THỂ NHẬP THIỀN TUỆ (VIPASSANĀ) – ĐOẠN NGHI THANH TỊNH (KAṄKHĀVITARAṆA-VISUDDHI) – PHÂN BIỆT CÁC NHÂN SANH RA SẮC

Purification by overcoming Doubt
(Kaṅkhāvitaraṇa-visuddhi)

Đoạn Nghi Thanh Tịnh (Kaṅkhāvitaraṇa-visuddhi)

The meditator who has defined the mentality-materiality both internally and externally must further discern the causes that give rise to these mentality-materiality. Otherwise doubt or wrong view may arise in him. So he discerns the four causes- kamma, citta, utu (heat), āhāra (nutriment) – which give rise to materiality. Hành giả sau khi đã xác định danh-sắc cả bên trong lẫn bên ngoài thì phải phân biệt sâu hơn các nhân sanh ra các danh-sắc này. Nếu không, hoài nghi hoặc tà kiến có thể nảy sinh nơi hành giả. Như vậy, hành giả phân biệt bốn nhân: nghiệp (kamma), tâm (citta), thời tiết(utu), dưỡng chất (āhāra) sanh ra sắc.

Discerning the Causes which generate Materiality

Phân Biệt Các Nhân Sanh Ra Sắc

After developing the glittering and penetrative meditation light, he focuses his attention on his citta that arises in the heart depending on the heart-base as well as on his fore-finger. When he intends to bend his forefinger and is actually bending it, he can observe thousands of cittaja-rūpa produced by the cittas that cause the finger to bend. Indeed he can understand that all the movements of his body are caused by cittaja-rūpa. Sau khi phát triển ánh sáng thiền chói lọi và xuyên thấu, hành giả tập trung chú ý trên tâm(citta) đang sanh khởi nơi trái tim dựa vào tâm căn cũng như trên ngón tay trỏ của mình. Khi hành giả định co ngón tay trỏ và thực sự co ngón tay đó, hành giả có thể quan sát hàng ngàn sắc do tâm sanh (cittaja-rūpa) được sanh bởi các tâm khiến ngón tay co lại. Thực vậy, hành giả có thể hiểu rằng tất cả các chuyển động của cơ thể mình được gây ra bởi sắc do tâm sanh (cittaja-rūpa).
Next he focuses his attention on a rūpa-kalāpa and discerns a series of utuja rūpakalāpas produced by the utu (tejo) in the kalāpa. He can also discern another stream of āhāraja rūpakalāpas produced by the āhāra (nutriment) in the kalapa in combination with the external nutriment. When he can discern the kamma that gives rise to the present existence, he can also observe kammaja rūpas being incessantly produced by that kamma. Tiếp theo, hành giả tập trung chú ý vào một nhóm sắc (rūpa-kalāpa) và phân biệt một chuỗi các nhóm sắc do thời tiết sanh (utujarūpakalāpa) được sanh ra bởi sắc thời tiết utu (lửatejo) trong nhóm (kalāpa). Hành giả cũng có thể phân biệt một dòng các nhómsắc do vật thực sanh (āhāraja rūpakalāpa) được sanh bởi sắc dưỡng chất (āhāra) trong nhóm (kalāpa) khi kết hợp với dưỡng chất bên ngoài. Khi hành giả có thể phân biệt nghiệp (kamma) gây ra kiếp hiện tại, hành giả cũng có thể quan sát các sắc do nghiệp sanh(kammaja rūpa) đang được sanh liên tục bởi nghiệp (kamma) ấy.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *