THỂ NHẬP THIỀN TUỆ (VIPASSANĀ) – ĐẠO VÀ PHI ĐẠO TRI KIẾN THANH TỊNH – THỌ TRÌ THIỀN VIPASSANĀ

Purification by Knowledge and Vision of what is the Path and what is not the Path (Maggāmagga-ñāṇadassana-visuddhi)

Đạo Và Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh(Maggāmagga-ñāṇadassana-visuddhi)

Having defined the cittas, the cetasikas and the rupas both internally and externally, and having discerned the causal relations of Dependent Arising, the meditator is ready to undertake vipassanā properly. However, he must further clarify his knowledge of the ultimate realities by again defining each of them in four aspects: by means of their individual characteristic (lakkhaṇa), function (rasa), manifestation (paccupaṭṭhāna) and the approximate cause for their arising (padaṭṭhāna) as pointed out in Mahā Satipaṭṭhāna Sutta141 and the Commentaries.142,143 Sau khi xác định các tâm (citta), tâm sở(cetasika) và sắc (rūpa) cả ở nội thân và ngoại thân, và sau khi phân biệt các quan hệ nhân quả của Lý Duyên Khởi, hành giả đã sẵn sàng thọ trì đúng đắn thiền vipassanā. Tuy nhiên, hành giả phải làm sáng tỏ hơn nữa trí tuệ về các pháp chân đế bằng cách xác định lại từng pháp một theo bốn khía cạnh: theo các đặc tính riêng (lakkhaṇa), phận sự (rasa), biểu hiện (paccupaṭṭhāna), và nhân gần(padaṭṭhāna) cho sự sanh của chúng như đã được chỉ dẫn trong Kinh Đại Niệm Xứ (Mahā Satipaṭṭhāna Sutta144), các Chú Giải145,146.
After defining each citta, each cetasika and each rūpa, meditators admit that their knowledge about the ultimate realities becomes very clear. Sau khi xác định từng tâm (citta), từng tâm sở(cetasika) và từng sắc (rūpa), hành giả nhận thấy trí tuệ về pháp chân đế trở nên rất rõ ràng.

Undertaking Vipassana

Thọ Trì Thiền Vipassanā

The meditatior can now undertake vipassana beginning with what is easier. He first discerns the 18 real rūpas (nipphanna rūpas) in the six sense doors and the 42 body parts (koṭṭhāsas) and contemplates the nature of impermanence (anicca), suffering (dukkha) and not-self (anatta) pertaining to each rūpa in each sense door as well as in each body part. Bây giờ, hành giả có thể thọ trì thiền Vipassanā bằng cách bắt đầu với cái dễ dàng hơn. Đầu tiên, hành giả phân biệt 18 loại sắc thực (nipphanna rūpa) ở sáu môn và 42 thân phần (koṭṭhāsa) và quán bản chất vô thường(anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) gắn liền với từng sắc (rūpa) trong từng môn cũng như từng thân phần.
He discerns the nature of arising and dissolving of each rūpa with his wisdom and contemplates the nature of impermanence as ‘anicca, anicca‘,both internally and externally. He discerns the nature of being tortured incessantly by the dissolution of rūpas and contemplates ‘dukkha, dukkha, repeatedly. He discerns clearly with his wisdom the absence of a permanent, imperishable substance that can be called a ‘self or ‘soul’ and contemplates repeatedly ‘anatta, anatta‘. Hành giả phân biệt bản chất sanh và diệt của từng sắc (rūpa) bằng trí tuệ của mình và quán bản chất vô thường là “anicca, anicca” (vô thường, vô thường), cả nội thân lẫn ngoại thân. Hành giả phân biệt bản chất không ngừng bị hành hạ bởi sự diệt của sắc và quán “dukkha, dukkha” (khổ, khổ) lặp đi lặp lại. Hành giả phân biệt rõ ràng bằng trí tuệ của mình sự vắng mặt của một thực thể thường hằng, bất diệt mà có thể được gọi là “tự ngã” hoặc “linh hồn” và quán “anatta, anatta” (vô ngã, vô ngã).
He should not focus his mind on the tiny particles (rūpa-kalapas) in comtemplating the three characteristic marks for these particles are not ultimate realities and they will disappear as meditation progresses. Instead, he analyzes the particles to observe the ultimate rūpas (pathavī, āpo, tejo, vāyo, vaṇṇa, gandha, rasa, ojā, etc.) and focuses his attention on the rapid arising and dissolution of these ultimate rūpas. Hành giả không nên tập trung tâm mình vào các hạt nhỏ (tức nhóm sắc hay tổng hợp sắcrūpa-kalāpa) khi quán tam tướng vì các hạt nhỏ này không phải là pháp chân đế và chúng sẽ biến mất khi việc hành thiền tiến triển. Thay vào đó, hành giả phân tích các hạt nhỏ để quan sát các sắc chân đế (rūpa) (pathavī(đất), āpo (nước), tejo (lửa), vāyo (gió), vaṇṇa(màu), gandha (mùi), rasa (vị), ojā (dưỡng chất)…) và tập trung chú ý vào sự sanh và diệt nhanh chóng của các sắc chân đế (rūpa) này.
When he can discern the three characteristic marks of rūpas quite rapidly and well, he discerns the three characteristic marks of mentality (nāma), pertaining to the six kinds of cognitive series of consciousness. Observing the rapid arising and dissolution of each cognitive consciousness and its concomitant cetasikas at every consciousness moment with his wisdom, he contemplates repeatedly ‘anicca, anicca. He reflects in this way on all the cittas and the cetasikas in the six kinds of cognitive series both internally and externally. Similarly he discerns the nature of being tortured incessantly by the rapid dissolution of cittas and ceasikas and contemplates ‘dukkha, dukkha’. Again he discerns with his wisdom the abseice of a permanent, imperishable substance that can be called a ‘self’ or ‘soul’ and contemplates ‘anatta, anatta’. Khi hành giả có thể phân biệt tam tướng của sắc (rūpa) hoàn toàn nhanh chóng và sâu sắc, hành giả phân biệt tam tướng của danh(nāma) gắn liền với sáu loại lộ trình tâm. Quan sát sự sanh và diệt nhanh chóng của từng tâm và các tâm sở đi cùng của nó ở mỗi sát-na tâm bằng trí tuệ của mình, hành giả quán lặp đi lặp lại “anicca, anicca” (vô thường, vô thường). Hành giả quán xét theo cách này trên tất cả các tâm (citta) và tâm sở (cetasika) trong sáu loại lộ trình tâm cả nội thân lẫn ngoại thân. Tương tự, hành giả phân biệt bản chất không ngừng bị hành hạ bởi sự diệt nhanh chóng của các tâm (citta) và các tâm sở (cetasika) và quán “dukkha, dukkha” (khổ, khổ). Lại nữa, hành giả phân biệt bằng trí tuệ của mình sự vắng mặt của một thực thể thường hằng, bất diệt mà có thể được gọi là “tự ngã” hay “linh hồn” và quán “anatta, anatta” (vô ngã, vô ngã).
Then he reflects on the three characteristic marks of mentality and materiality together pertaining to the six kinds of cognitive series of consciousness. Focusing his mind on each consciousness, its concomitants, the 54 types of rūpa associated with the physical base and the sense object, he contemplates repeatly ‘anicca, anicca’ on the nature of arising and dissolving, ‘dukkha, dukkha’ on the nature of being tortured incessantly, and ‘anata, anatta’ on the nature of not-self and no soul. Sau đó, hành giả quán xét tam tướng của danh và sắc cùng nhau liên quan đến sáu loại lộ trình tâm. Tập trung tâm mình trên từng tâm và các tâm sở của nó, 54 loại sắc (rūpa) kết hợp với căn vật lý và cảnh trần, hành giả quán lặp đi lặp lại “anicca, anicca” (vô thường, vô thường) trên bản chất sanh và diệt, “dukkha, dukkha” (khổ, khổ) trên bản chất không ngừng bị hành hạ, và “anatta, anatta” (vô ngã, vô ngã) trên bản chất không có tự ngã và không có linh hồn.
Then he performs addhāpaccuppanna vipassanā. He contemplates the impermanent characteristic of materiality from birth to death at least once. He repeats contemplating the painful characteristic and then the not-self charateristic. He continues reflecting on any of the three characterstics that he likes both internally and externally. Rồi hành giả thực hành addhāpaccuppanna vipassanā. Hành giả quán đặc tính vô thường của sắc từ lúc sanh đến lúc chết ít nhất một lần. Hành giả lặp lại quán đặc tính khổ và rồi đặc tính vô ngã. Hành giả tiếp tục quán xét bất kỳ một trong ba đặc tính mà hành giả thích cả bên trong lẫn bên ngoài.
He contemplates each of the three characteristics of mentality from birth to death in the same way. He should cover all the six types of cognitive series of consciousness. Then he should reflect on mentality and materiality in the same way both internally and externally. Hành giả quán từng đặc tính trong ba đặc tính của danh từ lúc sanh ra đến khi chết đi theo cách tương tự. Hành giả nên thực hành bao trùm tất cả sáu loại lộ trình tâm. Rồi hành giả nên quán xét trên danh và sắc theo cách tương tự cả bên trong lẫn bên ngoài.
Next he performs vipassanā pertaining to the past, to the present and to the future. In all the past existences, the present existence, and the future existences in which he has discerned the causal relations of Dependent Arising, from birth to death, he contemplates in turn the impermanent, painful and not-self characterstics of materiality alone, mentality alone, and mentality-materiality together. Tiếp theo, hành giả thực hành thiền Vipassanā gắn với quá khứ, đến hiện tại và đến tương lai. Trong tất cả các kiếp quá khứ, kiếp hiện tại, và các kiếp tương lai trong đó hành giả phân biệt các quan hệ nhân quả của Lý Duyên Khởi, từ lúc sanh đến lúc chết, hành giả quán tuần tự các đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của riêng sắc, của riêng danh, của cả danh và sắc cùng với nhau.
Next he performs Vipassanā pertaining to the present five aggregates. He discerns the real rupas (nipphanna rūpas) in the six sense doors and the 42 body parts of the present existence and contemplates their characterstics of impermanence, suffering and not-self in turn. He also focuses his attention on the arising and dissolution of external real rūpas and contemplates their characteristics of impermanence, suffering and not-self in turn. This is the contemplation of the materiality aggregate. Tiếp theo, hành giả thực hành thiền Vipassanā gắn với ngũ uẩn hiện tại. Hành giả phân biệt các sắc-thực (nipphanna rūpa) trong sáu môn và và 42 thân phần của kiếp hiện tại và tuần tự quán các đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của chúng. Hành giả cũng tập trung chú ý vào sự sanh và diệt của sắc thực bên ngoài và quán tuần tự các đặc tính vô thường, khổ và vô ngã. Đây là sự quán về sắc uẩn.
Then he discerns the vedanā cetasika in each consciousness of the six-door cognitive series and, focusing on its arising and dissolving, he contemplates its characterstics of impermanence, suffering and not-self in turn. He contemplates both internally and externally. This is the contemplation of the feeling aggregate. He then contemplates on the perception aggregate, the aggregate of mental formations and the consciousness aggregate in turn in the same way. Sau đó, hành giả phân biệt tâm sở thọ(vedanā cetasika) trong từng tâm của sáu môn lộ trình tâm và tập trung vào sự sanh và diệt của nó, hành giả quán tuần tự các đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của nó. Hành giả quán cả bên trong lẫn bên ngoài. Đây là sự quán về thọ uẩn. Sau đó, hành giả quán tuần tự tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn theo cách tương tự.
Next he performs Vipassanā pertaining to the past five aggregates, the present five aggregates and the future five aggregates.“Any materiality whatsoever, whether past, present or future, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, he defines all materiality as impermanent, as painful, and as not-self in turn.147,148 He discerns the real rūpas in the six sense doors and the 42 body parts of the past existences, the present existence and the future existences successively and contemplates their characteristics of impermanence, suffering and not-self in turn, both internally and externally. He also contemplates on the feeling aggregate, the perception aggregate, the aggregate of mental formations and the consciousness aggregate in turn in the same way. Tiếp theo hành giả thực hành thiền Vipassanā gắn với ngũ uẩn quá khứ, ngũ uẩn hiện tại và ngũ uẩn tương lai. “Bất kỳ sắc nào bất kể ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, bên trong hay bên ngoài, thô hay tế, cao thượng hay hạ liệt, xa hay gần, hành giả xác định tuần tự tất cả các sắc là vô thường, là khổ và là vô ngã149,150. Hành giả phân biệt các sắc thực trong sáu môn và 42 thân phần lần lượt của các kiếp quá khứ, kiếp hiện tại và các kiếp tương lai và tuần tự quán các đặc tính vô thường, khổ và vô ngã của chúng, cả bên trong lẫn bên ngoài. Hành giả cũng quán tuần tự thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn theo cách tương tự.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *