VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

Tri Thị Xứ Phi Xứ Lực Của Đức Phật

‘Tri thị xứ phi xứ lực’ hay trí biết rõ sự kiện không thể xảy ra và sự kiện có thể xảy ra này là trí lực thứ nhất trong mười ‘Như Lai Lực’ (Tathāgata-Bala) của Đức Phật. Trong ‘Đại Kinh Sư Tử Hống’ Ngài giải thích trí này cho Tôn giả Xá-lợi-phất biết như sau:

Ở ñây, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ (Tri thị xứ phi xứ lực).

Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri sự kiện gì có thể xảy ra là có thể xảy ra, và sự kiện gì không thể xảy ra là không thể xảy ra. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình ñịa vị Ngưu Vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân. 

Đức Phật ñã giải thích nguyên tắc không thể xảy ra và có thể xảy ra này xuyên suốt Giáo Lý của Ngài. Có thể nói nguyên tắc này là nguyên tắc căn bản cho Giáo Pháp của Đức Phật.

Các Pháp Quả

Quả của nghiệp là các pháp quả (vipāka dhamma). Chúng gồm danh quả (vipāka-nāma) và sắc do nghiệp sanh (kamma-ja-rūpa).

Danh quả là các loại tâm quả (vipāka-citta) khác nhau: chẳng hạn, tâm quả bất thiện cho (quả) tái sanh trong các cõi ñịa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nó ñược gọi là tâm tục sanh hay kiết sanh thức (paIisandhi- citta). Nếu nó là tâm quả thiện, nó sẽ cho (quả) tái sanh trong nhân giới, thiên giới, phạm thiên giới, vô sắc giới. Tâm hữu phần vốn duy trì danh của một 

kiếp sống cũng là tâm quả, và chúng chỉ dừng khi nghiệp tạo ra chúng chấm dứt. Cũng có các tâm quả khác, chẳng hạn, nhãn thức tâm, nhĩ thức tâm…và thân thức tâm khởi lên do tiếp xúc với một đối tượng khả ý hoặc không khả ý.

Như vậy danh quả cũng bao gồm các tâm sở (cetasika) phối hợp với tâm quả:104chẳng hạn, khổ, hỷ, hay xả của một tâm quả.

Sắc Do Nghiệp Sanh (kamma-ja-rūpa) có mười tám loại.

Tất cả các pháp quả này sanh khởi khi nghiệp thích hợp thoả mãn những điều kiện hay duyên cần thiết để tạo ra quả của nó.

Tâm Quả (Vipāka-Citta)

 

Cõi của Tâm

 

Tính Chất

 

Căn hay Nhân

 

Số

Chi Tiết

(xem bảng)

Cõi Dục Bất Thiện Vô Nhân 7 1a,tr.108
Cõi Dục Thiện Vô Nhân 8 1b, tr.127
Cõi Dục Thiện Hữu Nhân 8 1c, tr. 129
Cõi Sắc Giới Thiện Hữu Nhân 5 1d, tr.370
 

Cõi Vô Sắc

 

Thiện

 

Hữu Nhân

4 1d, tr.370
 

Cõi Siêu Thế

 

Thiện

 

Hữu Nhân

4 1e, tập II
36124

Bất Thiện Nghiệp Và Thiện Nghiệp

Như vậy, bằng những từ bất thiện nghiệp (akusala kamma) và thiện nghiệp (kusala dhamma) Đức Phật muốn nói gì?

Khi một tâm có một căn bất thiện (akusala-mūla) thì đó là một tâm bất thiện (akusala-citta), và khi một tâm có một căn thiện (kusala-mūla), đó là một tâm thiện (kusala- citta). Như vậy, khi những tốc hành (tâm) của một tiến trình tâm có một căn bất thiện, thời cetanā hay tư của nó là bất thiện, và chúng ta có một bất thiện nghiệp. Khi những tốc hành tâm của của một tiến trình tâm có một căn thiện, tư hay cetanā của nó là thiện và chúng ta có một thiện nghiệp.

Tâm Bất Thiện

Căn bất thiện có ba: tham (lobha), sân (dosa), và si (moha). Như vậy có nghĩa là có ba loại tâm bất thiện chính:107

  • Tâm căn tham (lobha-mūla-citta)
  • Tâm căn sân (dosa-mūla-citta)
  • Tâm căn si (moha-mūla-citta)

 Tâm bất thiện không bao giờ phối hợp với các pháp thiện, mà chỉ phối hợp với các pháp bất thiện mà thôi. [67] Đó là lý do tại sao các tâm bất thiện luôn luôn phối hợp với vô tàm (ahiri), vô quý (anottapa), phóng dật (uddhacca) [69], và si (moha). Điều này có nghĩa rằng một tâm căn tham luôn luôn phối hợp với si, một tâm căn sân cũng vậy, luôn luôn phối hợp với si. Nhưng một tâm căn tham không thể nào phối hợp với sân, cũng như một tâm căn sân không thể nào phối hợp với tham: nói khác hơn tham và sân không thể sanh chung trong cùng một tâm. Riêng loại tâm thứ ba, tâm căn si, là một loại tâm bất thiện chỉ phối hợp với một mình si mà thôi.

Thế si đó là gì? Thực ra nó là một với vô minh (avijjā), và vô minh này đã được giải thích trong ‘Kinh Dây Trói Buộc’:

Giữa những cái không hiện hữu trong nghĩa cùng tột, giữa những đàn bà, đàn ông, nó (vô minh) hăm hở (lao vào); song giữa những cái thực sự hiện hữu, giữa các uẩn, xứ…, nó lại không hăm hở…

Có nghĩa là gì? điều đó có nghĩa rằng vô minh (si) chỉ thấy sự thực chế định hay thấy trên phương diện tục đế (sammuti-sacca) đó là thấy có đàn bà, đàn ông, cha, mẹ, vợ, chồng, con gái, con trai, chó, mèo, heo, gà,…Mà những thứ này không hiện hữu đúng theo thực tại (yathā-bhūta– đúng như thực). 

Tuy nhiên, những cái hiện hữu đúng theo thực tại là các uẩn (khandha), xứ (āyatana), giới (dhātu), danh-sắc (nāma-rūpa), duyên sanh (paIicca-samuppaada), những vận hành của nghiệp, tam tướng,…tóm lại, Tứ Thánh Đế. Những pháp này, vốn là sự thực cùng tột hay chân đế (paramattha-sacca), vô minh lại không thấy. Và như chúng tôi cũng đã giải thich trong bài Kinh Dây Trói Buộc (xem lại ở trên), đó là lý do vì sao các chúng sanh cứ mãi trôi lăn trong luân hồi. Vô minh này là si phối hợp với các tâm bất thiện.

Tham, sân, si làm cho một tâm thành bất thiện, mà điều này cũng có nghĩa là tư (trong tâm ấy) là bất thiện, và tư bất thiện là nghiệp bất thiện. Đức Phật cũng gọi nó là ác (pāpa), và phi phước (apuđđa). Và sự thành tựu của một bất thiện nghiệp Đức Phật gọi là ác hạnh (du-ccarita), và phi phước hành (apuđđ-ābhisaukhāra). Nếu

nghiệp ñó tạo ra quả của nó, đó sẽ là một quả không mong muốn, và bất khả ý, và sẽ dẫn đến sự tạo tác nghiệp liên tục. 

 

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *