VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP

MAHĀDHANA CON TRAI CỦA VỊ TRƯỞNG KHỐ

Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là Mahādhana, con trai của vị trưởng khố .347 Anh ta sanh ra trong một gia đình rất giàu ở Bārānasī, và kết hôn với một thiếu nữ cũng con nhà giàu có. Do không hành giới, anh ta đã hoang phí hết toàn bộ tài sản của mình vào việc rượu chè, mua sắm hương liệu, ca hát và nhảy múa,…, để rồi kết thúc trong cảnh nghèo túng. Khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian, Mahādhana và vợ tuổi đã xế chiều. Và chỉ đến lúc tuổi già phải đi xin ăn ở chùa Isipatana họ mới gặp được Giáo Pháp của Đức Phật.

Một hôm Đức Phật nhìn thấy hai vợ chồng Mahādhana, ngài nói với Tôn-giả Ānanda rằng nếu Mahādhana khi còn thanh niên biết chăm lo buôn bán, anh ta sẽ trở thành trưởng khố trong kinh thành. Và nếu Mahādhana khi còn thanh niên, xuất gia làm sa-môn, ông sẽ trở thành một bậc Thánh A-la-hán, và vợ ông sẽ là một bậc Thánh Bất-lai. Tương tự, nếu ở tuổi trung niên, Mahādhana biết chăm lo công việc, ông sẽ trở thành đệ nhị trưởng khố của kinh thành, và nếu là một vị sa-môn ông sẽ trở thành một bậc Thánh Bất-lai, còn vợ ông là một bậc Thánh Nhất- lai. Và nếu khi đã về già ông thực hiện được những điều này, ông sẽ trở thành đệ tam trưởng khố của kinh thành, hoặc làm một vị sa-môn ông sẽ trở thành bậc Thánh Nhất- lai, còn vợ ông là bậc Thánh Nhập-lưu. Nhưng vì ông đã không thực hành hạnh (caraua), nên bây giờ ông hoàn toàn chẳng được gì cả: không có tài sản của một người tại gia cũng không có thánh sản của một vị sa-môn. Và khi chết đi, chắc chắn ông sẽ tái sanh vào địa ngục.

VUA A-XÀ-THẾ (AJĀTASATTU)

 Một ví dụ điển hình khác là đức Vua A-xà-thế (tên của ông sẽ được đề cập nhiều lần trong quá trình giải thích của chúng tôi). Ông là con của đức Vua Tần-bà-sa-la (Bimbisāra), một bậc Thánh Nhập Lưu, và cũng là một đại hộ pháp của Đức Phật và Tăng Chúng. Để trở thành Vua, A- xà-thế đã giết chết cha của mình. Về sau, trong một đêm nọ, ông đi đến gặp Đức Phật , Đức Phật đã thuyết cho ông nghe bài Kinh Sa-môn Quả (‘Sāmađđa-Phala’), một giáo lý được thiết để đắc Nhập Lưu giống cha mình. Nhưng do không thực hành hạnh lúc đầu đời, ông đã phạm tội giết cha. Giết cha là một trong những cực trọng nghiệp vô gián: quả của nó là tái sanh trong địa ngục ngay kiếp kế không thể thoát được.349 Vì thế, Vua A-xà-thế trong kiếp đó đã không thể đắc được một Đạo Quả nào, và vẫn còn là một phàm nhân (putthu-jjana).

SANH Ở MỘT NƠI KHÔNG THÍCH HỢP

Trường hợp khác là người không được sanh ở nơi mà Đức Phật gọi là nơi thích hợp (patirūpa-desa): đó là, người sanh trong một xứ sở không có Giáo Pháp của Đức Phật (Buddha-Sāsana).350Chẳng hạn, ngày nay trong Tăng (Sangha), con số các vị Tỳ kheo đến từ Bắc Mỹ và Bắc Âu ngày càng tăng. Con số những người tại gia cư sĩ có niềm tin nơi Tam Bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo) ở những quốc gia ấy cũng đang phát triển. Tuy nhiên, để chấp nhận được những Lời Dạy của Đức Phật đối với họ luôn luôn là điều rất khó: điều này có lẽ do việc thực hành minh (vijjā) trong những kiếp quá khứ và cả trong hiện tại của họ không đầy đủ. Lại nữa, gặp được Chánh Pháp (Saddhamma) cũng luôn là một điều rất khó đối với họ, có thể đó là do việc thực hành hạnh (caraua) trong quá khứ và hiện nay không đầy đủ: thật khó mà nói chắc được. Khi quý vị phân biệt duyên khởi, quý vị sẽ hiểu được một cách đúng đắn tại sao những vận hành của nghiệp lại như vậy.

