậc Trưởng Thượng của thế gian, đấng Nhân Ngưu.
  2. Sau khi đi đến gặp bậc Toàn Giác, tôi đã làm công việc phục vụ. Và tôi đã đi đến nương nhờ đối với bậc Chúa Tể của loài người như thế ấy.
  3. (Kể từ khi) tôi đã đi đến nương nhờ trước đây chín mươi mốt kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc đi đến nương nhờ.
  4. Bốn (tuệ) phân tích, tám giải thoát, và sáu thắng trí đã được (tôi) đắc chứng; tôi đã thực hành lời dạy của đức Phật.

Đại đức trưởng lão Saraṇagamaniya[92] đã nói lên những lời kệ này như thế ấy.

Ký sự về trưởng lão Saraṇagamaniya là phần thứ tám.

–ooOoo–

299. Ký Sự về Trưởng Lão Ambapiṇḍiya

  1. (Tôi đã là) người khổng lồ được nổi tiếng với tên là Romasa. Tôi đã dâng cúng một chùm trái xoài đến bậc Đại Ẩn Sĩ Vipassī.
  2. Kể từ khi tôi đã dâng cúng xoài trước đây chín mươi mốt kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc dâng cúng trái xoài.
  3. Bốn (tuệ) phân tích, tám giải thoát, và sáu thắng trí đã được (tôi) đắc chứng; tôi đã thực hành lời dạy của đức Phật.

Đại đức trưởng lão Ambapiṇḍiya[93] đã nói lên những lời kệ này như thế ấy.

Ký sự về trưởng lão Ambapiṇḍiya là phần thứ chín.

–ooOoo–

300. Ký Sự về Trưởng Lão Anusaṃsāvaka

  1. Tôi đã nhìn thấy đấng Chiến Thắng Vipassī đang đi khất thực. Tôi đã dâng lên một vá thức ăn đến đấng Chúa Tể của loài người như thế ấy.
  2. Với tâm tịnh tín, với ý vui mừng, khi ấy tôi đã đảnh lễ và tôi đã ngợi ca đức Phật nhằm đạt đến mục đích tối thượng.
  3. (Kể từ khi) tôi đã ngợi ca (đức Phật) trước đây chín mươi mốt kiếp, tôi không còn biết đến khổ cảnh; điều này là quả báu của việc ngợi ca (đức Phật).
  4. Bốn (tuệ) phân tích, tám giải thoát, và sáu thắng trí đã được (tôi) đắc chứng; tôi đã thực hành lời dạy của đức Phật.

Đại đức trưởng lão Anusaṃsāvaka[94] đã nói lên những lời kệ này như thế ấy.

Ký sự về trưởng lão Anusaṃsāvaka là phần thứ mười.

–ooOoo–

Phần Tóm Lược

Giàn hỏa thiêu, bông hoa san hô, chiếc lọng (trắng), tiếng động, việc trải lót xương sọ của loài bò, (vị đảnh lễ) bàn chân, (vị tán dương) khu vực, sự nương nhờ, trái xoài, và luôn cả vị ngợi ca (đức Phật); (tổng cộng) có bốn mươi bảy câu kệ đã được tính đếm bởi các bậc trí.

Phẩm Citakapūjaka là phẩm thứ ba mươi.

–ooOoo–

Giờ là phần tóm lược của các phẩm

Bông hoa kaṇikāra, vị cúng dường voi, vật tựa (lưng), chỗ ngồi và nước, hạt tuvara nướng, vị tán dương, và luôn cả việc thảy lên (không trung), gối kê đầu, vị dâng cúng lá cây, và vị cúng dường lễ hỏa táng; toàn bộ các câu kệ ở đây là bốn trăm năm mươi mốt câu.

Tất cả gồm có hai ngàn năm trăm và bảy mươi hai câu thêm vào đó nữa. (Tổng cộng) có ba trăm ký sự đã được tính đếm bởi các vị nhìn thấy sự lợi ích.

Nhóm “Một Trăm” thứ ba được đầy đủ.

–ooOoo–

[1] Kaṇikārapupphiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) kaṇikāra.”

[2] Minelapupphiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) minela.”

[3] Kiṅkiṇikapupphiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) kiṅkiṇi.”

[4] Taraṇiya nghĩa là “vị liên quan đến việc đưa sang (taraṇa) sông.”

[5] Nigguṇḍipupphiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) nigguṇḍi.”

[6] Udakadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) nước (udaka).”

[7] Salalamāliya nghĩa là “vị liên quan đến chùm hoa (mālā) salala.”

[8] Koraṇḍapupphiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) koraṇḍa.”

[9] Ādhāradāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) chân đế (ādhāra) bình bát.”

[10] Vātātapanivāriya nghĩa là “vị liên quan đến vật ngăn cản (nivāraṇa) gió (vāta) và sức nóng (ātapa).”

[11] Hatthidāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) con voi (hatthi).”

[12] Pānadhidāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) đôi dép (pānadhi).”

[13] Saccasaññaka nghĩa là “vị suy tưởng (saññaka) về Chân Lý (sacca).”

[14] Ekasaññaka nghĩa là “vị có một lần (eka) suy tưởng (saññā).”

[15] Raṃsisaññaka nghĩa là “vị suy tưởng (saññaka) đến hào quang (raṃsi) của đức Phật.”

[16] Saṇṭhita nghĩa là “vị (có sự suy tưởng) đã được bền vững (saṇṭhita).”

[17] Sappidāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) bơ lỏng (sappi).”

[18] Pāpanivāriya nghĩa là “vị liên quan đến vật ngăn chặn (nivāraṇa) điều ác (pāpa).”

[19] Ālambanadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) vật tựa lưng (ālambana).”

[20] Ajinadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) tấm da dê (ajina).”

[21] Dvirataniya nghĩa là “vị liên quan đến hai (dvi) loại châu báu (ratana).”

[22] Ārakkhadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) sự bảo vệ (ārakkha).”

[23] Avyādhika nghĩa là “vị không có bệnh tật (vyādhi).”

[24] Aṅkolapupphiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) aṅkola.”

[25] Sovaṇṇavaṭaṃsakiya nghĩa là “vị liên quan đến vòng hoa đội đầu (vaṭaṃsaka) bằng vàng (sovaṇṇa).”

[26] Miñjavaṭaṃsakiya nghĩa là “vị liên quan đến vòng hoa đội đầu (vaṭaṃsaka) bằng ruột cây (miñja).”

[27] Sukatāveliya nghĩa là “vị liên quan đến vòng hoa đội đầu (āveli) đã được làm (kata) khéo léo (su).”

[28] Ekavandiya nghĩa là “vị liên quan đến một lần (eka) đảnh lễ (vandana).”

[29] Udakāsanadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) nước (udaka) và chỗ ngồi (āsana).”

[30] Bhājanadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) bát đĩa (bhājana).”

[31] Sālapūpiya nghĩa là “vị liên quan đến bánh ngọt (pūpa) sālā.”

[32] Kilañjadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) chiếc chiếu (kilañja).”

[33] Vedikāraka nghĩa là “vị thực hiện (kāraka) vòng rào chắn (vedi).”

[34] Piyālapupphiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) piyāla.”

[35] Ambayāgadāyaka nghĩa là “vị thí chủ (dāyaka) của việc hiến dâng (yāga) trái xoài (amba).”

[36] Jagatikāraka nghĩa là “vị thực hiện (kāraka) việc bố trí (jagati).”

[37] Vāsidāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) lưỡi rìu (vāsi).”

[38] Tuvaradāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) hạt tuvara nướng.”

[39] Naḷinakesariya nghĩa là “vị liên quan đến đóa sen (naḷina) có tua nhụy (kesarī).”

[40] Viravipupphiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) viravi.”

[41] Kuṭidhūpaka nghĩa là “vị xông khói (dhūpaka) thơm ở liêu cốc (kuṭi).”

[42] Pattadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) bình bát (patta).”

[43] Dhātupūjaka nghĩa là “vị cúng dường (pūjaka) xá-lợi (dhātu).”

[44] Sattalipupphapūjaka nghĩa là “vị cúng dường (pūjaka) bông hoa (puppha) sattali.”

[45] Bimbijāliya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) bimbijāliya.”

[46] Uddāladāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) bông hoa uddāla.”

[47] Thomaka nghĩa là “vị tán dương (thomaka).”

[48] Ekāsanadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) vật thực (asana) một lần (eka).”

[49] Citakapūjaka nghĩa là “vị cúng dường (pūjaka) lễ hỏa táng (citaka).”

[50] Ticampakapupphiya nghĩa là “vị liên quan đến ba (ti) bông hoa (puppha) campaka.”

[51] Sattapāṭaliya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa sattapāṭali.”

[52] Upāhanadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) đôi dép (upāhana).”

[53] Mañjaripūjaka nghĩa là “vị cúng dường (pūjaka) bó hoa (mañjari).”

[54] Paṇṇadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) lá cây (paṇṇa).”

[55] Kuṭidāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) liêu cốc (kuṭi).”

[56] Aggajapupphiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) aggaja.”

[57] Ākāsukkhipiya nghĩa là “vị liên quan đến việc thảy lên (ukkhepa) không trung (ākāsa).”

[58] Telamakkhiya nghĩa là “vị liên quan đến việc thoa (makkhana) dầu (tela).”

[59] Aḍḍhacandiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa aḍḍhacandiya.”

[60] Padīpiya nghĩa là “vị liên quan đến ngọn đèn (padīpa).”

[61] Biḷālidāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) củ biḷālī.”

[62] Macchadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) cá (maccha).”

[63] Salalapupphiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) salala.”

[64] Upāgatāsaya nghĩa là “vị có chỗ ngụ (āsaya) đã được đức Phật đi đến gần (upāgata).”

[65] Taraṇiya nghĩa là “vị liên quan đến việc đưa sang (taraṇa) sông.”

[66] Suvaṇṇabimbohaniya nghĩa là “vị liên quan đến cái gối (bimbohana) vàng (suvaṇṇa).”

[67] Tilamuṭṭhidāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) nắm tay (muṭṭhi) hạt mè (tila).”

[68] Caṅgoṭakiya nghĩa là “vị liên quan đến cái hộp (caṅgoṭaka).”

[69] Abbhañjanadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) thuốc cao (abbhañjana).”

[70] Ekañjaliya nghĩa là “vị liên quan đến một lần (eka) chắp tay (añjali).”

[71] Potthadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) tấm vải bạt (pottha).”

[72] Citakapūjaka nghĩa là “vị cúng dường (pūjaka) lễ hỏa táng (citaka).”

[73] Āluvadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) rễ cây āluva.”

[74] Ekapuṇḍarīka nghĩa là “vị có một (eka) đóa hoa sen trắng (puṇḍarīka).”

[75] Taraṇīya nghĩa là “vị liên quan đến việc vượt qua (taraṇa).”

[76] Paṇṇadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) lá cây (paṇṇa).”

[77] Phaladāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) trái cây (phala).”

[78] Paccuggamaniya nghĩa là “vị liên quan đến việc đi ra tiếp đón (paccuggamana).”

[79] Ekapupphiya nghĩa là “vị liên quan đến một (eka) bông hoa (puppha).”

[80] Maghavapupphiya nghĩa là “vị liên quan đến bông hoa (puppha) maghava.”

[81] Upaṭṭhākadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) người phục vụ (upaṭṭhāka).”

[82] Sattāhapabbajita nghĩa là “vị đã xuất gia (dāyaka) bảy (satta) ngày (aha).”

[83] Buddhupaṭṭhāka nghĩa là “vị phục vụ (upaṭṭhāka) đức Phật (buddha).”

[84] Pubbaṅgamiya nghĩa là “liên quan đến vị đứng đầu, vị đi (gam) ở phía trước (pubba).”

[85] Citakapūjaka nghĩa là “vị cúng dường (pūjaka) lễ hỏa táng (citaka).”

[86] Pupphadhāraka nghĩa là “vị nắm giữ (dhāraka) bông hoa (puppha).”

[87] Chattadāyaka nghĩa là “vị dâng cúng (dāyaka) chiếc lọng che (chatta).”

[88] Saddasaññaka nghĩa là “vị suy tưởng (saññaka) về âm thanh (sadda).”

[89] Gosīsanikkhepaka nghĩa là “vị đặt xuống (nikkhepaka) những cái sọ (sīsa) của loài bò (go).”

[90] Pādapūjaka nghĩa là “vị cúng dường (pūjaka) ở bàn chân (pāda).”

[91] Desakittaka nghĩa là “vị tán dương (kittaka) khu vực (desa).”

[92] Saraṇagamaniya nghĩa là “vị liên quan việc đi đến (gamana) nương nhờ (saraṇa), tức là đã quy y.”

[93] Ambapiṇḍiya nghĩa là “vị liên quan đến chùm (piṇḍa) xoài (amba).”

[94] Anusaṃsāvaka nghĩa là “vị ngợi ca (anusaṃsāvaka) đức Phật.”

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Thánh Nhân Ký Sự Tập I“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Thánh Nhân Ký Sự Tập I” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *