THẤY BIẾT RÕ DUYÊN TRỢ

(Discerning Paṭṭhāna Conditions)

Nguyên tác: Pa-Auk Tawya Sayadaw

Chuyển ngữ: Bhikkhu Abhikusala – Siêu Thiện

Hướng dẫn biên dịch: Bhikkhu Maggabujjhano – Ngộ Đạo
——-

Mục lục

Lời Giới Thiệu. 9

Paṭṭhāna-pāḷi 13

Paccayu’ddeso. 13

Paccaya-niddeso. 13

THẤY BIẾT RÕ DUYÊN TRỢ (PAṬṬHĀNA). 28

QUAN SÁT THẤY BIẾT RÕ DUYÊN (PACCAYA) TRONG TU TẬP   28

Để Đạt Đến Tuệ Quán/ Tuệ Thấy Biết Rõ  (Asammoha-sampajañña-ñāṇa)  28

Bản kê Miêu Tả Các Duyên (paccaya). 29

Liệt Kê Các Duyên (paccaya) Căn Bản. 29

Hai mươi bốn duyên và các loại giống của chúng: 29

Bản kê pháp năng duyên (paccaya-dhamma) và pháp sở duyên (paccayuppanna-dhamma)  32

MIÊU TẢ VỀ DUYÊN – PACCAYA  ĐÃ NHÓM THEO MÃNH LỰC (PACCAYA-SATTI)  46

Bốn Đại Câu Sanh Duyên (Sahajāta-paccaya). 46

Bốn Trung Câu Sanh Duyên (Sahajāta-paccaya). 51

Bảy Tiểu Câu Sanh Duyên (Sahajāta paccaya). 55

Tám/Mười Một Cảnh Duyên (Ārammaṇa-paccaya). 63

Bảy Vô Gián Duyên (Anantara-paccaya). 68

Sáu Vật Duyên (Vatthu-paccaya). 71

Bốn Hậu Sanh Duyên (Pacchājāta-paccaya). 76

Sáu Dị Thời Nghiệp Duyên (Nānā-kkhaṇika-kamma-paccaya). 79

Ba Sắc Vật Thực Duyên (Rūpa-āhāra-paccaya). 82

Ba Sắc Mạng Quyền Duyên (Rūpa-jīvitindriya-paccaya). 83

Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissaya-paccaya). 84

Giải Thích Gọn Hơn Về Bản Kê Trên. 87

QUAN SÁT THẤY BIẾT RÕ CÁC DUYÊN (PACCAYA). 102

Sát-Na Tâm Tái Tục Ba Nhân (Ti-Hetuka-Paṭisandhi Cittakkhaṇa). 103

Sắc Do Nghiệp (Kamma) Trợ Sanh Ở Sát-na Tâm Tái Tục Ba Nhân   105

29 Thứ Sắc “Khác”  Vào Sát-na Tâm Tái Tục Ba Nhân. 108

Sắc Ý Vật (HadayaVatthu). 116

Bốn Loại Danh Uẩn Tái Tục Ba Nhân (Ti-hetuka-paṭisandhi-nāmakkhandha)  123

Sát-na Tâm Hữu Phần (Bhavaṅga Cittakkhaṇa) Của Kiếp Sống Hiện Tại 132

Sắc Uẩn Hữu Phần. 132

Các Danh Uẩn Hữu Phần (Bhavaṅga). 141

Sát-na Tâm Tử (Cuti-cittakkhaṇa). 146

Sắc Uẩn Ở Tâm Tử (Cuti-citta) Ba nhân. 146

Các Danh Uẩn Ở Tâm Tử (Cuti-citta) Ba Nhân. 146

QUAN SÁT BIẾT RÕ DUYÊN (PACCAYA) LỘ NGŨ MÔN (PAÑCA-DVĀRA-VĪTHI)  151

Sát Na Tâm Khai Ngũ Môn (Pañca-dvārā’vajjana). 151

Sắc Uẩn Ở Sát-na Tâm (Cittakkhaṇa) Khai Ngũ Môn. 151

Các Danh Uẩn Ở Sát-na Tâm Khai Ngũ Môn. 158

Sát-na Tâm Nhãn Thức (Cakkhu-viññāṇa Cittakkhaṇa). 161

Các Sắc Uẩn Ở Sát-na Tâm Nhãn Thức. 161

Các Danh Uẩn Ở Sát-Na Tâm Nhãn Thức. 166

Sát-na Tâm Tiếp Thâu  (Sampaṭicchana Cittakkhaṇa). 170

Các Sắc Uẩn Ở Sát-na Tâm Tiếp Thâu. 170

Các Danh Uẩn Ở Sát-na Tâm Tiếp Thâu. 173

Sát-na Tâm Thẩm Tấn (Santīraṇa). 176

Các Sắc Uẩn Ở Sát-na Tâm Thẩm Tấn. 176

Các Danh Uẩn Ở Sát-na Tâm Thẩm Tấn. 180

Sát-na Tâm Đoán Định (Voṭṭhabbana Cittakkhaṇa). 183

Các Sắc Uẩn Ở Sát-na Tâm Đoán Định. 183

Các Danh Uẩn Ở Sát-na Tâm Đoán Định. 186

Tâm Đổng Lực (Javanacitta) Đại Thiện Thứ Nhất 189

Các Sắc Uẩn Ở Đổng Lực Thiện Thứ Nhất 189

Tâm Đổng Lực (Javanacitta) Đại Thiện Thứ Hai 198

Các Sắc Uẩn Ở Đổng Lực Thiện Thứ Hai 198

Các Danh Uẩn Ở Đổng Lực Thiện Thứ Hai 198

Sát-na Tâm Đổng Lực Bất Thiện (Akusalajavana Cittakkhaṇa). 202

Các Sắc Uẩn Ở Đổng Lực Bất Thiện. 203

Các Danh Uẩn Ở Đổng Lực Bất Thiện. 203

Sát-na Tâm Na Cảnh Hữu Nhân (Sahetuka-tadārammaṇa cittakkhaṇa)  208

Các Sắc Uẩn Ở Sát-Na Tâm Na Cảnh Hữu Nhân. 209

Bốn Danh Uẩn Ở Sát-Na Tâm Na Cảnh Hữu Nhân  Thứ Nhất 212

Sát-na Tâm Na Cảnh Vô Nhân (Ahetuka-tadārammaṇa). 217

Các Sắc Uẩn Ở Sát-na Tâm Na Cảnh Vô Nhân. 217

Bốn Danh Uẩn Ở Sát-Na Tâm Na Cảnh Vô Nhân. 219

QUAN SÁT DUYÊN (PACCAYA) LỘ Ý MÔN (MANO-DVĀRA-VĪTHI)  221

Sát-na Tâm Khai Ý Môn Dục Giới (Manodvārāvajjana). 221

Các Sắc Uẩn Ở sát-na Tâm Khai Ý Môn Dục Giới 221

Bốn Danh Uẩn Ở sát-na Tâm Khai Ý Môn Dục Giới 221

Đổng Lực Ý Môn Đại Thiện Tương Ưng Trí 226

Các Sắc Uẩn Ở Sát-Na Tâm  ‘Đổng Lực Ý Môn (Manodvārika) Đại Thiện’ Thứ Nhất 226

Các Danh Uẩn Ở Sát-Na Tâm  ‘Đổng Lực Ý Môn (Manodvārika) Đại Thiện’ Thứ Nhất 226

Đổng Lực Ý Môn Đại Thiện Bất Tương Ưng Trí 232

Các Sắc Uẩn Ở ‘Đổng Lực Ý Môn (Manodvārika)  Đại Thiện Bất Tương Ưng Trí’ Thứ Nhất 232

Danh Uẩn Ở ‘Đổng Lực Ý Môn (Manodvārika)  Đại Thiện Bất Tương Ưng Trí’ Thứ Nhất 232

Sát-na Tâm Na Cảnh Hữu Nhân Thứ Nhất 239

Bốn Danh Uẩn Na Cảnh Hữu Nhân Trong Lộ Ý Môn (Sahetuka Tadārammaṇa Nāmakkhandha)  239

Sát-na Tâm Na Cảnh Hữu Nhân Thứ Hai 244

Các Danh Uẩn Ở Sát-Na Tâm Na Cảnh Vô Nhân (Ahetuka-Tadārammaṇa Nāmakkhandha)  244

Bốn Danh Uẩn. 245

Đổng Lực Cận Tử (maraṇāsanna-javana). 248

Đổng Lực Bất Thiện (Akusalajavana). 249

Bốn Danh Uẩn Đổng Lực Căn Tham (LobhaMūlaJavanaNāmakkhandha)  250

Bốn Danh Uẩn Ở Các Đổng Lực Căn Sân Và Căn Si  (Dosamūla & MohaMūlaJavanaNāmakkhandha)  259

QUAN SÁT DUYÊN (PACCAYA) –  ĐỔNG LỰC TÂM TỐ (KIRIYA CITTA)  260

Các Danh Uẩn Đổng Lực Tiếu Sinh (Hasituppādajavana-Nāmakkhandha)  260

Các Danh Uẩn Đổng Lực Tiếu Sinh Trong Lộ Ý Môn (HasituppādaJavanaNāmakkhandha)  264

Các Danh Uẩn Đổng Lực Đại Tố (Mahā-KiriyajavanaNāmakkhandha)  268

Các Danh Uẩn Đổng Lực An Chỉ Thiện (Kusala-AppanāJavanaNāmakkhandha)  274

Các Đổng Lực Tố Khác Nhau (KiriyaJavana). 279

Bốn Danh Uẩn Ở Đổng Lực Thiện Đáo Đại 280

Các Đổng Lực Thiền Tố Đáo Đại  (Mahaggata-Kiriya-Jhānajavana)  293

Đổng Lực Thánh Đạo (Ariya-MaggaJavana). 305

Các Danh Uẩn Đổng Lực Thánh Đạo (Ariya-MaggaJavanaNāmakkhandha)  305

Lộ Đạt Đến Quả (Phala-Samāpatti-Vīthi). 314

Lộ Nhập Quả (Phala-samāpatti-vīthi). 322

QUAN SÁT DUYÊN PACCAYA NHỮNG KIẾP SỐNG KHÁC.. 331

Suốt Con Đường Luân Hồi (saṃsāra-magga). 331

Danh Uẩn Vô Nhân  (Ahetuka-Nāmakkhandha). 332

Tái Tục Vô Nhân (Ahetuka-Paṭisandhi). 332

Danh Uẩn Tái Tục Vô Nhân  (Ahetuka-Paṭisandhi-Nāmakkhandha)  336

Danh Uẩn Hữu Phần Vô Nhân  (Ahetuka-Bhavaṅga-Nāmakkhandha)  340

Danh Uẩn Tử Vô Nhân (Ahetuka-Cuti-Nāmakkhandha). 346

Danh Uẩn Hai Nhân  (Dvi-Hetuka-Nāmakkhandha). 350

Danh Uẩn Tái Tục Hai Nhân (Dvi-Hetuka-Paṭisandhi-Nāmakkhandha)  350

Danh Uẩn Hữu Phần Hai Nhân (Dvi-Hetuka-Bhavaṅga-Nāmakkhandha)  354

Danh Uẩn Tử Hai Nhân (Dvi-Hetuka-Cuti-Nāmakkhandha). 360

Danh Uẩn Tái Tục Sắc Giới (Rūpāvacara-Paṭisandhi-Nāmakkhandha)  364

Danh Uẩn Hữu Phần Sắc Giới (Rūpāvacara-Bhavaṅga-Nāmakkhandha)  372

Danh Uẩn Tử Sắc Giới (Rūpāvacara-Cuti-Nāmakkhandha). 380

Danh Uẩn Tái Tục Vô Sắc (Arūpa-Paṭisandhi-Nāmakkhandha). 387

Danh Uẩn Hữu Phần Vô Sắc (Arūpa-Bhavaṅga-Nāmakkhandha)  393

Danh Uẩn Tử Vô Sắc (Arūpa-Cuti-Nāmakkhandha). 397

Sắc Nghiệp Của Chúng Sanh Vô Tưởng  (Asaññasattā-Kammaja-Rūpa)  402

PHỤ LỤC A – TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ PACCAYA.. 404

PHỤ LỤC B – CÁC LOẠI TÂM… 419

PHỤ LỤC C –  NHỮNG ĐIỀU SUY XÉT KHÁC – VỀ THỜI GIAN VÀ TÍNH CHẤT CỦA DANH VÀ SẮC   427

PHỤ LỤC D – CÁC BIỂU ĐỒ KHÁC NHAU.. 442

 

——————-

 

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA

THÀNH KÍNH ĐẢNH LỄ ĐỨC THẾ TÔN, BẬC ỨNG CÚNG, ĐẤNG CHÁNH ĐẲNG GIÁC

Thấy Biết Rõ Nơi Hội Hợp Những Duyên (Paṭṭhāna)

Quan Sát Duyên (Paccaya) Trong Tu Tập

Pa Auk Meditation Manual for Advance Meditator

Bản dịch 02 (đã soát lại 27 tháng 3, 2013)

Lời Giới Thiệu

Bộ Vị Trí (paṭṭhāna) là bộ sách cuối thuộc tạng Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma), trình bày và giải thích về ‘Paccaya’. Mối liên quan của paccaya nằm ở trung tâm được Đức Phật miêu tả về những hiện tượng có thực. Vì lý do này, paccaya hết sức quan trọng. Không may, paccaya là một thuật ngữ khó chuyển ngữ. Paccaya có lẽ tốt nhất dịch theo Việt ngữ là duyên, duyên trợ, nguyên nhân, cơ sở. Nó khá khác với sự liên quan thông thường của nhân và quả – “nếu A thì B”.

Cả hai vi tế hơn và cũng phức tạp hơn liên quan nhân quả thông thường này nhiều. Sự khác biệt đáng kể nhất đó là ‘duyên’ (paccaya), không phải nguyên nhân. Không giống liên quan nhân quả ở chỗ A tự động gây ra B, trong duyên (paccaya) liên quan giữa A và B không phải tự động. Nó là một sự liên quan ‘duyên’ (paccaya). Nếu A tồn tại, mà các duyên (paccaya) không đúng hay không đủ, B sẽ không hình thành. Có thể có A mà không có B. Sự khác biệt thứ hai là tất cả sự liên quan trong hệ thống duyên (paccaya) là đa thành phần, nhiều mối phức tạp. Luôn có những duyên gốc khác thêm vào A hộ trợ cho sự sanh của B. Vì lý do này cũng có thể có B mà không có sự hiện diện của A.

Bộ Vị Trí (paṭṭhāna) trình bày bản kê 24 loại ‘duyên’ (paccaya) liên quan khác nhau, và một số loại phụ. Có cả hai sự khác biệt vi tế và sâu sắc giữa hai loại khác nhau này. Hai mươi bốn paccaya – duyên liên quan này miêu tả hết thảy nhiều cách biểu lộ khác nhau về sắc (rūpa) và danh (nāma) có thể hộ trợ lẫn nhau về sự sanh và trụ [để giải thích đầy đủ hơn về Paccaya – duyên liên quan, xin xem ‘Phụ lục A’ – bảng giải thuật ngữ Paccaya].

Nếu bạn muốn quan sát Paccaya – duyên liên quan giữa những loại khác nhau của danh và sắc bằng tuệ trực tiếp của chính bạn thì ít nhất bạn phải đã tu tập pháp ‘chỉ’ (samatha) – ‘quán’ (vipassanā) và ‘tuệ hiển duyên’ (paccaya-pariggaha-ñāṇa). Nếu thiền sinh đã tiến hành đảm nhận việc chính thức tu tập pháp quán (vipassanā) lên đến ‘hành xả tuệ’ (saṅkhārupekkhāñāṇa), điều này thậm chí tốt hơn.

* Chỉ định danh sắc tuệ (nāma-rūpa-pariccheda-ñāṇa)

Bạn đã quan sát và phân tích sắc siêu lý, danh siêu lý, quá khứ, vị lai và hiện tại, nội phần và ngoại phần, thô và tế, hạ liệt (ti hạ) và cao sang (tinh lương), xa và gần như đã đề cập trong biểu đồ ở ‘Phụ lục – D’. Những pháp này là năm uẩn (pañcakkhandha) làm cảnh của thủ (upādāna). Đây là Chỉ định danh sắc tuệ (nāma-rūpa-pariccheda-ñāṇa).

* Hiển duyên tuệ (paccaya-pariggaha-ñāṇa)

Bạn đã quan sát theo ‘pháp liên quan tương sinh’ của năm uẩn ấy, là cảnh của thủ theo chiều thuận (anuloma-paṭicca-samuppāda) và theo chiều nghịch (paṭiloma-paṭicca-samuppāda). Đây là thứ tự sanh của pháp liên quan tương sinh và thứ tự diệt của pháp liên quan tương sinh. Bạn làm điều này qua phương pháp thứ nhất và phương pháp thứ năm của pháp liên quan tương sinh để đạt tới Hiển duyên tuệ (paccaya-pariggaha-ñāṇa).

Ở mỗi sát-na, có tâm (citta) và các sở hữu tâm (cetasika) phối hợp. Biểu đồ danh pháp trong ‘Phụ lục – D’ làm rõ ý điều này. Chúng ta sẽ tham khảo biểu đồ danh pháp (nāma) của danh pháp lộ nhãn môn làm ví dụ. Sự diễn tiến của lộ nên được hiểu tương tự đối với lộ nhĩ môn, lộ tỷ môn, lộ thiệt môn, lộ thân môn, và lộ ý môn.

Tâm (citta) này là thức uẩn (viññāṇakkhandha). Tổng số sở hữu tâm (cetasika) phối hợp khác nhau ở những sát-na tâm khác nhau. Nếu các sở hữu tâm (cetasika) được phân theo hệ thống nhóm năm uẩn, chúng có thể được xem là ba danh uẩn: thọ uẩn (vedanākkhandha) là cảnh của thủ (upādāna), đó là sở hữu thọ (vedanā); tưởng uẩn (saññākkhandha) là cảnh của thủ, đó là sở hữu tưởng (saññā); và hành uẩn (saṅkhārakkhandha) là cảnh của thủ, đó là những sở hữu tâm (cetasika) khác ở mỗi sát-na tâm (cittakkhaṇa). Cho nên, ở mỗi sát-na tâm có bốn danh uẩn. Vật (vatthu) và sắc, mà là cảnh (ārammaṇa) của danh uẩn (nāmakkhandha), là sắc uẩn (rūpakkhandha) làm cảnh của thủ (upādāna).

Cả thảy có 5 uẩn (khandha) ở mỗi sát-na tâm (citta-kkhaṇa). Những uẩn này là:

1)   Thức là thức uẩn làm cảnh của thủ (viññāṇu’pādānakkhandha).

2)   Sắc vật, và sắc pháp là cảnh của danh pháp, là sắc uẩn làm cảnh của thủ (rūpu’pādānakkhandha).

3)   Trong số những sở hữu tâm (cetasika) phối hợp, thọ (vedanā) là thọ uẩn làm cảnh của thủ (vedanu’pādānakkhandha).

4)   Tưởng (saññā) là tưởng uẩn làm cảnh của thủ (saññu’pādānakkhandha).

5)   Các sở hữu tâm (cetasika) phối hợp còn lại làm nên hành uẩn là cảnh của thủ (saṅkhāru’pādāna-kkhandha). [số lượng sở hữu tâm (cetasika) có thể khác nhau như đề cập trong biểu đồ ở mỗi sát-na tâm (cittakkhaṇa), nhưng tất cả các sở hữu tâm còn lại là hành uẩn làm cảnh của thủ].

Đôi khi năm loại uẩn này làm cảnh của thủ (upādānakkhandha) cũng thường được gọi là ‘năm uẩn’ (pañcakkhandhā). Mặc dù chúng được phân dưới năm loại uẩn cho dễ hiểu, tâm siêu thế và các sở hữu tâm phối hợp không làm cảnh của tuệ quán (vipassanā). Cảnh của tuệ quán (vipassanā) chỉ là năm uẩn hiệp thế (lokiya pañcakkhandha), không phải pháp siêu thế (lokuttara dhamma). Nếu bạn có thể quan sát thấy biết rõ theo năm uẩn hiệp thế này rồi bằng chính tuệ trực tiếp của bạn thì bạn có thể tiếp tục quan sát theo các loại duyên (paccaya) khác nhau của năm uẩn ở các sát-na tâm khác nhau. Trước khi quan sát theo duyên (paccaya), trước tiên bạn cần phải học những kiến thức sau.

TẢI SÁCH EBOOK TẠI ĐÂY: THẤY BIẾT RÕ DUYÊN TRỢ

THẤY-BIẾT-RÕ-DUYÊN-TRỢ-Discerning-Paṭṭhāna-Conditions

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *