Thể Nhập
Thiền Tuệ (
Vipassanā)

Tôn Giả Āciṇṇa, Dhammācariya – Pháp Sư,

Aggamahākammaṭṭhānācariya – Đại Đệ Nhất Thiền Sư

Trưởng Ban Thiền Sư và Cố Vấn Thiền
Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế Pa-Auk, Myanmar

Tiến Sĩ Mehm Tin Mon,

Mahā Saddhamma Jotikadhaja – Bậc Đại Nhân Làm Chói Sáng Ngọn Cờ Chánh Pháp

Giáo sư Đại Học Quốc Tế Truyền Bá
Phật Giáo Nguyên Thủy

Chủ tịch Liên đoàn Bảo Hộ Giáo Pháp Đức Phật
của Rừng Thiền Quốc Tế Pa-Auk


Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn,
Bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Đẳng Giác

“SYNOPSIS”

TÓM LƯỢC

As vipassana deals with ultimate realities (paramatthas), mind and matter, both internal and external, are analyzed with wisdom associated with the right concentration into their ultimate components – cittas, cetasikas and rūpas – and each of these ultimate realities is defined by its characteristic, function, manifestation and approximate cause to develop the ‘Knowledge of defining mentality-materiality’ (Nāmarūpaparicchedañāṇa) and the ‘Purity of View’ (Diṭṭhivisuddhi)79 correctly. The compactness of mental groups (minds) and material groups (rūpakalāpas) must be broken (ghana-vinibbhoga) to penetrate into the ultimate realities and the characteristic of not-self (anatta)80,81. Vì thiền Vipassanā liên hệ đến các pháp chân đế (paramattha), danh và sắc, cả bên trong lẫn bên ngoài, được phân tích bằng trí tuệ hợp với chánh định vào trong các thực thể pháp – các tâm (citta), các tâm sở (cetasika) và các sắc (rūpa) – và mỗi pháp chân đế này được xác định theo các đặc tính, phận sự, biểu hiện và nhân gần của nó để tu tập đúng đắn “Tuệ Xác Định Danh-Sắc” (Nāmarūpa-paricchedañāṇa) và “Kiến Thanh Tịnh” (Diṭṭhivisuddhi)82. Tính khối của nhóm danh (ý) và nhóm sắc (rūpakalāpa) cần phải được phá vỡ (ghana-vinibbhoga) để thấu suốt vào các pháp chân đế và đặc tính vô ngã (anatta)83,84
Next the four causes – kamma, citta (consciousness), utu (heat), āhāra (nutriment) – that give rise to materiality, and the causes that give rise to the cognitive series of consciousness in the six sense doors are discerned by direct knowledge. Also the causes and the effects of Dependent Arising (Paṭiccasamuppāda) are discerned and verified to clarify all doubts85 pertaining to the past, to the present, and to the future, and to develop the ‘Knowledge of discerning the causes of mentality-materiality’ (Paccayapariggaha ñāṇa) and the ‘Purification by overcoming Doubt’ (Kaṅkhā-vitaraṇa-visuddhi). It is clearly stated in Visuddhi Magga86 and Abhidhamma Commentary87 that one cannot emancipate from the round of misery without discerning the causal relations of Dependent Arising. Tiếp theo, có bốn nhân – nghiệp (kamma), tâm(citta), thời tiết (utu), dưỡng chất (āhāra) – sanh ra sắc, và các nhân sanh lộ trình tâm ở sáu môn được phân biệt bằng thắng trí. Cũng vậy, các nhân và các quả của Lý Duyên Khởi(paṭiccasamuppāda) được phân biệt và xác minh để làm sáng tỏ tất cả các hoài nghi88thuộc về quá khứ, đến hiện tại và đến tương lai, và để tu tập “Tuệ Phân Biệt Các Nhân Của Danh-Sắc” (Tuệ Phân Biệt Nhân Duyên) (Paccayapariggahañāṇa) và “Đoạn Nghi Thanh Tịnh” (Kaṅkhā-vitaraṇa-visuddhi). Điều này được chỉ rõ trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga89) và Chú giải Vi Diệu Pháp(Abhidhamma90) rằng không ai có thể giải thoát khỏi vòng khổ đau mà không cần phân biệt mối liên hệ nhân quả trong Lý Duyên Khởi.
Again, in undertaking vipassana, all mentality and materiality, causes and effects, internal and external, pertaining to the past, the present and the future, are defined as impermanent (anicca), painful (dukkha), and not-self (anatta) in turn as directed in Paṭisambhida Magga Pāḷi91, Saṁyutta Pāḷi92, Visuddhi Magga93,94, etc. Many practical methods for investigating, discerning, and defining formations in various ways are employed to get the result described in literature, to develop the ten insight knowledges (Vipassanāñāṇas), to achieve the higher purification of the mind, and to realize the highest goal of emancipation which is still possible in the Buddha’s Dispensation (sāsana). Lại nữa, khi thọ trì thiền Vipassanā, tất cả danh và sắc, các nhân và các quả, bên trong và bên ngoài thuộc về quá khứ, hiện tại và vị lai lần lượt được xác định là vô thường(anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) như hướng dẫn trong Phân Tích Đạo bản Pāḷi(Paṭisambhida Magga Pāḷi95), Tương Ưng Kinh bản Pāḷi (Saṁyutta Pāḷi96), Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga97,98),… Nhiều phương pháp thực hành được sử dụng cho việc thẩm sát, phân biệt và xác định các hành theo nhiều cách để đạt được kết quả như miêu tả trong kinh điển, để tu tập mười minh sát tuệ(Vipassanāñāṇa), để thành tựu cấp độ thanh tịnh tâm cao hơn, và để chứng ngộ mục tiêu cao thượng nhất của sự giải thoát là điều vẫn còn có thể trong Giáo Pháp (sāsanā) của Đức Phật.
In the course of 21 years (from 1983 to 2004) many meditators from Myanmar and abroad have undertaken samatha-vipassanā courses in our International Pa-auk Forest Buddha Sāsana Centres and many achieved great success with great satisfaction. All are cordially invited to come and meditate in these centres which are open all the year round. Trong quá trình 21 năm (từ năm 1983 đến 2004), nhiều hành giả từ Myanmar và hải ngoại đã thọ trì các khóa thiền Định-Tuệ(samatha-vipassanā) ở các Trung Tâm Rừng Thiền Phật Học Quốc Tế Pa-Auk của chúng tôi và nhiều người đạt được thành công tuyệt vời với sự hài lòng to lớn. Tất cả mọi người đều được chân thành chào đón đến hành thiền tại các trung tâm mở cửa quanh năm này.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *