THỂ NHẬP THIỀN TUỆ (VIPASSANĀ) – BÀI THUYẾT TRÌNH CHÍNH – XÁC ĐỊNH DANH (QUÁN DANH) (NĀMA-KAMMAṬṬHĀNA HAY NĀMA-PARIGGAHA)

Defining Mentality
(Nāma-kammaṭṭhāna or Nāma-pariggaha)

Xác Định Danh (Quán Danh)
(Nāma-kammaṭṭhāna hay Nāma-pariggaha)

Mentality (nāma) means consciousness (citta) and mental factors (cetasikas) that make up the mind. According to the Abhidhamma Commentary105, billions of minds arise one after another per second, and cittas and cetasikas have no form and shape. So it may be asked: “How can one observe mentality?” Danh (nāma) nghĩa là tâm (tức tâm vương) (citta) và tâm sở (tức sở hữu tâm) (cetasika) cấu thành ý. Theo Chú giải Vi Diệu Pháp(Abhidhamma106), hàng ngàn tỷ ý sanh khởi tuần tự trong mỗi giây, và tâm (citta) và tâm sở (cetasika) không có hình thể và dáng vẻ. Như vậy, điều này có thể được hỏi rằng: “Làm thế nào hành giả có thể quan sát được danh?”
Abhidhammattha Saṅgaha describes that life-continuum (bhavaṅga cittas) serve as the mind-door, and the mind-door cognitive process can take past sense objects including cittas, cetasikas and rūpas which also have no form and shape. So mentality and materiality can be observed by the cittas that arise at the mind-door (manodvārika cittas) when they are associated with the right concentration. Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhamma Saṅgaha) miêu tả rằng tâm hộ kiếp (tâm hữu phần tức bhavaṅga citta) đóng vai trò là ý môn, và tiến trình nhận thức ở ý môn – cũng là thứ không có hình sắc – có thể bắt cảnh quá khứ kể cả các tâm (citta), các tâm sở (cetasika) và các sắc (rūpa). Như vậy, danh và sắc có thể được quan sát bởi các tâm sanh ở ý môn (manodvārika citta) khi chúng hợp với chánh định.
In order to discern mentality, a meditator must first observe Để phân biệt danh, trước tiên, hành giả phải quan sát
(1) the physical base (vatthu) on which the mentality depends, and (1) căn cứ vật lý (vatthu) mà danh nương vào và
(2) the sense-object taken by the cittas and cetasikas107. (2) cảnh được bắt bởi tâm (citta) và tâm sở(cetasika)108.
For clarity the mentality should be discerned according to the six sense-doors in terms of cognitive series of consciousness109. Để làm sáng tỏ, danh nên được phân biệt qua sáu môn theo tiến trình tâm110 (còn gọi là tiến trình nhận thức hay lộ trình tâm).
According to Abhidhamma Commentary111 the visible object appears in the eye-door and the mind-door simultaneously; the sound appears at the ear-door and the mind-door simultaneously; and so on. So the meditator first develops the right concentration until very bright and penetrative light is radiated. He observes the eye-door (cakkhupasāda) and the mind-door (bhavaṅga citta) together, and then observes a visible object striking the two doors simultaneously. Then he discerns the cognitive series of consciousness that arises as follows. Theo Chú giải Vi Diệu Pháp(Abhidhamma112), cảnh sắc xuất hiện trong nhãn môn và ý môn đồng thời; cảnh thanh xuất hiện ở nhĩ môn và ý môn đồng thời; và cứ thế tương tự. Như vậy, đầu tiên hành giả tu tập chánh định đến lúc ánh sáng sáng rực và xuyên thấu tỏa ra. Hành giả quan sát đồng thời nhãn môn (nhãn tịnh sắc tức cakkhupasāda) và ý môn(bhavaṅga citta), và sau đó quan sát thấy một cảnh sắc đập vào hai môn đồng thời. Rồi hành giả phân biệt tiến trình tâm sanh khởi như sau.
-Bh-“Tī-Na-Da-Pa-Ca-Sp-St-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Td-Td”-Bh- -Bh-“Tī-Na-Da-Pa-Ca-Sp-St-Vo-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Td-Td”-Bh-
Bh = bhavaṅga stream – life-continuum; Bh: dòng bhavaṅga – dòng hữu phần (hộ kiếp);
Tī = atīta-bhavaṅga – past bhavaṅga which passes by from the time the sense-object strikes the sense-door to the time the object appears at the door; Tī: atīta-bhavaṅga – hữu phần vừa qua từ lúc cảnh đập vào môn đến lúc cảnh xuất hiện ở môn;
Na = bhavaṅga-calana – vibrating bhavaṅga which arises when the sense-object appears at the sense-door; Na: bhavaṅga-calana – hữu phần rúng động sanh khởi khi cảnh xuất hiện ở môn;
Da = bhavaṅgu-paccheda – arrested bhavanga; the bhavaṅga stream is cut off after this citta and vīthi-citta starts to arise; Da: bhavaṅgu-paccheda – hữu phần dứt dòng; dòng hữu phần bị cắt đứt sau tâm(citta) này và lộ trình tâm (vīthi-citta) bắt đầu sanh khởi;
Pa = pañcadvārāvajjana – five-door adverting consciousness; it apprehends or pays attention to the sense-object; Pa: pañcadvārāvajjana – ngũ môn hướng tâm; nó bắt lấy hoặc chú ý đến cảnh ngũ (tức cảnh sắc, cảnh thanh, cảnh khí, cảnh vị và cảnh xúc);
Ca = cakkhu-viññāṇa – eye-consciousness; it sees the sense-object; Ca: cakkhu-viññāṇa – nhãn thức; nó thấy cảnh sắc;
Sp = sampaṭicchana – receiving consciousness; it receives the sense-object transmitted by the eye-consciousness; Sp: sampaṭicchana – tâm tiếp thâu; nó nhận cảnh do nhãn thức chuyển đến;
St = santīraṇa – investingating consciousness; it investigates the sense-object; St: santīraṇa – tâm suy đạc; nó xem xét cảnh;
Vo = voṭṭhapana – determing consciousness; it determines whether the sense-object is good or bad, Vo: voṭṭhapana – tâm đoán định; nó xác định cảnh là tốt hay xấu;
Ja = javana – impulsive consciousness; it knows the sense-object and enjoys it; Ja: javana – tốc hành tâm (tâm đổng lực); nó biết cảnh và hưởng cảnh;
Td = tadālambana – registering consciousness; it follows the javana cittas and continues to enjoy the sense-object; Td: tadālambana – tâm Thập Di (tâm Ðồng sở duyên – tâm Đăng ký – tâm Na cảnh); nó theo sau các tốc hành tâm (javana citta) và tiếp tục hưởng cảnh;
Bh = bhavaṅga stream – life continuum Bh: dòng bhavaṅga – dòng hữu phần (hộ kiếp).
Similar cognitive series arises at the ear-door, the nose-door, the tongue-door and the body-door when the corresponding sense-objects appear at the doors. We just need to change the eye-consciousness to the ear-consciousness, the nose-consciousness, the tongue-consciousness, or the body-consciousness in the respective cognitive series. Tương tự, lộ trình tâm sanh khởi ở nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn và thân môn khi các cảnh xuất hiện ở các môn tương ứng. Chúng ta chỉ cần đổi nhãn thức thành nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức hoặc thân thức trong các lộ trình tâm tương ứng.
After the termination of each of the above five-door cognitive series, several consequent mind-door cognitive series arise taking the past sense-object in order to investigate the detailed features (size, form, shape, name) of the object. Indeed the mind functions like a super computer storing up billions of sense-data in the mental stream and identifying each sense object presently observed by matching it with the stored-up data. Sau khi kết thúc mỗi lộ trình tâm trong năm lộ trình tâm trên, nhiều ý môn lộ trình tâm (lộ ý môn) sanh khởi lấy cảnh ngũ quá khứ để thẩm sát chi tiết các điểm đặc trưng (kích thước, hình dáng, tên gọi) của cảnh. Thực vậy, phận sự của tâm giống như một chiếc siêu máy tính lưu trữ hàng ngàn tỷ dữ liệu cảnh trần trong dòng tâm và nhận dạng từng cảnh trần được quan sát hiện tại bằng cách so sánh với dữ liệu đã lưu trữ.
Independent mind-door cognitive series also arises when a mind-object appears in the mind door as follows: Lộ ý môn độc lập cũng sanh khởi khi cảnh pháp xuất hiện ở ý môn như sau:
-Bh- “Na-Da-Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Td-Td” -Bh- -Bh- “Na-Da-Ma-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Ja-Td-Td” -Bh-
The symbols have the same signifivance as described earlier. ‘Ma’ stands for manodvārāvajjana which is identical with voṭṭhapana. ‘Td’ will be absent for sense objects of fairly great instensity. It appears only when the sense object is of very great intensity and very distinct. Các ký hiệu có biểu thị như đã miêu tả trước đây. “Ma” đại diện cho ý môn hướng tâm (manodvārāvajjana), giống với tâm đoán định (voṭṭhapana). “Td” sẽ bị vắng mặt đối với những cảnh lớn. Nó chỉ xuất hiện khi cảnh là rất lớn và rất rõ ràng.
After discerning each consciousness in the cognitive series, the meditator then investigates the mental factors that associate with each consciousness. He investigates whether the characteristic of phassa making contact between the consciousness and the sense-object is present in each consciousness. Next he investigates whether the characteristic of vedanā, i.e. the sensation or feeling as well as the enjoyment of the feeling, is present in each consciousness. In this way he can discern all the mental factors which associate with each consciousness as shown in Table 2. Sau khi phân biệt từng tâm trong lộ trình tâm, rồi hành giả thẩm sát các tâm sở phối hợp với từng tâm. Hành giả thẩm sát xem đặc tính xúc (phassa) làm nên xúc chạm giữa tâm và cảnh có hiện diện trong mỗi tâm hay không. Tiếp theo, hành giả thẩm sát xem đặc tính thọ (vedanā), tức là sự cảm giác hay cảm thấy cũng như sự thọ hưởng cảm thọ, hiện diện trong mỗi tâm. Theo cách này, hành giả có thể phân biệt tất cả các tâm sở phối hợp với từng tâm như được biểu diễn ở bảng 2.
Bảng 2: Các tâm sở phối hợp với từng tâm
Ngũ môn hướng tâm (Pañcadvārāvajjana) Nhãn thức
(Cakkhuviññāṇa)
Tiếp thọ tâm
(Sampaṭicchana)
Tâm quán sát
(Santīraṇa)
Ý môn hướng tâm
(Manodvārāvajjana)
10 tâm sở (cetasika) 7 tâm sở (cetasika) 10 tâm sở (cetasika) 10 tâm sở (cetasika) 11 tâm sở (cetasika)
1. tâm
2. xúc (phassa)
3. thọ (vedanā)
4. tưởng (saññā)
5. tư (cetanā)
6. nhất hành (ekaggatā)
7. mạng quyền (jīvitindriya)
8. tác ý (manasikāra)
9. tầm (vitakka)
10. tứ (vicāra)
11. thắng giải (adhimokkha)
1. tâm
2. xúc (phassa)
3. thọ (vedanā)
4. tưởng (saññā)
5. tư (cetanā)
6. nhất hành (ekaggatā)
7. mạng quyền (jīvitindriya)
8. tác ý (manasikāra)
1. tâm
2. xúc (phassa)
3. thọ (vedanā)
4. tưởng (saññā)
5. tư (cetanā)
6. nhất hành (ekaggatā)
7. mạng quyền (jīvitindriya)
8. tác ý (manasikāra)
9. tầm (vitakka)
10. tứ (vicāra)
11. thắng giải (adhimokkha)
1. tâm
2. xúc (phassa)
3. thọ (vedanā)
4. tưởng (saññā)
5. tư (cetanā)
6. nhất hành (ekaggatā)
7. mạng quyền (jīvitindriya)
8. tác ý (manasikāra)
9. tầm (vitakka)
10. tứ (vicāra)
11. thắng giải (adhimokkha)
12. hỷ* (pīti*)
1. tâm
2. xúc (phassa)
3. thọ (vedanā)
4. tưởng (saññā)
5. tư (cetanā)
6. nhất hành (ekaggatā)
7. mạng quyền (jīvitindriya)
8. tác ý (manasikāra)
9. tầm (vitakka)
10. tứ (vicāra)
11. thắng giải (adhimokkha)
12. cần (vīriya)
As described in Abhidhamma, up to 21 cetasikas can associate with greed-rooted consciousness; up to 20 cetasikas can associate with anger-rooted consciousness, up to 33 cetasikas can associate with bhavaṅga cittas; and up to 34 cetasikas can associate with mahākusala cittas. After discerning each cetasika that associates with each citta, the yogi can discern all the cetasikas that associate with each citta almost simultaneously. Như được miêu tả trong Vi Diệu Pháp(Abhidhamma), có đến 21 tâm sở (cetasika) có thể phối hợp với các tâm căn tham, có đến 20 tâm sở (cetasika) có thể phối hợp với các tâm căn sân, có đến 33 tâm sở (cetasika) có thể phối hợp với các tâm hộ kiếp (bhavaṅga citta) và có đến 34 tâm sở (cetasika) có thể phối hợp với các tâm đại thiện (mahākusalacitta). Sau khi phân biệt từng tâm sở(cetasika) phối hợp với từng tâm (citta), hành giả có thể phân biệt tất cả các tâm sở(cetasika) phối hợp với từng tâm (citta) hầu như đồng thời.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *