Vấn Đáp Thiền Pa Auk

Câu Hỏi 141 đến Câu Hỏi 150

Câu Hỏi 141: (chánh) Niệm là gì? Khi niệm có mặt, tỉnh giác chắc chắn có mặt phải không? 

Trả Lời Câu Hỏi 141: Có bốn loại niệm (sati)

  • 1 niệm thân (kāyānupassanā satipaṭṭhāna),
  • 2 niệm thọ (vedanānupassanā satipaṭṭhāna), 
  • 3 niệm tâm (cittānupassanā satipaṭṭhāna), 
  • 4 niệm pháp (dhammānupassanā satipaṭṭhāna).

Do đó, niệm có nghĩa là giữ cho tâm trên thân, thọ, tâm và pháp không quên lãng. Niệm có đặc tính là chìm vào đối tượng giống như một hòn đá ném xuống hồ. Nó không chỉ nổi trên bề mặt như trái bầu nổi trên nước. Vì thế niệm làm cho nó và các tâm hành đồng sanh chìm vào đề mục hay đối tượng thiền. Khi hành giả đang hành niệm hơi thở, niệm của hành giả phải chìm vào trong hơi thở. Niệm có nhiệm vụ là không quên đối tượng thiền. Nó luôn luôn giữ cho tâm ở trên đối tượng không có bất cứ sự gián đoạn nào. Sự thể hiện của niệm là canh chừng tâm hay canh chừng đối tượng thiền nhờ thế không một phiền não nào có thể lẻn vào. Một trạng thái tâm kết hợp với niệm sẽ không nhượng bộ cho bất cứ phiền não nào. Một sự thể hiện khác nữa của niệm là giữ cho sự chú ý trực diện với đối tượng. Nhân gần của niệm là tưởng mạnh và vững chắc trên đối tượng thiền hay trên tứ niệm xứ.

Có bốn loại tỉnh giác:

  1. Tỉnh giác về mục đích (satthaka sampajañña);
  2. Tỉnh giác về sự thích hợp (sappāya sampajañña);
  3. Tỉnh giác về hành xứ (gocara sampajañña); hành xứ ở đây muốn nói đến bất kỳ đối tượng nào trong bốn mươi đối tượng thiền,
  4. Tỉnh giác về vô-si (asammoha sampajañña); có nghĩa là tỉnh giác về danh-sắc chơn đế và các nhân của chúng. Vì thế tỉnh giác về vô si bao gồm tất cả thiền minh sát (vipassana)

Ở đây chánh niệm thường đi kèm với tỉnh giác (sampajañña). Tỉnh giác cũng còn được gọi là trí tuệ hay minh sát trí. Khi chánh niệm và trí tuệ của người hành thiền vừa mạnh vừa có năng lực, vị ấy sẽ dễ dàng thành công trong thiền chỉ (samatha) và thiền minh sát (vipassana).

Khi niệm mạnh, định cũng mạnh. Khi cả hai — niệm và định, đều mạnh, tỉnh giác cũng sẽ mạnh. Ngược lại, khi niệm yếu, định cũng yếu. Vào lúc đó trí tuệ tỉnh giác không thể sanh lên được. Đó là lý do vì sao Đức Phật dạy trong Kinh Định (Samādhi Sutta) của Tương Ưng Sự Thực (Sacca Saṁyutta) như thế này: ‘Này các Tỳ-kheo, các ông nên tu tập định. Một vị Tỳ-kheo với tâm định sẽ thấy các Pháp (Dhamma) đúng như chúng thực sự là.’ Từ đây ctabiết rằng định là nhân gần của trí tuệ tỉnh giác. Tuy nhiên, không có niệm thì định không thể nảy sanh. Chính vì thế mà trí tuệ tỉnh giác thường thường vắng mặt khi niệm và định yếu vậy.

Câu Hỏi 142: Những mối liên hệ và sự khác nhau giữa bốn thứ này: hơi thở giữa lỗ mũi và môi trên, cảm thọ của hơi thở đó, sự cảm giác về hơi thở đó và cảm giác xúc chạm giữa hơi thở đó và da, là gì?

Trả Lời Câu Hỏi 142: Hơi thở là một nhóm các sắc. Nếu hành giả thực hành thiền tứ đại trên hơi thở một cách hệ thống, hành giả sẽ thấy rằng nó được tạo thành từ vô số những tổng hợp sắc (kalāpas) nhỏ bé. Cảm thọ và sự cảm giác về hơi thở đó là một, vedanā, ở đây là một tâm sở. Cảm giác xúc chạm, về cơ bản, là thân thức — kāyaviññāṇa. Cả hai, thức và các tâm sở, đều là danh. Vì thế chúng khác với hơi thở, vốn là sắc.

Hơi thở giữa lỗ mũi và môi trên là đối tượng của thiền niệm hơi thở (ānāpānasati kammaṭṭhāna) ; trong khi thọ, cảm giác và cảm giác xúc chạm không phải (là đối tượng của thiền niệm hơi thở). Nếu người hành thiền chỉ tập trung vào hơi thở, họ có thể phát triển được định sâu và nimitta hay tướng hơi thở sẽ sớm xuất hiện. Tập trung trên nimitta một cách hoàn hảo, hành giả sẽ đắc thiền. Tuy nhiên, nếu người hành thiền tập trung trên cảm thọ, cảm giác hay cảm giác xúc chạm, họ không thể phát triển đủ định lực cho tướng hơi thở xuất hiện, do đó cũng không thể đắc thiền. Đây là lý do vì sao hành giả chỉ lấy hơi thở làm đối tượng cho sự tập trung của mình mà thôi.

Câu Hỏi 143: Trong lúc một người đang chạy thể dục hay đang leo núi và họ phải dùng miệng để thở, vậy họ sẽ tập trung vào hơi thở nào?

Trả Lời Câu Hỏi: Đối với thiền niệm hơi thở, đối tượng của người hành thiền chỉ là hơi thở khi nó chạm vào lỗ mũi hay môi trên mà thôi. Chú giải không nói rằng hơi thở ngang qua miệng cũng là đối tượng của thiền niệm hơi thở. Vì thế khi người ta đang thở qua miệng và không thể nhận ra hơi thở xúc chạm ở lỗ mũi hay môi trên, họ nên giữ tâm tại những chỗ ấy và cố gắng để hay biết về hơi thở. Nếu họ có đủ thận trọng và kiên nhẫn trong khi làm như vậy, cuối cùng họ có thể sẽ phân biệt được hơi thở rất vi tế ở đó.

Câu Hỏi 144: Sau khi một người xuất gia, nếu cha mẹ họ gặp khó khăn trong việc kiếm sống, họ có nên trở về nhà để chăm sóc cha mẹ không?

Trả Lời Câu Hỏi 144: Đức Phật cho phép các vị Tỳ-kheo chăm sóc cha mẹ của họ. Một vị Tỳ-kheo có thể chia phần ăn và những tứ vật dụng khác của mình cho cha mẹ. Họ cứ việc chăm sóc cha mẹ theo cách này mà không cần thiết phải xả y hoàn tục.

Câu Hỏi 145: Nếu một người được lợi nhờ trốn thuế và giúp những người khác trốn thuế, họ có phạm tội trộm cắp không? Nếu một người tại gia cư sĩ phạm ngũ giới họ phải sám hối và thọ trì giới lại như thế nào?

Trả Lời Câu Hỏi: Theo Luật Tạng (Vinaya Piṭaka), trốn thuế hay giúp người khác trốn thuế là một trong số hai mươi lăm loại trộm cắp. Nếu một người làm điều đó, họ phạm tội trộm cắp bất kể họ là vị sư hay cư sĩ. Nếu một vị Tỳ-kheo ăn cắp những tài sản đáng giá một pāda (năm māsaka) hay hơn, vị ấy phạm một tội bất cộng trụ (pārājikā), và không còn là Tỳ-kheo nữa. Nếu một người cư sĩ phạm ngũ giới, họ kể như mất ngũ giới, vì thế không cần thiết cho họ để thú tội này. Tuy nhiên họ nên quyết tâm không để phạm giới trở lại. Họ có thể nhận giới lại trước một vị sa-di, một vị Tỳ-kheo, hay trước một bức tượng Phật, và rồi giữ gìn giới một cách cẩn thận.

Câu Hỏi 146: Dhammacakkhu là gì? Và Sotāpanna là gì?

Trả Lời Câu Hỏi 146: Trong Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkapavattana Sutta) và trong một số bài kinh khác, dhammacakkhu (pháp nhãn) có nghĩa là nhập lưu thánh đạo (Sotapattimagga). Nhưng trong một số bài kinh khác thì dhammacakkhu lại có nghĩa là bất lai thánh đạo (anāgāmimagga). Trong Kinh Chuyển Pháp Luân, pháp nhãn (dhammacakkhu) của Tôn-giả Kiều Trần Như (Koṇdañña) là nhập lưu thánh đạo trí. Còn trong Kinh Brahmāyu pháp nhãn của Brahmāya là Bất lai thánh đạo trí (anāgāmimagga ñāṇa).

Nhập lưu là bậc thánh đầu tiên trong bốn bậc Thánh Nhân, bậc đã chứng đắc Niết-bàn (Nibbana). ‘Sota’ có nghĩa là dòng, ở đây là dòng thánh. ‘Āpanna’ có nghĩa là ‘nhập vào.’ Vì thế một sotāpanna là một người đã bước hay nhập vào dòng, đó là người đã nhập vào dòng của cácbậc Thánh Nhân.

Câu Hỏi 147: Nếu một người cảm thấy rằng mọi tham, sân và si của họ đã được tiêu diệt, họ có thể tuyên bố mình là một bậc A-la-hán được không? Hay họ cần phải tự kiểm tra lại mình như thế nào?

Trả Lời Câu Hỏi 147: Chúng ta phải biết rằng phiền não có ba giai đoạn:

  1. Anusaya kilesa: giai đoạn ngủ ngầm ở đây các phiền não vẫn còn là những khuynh hướng tiềm tàng trong dòng tương tục danh-sắc;
  2. Pariyuṭṭhāna kilesa: giai đoạn ám ảnh khi những phiền não trồi lên bề mặt như một yếu tố tâm tích cực; và 
  3. Vītikkama kilesa: giai đoạn vi phạm khi những phiền não thúc đẩy những hành động của thân và lời nói.

Các bậc A-la-hán đã tiêu diệt hoàn toàn cả ba giai đoạn phiền não này.Đối với hàng phàm nhân, khi không có những phiền não khởi lên trong tâm, họ có thể cảm giác rằng những phiền não của họ đã bị tiêu diệt hết rồi. Tuy nhiên, điều đó xảy ra chỉ là vì họ nhất thời đè nén được những phiền não thuộc giai đoạn ám ảnh — Pariyuṭṭhāna kilesa, và giai đoạn vi phạm — Vītikkama kilesa với minh sát trí mạnh mẽ hay bậc thiền nào đó mà thôi. Thực sự ra họ vẫn chưa đạt đến được bất cứ Thánh Đạo Tuệ nào cả, vì thế những phiền não thuộc giai đoạn ngủ ngầm (tuỳ miên phiền não) chắc chắn vẫn còn trong họ. Bao lâu những phiền não ngủ ngầm này chưa được bứng gốc, khi họ chạm trán với những yếu tố kích thích nào đó, những phiền não thuộc hai giai đoạn ám ảnh và vi phạm trên có thể khởi lên trở lại như thờng.

Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là câu chuyện của ngài Trưởng-lão Mahānāga (Mahānāga Mahāthera). Ngài là thầy của Dhammadinna, một bậc A-la-hán và đã hành thiền chỉ (samatha) và thiền minh sát (vipassana) trong hơn sáu mươi năm. Nhưng ngài vẫn còn là một phàm nhân (puthujjana). Mặc dù ngài còn là phàm nhân, song không có phiền não nào khởi lên trong tâm ngài trong hơn sáu mươi năm qua, bởi vì pháp hành chỉ và quán của ngài rất mạnh và đầy năng lực. Hơn nữa giới hạnh của ngài còn cực kỳ trong sạch. Do những điều này, ngài tự nghĩ trong thâm tâm: ‘Ta đã đạt đến thánh quả A-la-hán rồi.’

Một hôm, đệ tử của ngài, A-la-hán Dhammadinna đang ngồi nghỉ trong phòng, và vị ấy nghĩ: ‘Không biết thầy ta, Trưởng-lão Mahānāga (Mahānāga Mahāthera), hiện đang sống tại Uccavalika, đã hoàn tất công việc tu tập của mình hay chưa? Vị ấy thấy rằng thầy mình vẫn còn là một phàm nhân và rằng nếu thầy ngài không hiểu sự thực này, ông cũng sẽ chết như một phàm nhân mà thôi. Vị ấy liền dùng năng lực thần thông bay vào hư không và đáp xuống gần Trưởng-lão Mahānāga, lúc đó đang ngồi trong phòng của ngài. Vị ấy đảnh lễ thầy, làm phận sự là người đệ tử của mình, rồi ngồi xuống một bên.

Trưởng-lão Mahānāga hỏi: ‘Hiền giả Dhammadinna, sao ông đến bất ngờ thế?’ Tôn-giả Dhammadinna trả lời ‘Bạch ngài con đến để hỏi một số câu hỏi’. ‘Hãy hỏi đi, hiền giả.

Nếu chúng tôi biết, chúng tôi sẽ nói’. Tôn-giả Dhammadinna đã hỏi một ngàn câu hỏi.

Trưởng-lão Mahānāga trả lời từng câu hỏi một không chút do dự.

‘Bạch ngài trí của ngài thật nhạy bén; ngài đã đạt đến trạng thái này từ bao giờ vậy? Tôn-giả Dhammadinna hỏi. Trưởng-lão Mahānāga trả lời ‘Sáu mươi năm trước này hiền giả’. — ‘Bạch ngài, ngài có hành thiền định không? — ‘Điều đó không khó, này hiền giả.’ — ‘Vậy bạch ngài, hãy tạo ra một con voi.’ Trưởng-lão Mahānāga tạo ra một con voi hoàn toàn trắng. ‘Bây giờ, bạch ngài, hãy làm cho con voi ấy tiến thẳng đến ngài với đôi tai căng ra, đuôi duỗi thẳng ra, đặt cái vòi của nó vào trong miệng và rống lên một tiếng rống khủng khiếp đi.’ Trưởng-lão Mahānāga làm y như vậy. Nhìn thấy cái tướng mạo đáng sợ của con voi đang đi nhanh đến mình, Trưởng-lão bật dậy và định chạy trốn. Lúc ấy Tôn-giả Dhammadinna với tay nắm lấy vạt y của ngài, và nói ‘Bạch ngài, nơi một người mà các lậu hoặc đã đoạn tận1 có còn chút sợ sệt nào không?

Ngay lúc đó vị Trưởng-lão nhận ra rằng ông vẫn còn là một phàm nhân. Ông quỳ dưới chân của Tôn-giả Dhammadinna và nói: ‘Hãy giúp tôi, Hiền-giả Dhammadinna.’ — ‘Bạc ngài, con sẽ giúp ngài, con đến đây cũng là vì lý do đó. Xin ngài đừng lo.’ Rồi Tôn-giả giải thích một đề tài thiền cho Trưởng-lão. Vị Trưởng-lão nhận đề tài thiền và đi len con đường kinh hành, và với bước chân thứ ba ngài đả đạt đến A-la-hán Thánh quả.

Bởi lẽ đó, công bố sự chứng đắc của mình là điều không tốt, vì quý vị có thể đã tự đánh giá quá về mình như Trưởng-lão Mahānāga. Tốt hơn quý vị nên tự kiểm tra lại mình theo lời dạy của Đức Phật một cách thận trọng. Chẳng hạn, một vị thánh Nhập-lưu (Sotāpanna), đã hoàn toàn tiêu diệt thân kiến (sakkayadiṭṭhi), hoài ngi, ghanh tỵ, ích kỷ và giới cấm thủ. Vị ấy có niềm tin bất động nơi Đức Phật, Giáo Pháp (Dhamma) và Tăng (Saṅgha). Vị ấy sẽ không bao giờ cố ý phạm giới dù phải hy sinh thân mạng và ngay cả trong giấc mơ. Mặc dù vị ấy có thể phạm những sai lầm trong hành động, lời nói và ý nghĩ một cách vô ý, song vị ấy không bao giờ che dấu chúng mà sẽ thú nhận những sai lầm đó với người khác. Vị ấy đã tiêu diệt hoàn toàn quan niệm sai lầm về một linh hồn hay bản ngã bởi vì vị ấy đã thấu triệt pháp duyên sanh và tính chất vô thường, khổ và vô ngã của các hành. Có hai loại bản ngã: tối thượng ngã (parama-atta) và sinh mệnh ngã (jīva-atta). Tối thượng ngã có nghĩa là một đấng sáng tạo. Sinh mệnh ngã có nghĩa là một bản ngã đi từ một hiện hữu này đến một hiện hữu khác (cái ngã luân hồi) hay cái ngã diệt hoàn toàn sau khi chết. Vì thế đôi khi nếu quý vị phát hiện ra rằng mình có ý định phạm giới hay có sự hoài nghi đối với Tam Bảo hay vẫn chấp vào tà kiến cho rằng danh-sắc này là ta hay tự ngã của ta, hoặc tin nơi một đấng sáng tạo, chắc chắn quý vị không thể trở thành một bậc Thánh Nhập-Lưu nữa, nói gì đến bậc Thánh A-la-hán. Một bậc Thánh Nhất Lai (Sakadāgāmi) đã làm giảm nhẹ sức mạnh của tham dục, sân hận và si mê. Một bậc Thánh Bất Lai (anāgāmī) đã tuyệt diệt hay bứng gốc tất cả sân hận và dục vọng. Vì thế các vị sẽ không còn nóng giận, lo lắng hay sợ hãi. Các vị không còn dính mắc vào bất cứ dục lạc thế gian nào nữa. Dù là một người tại gia cư sĩ, các vị cũng từ bỏ hết thảy tiền tài, vàng bạc, v.v…Do đó nếu quý vị vẫn còn nóng giận, lo lắng hay sợ hãi hoặc nếu quý vị còn nhận tiền, vàng, v.v… quý vị không thể là một vị Thánh A-na-hàm được. Khi quý vị tiếp xúc với bất kỳ một trong sáu dục trần khả ý, đó là các sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp khả ý, nếu tham ái dù nhỏ nhoi nhất còn khởi lên nơi quý vị, quý vị chắc chắn không trở thành một bậc Thánh Bất lai được. Hoặc khi quý vị tiếp xúc với sáu trần cảnh bất khả ý, không vừa lòng, nếu một sự khó chịu dù nhỏ nhoi nhất còn khởi lên nơi quý vị, quý vị cũng không thể trở thành một bậc Thánh Bất Lai (A-na-hàm) được. Một bậc A-la-hán đã tuyệt diệt tất cả những phiền não còn lại, bao gồm ngã mạn, trạo cử, dã dượi, hôn trầm và vô minh. Vị ấy không còn khát khao đối với sự hiện hữu. Các căn của vị ấy thanh tịnh và hoàn hảo. Đối diện với những thăng trầm của cuộc đời (được và mất; danh và ô danh; khen và chê, hạnh phúc và khổ đau) tâm vị ấy không dao động, vô nhiễm và vững chắc. Các vị luôn luôn thấy tính chất vô thường, khổ và vô ngã của các hành. Chỉ khi các vị tác ý đến những khái niệm (chế định theo tục đế) các vị mới biết rằng ‘đây là đàn ông, đàn bà, cha, con, v.v…’ Nếu quý vị vẫn có sự dính mắc vào cuộc sống của mình hay nếu quý vị còn cảm thấy hãnh diện với những thành tựu của mình, quý vị không thể trở thành một bậc A-la-hán được. Nếu quý vị không có năng lực chánh niệm mạnh mẽ như vậy để thấy những tính chất vô thường, khổ hay vô ngã của các hành, quý vị không thể trở thành một bậc A-la-hán được.

Đây chỉ là vài ví dụ để quý vị tự xem xét lại mình. Quý vị nên nghiên cứu cẩn thận kinh điển Nguyên Thuỷ (Theravada) dưới sự hướng dẫn của một vị thầy thiện xảo để có được một sự hiểu biết thấu đáo hơn về cách làm thế nào để kiểm tra lại kinh nghiệm thiền của mình.

Câu Hỏi 148: Tại sao Đức Phật lại đi khất thực (xin ăn)?

Trả Lời Câu Hỏi 148: Thực sự ra, Đức Phật không cần thiết phải đi khất thực. Tuy nhiên, Đức Phật đi khất thực vì lợi ích của các chúng sinh. Hơn nữa, Đức Phật muốn nêu tấm gương của các Bậc Thánh. Đi khất thực là một phần trong bốn truyền thống cao quý (ariyavaṁsa —thánh hệ phổ) của các vị Sa-môn. Là một vị Sa-môn, người ta phải biết tri túc với bốn thứ vật dụng, đó là thực phẩm, y phục, chỗ ở và thuốc trị bệnh. Đi khất thực là một thói quen tốt để sống tri túc với thực phẩm mình có. Bạn không có quyền trông đợi sẽ được loại thức ăn gì mà phải biết thoả mãn với bất cứ những gì bạn nhận được. Đi khất thực cũng giúp làm giảm bớt tâm ngã mạn của một người. Một vị Tỳ-kheo nhận thức được rằng họ lệ thuộc vào những người khác về bốn món vật dụng. Do đó không có gì để họ có thể hãnh diện về mình. Vì thế đi khất thực giúp ích cho việc luyện tập tâm của một vị Tỳ-kheo.

Câu Hỏi 149: Trong phần hỏi và đáp trước, Sayadaw có giải thích rằng nếu một vị Tỳ-kheo ăn cắp những tài sản giá trị năm māsakas (hay một pāda) hoặc hơn, vị ấy đã phạm một tội bất cộng trụ (pārājikā). Sayadaw có thể giải thích thêm cho chúng con biết là năm māsakas tương đương với bao nhiêu U.S.D (dollars Mỹ) được không?

Trả Lời Câu Hỏi 149: Ngày nay rất khó để có thể chỉ ra cho chính xác được năm māsakas tương đương với bao nhiêu U.S.D (dollars Mỹ)! Chú giải nói rằng theo sự lưu hành tiền tệ thời Ấn-Độ cổ xưa thì một kahāpaṇa tương đương với bốn pādas và một pādas tương đương với năm māsakas. Còn phụ chú giải, như bộ Vajirabuddhi-ṭīkā, thì nói một kahāpaṇa hay pāda được làm bằng vàng, bạc và đồng. Tuy nhiên chúng ta không thể biết chính xác tỷ lệ của ba thành phần ấy trong một kahāpaṇa hay pāda là bao nhiêu.

Theo cách tính truyền thống của Miến (Myanmar), chúng tôi dùng một loại hạt gọi là ‘Rwegīsī’ để đo lường. Những chủ tiệm vàng cũng dùng các hạt Rwegīsī để cân vàng. Có hai loại Rwegīsī, loại hạt Rwegīsī lớn và loại hạt Rwegīsī nhỏ. Một hạt Rwegīsī nhỏ hơi lớn hơn hạt gạo một chút. Một hạt Rwegīsī lớn nặng gấp hai lần một hạt nhỏ. Trọng lượng của bốn hạt Rwegīsī lớn hay tám hạt Rwegīsī nhỏ tương đương với một māsakas. Cách đo lường này người ta tin là đã được truyền vào Miến từ thời Ấn-Độ cổ.

Dù sao chăng nữa, cách xử sự tốt nhất vẫn là đừng phạm vào bất cứ tội trộm cắp nào. Các bậc Trưởng-lão xưa khuyên chúng ta hãy nhìn tài sản của người khác như những con rắn độc. Trừ phi chủ nhân của nó cho phép chúng ta cầm những vật của họ lên xem, bằng không chúng ta không nên, ngay cả sờ vào chúng thôi. Hãy cố gắng giữ giới một cách cẩn thận, vì lẽ nó ngăn không để cho chúng ta bị những khuấy động của hối hận.

Câu Hỏi 150: Sayadaw có thể giải thích cho chúng con rõ ý nghĩa của tứ vô lượng tâm (bốn trạng thái tâm vô lượng), mettā (từ), karuṇā (bi), muditā (hỷ), upekkhā (xả)’? Người ta nên hành tứ vô lượng tâm này như thế nào? Và mettā bhāvanā là gì?

Trả Lời Câu Hỏi 150: Theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), mettā (từ) có nghĩa là ước muốn đem hạnh phúc và sự tốt đẹp đến cho các chúng sinh. Tu tập tâm từ là cách để làm cho một người nhiều sân hận được trong sạch. Karuṇā (bi), có nghĩa là ước muốn xua tan khổ đau khỏi các chúng sinh. Tu tập tâm bi là cách để làm cho một người nhiều ác độc được thanh tịnh. Muditā (hỷ) có nghĩa là vui mừng với thành công của người khác. Tu tập tâm hỷ là cách để làm cho một người nhiều ác cảm, tức không vui đối với hạnh phúc của người khác, được thanh tịnh. Upekkhā (xả) có nghĩa là tính vô tư, không thiên vị đối với các chúng sinh. Tu tập tâm hỷ là cách để làm cho một người nhiều tham được thanh tịnh.

Sở dĩ chúng được gọi là những trạng thái ‘tâm vô lượng’ vì đối tượng của chúng là các chúng sinh (nhiều) không tính kể. Thay vì được tu tập đến chỉ một chúng sinh duy nhất hay đến những chúng sinh trong một vùng giới hạn nào đó, chúng phải được thấm nhuần đến các chúng sinh trong toàn vũ trụ. Đấy là lý do vì sao chúng được gọi là tứ vô lượng tâm.

Mettā bhāvanā có nghĩa là đề mục thiền tu tập tâm từ đối với các chúng sinh. Nó là tâm vô lượng đầu tiên trong tứ vô lượng tâm. Một người muốn tu tập tứ vô lượng tâm này trước phải thực hành tâm từ, rồi mới đến tâm bi, hỷ và xả. Để bắt đầu, hành giả phải tu tập tâm từ cho chính mình với bốn ý nghĩ sau: Cu mong cho tôi thoát khỏi him nguy, cu mong cho tôi thoát khi khtâm, cu mong cho tôi thoát khi khthân, cu mong cho tôi đượ c an vui và hnh phúc. Sau khi tâm hành giả đã trở nên nhu nhuyến và dịu dàng, hành giả tiếp tục rải tâm từ đến một người đáng kính cùng phái (nam hay nữ) với hành giả. Trước hết, hành giả nhớ lại khuôn mặt vui tươi hay cả người của anh ta hay cô ta, rồi gởi tâm từ với một trong bốn ý nghĩ sau: Cu mong cho con ngườ i hi n thi n này thoát kh i hi m nguy, cu mong cho con ngườ i hin thin này thoát khi khtâm, cu mong cho con ngườ i hin thin này thoát khi khthân, cu mong cho con ngườ i hin thin này đượ c an vui và hnh phúc. Tu tập tâm từ mạnh mẽ và đầy năng lực đối với người ấy cho đến khi hành giả đạt đến sơ thiền, nhị thiền và tam thiền tâm từ (mettā) với ý nghĩ thứ nhất (Cầu mong cho con người hiền thiện này thoát khỏi hiểm nguy), kế tiếp với mỗi trong ba ý nghĩ còn lại. Theo cách này, hành giả tu tập tâm từ đối với mười người đáng kính cùng phái tuần tự từng người một, rồi mười người thân, mười người không thân không thù, và mười người thù hay khó ưa.

Sau khi hành giả đã thành công trong việc đạt đến tam thiền (đề mục) tâm từ với mỗi người trong họ kể như đối tượng, hành giả phải phá bỏ ranh giới giữa bản thân hành giả, người thân (kể cả những người đáng kính), người không thân không thù, và người thù. Trước hết, tu tập tâm từ đối với bản thân trong vài phút, kế cho một người thân, một người không thân không thù, và rồi một người thù, đạt đến tam thiền tâm từ với mỗi trong ba hạng người sau (thân, không thân không thù và người thù). Rồi ở vòng thứ hai, hành giả cũng hành theo cách trên nhưng thay vào một người thân, người không thân không thù và người thù khác. Ở vòng thứ ba, hành giả cũng thay người thân, không thân không thù và người thù khác vào…Thực hành theo cách này liên tục cho đến khi cuối cùng hành giả phá bỏ được những ranh giới giữa bốn loại người này. Đến lúc đó tâm từ của hành giả đối với họ hoàn toàn bình đẳng, không có bất cứ sự phân biệt nào.

Sau khi đã phá bỏ được ranh giới, hành giả có thể rải tâm từ đến tất cả chúng sinh theo những cách khác nhau, bắt đầu từ những chúng sinh trong một vùng nhỏ, rồi dần dần mở rộng đến toàn vũ trụ và sau đó theo mười hướng2. Sau khi đã thành công trong thiền tâm từ, hành giả có thể tu tập thiền tâm bi, hỷ và xả theo cùng cách thức như thiền tâm từ trên. Tất nhiên đây chỉ là một giới thiệu tóm tắt. Muốn có những hướng dẫn chi tiết, vui lòng tham khảo bộ Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga), Biết và Thấy (Knowing and Seeing). Hoặc khi hành giả hành đến giai đoạn này, tôi sẽ dạy cách làm thế nào để hành giả thực hành những thiền ấy một cách hệ thống hơn.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *