VẬN HÀNH CỦA NGHIỆP
NGHIỆP QUẢ TRÍ CỦA ĐỨC PHẬT
Vận hành của nghiệp và quả của nghiệp sâu xa và khó thấy đến mức chỉ có Nghiệp Quả Trí (Kamma-Vipāka- Đāua) của đức Phật mới có thể thấy rõ được nó, các vị đệ tử Phật, ngay cả bậc Thánh A-la-hán cũng không có được trí này. Nghiệp Quả Trí (Kamma-Vipāka-Đāua) là trí thứ hai theo những gì đức Phật gọi là mười ‘Như Lai Lực’ (Tathāgata-Bāla) của ngài. đức Phật giải thích điều này cho Tôn giả Xá-lợi-phất:
Lại nữa, này Xá-lợi-phất (Sāriputta), Như Lai như thật tuệ tri quả báo (Vipāka) của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại (Tri Tam Thế Nghiệp Báo Lực) đã được làm, theo sự kiện có thể xảy ra (Ihāna) và theo nhân (hetu).
Và, này Xá-lợi-phất (Sāriputta), quả báo của bất cứ nghiệp quá khứ, vị lai, và hiện tại nào đã được làm Như Lai như thực tuệ tri đúng theo theo sự kiện có thể xảy ra và theo nhân. Như vậy, này Xá-lợi-phất là một Như Lai Lực của Như Lai. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình tư thế Ngưu Vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân.
Tiếng Rống Sư Tử
Với Như Lai Lực này, đức Phật rống lên tiếng rống sư tử của ngài. Thế nào là tiếng rống sư tử của đức Phật? Ngài giải thích rằng đó là giáo lý của ngài về năm uẩn (pađca-kkhandha), sự sanh khởi (samudaya) của năm uẩn, và sự đoạn diệt của năm uẩn (atthaugma).
- Đây là sắc, đây là tập khởi (sự xuất hiện, sự sanh khởi) của sắc, đây là sự đoạn diệt (biến mất) của sắc.
- Đây là thọ, đây là tập khởi của thọ, đây là sự đoạn diệt của thọ.
- Đây là tưởng, đây là tập khởi của tưởng, đây là sự đoạn diệt của tưởng
- Đây là các hành, đây là tập khởi của các hành, đây là sự đoạn diệt của các hành.
- Đây là thức, đây là tập khởi của thức, đây là sự đoạn diệt của thức.
Điểm Mấu Chốt của Giáo Lý đức Phật
Đến đây, sau khi đã nghe đức Phật giải thích giáo lý của ngài, chúng ta hiểu rằng để hiểu được năm uẩn, chúng ta cần phải hiểu sự sanh và diệt theo nhân duyên, và điều này có nghĩa là chúng ta cần phải hiểu những vận hành của nghiệp (kamma) vậy.
Tuy nhiên, do chỉ là những đệ tử của đức Phật, chúng ta không thể nào hiểu hết được những vận hành của nghiệp: đó là điều bất khả. Nhưng nhờ thực hành thiền minh sát, các vị đệ tử có thể thấy được những mối liên kết giữa một số nghiệp và quả của chúng, nhờ vậy mà có được sự hiểu biết phần nào về những vận hành của nghiệp.
Thực thế, một sự hiểu biết như vậy là cần thiết. để được là những đệ tử đích thực của đức Phật, điều quan trọng nhất đối với chúng ta là phải hiểu và có niềm tin sâu sắc nơi tính thực tế của quy luật Nghiệp Báo (nghiệp và quả của nghiệp). Tại sao? Bởi vì, theo Giáo Lý của đức Phật: nghiệp là động lực của duyên khởi (paIicca-samupāda), vốn là Thánh đế Thứ Hai, Khổ Tập Thánh đế (Dukkha-Samudaya Ariya-Sacca), nguồn gốc hay nhân sanh của năm uẩn. Vì vậy, nếu chúng ta không hiểu những vận hành của nghiệp, chúng ta không thể hiểu được Khổ Tập Thánh đế, tức không hiểu được nhân sanh của năm uẩn. điều đó có nghĩa là chúng ta không thể trở thành một bậc Thanh Văn Thánh đệ Tử (Ariya-Sāvaka), và thoát khỏi khổ đau. Do đó, chúng ta phải chú ý cẩn thận đối với những giải thích của đức Phật về vận hành của nghiệp. Tuy nhiên chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng mặc dù chúng ta phải cố gắng để hiểu những giải thích của đức Phật về vận hành của nghiệp, nhưng những giải thích ấy vẫn không thể cung cấp cho chúng ta một sự hiểu biết đích thực. để có được một sự hiểu biết đích thực về vận hành của nghiệp, chúng ta cần (đến mức có thể đối với một người đệ tử) tự mình biết và thấy những vận hành của nghiệp cho chính mình bằng cách thực hành thiền minh sát đúng cách [63], và đắc được Trí Phân Biệt Nhân Duyên (Paccaya-Pariggaha-Đāua).
Những Vận Hành của Tâm
Muốn hiểu những vận hành của nghiệp một cách đúng đắn, trước hết chúng ta cần phải hiểu sơ qua về những vận hành của tâm. đức Phật giải thích rằng khi tâm tỉnh táo, thì trong một cái búng tay, hàng ngàn triệu tâm sanh và diệt: các tâm sanh khởi như những chuỗi (tâm), và có nhiều ngàn triệu tiến trình tâm (citta-vīthi).86 Hầu hết trong các tiến trình đó là những tiến trình ý môn: nhiều ngàn triệu tiến trình ý môn sanh và diệt giống như một dòng sông đang chảy siết. Trong cõi dục giới (kām-āvacara-bhūmi) của chúng ta, thường thường một tiến trình ý môn có bảy tốc hành tâm (javana), nếu tâm tốc hành là bất thiện (akusala), chúng sẽ bao gồm tối thiểu mười sáu và tối đa hai mươi hai danh pháp (nāma-dhammma); còn nếu là thiện (kusala), chúng sẽ bao gồm tối thiểu ba mươi hai danh pháp và tối đa ba mươi lăm. Trong mọi trường hợp, một trong những danh pháp ấy là tư (cetanā), và nó chính là ý chí (tư) tạo thành nghiệp. Cái được xem như nghiệp là tư, đặc biệt tư của bảy tốc hành trong một tiến trình tâm bất thiện hay tiến trình tâm thiện. Tuy nhiên, trong chương Nghiệp Duyên (kamma paccaya) của Bộ Patthāna (Bộ Vị Trí), nghiệp cũng được giải thích như nghiệp lực (kamma satti) của tư trong các tốc hành tâm (duy tác) ấy. Hãy cố gắng ghi nhớ điều này khi chúng tôi giải thích thêm.
Định Nghĩa về Nghiệp (Kamma)
Theo nghĩa đen, chữ ‘Kamma’ có nghĩa là hành động, nhưng trong Giáo Pháp của đức Phật kamma chỉ muốn nói đến hành động có chủ ý:
‘Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuyên bố tư (cetanā-tư: hay chủ ý, chủ định làm) là nghiệp; sau khi có ý định mới tạo nghiệp về thân (kāyena), về lời (vācāya), về ý (manasā)’ Tư (cetanā) là một tâm sở trách nhiệm cho việc tạo Nghiệp(Kamma).
Tư Bất Thiện và Tư Thiện
Có hai loại tư:
- Tư bất thiện (akusala cetanā)
- Tư Thiện (kusala cetanā)
Tư bất thiện là nghiệp bất thiện, và tư thiện là nghiệp thiện. Nhưng tư của chư Phật và các bậc Thánh A-la-hán không phải bất thiện cũng không phải thiện, mà là duy tác (kiriya) thuần tuý. Nó không bao giờ tạo ra nghiệp, bởi vì chư Phật và các bậc A-la-hán đã đoạn trừ các nhân của nghiệp, đó là vô minh và tham ái. Tuy nhiên, bao lâu tương tục danh sắc của các vị vẫn còn, ngay cả chư Phật và các bậc Thánh A-la-hán cũng không thể tránh được việc phải cảm thọ những quả nghiệp quá khứ của mình: những quả ấy chỉ dừng lại khi các vị nhập Vô dư Niết Bàn (Parinibbāna-Bát- Niết-Bàn) mà thôi.
Những Quả Có Thể Xảy Ra và Không Thể Xảy Ra
Quy luật của Nghiệp (kamma niyāma) là một quy luật tự nhiên nó có thể tự duy trì những hoạt động của nó. (kamma-sarikkhala-vipāka), cũng như hạt giống của một quả nhất định nào đó sẽ tạo ra một cây mang cùng loại quả như thế. Chẳng hạn, quả của cây nimb đắng (nimba?). Nếu chúng ta trồng hạt của quả nimb đắng này, nó sẽ tạo ra một cây cũng mang những quả nimb đắng như vậy. Tương tự, một nghiệp bất thiện sẽ tạo ra một quả có tính chất giống như chính nghiệp bất thiện đó.
Nghiệp bất thiện không bao giờ tạo ra một quả khả ý. Nếu nghiệp bất thiện tạo ra quả của nó, quả đó sẽ luôn luôn là một quả không khả ý:
1. Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có trường hợp ở đây thân hành bất thiện tạo ra quả khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, quả dị thục của thân hành bất thiện là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này có xảy ra.
2. Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có trường hợp ở đây khẩu hành bất thiện tạo ra quả khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này không xảy Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, quả dị thục của khẩu hành bất thiện là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này có xảy ra.
3. Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có trường hợp ở đây ý hành bất thiện tạo ra quả khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, quả dị thục của ý hành bất thiện là không khả lạc, không khả hỷ, không khả ý, sự kiện này có xảy
Kế tiếp chúng ta lấy trường hợp một cây mía: đó là một loại cây ngọt. Nếu chúng ta trồng những đốt của cây mía này, nó sẽ sinh ra những cây mía cũng ngọt như vậy. Tương tự, một thiện nghiệp sẽ tạo ra một quả có tính chất giống như chính nghiệp thiện đó. Thiện nghiệp không bao giờ tạo ra một quả không khả ý, nó sẽ luôn luôn tạo ra một quả khả ý.
1. Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có trường hợp ở đây thân hành thiện tạo ra quả bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, quả dị thục của thân hành thiện là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này có xảy ra.
2. Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có trường hợp ở đây khẩu hành thiện tạo ra quả bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ- kheo, quả dị thục của khẩu hành thiện là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này có xảy.
3. Sự kiện này không thể xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có trường hợp ở đây ý hành thiện tạo ra quả bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ- kheo, quả dị thục của ý hành bất thiện là khả lạc, khả hỷ, khả ý, sự kiện này có xảy.
Nghiệp bất thiện tạo ra một quả khả ý là sự kiện không thể xảy ra cũng như không thể có chuyện hạt của cây nimb đắng tạo ra cây mía ngọt; và sự kiện này không thể xảy ra, là nghiệp thiện tạo ra quả bất khả ý cũng như một đốt mía ngọt tạo ra trái nimb đắng là việc không thể có vậy.
—————————–
Bài viết được trích từ cuốn Vận Hành Của Nghiệp – Bộ I, tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw
Link cuốn Vận Hành Của Nghiệp – Bộ I
Link tải sách ebook Vận Hành Của Nghiệp – Bộ I
Link video cuốn Vận Hành Của Nghiệp – Bộ I
Link audio cuốn Vận Hành Của Nghiệp – Bộ I
Link thư mục tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw
Link thư mục ebook tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw
Link giới thiệu tác giả Tỳ Khưu Pa Auk Tawya Sayadaw
Link tải app mobile Phật Giáo Theravāda