VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP
BIẾT VÀ THẤY TAM TƯỚNG
Tu tập minh sát (vipassanā-bhāvanā) thực sự là để có được cái biết và thấy sắc chân đế (sắc uẩn), danh chân đế (vô sắc uẩn), và sự sanh và diệt của chúng, thuộc quá khứ, tương lai, và hiện tại, bên trong và bên ngoài, thô và tế, hạ liệt và cao thượng, xa và gần, nhưng lúc này người hành thiền cần thấy chúng có ba đặc tính hay tam tướng (ti-lakkhaua): vô thường, khổ và vô ngã như thế nào đã.273Đó là
- Danh-sắc và các nhân của chúng ngay khi sanh lên liền diệt: đó là đặc tính vô thường (anicca- lakkhaua — vô thường tướng).
- Danh-sắc và các nhân của chúng phải chịu sự sanh và diệt không ngừng: đó là đặc tính khổ (dukkha-lakkhaua — khổ tướng).
- Danh-sắc, do phải chịu vô thường và khổ, nên không thể có một cốt lõi hay thực chất vững bền, bất khả hoại: đó là đặc tính vô ngã (anatta-lakkhaua — vô ngã tướng).
MƯỜI SÁU TUỆ MINH SÁT (MINH SÁT TRÍ)
Như vậy, tu tập minh sát là để tiến triển qua các cấp độ tuệ hay trí. Và như đã giải thích ở trước, minh sát trí là hiệp thế (lokiya) hoặc siêu thế (lokuttara) tuỳ theo.
Giải thích việc tu tập các minh sát trí, Kinh Điển PāSi thường hói về mười sáu tuệ minh sát (minh sát trí). Hai minh sát trí đầu chúng ta đã bàn ở trước:
- Trí Xác Định Danh Sắc (Nāma-Rūpa-Pariccheda- Đāua, thường dịch Danh Sắc Phân Tích Trí): với trí này, người hành thiền sẽ biết và thấy được các loại danh và sắc chân đế khác
- Trí Phân Biệt (Hiểu Rõ) Nhân Duyên (Paccaya- Pariggaha-Đāua): với trí này, người hành thiền sẽ biết và thấy được duyên sanh theo chiều thuận (sanh) và chiều nghịch (diệt).
Như đã nói trước đây, hai trí này thực sự chỉ là những trí chuẩn bị, tức những trí nhờ đó một người biết và thấy được các đối tượng của thiền minh sát. Như vậy chúng ta còn lại mười bốn minh sát trí nữa:
- Trí Thẩm Sát Tam Tướng (Sammasana-Đāua): với trí này, người hành thiền sẽ thấy được các tổng hợp danh và sắc đều có ba đặc tính mà chúng ta vừa đề cập, đó là vô thường, khổ và vô ngã. Người hành thiền sẽ hiểu rõ được ba đặc tính của năm thủ uẩn quá khứ, tương lai, và hiện tại, bên trong và bên ngoài, thô và tế, hạ liệt và cao thượng, xa và gần. Người hành thiền cũng sẽ hiểu rõ được ba đặc tính của sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, mười hai chi phần của duyên sanh, và mười tám giới.[152] Vì lẽ trí này lấy các hành hữu vi làm đối tượng, nên nó cũng là hiệp thế.
- Trí Quán Sanh Diệt (Udaya-Bbay-Ānupassanā- Đāua):277 với trí này, người hành thiền sẽ biết và thấy sự sanh và diệt theo nhân duyên và theo sát na của sắc do nghiệp sanh, sắc do tâm sanh, sắc do thời tiết sanh, và sắc do vật thực sanh ở từng sát na của các tiến trình tâm họ phân biệt, từ tâm tục sanh cho đến tâm tử của mỗi kiếp quá khứ mà họ đã phân biệt. Người hành thiền cũng sẽ biết như vậy đối với kiếp hiện tại, và tất cả các kiếp sống tương lai họ phân biệt cho đến khi Bát-Niết- bàn hay sự diệt tối hậu (Parinibbāna) của họ. Thực hành theo cách này, người hành thiền sẽ biết và thấy được các hành sanh và diệt như thế nào, và điều này cũng có nghĩa các hành là vô thường khổ và vô ngã. Và vì lẽ trí này lấy các hành hữu vi làm đối tượng, nên nó cũng là hiệp thế.
- Trí Quán Sự Hoại Diệt (Bhaug-Ānupassanā- Đāua): với trí này, người hành thiền cũng sẽ làm như với trí trước, ngoại trừ việc chỉ tập trung trên sự diệt và tan hoại của các hành mà thôi. Thấy các hành theo cách này, người hành thiền sẽ có được trí hiểu biết mạnh mẽ hơn về cách các hành phải chịu vô thường, khổ và vô ngã như thế nào. Ở đây cũng vậy, vì trí này lấy các hành hữu vi làm đối tượng, nên nó cũng là trí hiệp thế.
- Trí Hiện Khởi Sự Đáng Sợ Hãi (Bhayat- UpaIIhāna-Đāua — Hán dịch ‘Bố Uý Hiện Khởi Trí’): với trí này, tất cả các hành quá khứ, vị lai và hiện tại sẽ xuất hiện đối với người hành thiền như đáng sợ hãi, bởi vì sự hoại diệt không thể tránh được của chúng. Vì lẽ trí này lấy các hành hữu vi làm đối tượng nên nó cũng là hiệp thế.
- Trí Quán Sự Nguy Hiểm (Ādinav-Ānupassanā- Đāua — Hán dịch: Quá Hoạn Tuỳ Quán Trí): với trí này, người hành thiền sẽ đi đến chỗ xem sự sanh, trụ, và diệt của các hành quá khứ, vị lai và hiện tại là nguy hiểm. Vì lẽ trí này lấy các hành hữu vi làm đối tượng nên nó cũng là hiệp thế.
- Trí Quán Sự Nhàm Chán (Nibbid-Ānupassanā- Đāua — Hán dịch: Yểm Ly Tuỳ Quán): với trí này, người hành thiền sẽ chấm dứt sự thích thú đối với các hành quá khứ, vị lai và hiện tại. Và người ấy chỉ xem sự an tịnh của bất-sanh, trạng thái tịnh lạc, là đáng mong muốn. Lúc đó, tâm người ấy sẽ khuynh hướng về Niết-Bàn một cách tự nhiên. Vì lẽ trí này lấy các hành hữu vi làm đối tượng nên nó cũng là hiệp thế.
- Trí Mong Muốn Giải Thoát (Muđcitu-Kamyatā- Đāua — Hán dịch: Thoát Dục Trí): với trí này, người hành thiền sẽ phát triển một ước muốn thoát khỏi các hành. Một lần nữa, vì trí này lấy các hành hữu vi làm đối tượng, nên nó cũng là trí hiệp thế.
- Trí Quán Sự Tỉnh Sát (PaIisaukh-Ānupassanā- Đāua — Hán dịch: Tỉnh Sát Tuỳ Quán Trí): với trí này, một lần nữa người hành thiền sẽ quán các hành quá khứ, vị lai, và hiện tại đều mang tính chất vô thường, khổ và vô ngã, nhưng với sức mạnh minh sát lớn hơn đã từng trước đây. Trí này vẫn lấy các hành hữu vi làm đối tượng, nên nó là hiệp thế.
- Trí Xả Đối Với Các Hành (Saukhār-Upekkhā- Đāua —Hán dịch: Hành Xả Trí): với trí này, tưởng của người hành thiền về các hành đã thay đổi: thay vì thấy chúng như đáng sợ hãi hay đáng ưa thích, họ sẽ trở nên dửng dưng đối với chúng, xem chúng với một cái tâm trung lập (không ghét cũng không thích).280 Một lần nữa, vì trí này lấy các hành hữu vi làm đối tượng nên nó cũng là hiệp thế. Và nó được xem là cao nhất trong các trí hiệp thế. Năm trí còn lại chỉ sanh trong tương quan với sự sanh khởi của các Đạo & Quả Trí. Như vậy mặc dù ba trong năm trí ấy thuộc hiệp thế, chúng ta vẫn không kể chúng trong những minh sát trí hiệp thế.
- Trí Thuận Thứ (Anuloma-Đāua): Trí này có thể sanh hai hay ba lần, và chỉ sanh liền trước các Đạo Quả Trí. Nó là trí dọn đường cho sự chuyển tiếp từ tám minh sát trí đã đến trước (tức từ Trí Quán Sự Sanh Diệt đến Trí Xả Đối Với các Hành) với các hành hữu vi làm đối tượng, đến các Đạo Quả Trí với Vô Vi làm đối tượng. Như vậy, mặc dù nó là hiệp thế chúng ta vẫn không kể nó trong số các minh sát trí hiệp thế.282
- Trí Chuyển Tộc (Gotrabhu-Đāua): đây là trí đầu tiên lấy Vô Vi (Niết-Bàn) làm đối tượng. Tuy vậy, nó vẫn là hiệp thế, vì nó chỉ đánh dấu sự thay đổi từ trạng thái phàm nhân (puthu-jjana) sang Thánh nhân (Ariya).
- Thánh Đạo Trí (Magga-Đāua): đây là trí đầu trong hai trí siêu thế. Nó lấy Vô Vi (Niết-Bàn) làm đối tượng, và là sự sanh khởi đầu tiên của Bát Thánh Đạo siêu thế trong tương tục danh sắc. Nhờ trí này, một số phiền não bị tiêu diệt hoặc yếu đi. Với A-la-hán Thánh Đạo Trí, tất cả phiền não sẽ bị huỷ diệt.
- Thánh Quả Trí (Phala-Đāua): đây là trí thứ hai trong hai trí siêu thế. Trí này có thể sanh lên hai hay ba lần, và là kết quả trực tiếp của Nghiệp Đạo (Magga-Kamma).
- Trí Phản Khán hay Quán Sát (Paccavekkhaua- Đāua): trí này chỉ khởi lên sau khi các Đạo & Quả Trí đã Nó khởi lên trong tiến trình tâm kế, và bao gồm năm sự xem xét: xem xét về Đạo, xem xét về Quả, xem xét về Niết-Bàn, và có thêm sự xem xét những phiền não đã được đoạn trừ cũng như những phiền não nào còn lại, cho đến khi một người đã đạt đến A-la-hán Thánh Đạo.
Mười sáu minh sát trí này chúng ta sẽ bàn đến chi tiết hơn trong một chương sau, khi bàn về ‘sự không vận hành’ của nghiệp.
Như đã nói ở trước, tu tập minh sát (vipassanā- bhāvanā) chỉ có độc nhất trong Giáo Pháp của Đức Phật, nó không có ở các giáo pháp khác. Cũng vậy tu tập tịnh chỉ như một khí cụ cho minh sát (vipassanā-pādaka-jjhāna: bậc thiền làm căn bản cho minh sát) là nét độc đáo đối với Giáo Pháp của một Đức Phật.
NHỮNG VẬN HÀNH CỦA THIỀN MINH SÁT
Ở đây, khi một người bố thí hay hành giới, tâm của họ có thể phối hợp hay không phối hợp với Nghiệp Sở Hữu Trí (gọi tắt hợp trí hay ly trí). Nhưng, cũng như trong thiền chỉ, tâm thiền đích thực luôn luôn phối hợp với trí (đó là trí hiểu biết về đối tượng thiền), tâm minh sát đích thực cũng vậy, luôn luôn phối hợp với trí (đāua-sampayutta: hợp trí) hiểu biết về tam tướng hay ba đặc tính của danh hoặc sắc chơn đế.
Trí đó được gọi là minh sát trí (vipassanā-đāua), minh sát tuệ (vipassanā-pađđā), hay Chánh Kiến Minh Sát (Vipassanā Sammā-diIIhi). Tuy nhiên việc tu tập minh sát của một người có thể là hạ liệt (omaka) hoặc cao thượng (ukaIIha), tuỳ theo.
MINH SÁT HẠ LIỆT
Cái gì làm cho thiền minh sát của một người trở thành hạ liệt (omaka)? Nếu, trước hoặc sau các tâm minh sát, tâm của một người phối hợp với các pháp bất thiện, thời đó là hạ liệt.
Chẳng hạn, một người có thể tu tập thiền minh sát bởi vì đó là tục lệ hay truyền thống, hoặc bởi vì tôn giáo của họ bảo phải như vậy.Và một người cũng có thể tu tập thiền minh sát bởi vì họ muốn có thanh danh, và được mọi người kính trọng, hoặc có thể thiền minh sát đã trở thành một thứ thời trang! Thậm chí, một người có thể tu tập minh sát bởi vì họ sợ bị khiển trách.
Lại nữa, một người có thể tu tập minh sát bởi vì họ muốn đạt đến Bất-Tử. Nhưng do không có thầy, hoặc có nhưng không phải là một người thầy có khả năng thích hợp. Trong trường hợp đó, việc tu tập của họ có thể sai. Chẳng hạn, họ có thể nghĩ không cần phải tu tập giới, và không cần phải tu tập định (samādhi). Hoặc họ cũng có thể hành minh sát trên khái niệm (sự thực chế định): đau lưng hay đau gối286, phóng tâm,…Trong trường hợp đó, họ không có trí hiểu biết về danh chơn đế (paramattha-nāma) và sắc chơn đế (paramattha-rūpa): Danh Sắc Xác Định (Phân Tích) Trí (Nāma-Rūpa-Pariccheda-Đāua).287Hay một người cũng có thể nghĩ hành thiền minh sát là để tìm cái chân ngã bên trong, một cái ngã bất tử: ‘cái ngã năng tri’ hay ‘cái hằng biết’. Một người cũng có thể tu tập minh sát với quan niệm cho rằng người ta phải quán sát chỉ hiện tại, không cần phân biệt hay quán duyên sanh để đạt đến Trí Phân Biệt (Nắm Bắt) Nhân Duyên — Paccaya-Pariggaha-Đāua).288 trong trường hợp đó, họ tu tập minh sát không có trí hiểu biết về Thánh Đế Thứ Hai, đó là Thánh Đế Về Nguồn Gốc Của Khổ (Tập Đế), vốn là những vận hành của nghiệp.289 Có người thậm chí tu tập minh sát nhưng không tin những vận hành của nghiệp.
Một người cũng có thể đạt đến một mức độ định nào đó, và rồi họ chìm (otarati) vào tâm hữu phần, và nghĩ đó trạng thái Bất Tử: ‘Tôi không biết gì hết lúc đó! Tâm là vô vi! Chìm vào hữu phần rất dễ xảy ra khi định của
một người chưa phát triển đầy đủ.
Với thiền minh sát hạ liệt như vậy, người ta vẫn có thể được xem là rất thành công. Tại sao? Bởi vì họ có thể đắc được những thứ mà họ nghĩ lầm là minh sát trí; họ có thể đắc được những gì mà Đức Phật gọi là tà trí (micchā đāua và tà giải thoát (micchā vimutti).[155] Nhưng do những trí đó không phải là minh sát trí thực, nên họ không thể đè nén hay loại trừ các phiền não; và chúng cũng không dẫn đến một Đạo Quả Trí (Magga-Phala-Đāua) nào.
Theo đó, sự tu tập minh sát của một người không phối hợp với trí hiểu biết đúng đắn về khổ, trí hiểu biết đúng đắn về nguồn gốc của khổ, trí hiểu biết đúng đắn về sự diệt khổ, và trí hiểu biết đúng đắn về con đường dẫn đến sự diệt khổ. Sau nhiều năm tu tập, sự việc này có thể trở nên rõ ràng, và lúc đó họ có thể mất hết niềm tin trong sự tu tập; họ có thể nghĩ việc tu tập của Đức Phật không thực sự đoạn tận khổ, và họ từ bỏ nó.
Lại nữa, một người thực sự có thể đã đắc Trí Phân Biệt Nhân Duyên (Paccaya-Pariggaha-Đāua); có thể họ đã thực sự phân biệt được danh và sắc chân đế của quá khứ, tương lai và hiện tại, bên trong và bên ngoài, thô và tế, cao thượng và hạ lệt, xa và gần. Nhưng họ trở nên chán nản và lơ là, thái độ tu tập với sự nhẫn nại và lòng kính trọng đề tài thiền của mình càng lúc càng giảm đi. Hoài nghi lúc đó sẽ luôn luôn khởi: ‘Liệu điều này có thực sự cần thiết không?’ hay ‘Chắc ta không thể thành công! Ta không có đủ Ba-la-mật!’ Họ trở nên dễ chán và phân tâm, họ cũng dễ dàng tìm được lời bào chữa cho việc không thực hành của mình: họ có thể thân cận với những bạn bè xấu, những người không có tín, tấn, niệm, định và tuệ. Do đó, nếu có ngồi xuống hành thiền, họ cũng ngồi một cách miễn cưỡng. Cuối cùng, họ bỏ luôn việc hành thiền.
Một người có thể tiến triển qua các minh sát trí, nhưng cũng phát triển một trong mười tuỳ phiền não của minh sát (vipasan-upakkilesa):
1) Ánh sáng…(obhāsa)
2) Trí (Đāua)
3) Hỷ……………. (pīti)
4) Khinh .(passaddhi)
5) Lạc………. (sukha)
6) Quyết định….(adhimokkha)
7) Tinh tấn……….. (paggaha)
8) Thiết Định…….. (upaIIhāna)
9) Xả…………….. (upekkhā)
10) Dục cầu……(nikanti)
Dục cầu (một dạng của tham) là một tuỳ phiền não đúng như được gọi, vì trong mọi trường hợp nó đều là bất thiện. Nhưng chín tuỳ phiền não còn lại không phải là tuỳ phiền não đúng theo tên gọi. Ánh sáng là sắc, và tám tâm sở kia tự thân chúng là thiện. Nhưng sở dĩ ở đây chúng được gọi là những tuỳ phiền não là vì chúng có thể làm phát sanh những tâm bất thiện. Do sự hiểu biết không đầy đủ của bản thân hay của người thầy về Pháp, người ta có thể nghĩ một trong những tuỳ phiền não trên là sự chứng đắc Đạo Quả Trí. Từ đó họ có thể khởi lên tà kiến (diIIhi), ngã mạn (māna), hoặc tham ái (tauhā), khiến cho thiền minh sát của họ trở thành hạ liệt.
Lại nữa, một người có thể thành công, và thực sự đắc các minh sát trí. Nhưng ngã mạn có thể khởi lên, và họ có thể đi đây đi đó khoe khoang về những thành tựu của mình, nói về những sở đắc của mình để gây ấn tượng với người khác.
Trên đây là những ví dụ cho thấy thiền minh sát của một người có thể bị xen lẫn bởi vô vàn tâm bất thiện có gốc ở tham, sân, và si: không phối hợp tà kiến hoặc phối hợp với tà kiến (micchā diIIhi) như thế nào. Chính những điều đó làm cho thiền minh sát của một người trở thành hạ liệt. Nếu một người không hiểu rõ đề tài thiền của mình, đôi khi thiền của họ cũng là thiền ly trí (không phối hợp với trí tuệ hay vô si), điều này làm cho minh sát của họ trở thành hạ liệt, nhị nhân (dvi-hetuka), và tâm quả sẽ là vô nhân (ahetuka). Trường hợp một người hiểu rõ đề tài thiền của mình, thì thiền đó là hợp trí, nhưng ngay cả như vậy sự đan xen của của vô vàn tâm bất thiện cũng làm cho thiền minh sát của họ hạ liệt, tam nhân (ti-hetuka): điều đó có nghĩa rằng tâm quả sẽ chỉ là nhị nhân (dvi-hetuka).
MINH SÁT CAO THƯỢNG
Vậy, cái gì làm cho thiền minh sát của một người thành cao thượng (ukkaIIha)? Nếu, trước hay sau các tâm minh sát, tâm họ phối hợp với các pháp thiện, thì đó là minh sát cao thượng.
Pháp hành cao thượng được phối hợp với niềm tin kiên định (okappana-saddhā) trong việc tu tập. Và người ấy được một người thầy có đầy đủ khả năng thích hợp chỉ dẫn. Người ấy tu tập trong giới, và để có thể tu tập minh sát, người ấy phát triển hoặc cận định mạnh mẽ, hoặc định của bậc thiền. Và người ấy tu tập để chọc thủng vào danh và sắc chân đế (paramattha-rūpa&nāma): để đạt đến Trí Xác Định Danh Sắc (Nāma-Rūpa-Pariccheda-Đāua). Người ấy tu tập để phân biệt duyên sanh: nhằm đạt đến Trí Phân Biệt Nhân Duyên (Paccaya-Pariggaha-Đāua).
Nếu có chìm vào tâm hữu phần, người ấy biết đó không phải là Bất Tử (Niết Bàn), và vị thầy của người ấy cũng biết cách làm thế nào để ngăn không cho tình trạng đó xảy ra: bằng cách tu tập có hệ thống, với sự nhẫn nại và tôn kính đề mục thiền của mình. Nếu thành công có đến chậm, người ấy kiên trì: ‘Điều đó có thể làm được!’ ‘Ta phải làm điều đó!’ ‘Ta có thể làm được điều đó!’ Khi bị chán nản và trạo cử, người ấy tự khích lệ mình, hoặc được bạn bè tốt, những người có tín, tấn, niệm, định và tuệ, khích lệ. Khi ngồi xuống hành thiền, người ấy ngồi với đức tin và sự hoan hỷ, hoặc ít nhất cũng với thái độ xả.
Theo cách đó người ấy có thể phân biệt năm uẩn quá khứ, vị lai và hiện tại, bên trong và bên ngoài, thô và tế, cao thượng và hạ liệt, xa và gần. Nếu có phát sanh mười tuỳ phiền não minh sát, người ấy biết cách làm thế nào để vượt qua chúng, và tiến bộ thêm.
Với sự thực hành như vậy, tuỳ theo nỗ lực hiện tại và Ba-la-mật quá khứ, sớm muộn gì người ấy cũng có thể đạt đến Đạo Quả đích thực. Đó là phước nghiệp sự cao nhất: một phước nghiệp sự thuộc về siêu thế (lokuttara).
Trên đây là những ví dụ cho thấy thiền minh sát của một người có thể xen lẫn với vô vàn tâm thiện phối hợp với vô tham, và vô sân như thế nào. Nếu một người không hiểu rõ đề tài thiền của mình, đôi khi thiền đó không phối hợp với vô si (ly trí), điều này khiến cho thiền minh sát của họ dù cao thượng, nhưng chỉ là nhị nhân: và cũng có nghĩa rằng tâm quả sẽ là nhị nhân (dvi-hetuka). Nếu người ấy hiểu rõ đề tài thiền của mình, thiền đó kể như phối hợp với vô si, và làm cho thiền minh sát của họ cao thượng, tam nhân (ti- hetuka): điều đó có nghĩa rằng tâm quả sẽ là tam nhân.
Đến đây đã kết luận sự giải thích của chúng tôi về ba phước nghiệp sự (puđđa-kiriya-vatthu): bố thí (dāna), trì giới (Sīla), và tu thiền (bhāvanā). Chúng bao gồm hết thảy mọi tâm thiện: hoặc nhị nhân, hoặc tam nhân; hoặc hạ liệt hoặc cao thượng.