Điều này kết luận phần giải thích của chúng tôi về thiện nghiệp và bất thiện nghiệp. Kế tiếp chúng ta sẽ bàn về mười hai loại nghiệp.

MƯỜI HAI LOẠI NGHIỆP

Mười hai loại nghiệp được chia làm ba nhóm bốn:351

  • Nghiệp bốn loại phân theo thời gian của quả.
  • Nghiệp bốn loại phân theo thứ tự của quả.
  • Nghiệp bốn loại phân theo nhiệm vụ của quả. Đức Phật thường giải thích nghiệp theo mười hai loại này. Bây giờ chúng tôi sẽ giải thích chúng theo tuần tự.

THỜI GIAN CỦA QUẢ

Bốn loại nghiệp đầu được phân theo thời gian của quả, nghĩa là theo cách khi nào thì nghiệp cho quả: 

  1. Hiện Báo Nghiệp (diIIha-dhamma-vedanīya- kamma): nghiệp có hiệu lực (cho quả) trong cùng kiếp sống của cá nhân ấy (atta-bhāva).
  2. Sanh Báo Nghiệp (upapajja-vedanīya-kamma): nghiệp có hiệu lực ngay trong kiếp kế.
  3. Hậu Báo Nghiệp (apar-āpariya-vedanīya- kamma): nghiệp có hiệu lực trong một kiếp bất định nào đó sau kiếp kế.
  4. Vô Hiệu (Lực) Nghiệp (ahosi-kamma): nghiệp không còn hiệu lực hay nghiệp không cho quả. Nghiệp này chính là hiện báo nghiệp hay sanh báo nghiệp nhưng không còn tồn tại, nói khác hơn đó chỉ gọi là nghiệp trên danh nghĩa thôi. Sau sự Bát-niết-bàn (sự diệt tối hậu) của một người, tất cả nghiệp, kể cả những nghiệp cho quả bất định, đều trở thành vô hiệu lực, vì sau khi Bát Niết – bàn, không nghiệp nào còn hiệu lực nữa.

Trước khi giải thích tiếp, xin quý vị vui lòng nhớ cho rằng trong một cái búng tay, rất nhiều ngàn triệu tâm sanh diệt: chúng bao gồm hàng tỷ tiến trình tâm (citta-vīthi). Hầu hết trong đó là các tiến trình ý môn, như vậy có nhiều tỷ tiến trình ý môn sanh lên và diệt giống như một dòng sông chảy xiết. Trong thế gian (cõi dục) của chúng ta, một tiến trình ý môn thường bao gồm bảy tốc hành tâm (javana),nếu các tốc hành tâm là bất thiện (akusala), nó sẽ bao gồm tối thiểu mười sáu danh pháp (nāmadhamma) và tối đa hai mươi danh pháp; còn nếu tốc hành tâm là thiện, nó sẽ bao gồm tối thiểu ba mươi hai danh pháp và tối đa ba mươi lăm danh pháp.Trong mọi trường hợp, một trong những danh pháp ấy là tư (cetanā), và chính tư này tạo thành nghiệp. Vì vậy, khi một bất thiện nghiệp hay thiện nghiệp đươch hoàn thành, chúng ta có thể nói rằng chuỗi bảy tốc hành tâm với tư tạo thành nghiệp sanh lên hàng tỷ lần.

HIỆN BÁO NGHIỆP

Loại nghiệp đầu tiên là hiện báo nghiệp (diIIha- dhamma-vedanīya-kamma). Nó chính là tư bất thiện hoặc tư thiện thuộc tốc hành thứ nhất của bảy tốc hành tâm trong tiến trình tâm thứ năm đổ đi. 

1st

Javana

2nd

Javana

3rd

Javana

4th

Javana

5th

Javana

6th

Javana

7th

Javana

Trong thời gian của chỉ một nghiệp đặc biệt nào đó, nhiều tỷ tư (cetana) thuộc tốc hành tâm thứ nhất này đã sanh lên và diệt. Những tư ấy khi gặp đúng điều kiện sẽ tạo ra quả của chúng trong cùng tương tục danh sắc (atta-bhāva-nāma- rūpa), kiếp hiện tại.

Bất cứ nghiệp nào cũng có thể tạo ra quả hiện tại như vậy. Có thể nói những cảm thọ quả lạc, khổ và trung tính (không lạc không khổ) khởi lên trước, trong hoặc sau một nghiệp nào đó là quả của của hiện báo nghiệp này. Chẳng hạn, cảm giác an lạc, hạnh phúc phát sanh liên quan với việc bố thí, hay với việc giữ giới, hay tu thiền,…: chúng ta không thể nói chắc được. Chỉ bằng cách phân biệt duyên khởi một người mới có thể nói chắc được điều đó. Tuy nhiên, tâm khởi lên sau một Tâm Đạo (Magga Citta) thì chắc chắn (là hiện báo nghiệp). Sở dĩ gọi là hiện báo nghiệp là vì quả của nó sanh khởi trong sát na tâm kế như Tâm Quả (Phala- Citta).

Vào cuối kiếp hiện tại, tất cả những hiện báo nghiệp nào không chín mùi đều trở thành vô hiệu nghiệp (ahosi- kamma). 

SANH BÁO NGHIỆP

Loại nghiệp thứ hai là sanh báo nghiệp (upapajja- vedanīya-kamma). Nó là tư bất thiện hoặc tư thiện thuộc tốc hành thứ bảy của bảy tốc hành tâm trong tiến trình tâm thứ năm đổ đi. Nó được gọi là tốc hành ‘hoàn tất-mục đích’

1st

Javana

2nd

Javana

3rd

Javana

4th

Javana

5th

Javana

6th

Javana

7th

Javana

(attha-sādhaka), vì là tốc hành cuối cùng của chuỗi bảy tốc hành tâm giống nhau, nó hoàn tất hành động. Nói khác hơn, tốc hành tâm này hoàn thành mục đích phạm giới hay giữ giới, mục đích bố thí, hay tu thiền…của một người. Sự lập lại của sáu tốc hành tâm trước (āsevana) củng cố cho tốc hành tâm thứ bảy này, vì thế nghiệp (tạo ở tốc hành thứ bảy) có được đầy đủ sức mạnh để là một nghiệp thích đáng, sanh báo nghiệp, tức nghiệp cho quả ở kiếp kế.

Trong thời gian của (chỉ) một nghiệp đặc biệt nào đó, nhiều tỷ tư (cetana) thuộc tốc hành tâm thứ bảy này đã sanh lên và diệt. Những tư ấy khi gặp đúng điều kiện sẽ tạo ra quả của chúng trong kiếp kế.

Ví dụ như một người đã hoàn tất một trong những trọng nghiệp (garuka-kamma) bất thiện. Trọng nghiệp này được gọi là vô gián nghiệp (ānantariyakamma),366bởi vì người ấy chắc chắn sẽ phải tái sanh vào địa ngục trong kiếp kế của họ. Khi một người hoàn tất nghiệp như thế, sẽ có hàng tỷ tư (cetanā) của tốc hành tâm thứ bảy phát sanh: những tư ấy chắc chắn sẽ trở thành những sanh báo nghiệp. Nhưng, trong số nhiều tỷ tốc hành tâm thứ bảy đó, chỉ có một là tạo ra năm uẩn trong địa ngục, không hơn. Tuy nhiên, các tư (cetanā) còn lại của những tốc hành tâm thứ bảy ấy sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ cho năm uẩn của họ trong địa ngục. Như vậy, chúng trở thành sanh báo nghiệp để làm cho cái khổ của một người trong địa ngục thậm chí lớn hơn. Và chúng còn kéo dài sự sống và khổ đau của một người trong địa ngục. Cuối kiếp sống (địa ngục) đó các sanh báo nghiệp còn lại trở thành vô hiệu nghiệp. Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các tư của tốc hành tâm thứ bảy của những bất thiện nghiệp yếu hơn tạo ra quả tái sanh trong cảnh giới địa ngục, hoặc súc sanh, hoặc ngạ quỷ.

Bây giờ chúng ta sẽ giả sử rằng một người đã hoàn tất một trong những trọng nghiệp thiện, đó là một trong tám thiền chứng.367Tất cả những tốc hành tâm của một thiền chứng là như nhau, nghĩa là không có tốc hành tâm thứ nhất, năm tốc hành tâm giữa hay tốc hành tâm thứ bảy, tất cả đều có thể làm nhiệm vụ, bằng bất cứ cách nào. Nhưng, cũng như trước chỉ một tư của các tốc hành tâm nghiệp tạo ra năm uẩn trong cõi Phạm Thiên, không hơn. Tuy nhiên, các tư còn lại của những tốc hành tâm ấy sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ cho năm uẩn của một người trong Phạm Thiên giới.

Với sự chứng đắc của Nhập Lưu Thánh Đạo và Nhất Lai Thánh Đạo, tất cả các sanh báo nghiệp sẽ mất khả năng tạo quả tái sanh trong các cõi khổ. Với sự chứng đắc Bất Lai Thánh Đạo, tất cả các sanh báo nghiệp sẽ mất khả năng tạo quả trong cõi dục giới. Dĩ nhiên, với sự chứng đắc A-la-hán Thánh Đaọ, sẽ không còn đời sống tiếp theo,vào cuối của kiếp sống đó (tức vào lúc Bát Niết Bàn — Parinibbāna), tất cả những sanh báo nghiệp hoàn toàn mất hết mọi khả năng của chúng.

Bao lâu sanh báo nghiệp chưa tạo ra quả, chừng đó tiềm lực của nó vẫn còn có thể tạo ra một quả bất cứ lúc nào trong tương tục danh sắc tiếp theo, nghĩa là nó có thể tạo ra quả của nó bất cứ lúc nào trong kiếp kế của một người.368Khi nghiệp này gặp những điều kiện thoả đáng, thì không người nào, kể cả Đức Phật hay các bậc Thánh A-la- hán, có thể tránh được việc cảm thọ những quả của sanh báo nghiệp (mà họ) đã tạo từ kiếp trước.369

Vào cuối của kiếp kế, tất cả những sanh báo nghiệp từ kiếp trước chưa chín mùi đều trở thành vô hiệu nghiệp (ahosikamma).

TÔN GIẢ ĐỀ-BÀ-ĐẠT-ĐA

 Một ví dụ điển hình của sanh báo nghiệp là Tôn giả Đề-bà-đạt-đa, anh bà con của Đức Phật. Chúng tôi sẽ đề cập đến tên của vị này nhiều lần trong quá trình giải thích của chúng tôi. Đề-bà-đạt-đa đã hoàn tất hai trọng nghiệp bất thiện. Lần thứ nhất, ông đã đẩy một tảng đá lớn xuống vách núi, với ý định tảng đá ấy sẽ đè chết Đức Phật. Nhưng tảng đá rơi xuống đất vỡ ra thành từng mảnh. Một mảnh trong số đó văng trúng chân Đức Phật. Mặc dù không bị trầy da, song có một vết bầm do tụ máu bên trong chân của Ngài. Như vậy Tôn giả Đề-bà-đạt-đa với ác ý đã làm Đức Phật chảy máu. Lần thứ hai, Đề-bà-đạt-đa đã thực hiện một sự chia rẽ trong Tăng (phá hoà hợp Tăng): trong hai trọng nghiệp ông làm thì nghiệp này nặng hơn. Một trong những tốc hành tâm thứ bảy của ‘nghiệp chia rẽ Tăng’ này tạo ra năm uẩn của ông trong đại Địa Ngục A-tỳ (Avīcī). Không có tốc hành tâm thứ bảy nào khác của nghiệp đó tạo ra tái sanh trong địa ngục nữa. Nhưng, những khổ đau của Đề-bà-đạt-đa trong địa ngục được tăng cường, duy trì, và kéo dài bởi những tốc hành tâm thứ bảy khác của nghiệp đó, cũng như bởi những tốc hành tâm thứ bảy của nghiệp đã thực hiện với ác ý làm thân Phật ra máu của ông nữa. Và, tất nhiên, trong khi ở địa ngục, ông cũng sẽ bị những hậu báo nghiệp (nghiệp cho quả bất định) từ quá khứ vô định làm cho cái khổ của ông trở nên mãnh liệt thêm, lâu dài thêm. Nhưng, như chúng tôi đã giải thích trong bài ‘Kinh Dây Trói Buộc’, khi hệ thống thế gian này bị tiêu hoại (kiếp hoại hay tận thế), ông sẽ thoát khỏi địa ngục ấy, và tái sanh trong cõi người. Và theo Kinh nói, ông sẽ đắc A-la-hán thánh quả như một vị Độc Giác Phật, với hồng danh Atthissara. 

HẬU BÁO NGHIỆP

Loại nghiệp thứ ba là hậu báo nghiệp (aparāpariya- vedanīya-kamma). Nó là tư bất thiện hoặc tư thiện của năm tốc hành tâm giữa: năm tốc hành tâm nằm giữa tốc hành tâm thứ nhất và tốc hành tâm thứ bảy.

1st

Javana

2nd

Javana

3rd

Javana

4th

Javana

5th

Javana

6th

Javana

7th

Javana

Ở đây cũng vậy, trong thời gian chỉ một nghiệp đặc biệt nào đó, hàng tỷ tư (cetanā) của năm tốc hành tâm giữa này đã sanh lên và diệt. Nếu, trong một kiếp nào đó sau kiếp kế, một tốc hành tâm như vậy gặp những điều kiện thuận lợi, nó sẽ tạo ra quả của nó. Chẳng hạn, nó có thể tạo ra năm uẩn vào sát na tục sanh trong một kiếp tương lai nào đó.

Như chúng tôi đã giải thích ở trước, trong tất cả những tốc hành tâm thứ bảy của một nghiệp, chỉ một tốc hành tâm duy nhất là có thể tạo ra quả tái sanh. Nhưng đối với năm tốc hành tâm giữa hay đối với hậu báo nghiệp, thì khác. Mỗi tốc hành tâm trong (năm tốc hành tâm giữa) đó đều có thể tạo ra một quả. Đó là lý do vì sao, như trên đã giải thích, do một nghiệp nào đó một người có thể tái sanh đi tái sanh lại trong địa ngục, hay bị tái sanh làm súc sanh, ngạ quỷ nhiều lần, hoặc được tái sanh đi tái sanh lại kiếp người hay làm chư thiên nhiều lần.

Với sự chứng đắc Nhập Lưu Thánh Đạo và Nhất Lai Thánh Đạo, khả năng tạo ra quả tái sanh trong một trạng thái khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh…) của tất cả hậu báo nghiệp đều mất hiệu lực. Với sự chứng đắc của Bất Lai Thánh Đạo, khả năng tạo ra quả tái sanh trong cõi dục của tất cả hậu báo nghiệp đều mất hiệu lực. Và đương nhiên, với sự chứng đắc A-la-hán Thánh Đạo, sẽ không còn tái sanh nữa: vào lúc chấm dứt của kiếp sống đó (tức vào lúc Bát- Niết-Bàn của một người), tất cả hậu báo nghiệp hoàn toàn mất hết mọi khả năng của chúng.

Ngược lại, bao lâu hậu báo nghiệp chưa cho quả, nó vẫn có thể có hiệu lực bất cứ lúc nào trong tương tục danh sắc của một người: nghĩa là nó có thể tạo ra quả trong bất kỳ kiếp sống tương lai nào sau kiếp kế.374 Cho dù một người có rong ruỗi hết kiếp này sanh kiếp khác dài bao lâu, nghiệp này cũng chỉ trở thành vô hiệu vào lúc Bát-Niết Bàn. Trước khi chứng Bát-Niết-Bàn, không người nào (ngay cả Đức Phật) tránh được việc phải cảm thọ những quả của hậu báo nghiệp (mà họ đã làm) từ những kiếp quá khứ.

VÔ HIỆU NGHIỆP

Loại nghiệp thứ tư là vô hiệu nghiệp (ahosikamma). Thực ra nó không định rõ một loại nghiệp đặc biệt nào cả. Nó chỉ đơn giản là nghiệp không gặp những điều kiện thoả đáng để taọ ra quả của nó mà thôi, nói đúng hơn nó là những người chưa phải là bậc Thánh A-la-hán, nó chỉ là hiện báo nghiệp của kiếp hiện tại, và sanh báo nghiệp của kiếp trước, mà vào lúc (người này) chết không gặp những điều kiện hay (duyên) cần thiết để tạo ra quả của nó. Vào lúc Bát- Niết-Bàn, nó là cả ba loại nghiệp (hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp). Vào lúc Bát-Niết-Bàn của một vị A-la-hán, vô số những bất thiện nghiệp và thiện nghiệp mà vị ấy đã hoàn tất trong suốt quá khứ vô tận, những nghiệp này lẽ ra sẽ chín mùi trong kiếp kế hay bất cứ lúc nào sau đó, tất cả đều trở thành vô hiệu nghiệp (ahosikamma) [191]. Đó là lý do tại sao Đức Phật nói:

Nghiệp cũ đã tiêu mòn,

Nghiệp mới không sanh khởi.

Nhàm chán kiếp lai sanh

Chủng tử dục đoạn tận,

Giống như ngọn đèn tắt.

Đến đây, trước khi chúng ta tiếp tục bàn về những vận hành của nghiệp, quý vị cần nhớ lại những gì chúng ta đã bàn về tâm trước đây, nghĩa là quý vị cần nhớ lại những vận hành của nghiệp theo chân đế (sự thực cùng tột).

NGHIỆP NHIỀU KHÔNG THỂ TÍNH KỂ

Đức Phật giải thích rằng khi tâm tỉnh táo, trong một cái búng tay, rất nhiều tỷ tâm sanh lên và diệt giống như một dòng sông chảy xiết: các tâm sanh lên theo chuỗi gọi là tiến trình tâm (cittavīthi), và như vậy có nhiều tỷ tiến trình tâm (trong một cái búng tay).

Con người sống trong cái chúng ta gọi là cõi dục giới (kāmāvacarabhūmi). Cõi dục giới bao gồm các địa ngục, ngạ quỷ và a-tu-la giới, nhân giới và thiên giới. Cõi dục là nơi năm căn xứ vật chất hoạt động:

  1. Khi một sắc xứ (rūpāyatana) gặp một nhãn xứ (cakkhāyatana), thời nhãn thức (cakkhu– viđđāua)
  2. Khi một thanh xứ (saddāyatana) gặp một nhĩ xứ (sotāyatana), nhĩ thức (sotaviđđāua)
  3. Khi một hương xứ (gandhāyatana) gặp một tỷ xứ (ghānāyatana), tỷ thức (ghānaviđđāua) sanh
  4. Khi một vị xứ (rasāyatana) gặp một thiệt xứ (jivh-āyatana), thiệt thức (jivhā-viđđāua) sanh
  5. Khi một xúc xứ (phoIIhabbāyatana) gặp một thân xứ (kāyāyatana), thân thức (kāyaviđđāua) sanh.

Những sự kiện này xảy ra theo tiến trình tâm gọi là tiến trình ngũ môn (pađca-dvāra-vīthi). Cũng có căn xứ thứ sáu gọi là ý xứ:

     6. Khi một sắc xứ, hay thinh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, hay pháp xứ khác (dhammāyatana), gặp ý xứ (manāyatana), ý thức (manovinđđāua) phát sanh.

Các tiến trình tâm qua đó những sự kiện này xảy ra gọi là tiến trình ý môn.379Trong mỗi tiến trình ý môn ấy có bảy tốc hành tâm (javana). Nếu tốc hành tâm là bất thiện, nó sẽ bao gồm tối thiểu mười sáu danh pháp (nāmadhamma) và tối đa hai mươi hai danh pháp; còn nếu là thiện (kusala), nó sẽ bao gồm tối thiểu ba mươi hai và tối đa ba mươi lăm danh pháp.380Trong mọi trường hợp, một trong những danh pháp ấy là tư (cetanā), và chính tư đó tạo thành nghiệp.

Trong từ ngữ thực tiễn điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa rằng trong thời gian của chỉ một nghiệp đặc biệt nào đó382, nhiều tỷ tư (cetanā) của các tốc hành thứ nhất đã sanh lên và diệt, nhiều tỷ tư của tốc hành thứ bảy đã sanh lên và diệt, và nhiều tỷ tư của năm tốc hành giữa đã sanh lên và diệt. Nói cách khác, trong thời gian của chỉ một nghiệp đặc biệt nào đó, nhiều tỷ tư có thể tạo ra quả của chúng trong kiếp hiện tại này (hiện báo nghiệp) đã sanh lên và diệt; nhiều

tỷ tư có thể tạo ra quả của nó trong kiếp kế (sanh báo nghiệp) đã sanh lên và diệt; và nhiều tỷ tư có thể tạo ra quả của chúng trong một kiếp sống tương lai nào đó, từ kiếp thứ hai đổ đi (hậu báo nghiệp), đã sanh lên và diệt.

Điều này có nghĩa rằng trong suốt một đời người, chúng ta hoàn thành hàng tỷ nghiệp bất thiện và nghiệp thiện, phải nói là hàng tỷ hàng tỷ lần. Thực vậy, chúng ta có thể nhận ra rằng trong một đời người, con số những nghiệp bất thiện và thiện nghiệp mà chúng ta hoàn thành là ngoài con số (không thể tính bằng con số). Đó là lý do vì sao, khi Đức Phật nói về các chúng sanh trong địa ngục, Ngài thường nói về việc bị hành hạ của họ trong nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, và nhiều trăm ngàn năm. [192] Chẳng hạn, một người đồ tể giết bò kể như sanh kế của họ. Có thể hơn ba mươi, bốn mươi hay thậm chí năm mươi năm người ấy giết bò. Ở mỗi nghiệp đặc biệt, hay mỗi lần người ấy giết bò, những nghiệp bất thiện được tạo ra là không thể tính kể. Cũng vậy, người có đức tin hàng ngày cúng dường vật thực đến Tăng Chúng sẽ tạo ra vô số thiện nghiệp. Có thể người ấy đã thực hiện việc cúng dường như vậy trong hai mươi, ba mươi, bốn mươi, hoặc năm mươi năm, hoặc nhiều hơn nữa. Mỗi lần người ấy cúng dường, các thiện nghiệp được tạo ra ở mỗi nghiệp đặc biệt đó sẽ là không tính kể.

Mặc dù con người và chư thiên sống trong cõi dục, họ vẫn có thể hoàn thành nghiệp của cõi sắc và vô sắc giới. Đó là lý do vì sao một người hoặc một vị chư thiên có thể nhập vào một bậc thiền sắc giới hoặc vô sắc. Như đã đề cập ở trước, nghiệp như vậy không thể là nghiệp bất thiện mà chỉ là thiện nghiệp. Những tốc hành tâm của thiền được gọi là đáo đại (mahaggata).

Khi chúng ta hoàn thành một nghiệp dục giới, sẽ có nhiều tỷ tâm sanh lên và diệt: chúng bao gồm nhiều ngàn triệu tiến trình tâm (citta-vīthi). Mỗi trong các tiến trình tâm ấy có bảy tốc hành tâm. Nhưng con số những tốc hành tâm đáo đại sanh lên và diệt khi một người nhập thiền khác nhau: không có con số cố định. Con số này tuỳ thuộc vào việc người ấy ở trong thiền chứng bao lâu.383Có thể chỉ vài tỷ tâm sanh lên và diêt, và cũng có thể rất nhiều và rất nhiều tỷ tâm sanh lên và diệt. Tuỳ theo sự quyết định của một người mà chúng có thể sanh lên và diệt nối tiếp nhau trong một giờ, hai giờ, thậm chí trong cả ngày, hay cả tuần. Tuy nhiên, khi một người mới bắt đầu nhập thiền thì chỉ một tiến trình tâm an chỉ duy nhất với một tốc hành tâm thiền duy nhất sanh lên và diệt, sau đó họ chìm trở lại vào hữu phần.

Trong số các bậc thiền (jhānas) sắc giới và vô sắc giới mà một người đắc chứng, chỉ bậc thiền nào họ có thể duy trì cho đến sát-na cận tử mới tạo ra tái sanh trong cõi Phạm Thiên; các thiền chứng còn lại kể như không còn kết quả. Tuy nhiên, nếu một người đã tu tập các bậc thiền ấy cho sự chứng đắc Niết-Bàn tối hậu, chúng sẽ trở thành những gì được gọi là Ba-la-mật.

Chúng ta cũng cần nhớ rằng vòng tái sanh luân hồi không có điểm khởi đầu. Điều này có nghĩa rằng mọi người đều đã hoàn thành vô số các bất thiện nghiệp và thiện nghiệp trong vô số những kiếp sống quá khứ. Song chúng ta cũng cần phải nhớ rằng mặc dù trải qua vô lượng kiếp sống, chúng ta đã tạo vô số nghiệp, nhưng không phải tất cả những nghiệp ấy đều sẽ tạo ra quả của chúng. Như trên đã nói, không phải tất cả tốc hành tâm của một nghiệp đều tạo ra quả. 

Kinh Điển PāSi đưa ra nhiều ví dụ cho thấy nghiệp

vận hành như thế nào. Và nếu chúng ta không hiểu đúng những vận hành của nghiệp, những ví dụ ấy đôi khi có vẻ hoang đường hơn là sự thực. Nhưng khi chúng ta hiểu được những vận hành của tâm và bằng cách ấy hiểu được những vận hành của nghiệp, chúng ta sẽ rất dễ dàng hiểu được sức mạnh cùng cực của những ác nghiệp và sức mạnh tối thượng của những thiện nghiệp. Lúc đó chúng ta sẽ khó mà không tin những ví dụ về cách vận hành của nghiệp trong Kinh Điển PāSi được. Và, việc tin những gì Đức Phật nói, chẳng hạn khi Ngài nói về các chúng sanh được thọ hưởng cực lạc trên các cõi trời trong nhiều trăm ngàn năm, lúc đó cũng trở nên dễ dàng hơn đối với chúng ta.

Tất nhiên, nếu chúng ta phát triển được năng lực tuệ tri các kiếp sống quá khứ, chúng ta sẽ tự mình thấy được những vận hành của nghiệp, và loại trừ được bất kỳ hoài nghi nào chúng ta có bằng chính sự biết và thấy của chúng ta.

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO QUẢ HIỆN TẠI

Đến đây tôi muốn bàn thêm về hiện báo nghiệp hay nghiệp cho quả ngay trong kiếp sống này. Dưới những điều kiện nào thì hiện báo nghiệp tạo ra quả của chúng, và dưới những điều kiện nào thì hiện báo nghiệp mất hiệu lực? Như đã nói ở trên, hiện báo nghiệp được tạo ra bởi tư (cetanā) của tốc hành thứ nhất: nó trở nên có hiệu lực khi được thoả mãn hai điều kiện:

  1. Không gặp đối thủ (paIipakkhehi anabhibhūtatāya): đó là, khi không có nghiệp mạnh hơn áp đảo nó.
  2. Gặp những điều kiện thuận lợi (paccaya-visesena patiladdha-visesatāya): đó là, nghiệp được tạo ra ấy là nghiệp thuộc loại cho quả (trong hiện tại) như vậy.

Tuy nhiên, cho dù nó có thể gặp những điều kiện cần thiết để chín mùi, và mặc dù nó hỗ trợ các hành phối hợp hay các pháp tương ưng trong tương tục tốc hành,386 nó vẫn được xem là yếu nhất trong các tốc hành tâm. Điều này là do, là tốc hành tâm thứ nhất, nó chỉ có một mình. Không giống như sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp, nó không có các tốc hành tâm đi trước để cho nó sức mạnh; nó cũng không được tăng cường sức mạnh bằng sự lập lại (āsevana). Do đó, qủa của nó được xem là yếu, và những điều kiện thoả đáng để nó chín mùi chỉ tìm thấy trong kiếp hiện tại. Giống như một bông hoa đơn thuần, nó chỉ chín mùi trong kiếp hiện tại này: ví như bông hoa không tạo ra quả thế nào, loại nghiệp này cũng không tạo ra một sự tái sanh trong tương lai như vậy. Trái lại, sanh báo nghiệp và hậu báo nghiệp có được sức mạnh nhờ sự lặp lại. Điều đó có nghĩa rằng chúng có thể tạo ra quả hoặc trong kiếp kế hoặc trong một kiếp tương lai nào đó sau kiếp kế, và chúng còn có sức mạnh để tạo ra tái sanh ngay cả trong cõi địa ngục hoặc các cõi trời.

Hơn nữa, để cho nghiệp tạo ra quả được, nó cần phải gặp những gì chúng ta gọi là sự thành tựu (sampatti, thường dịch là thuận lợi) và thất bại (vipatti, thường dịch bất lợi). Nếu không gặp những điều kiện ấy, nó trở thành vô hiệu lực.

QUẢ HIỆN TẠI CỦA THIỆN NGHIỆP

Lấy thiện nghiệp bố thí (dāna) làm ví dụ. Nó có thể trở thành hiện báo nghiệp tạo ra của cải vật chất trong kiếp này[194]. Nhưng có bốn điều cần thiết phải được hoàn thành, đó là bốn loại cụ túc (sampadā, đầy đủ):388

  1. Đối tượng cụ túc (vatthusampadā): đối tượng của sự cúng dường (người thọ nhận) phải là một bậc Thánh A-la-hán hay Thánh Bất Lai có thể nhập thiền diệt (nirodhasamāpatti): sự diệt tạm thời của danh và sắc do tâm sanh.
  2. Vật dụng cụ túc (paccayasampadā): Vật dụng đem cúng dường phải có được hợp theo Pháp, tức là hợp với Chánh Ngữ (Sammā-Vācā), Chánh Nghiệp (Sammā-Kammanta) và Chánh Mạng (SammāĀjiva).
  3. Tư cụ túc (cetanā sampadā): tư hay hay chủ ý của thí chủ phải không bị ô nhiễm. Thí chủ phải có một nội tâm hoan hỷ thực sự trước khi cúng dường, trong khi cúng dường và sau khi cúng dường, không bị ô nhiễm bởi tham hay sân,…không mong chờ đáp trả điều gì từ người thọ nhận.
  4. Đức trọng cụ túc (guu-ātereka-sampadā): người thọ nhận phải là một bậc Thánh A-la-hán390 hay Thánh Bất Lai vừ xuất khỏi thiền diệt (diệt thọ tưởng định).

Nếu bốn loại cụ túc này có mặt, tư (cetanā) của tốc hành tâm thứ nhất phối hợp với sự cúng dường có thể làm nhiệm vụ như hiện báo nghiệp. Tuy nhiên một mình bốn yếu tố này thôi chưa đủ: người cúng dường hay thí chủ cũng cần phải hoàn tất đầy đủ thiện nghiệp trong các kiếp sống quá khứ nữa, đó là, việc thực hành hạnh (carana). Đặc biệt, trong những kiếp quá khứ, thí chủ đã từng làm những cúng dường cao thượng, điều này chúng ta đã bàn ở trước.

Cái gì làm cho một sự bố thí hay cúng dường trở thành cao thượng (ukaIIha)? Đức Phật giải thích rằng một bố thí hay cúng dường muốn trở thành cao thượng cần phải hoàn thành năm pháp: 

  1. Thí chủ phải là người giới đức, ít nhất phải giữ được ngũ giới.
  2. Vật thí phải có được hợp theo Pháp: tức là hợp với Chánh Ngữ (Sammā-Vācā), Chánh Nghiệp (Sammā-Kammanta) và Chánh Mạng (SammāĀjiva).
  3. Thí chủ phải có một nội tâm không cấu uế và hoan hỷ trước, trong và sau khi cúng dường, không bị ô nhiễm bởi tham hoặc sân…, không mong đợi được đáp trả từ người thọ nhận.
  4. Thí chủ phải có đức tin đầy đủ nơi quy luật của nghiệp và quả của nghiệp.394
  5. Người thọ nhận cũng phải là người giới đức, một người có giữ giới. Nếu giới của người thọ nhận có thiền (jhāna), minh sát trí hoặc Đạo Quả trí kèm theo, thời nó còn làm cho cúng dường của người ấy thậm chí cao thượng hơn nữa.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *